Bài giảng Lớp 5 - Môn An toàn giao thông - Tiết: 1 - Tuân thủ tín hiệu đèn điều khiển giao thông

Giúp HS nhận biết sự nguy hiểm khi chơi gần ở gần đường ray xe lửa( đường sắt).

- Hình thành cho HS cách chọn nơi an toàn để chơi, tránh xa nơi có các loại phương tiện giao thông ( ô tô, xe máy, xe lửa ) chạy qua.

II. Nội dung

- Ôn lại những kiến thức của bài trước.

- HS quan sát để nhận biết sự nguy hiểm khi chơi gần ở gần đường ray xe lửa.

- HS ghi nhớ nội dung bài học.

 

doc11 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn An toàn giao thông - Tiết: 1 - Tuân thủ tín hiệu đèn điều khiển giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AN TOÀN GIAO THÔNG - Tiết: 1
TUÂN THỦ TÍN HIỆU ĐÈN
ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG
I.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết 3 màu của đèn tín hiệu điều khiển giao thông (ĐKGT).
- Giúp HS biết nơi có đèn tín hiệu ĐKGT
- Giúp HS biết tác dụng của đèn tín hiệu ĐKGT
II. Nội dung
- Đèn tín hiệu ĐKGT có 3 màu: đỏ - vàng – xanh.
- Người tham gia giao thông phải tuân thủ tín hiệu đèn ĐKGT.
 + Đèn đỏ: dừng lại.
 + Đèn xanh: được phép đi.
 + Đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng.
III. Chuẩn bị:
- Đĩa hình, tivi, đầu phát
- SGK
- Mô hình ngã 3, ngã tư có đèn ĐKGT
IV. Phương pháp:
- Kể chuyện
- Trao đổi, thảo luận
- đàm thoại, thực hành.
V. Các hoạt động dạy-học:
Tg 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 35’
1.Hoạt động 1:Kể chuyện
* Kể chuyện
- Kể chuyện: GV kể 
- 1 HS đọc lại chuyện
* Tìm hiểu:
- GV nêu câu hỏi:
 + An nhìn thấy đèn tín hiệu điều khiển giao thông ở đâu?
 + Đèn tín hiệu ĐKGT có mấy màu?
 + Mẹ An nói khi gặp đèn đỏ thì người và xe phải thế nào?
 + Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đèn đỏ mà xe cứ đi?
- Cả lớp lắng nghe.
- 1 HS đọc
- HS suy nghĩ trả lời
* Chơi sắm vai:
- Chia lớp thành nhóm.
- Đóng vai mẹ An và An
- Theo dõi, nhận xét
- Theo dõi
 * Kết luận: Qua câu chuyện của Mẹ và An , Chúng ta thấy:
 - Ở các ngã tư, ngã năm,... thường có đèn tín hiệu ĐKGT. Đèn tín hiệu ĐKGT có 3 màu: đỏ - vàng – xanh. 
 - Đèn đỏ: dừng lại.
 - Đèn xanh: được phép đi.
 - Đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng.
- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2
- Cho HS xem đĩa 
- KL: Khi mọi người tham gia giao thông phải tuân thủ tín hiệu cuae đèn ĐKGT.
- HS nhận xét
3. Hoạt động 3:Trò chơi: Đèn xanh – đèn đỏ
* Cho HS nêu lại ý nghĩa hiệu lệnh của 3 màu đèn
* Nêu cách chơi:
- Đèn đỏ: dừng lại.
- Đèn xanh: được phép đi.
- Đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng.
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Đèn xanh- đèn đỏ
- Cho học sinh nêu lại ý nghĩa hiệu lệnh của 3 màu đèn.
- GV phổ biến luật chơi
- Kết luận: Chúng ta phải tuân thủ tín hiệu đèn ĐKGT để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn và không làm ùn tắc giao thông.
* Rút ra ghi nhớ : SGK
4. Củng cố- dặn dò:
- Đọc ghi nhớ ở cuối bài.
- Kể lại câu chuyện ở cuối bài
AN TOÀN GIAO THÔNG - Tiết: 2
KHI QUA ĐƯỜNG PHẢI ĐI TRÊN VẠCH TRẮNG 
DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ
I.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết các vạch trắng trên đường là lối dành cho người đi bộ qua đường.
- Giúp HS biết chạy qua đường và tự ý qua đường một mình là rất nguy hiểm.
II. Nội dung
Trẻ em dưới 7 tuổi:
- Phải đi cùng người lớn khi đi trên phố và khi qua đường.
- Phải nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ mỗi khi qua đường.
III. Chuẩn bị:
- Đĩa hình, tivi, đầu phát
- SGK
- Mô hình vẽ sẵn
- 2 túi xách
IV. Phương pháp:
- Kể chuyện
- Quan sát, thảo luận
- Đàm thoại, thực hành.
V. Các hoạt động dạy-học:
Tg 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 12’
13’
1.Hoạt động 1:Nêu tình huống
* Kể chuyện
- Kể chuyện: GV kể 
- 1 HS đọc lại chuyện
* Thảo luận
- GV nêu câu hỏi:
 + Chuyện gì có thể xảy ra với An khi An chạy sang bên kia đường?
 + Hành động chạy sang đường của An là an toàn hay nguy hiểm?
 + Nếu em ở đó, em sẽ khuyên An điều gì?
- Các nhóm trình bày ý kiến.
* Cho học sinh trình bày đoạn kết của câu chuyện.
* GV kết luận: Hành động chạy sang đường một mình của An là rất nguy hiểm vì có thể xảy ra tai nạn. Muốn qua đường, các em phải nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ. 
- Cả lớp lắng nghe.
- 1 HS đọc
- HS suy nghĩ thảo luận nhóm và trình bày.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu vạch trắng dành cho người đi bộ
* GV nêu câu hỏi
 + Em đã thấy vạch trắng trên đường chưa?
Hãy mô tả vạch trắng đó?
* Cho HS quan sát và trả lời câu hỏi SGK
- GV nhận xét, kết luận: Những chỗ kẻ vạch trắng trên đường phố là nơi dành cho người đi bộ sang đường. Ta thấy các vạch trắng này ở những nơi giao nhau hoặc ở những nơi có nhiều người qua đường như trường học, bệnh viện
* Cho học sinh đọc ghi nhớ
- HS trả lời
- HS trả lời.
- HS đọc
 8’
 2’
3. Hoạt động 3: Thực hành qua đường.
* Cho học sinh thực hành
* Kết luận: Khi sang đường các em cần nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn.
4. Tổng kết- dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Kể lại câu chuyện ở cuối bài.
- Thực hiện
- Lắng nghe
AN TOÀN GIAO THÔNG - Tiết: 3
KHÔNG CHƠI ĐÙA TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
I.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết sự nguy hiểm của việc chơi trên đường phố.
- Giúp HS biết vui chơi đúng nơi quy định để đảm bảo an toàn.
- Giúp HS có thái độ không đồng tình với việc chơi đùa trên đường phố.
II. Nội dung
- Không được chơi đùa ở gần đường phố hay trên đường phố, nơi có các phương tiện giao thông qua lại.
- Chỉ chơi đùa ở những nơi quy định, đảm bảo an toàn.
III. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ
- SGK
IV. Phương pháp:
- Tự đọc
- Quan sát, thảo luận
- Đàm thoại, thực hành.
V. Các hoạt động dạy-học:
Tg 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 10’
1.Hoạt động 1:Đọc và tìm hiểu
* Giao nhiệm vụ:
- Nhóm đôi cùng quan sát, đoc, ghi nhớ nội dung. 
- Gọi 2-3 nhóm kể lại câu chuyện
* Hướng dẫn học sinh tiếp cận nội dung:
- GV nêu câu hỏi:
 + An và Toàn đang chơi trò gì?
 + Các bạn đá bóng ở đâu?
 + Lúc này, dưới lòng đường xe cộ đi lại như thế nào?
 + Chuyện gì đã xảy ra với 2 bạn?
 + Em thử tưởng tượng, nếu xe ô tô không phanh kịp thì điều gì sẽ xảy ra?
* GV kết luận: 2 bạn An và Toàn chơi đá bóng ở gần đường giao thông là rất nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến người và xe đi lại trên đường. 
- Cả lớp lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS suy trả lời.
+ Đá bóng.
+ Trên vỉa hè.
+ Tấp nập.
.
.
 15’
2. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
* GV gắn tranh lên bảng cho học sinh quan sát và bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ
* GV hỏi:
- Vì sao em tán thành ?
- Vì sao em không tán thành?
- Nếu em có mặt ở đó, em sẽ khuyên bạn điều gì?
* Kết luận: Đường phố dành cho xe đi lại. chúng ta không nên chơi đùa trên đường phố, vì như vậy sẽ rất dễ gây ra tai nạn giao thông.
- Học sinh đọc to phần ghi nhớ
- Học sinh giải thích
- Lắng nghe.
- HS đọc
 9’
 2’
3. Hoạt động 3: Trò chơi hỗ trợ: “Nên- Không nên”.
* Chia bảng 2 phần: Nên- Không nên
- Chọn 2 đội chơi
- Đội nào lựa chọn nhiều thẻ và gắn đúng cột, đội đó sẽ thắng.
* Rút ra ghi nhớ : SGK
4. Củng cố- dặn dò:
- Đọc ghi nhớ ở cuối bài.
- Kể lại câu chuyện ở bài 3
- HS thực hành chơi
- HS lắng nghe
AN TOÀN GIAO THÔNG - Tiết: 4
TRÈO QUA DẢI PHÂN CÁCH 
LÀ RẤT NGUY HIỂM
I.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết sự nguy hiểm khi chơi gần ở dải phân cách.
- Giúp HS có ý thức không chơi và trèo qua dải phân cách trên đường giao thông.
II. Nội dung
- Học sinh biết dải phân cách là nơi ngăn 2 dòng xe trên đường giao thông.
- Chơi ở gần dỉa phân cách, trèo qua dải phân cách là rất nguy hiểm dễ bị tai nạn giao thông.
III. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ
- SGK
IV. Phương pháp:
- Tạo tình huống
- Quan sát, thảo luận
- Đàm thoại, thực hành.
V. Các hoạt động dạy-học:
Tg 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 8’
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
* GV nêu câu hỏi:
- Bạn An nhà ở ven đường quốc lộ có dải phân cách. Có lần An đã trèo qua dải phân cách để sang bên kia đường chơi thả diều? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao?. 
* GV nhận xét và đưa ra kết luận: Trèo qua dải phân cách là rất nguy hiểm. 
- Cả lớp lắng nghe.
- HS suy trả lời.
- HS nghe
 12’
2.Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi:
* Chia nhóm, giao nhiệm vụ
* GV nêu câu hỏi:
- Các bạn trong câu chuyện chọn cách vui chơi là trèo qua dải phân cách trên đường giao thông, Chơi như vậy có nguy hiểm không?Vì sao?
- Các em có chọn chỗ chơi đó không?
- Các em chọn chỗ vui chơi ở đâu cho an toàn?
* GV kết luận: Không chọn cách vui chơi là trèo qua dải phân cách trên đường giao thông.
- Các nhóm thảo luận về nội dung các bức tranh
- Đại diện nhóm trình bày
- Một số học sinh trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung
 12’
 3’
3. Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm
* GV hướng dẫn: 
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Các nhóm thảo luận và tìm cách giải quyết tình huống.
- GV nêu từng tình huống
* GV nhận xét, khen ngợi HS trả lời đúng.
* Rút ra ghi nhớ : SGK
4. Củng cố- dặn dò:
- Đọc ghi nhớ ở cuối bài.
- Kể lại câu chuyện ở bài 4
- HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
- HS đọc
AN TOÀN GIAO THÔNG - Tiết: 5
KHÔNG CHƠI GẦN ĐƯỜNG RAY XE LỬA
I.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết sự nguy hiểm khi chơi gần ở gần đường ray xe lửa( đường sắt).
- Hình thành cho HS cách chọn nơi an toàn để chơi, tránh xa nơi có các loại phương tiện giao thông ( ô tô, xe máy, xe lửa) chạy qua.
II. Nội dung
- Ôn lại những kiến thức của bài trước.
- HS quan sát để nhận biết sự nguy hiểm khi chơi gần ở gần đường ray xe lửa.
- HS ghi nhớ nội dung bài học. 
III. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về đường ray xe lửa; đĩa ghi hình tàu , nhà ga xe lửa, phiếu bốc thăm.
- SGK
IV. Phương pháp:
- Tạo tình huống
- Quan sát, thảo luận
- Đàm thoại.
- Sắm vai.
V. Các hoạt động dạy-học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
18’
10’
2’
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
* GV nêu tình huống: trong bài 5 và hỏi:
- Hai bạn chọn nơi thả diều ở gần đường ray xe lửa đúng hay sai? Vì sao? 
* GV nhận xét và đưa ra kết luận: Không chơi gần đường ray xe lửa. 
2.Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
* Chia nhóm và giao nhiệm vụ:
- Mỗi nhóm QS, đọc thầm và thảo luận .
* GV nêu câu hỏi:
- Hai bạn An và Toàn chơi ở gần đường ray xe lửa có nguy hiểm không? Tại sao lại nguy hiểm?
- Các em cần chọn chỗ nào để vui chơi cho an toàn?
* GV kết luận: 
- Chơi ở gần đường ray xe lửa là rất nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn.
- Tuyệt đối không vui chơi ở gần nơi có nhiều phương tiện giao thông qua lại.
- Khi vui chơi, các em cần phải chọn nơi an toàn để chơi.
3.Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi sắm vai.
* GV hướng dẫn cách chơi:
- Mỗi nhóm chọn 2 bạn (tổng số là 8 bạn)
- Mời 3 bạn bốc thăm để vào vai: An, Toàn, bác Tuấn. Các bạn còn lại sắm vai đoàn tàu.
- Mời 1 bạn bốc thăm là người dẫn chuyện
4. Củng cố- dặn dò:
- Đọc ghi nhớ ở cuối bài.
- Kể lại câu chuyện ở bài 5
- Cả lớp lắng nghe.
- HS phát biểu.
- HS nghe
- Các nhóm đại diện trình bày
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Các nhóm khác nhận xet, bổ sung.
- HS nghe
- Cho học sinh thực hiện.
- Cả lớp xem và nhận xét.
- HS đọc
AN TOÀN GIAO THÔNG - Tiết: 6
KHÔNG CHẠY TRÊN ĐƯỜNG KHI TRỜI MƯA
I.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết được sự nguy hiểm khi chạy trên đường lúc trời mưa.
- Hình thành cho HS có ý thức: không chạy trên đường khi trời mưa, nhất là trên đường có nhiều xe qua lại.
II. Nội dung
- Ôn lại những kiến thức của bài trước.
- HS quan sát tranh, tham gia trao đổi các tình huống để nhận biết sự nguy hiểm khi chạy ra tắm mưa trên đường có nhiều xe qua lại.
- HS ghi nhớ nội dung bài học. 
III. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh có nội dung liên quan
- SGK
IV. Phương pháp:
- Kể chuyện
- Quan sát, thảo luận
- Đàm thoại.
- HS trao đổi nhóm.
V. Các hoạt động dạy-học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
15’
15’
2’
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
* GV nêu tình huống: trong bài 6 và hỏi:
- Các em có thích tắm mưa như bạn không?
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các em tắm mưa trên đường có nhiều xe cộ qua lại?
- Nếu em thấy các bạn tắm mưa trên đường có nhiều xe cộ thì em sẽ khuyên bạn như thế nào? 
* GV nhận xét và đưa ra kết luận: Không chạy trên đường khi trời mưa.. 
2.Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
* Chia nhóm và giao nhiệm vụ:
- Mỗi nhóm quan sát tranh và kể lại nội dung của mỗi bức tranh .
* GV nêu câu hỏi:
- Hành động của hai bạn An và Toàn , ai đúng, ai sai?
- Việc bạn Toàn chạy ra đường tắm mưa có nguy hiểm không? Tại sao lại nguy hiểm?
- Khi đi trên đường gặp trời mưa em cần làm gì?
- Các em nên học tập bạn nào trong câu chuyện?
* GV kết luận: 
- Không chạy trên đường khi trời mưa, nhất là ở những nơi có nhiều xe qua lại.
- Khi đang đi trên đường, gặp trời mưa, các em cần phải tìm chỗ trú mưa an toàn.
3.Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm
* GV hướng dẫn:
- Chia 4 nhóm
- Mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi 
- GV nêu:
 + An và Toàn đi chơi về, giữa đường trời đổ mưa to, Trên đoạn đường chỉ có một vài mái hiên. An rủ Toàn vào trú mưa nhưng Toàn nói: Đằng nào cũng ướt, thế thì chúng mình vừa tắm mưa, vừa chạy về nhà, thích hơn.
- Em chọn cách nào?
 + An và Toàn trên đường đi học về, chưa đi được nửa đường thì trời đổ mưa to. Cả đoạn đường dài còn lại chỉ một cây đa cổ thụ rất to là có thể trú mưa được.
- An và Toàn có thể trú mưa ở dưới gốc cây to ấy không?
4. Củng cố- dặn dò:
- Đọc ghi nhớ ở cuối bài.
- Kể lại câu chuyện ở bài 5
- Cả lớp lắng nghe.
- HS phát biểu.
- HS nghe
- Các nhóm đại diện trình bày
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Các nhóm khác nhận xet, bổ sung.
- HS nghe
- Các nhóm học sinh trao đổi, đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp nghe, nhận xét và nhận xét.
- HS đọc
AN TOÀN GIAO THÔNG - Tiết: 7
KHÔNG ĐÙA NGHỊCH KHI NGỒI TRÊN THUYỀN
I.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết sự nguy hiểm nếu đùa nghịch khi ngồi trên thuyền.
- Hình thành cho HS luôn có ý thức khi ngồi trên thuyền không được đùa nghịch và luôn mặc áo phao.
II. Nội dung
- Ôn lại những kiến thức của bài trước.
- HS quan sát tranh, tham gia trao đổi các tình huống để nhận biết khi ngồi trên thuyền mà đùa nghịch, không mặc áo phao là rất nguy hiểm.
- HS ghi nhớ nội dung bài học. 
III. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh 
- SGK
- Một số câu hỏi
IV. Phương pháp:
- Kể chuyện
- Quan sát, thảo luận
- Đàm thoại.
- HS trao đổi nhóm
V. Các hoạt động dạy-học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
15’
10’
2’
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
* GV cho học sinh quan sát tranh và nêu câu hỏi:
- Các em có thích được ngồi thuyền để đi chơi không?
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các em đùa nghịch và không mặc áo phao khi ngồi trên thuyền?
- Khi ngồi trên thuyền , em phải làm gì để đảm bảo an toàn? 
* GV nhận xét và đưa ra kết luận: Không đùa nghịch khi ngồi trên thuyền. 
2.Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
* Chia nhóm và giao nhiệm vụ:
- Mỗi nhóm QS, thảo luận .
* GV nêu câu hỏi:
- Khi về thăm ngoại, mẹ và hai anh em An đi bằng phương tiện gì?
- Mẹ đã làm gì cho hai anh em An trước khi xuống thuyền? 
- Khi ngồi trên thuyền hai anh em An đã làm gì?
- Việc làm của hai anh em có nguy hểm không?
* GV kết luận: 
- Khi đi lại bằng thuyền tất cả mọi người đều phải mặc áo phao. 
- Khi ngồi trên thuyền các em phải ngồi ngay ngắn và không được đùa nghịch.
3.Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi đi thuyền an toàn.
* GV hướng dẫn và tổ chức cho hs chơi:đi thuyền
4. Củng cố- dặn dò:
- Đọc ghi nhớ ở cuối bài.
- Kể lại câu chuyện ở bài 5
- Cả lớp lắng nghe.
- HS phát biểu.
- HS nghe
- Các nhóm đại diện trình bày
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nghe
- HS nghe
- Cho học sinh thực hiện.
- Cả lớp xem và nhận xét.
- HS đọc
AN TOÀN GIAO THÔNG - Tiết: 8
KHÔNG LỘI QUA SUỐI KHI CÓ NƯỚC LŨ
I.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết sự nguy hiểm khi lội qua suối có nước lũ.
- Hình thành cho HS luôn có ý thức không lội qua suối khi có nước lũ mà phải đi trên cầu hoặc đi cùng người lớn để an toàn.
II. Nội dung
- Ôn lại những kiến thức đã học ở bài trước.
- HS quan sát tranh, tham gia trao đổi các tình huống để nhận biết sự nguy hiểm khi lội qua suối có nước lũ.
- HS ghi nhớ ý nghĩa của bài học. 
III. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh 
- SGK
IV. Phương pháp:
- Kể chuyện
- Quan sát, thảo luận
- Đàm thoại.
- Trao đổi nhóm.
V. Các hoạt động dạy-học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
18’
10’
2’
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
* GV cho HS quan sát tranh và nêu câu hỏi:
- Con suối khi cạn, lội qua có nguy hiểm không?
- Khi có lũ, nước suối có gì khác với lúc không có lũ?
- Nếu suối có lũ nhưng nước vẫn còn cạn, em có lội qua không?
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu em đang lội suối mà nước lũ lớn tràn về? 
* GV nhận xét và đưa ra kết luận: Không lội qua suối khi có nước lũ.. 
2.Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
* Chia nhóm và giao nhiệm vụ:
- Mỗi nhóm QS, đọc thầm và thảo luận .
* GV nêu câu hỏi:
- Hai bạn An và Toàn chơi ở gần đường ray xe lửa có nguy hiểm không? Tại sao lại nguy hiểm?
- Các em cần chọn chỗ nào để vui chơi cho an toàn?
* GV kết luận: 
- Chơi ở gần đường ray xe lửa là rất nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn.
- Tuyệt đối không vui chơi ở gần nơi có nhiều phương tiện giao thông qua lại.
- Khi vui chơi, các em cần phải chọn nơi an toàn để chơi.
3.Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi sắm vai.
* GV hướng dẫn cách chơi:
- Mỗi nhóm chọn 2 bạn (tổng số là 8 bạn)
- Mời 3 bạn bốc thăm để vào vai: An, Toàn, bác Tuấn. Các bạn còn lại sắm vai đoàn tàu.
- Mời 1 bạn bốc thăm là người dẫn chuyện
4. Củng cố- dặn dò:
- Đọc ghi nhớ ở cuối bài.
- Kể lại câu chuyện ở bài 5
- Cả lớp lắng nghe.
- HS phát biểu.
- HS nghe
- Các nhóm đại diện trình bày
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Các nhóm khác nhận xet, bổ sung.
- HS nghe
- Cho học sinh thực hiện.
- Cả lớp xem và nhận xét.
- HS đọc
đủ

File đính kèm:

  • docGA ATGT LOP 1TRUNG.doc
Giáo án liên quan