Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 3 - Bài: Triệu và lớp triệu

- HS hiểu được sự khác nhau giữa tiếng & từ: tiếng dùng để tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên câu; tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng có nghĩa.

2.Kĩ năng:

- Phân biệt được từ đơn & từ phức.

- Bước đầu làm quen với từ điển (có thể qua một vài trang phô tô), biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ.

 

doc54 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 3 - Bài: Triệu và lớp triệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhiều hàng hoá này? (dựa vào hình 3)
Lễ hội của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?
Mô tả trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 3, 4, 5
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Củng cố 
GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn 
HS trả lời
HS nhận xét
HS trả lời kết quả trước lớp
HS hoạt động nhóm
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp
HS trả lời
HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
SGK
Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 3
Môn: Kể chuyện 
BÀI: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Biết kể chuyện tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. 
Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện). 
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
3. Thái độ:
Luôn sống nhân hậu, thương yêu đồng loại. 
II.CHUẨN BỊ:
Một số truyện viết về lòng nhân hậu
Bảng lớp viết đề bài
Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
23 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Kể chuyện đã nghe – đã đọc 
Yêu cầu HS kể lại câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Mỗi em, theo lời dặn của cô chắc đều đã chuẩn bị một câu chuyện mình đã nghe từ ai đó hoặc đã đọc ở đâu đó nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. Trong tiết học này, các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện đó. Qua tiết học, các em sẽ biết ai chọn được câu chuyện hay nhất, ai kể chuyện hấp dẫn nhất. 
(GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu những truyện mà các em mang đến lớp 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện 
Bước 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu 
cầu của đề bài
GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại), được đọc (tự em tìm đọc được) về lòng nhân hậu.
GV nhắc HS: những bài thơ, truyện đọc được nêu làm ví dụ (Mẹ ốm, Các em nhỏ và cụ già, ) là những bài trong SGK, giúp các em biết những biểu hiện của lòng nhân hậu. Em nên kể những câu chuyện ngoài SGK. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài SGK, em có thể kể một trong những truyện đó. Khi ấy, em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được truyện.
GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện, nhắc HS:
+ Trước khi kể, các em cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình (Tên truyện; Em đã nghe câu chuyện từ ai hoặc đã đọc truyện này ở đâu?)
+ Kể chuyện phải có đầu có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
GV lưu ý: Với những truyện khá dài mà HS không kể hết được, GV cho phép HS chỉ cần kể 1, 2 đoạn – chọn đoạn có sự kiện nổi bật, có ý nghĩa. Nếu có bạn tò mò muốn nghe tiếp câu chuyện, các em có thể kể lại cho các bạn nghe hết câu chuyện vào giờ ra chơi hoặc sẽ cho bạn muợn truyện để đọc. 
Bước 2: HS thực hành kể chuyện, 
trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm 
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
+ Nội dung câu chuyện có mới, có hay không? (HS nào tìm được truyện ngoài SGK được tính thêm điểm ham đọc sách)
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
+ Khả năng hiểu truyện của người kể.
+ Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
- GV khen những HS nhớ được, thậm chí thuộc câu chuyện (đoạn truyện) mình thích, biết kể chuyện bằng giọng diễn cảm
- GV cùng HS nhận xét, tính điểm thi đua.
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác, biết đặt câu hỏi thú vị. Nhắc nhở, hướng dẫn những HS kể chuyện chưa đạt, tiếp tục luyện tập để cô kiểm tra lại ở tiết sau.
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Một nhà thơ chân chính. 
HS kể 
HS nhận xét
HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mà mình tìm được. 
Bước 1
HS đọc đề bài 
HS cùng GV phân tích đề bài 
4 HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1, 2, 3, 4
HS lắng nghe 
Vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình
Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 3
HS nghe
Bước 2
a) Kể chuyện trong nhóm
HS kể chuyện theo cặp
Sau khi kể xong, HS cùng bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
b) Kể chuyện trước lớp 
HS xung phong thi kể trước lớp
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
Bảng viết đề bài
Bảng phụ 
Bảng phụ 
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 3
Môn: Khoa học
BÀI 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS có thể:
Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm & một số thức ăn chứa nhiều chất béo.
Nêu vai trò của chất béo & chất đạm đối với cơ thể.
Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa chất đạm & những thức ăn chứa chất béo. 
Thái độ:
Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học được vào cuộc sống. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK
Phiếu học tập 
PHIẾU HỌC TẬP
Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất đạm
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều chất béo
Nguồn gốc
thực vật
Nguồn gốc 
động vật
1
Đậu nành (đậu tương)
2
Thịt lợn 
3
Trứng 
4
Thịt vịt 
5
Cá 
6
Đậu phụ 
7
Tôm 
8
Thịt bò 
9
Đậu Hà Lan 
10
Cua, ốc 
Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất béo 
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều chất béo
Nguồn gốc
thực vật
Nguồn gốc 
động vật
1
Mỡ lợn 
2
Lạc 
3
Dầu ăn 
4
Vừng (mè) 
5
Dừa 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
12 phút
12 phút
5 phút
Khởi động
Bài cũ: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường 
Kể tên một số loại thức ăn chứa chất bột đường mà em biết?
Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể? 
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm & chất béo 
Mục tiêu: HS 
Nói tên & vai trò của thức ăn chứa 
nhiều chất đạm 
Nói tên & vai trò của thức ăn chứa 
nhiều chất đạm 
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nói tên những thức ăn giàu chất đạm có trong hình 12 SGK
+ Kể tên các thức ăn có chứa chất đạm mà các em ăn hằng ngày hoặc các em thích ăn.
+ Tại sao hằng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm?
+ Nói tên thức ăn giàu chất béo có trong hình 13 SGK 
+ Kể tên các thức ăn có chứa chất béo mà các em ăn hằng ngày hoặc các em thích ăn.
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
Sau mỗi câu hỏi, GV nêu nhận xét & bổ sung nếu câu trả lời của HS chưa hoàn chỉnh. 
Kết luận của GV
Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm & chất béo 
Mục tiêu: HS biết phân loại thức ăn chứa nhiều chất đạm & chất béo có nguồn gốc từ động vật & thực vật.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc với phiếu học tập 
GV phát phiếu học tập 
Bước 2: Chữa bài tập cả lớp 
Kết luận của GV
Các thức ăn chứa nhiều chất đạm & chất béo đều có nguồn gốc từ động vật & thực vật. 
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: 
HS trả lời
HS nhận xét
HS nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm & chất béo có trong hình ở trang 12, 13 SGK & cùng nhau tìm hiểu vai trò của chất đạm, chất béo ở mục Bạn cần biết 
HS nêu
Chất đạm tham gia xây dựng & đổi mới cơ thể: làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại & tiêu mòn trong hoạt động sống. Vì vậy, chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ em. Chất đạm có nhiều ở thịt, cá, trứng, sữa
HS nêu
Chất béo rất giàu năng lượng & giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, K, E. Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn, mỡ lợn, bơ, một số thịt cá & một số hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu nành  
HS làm việc với phiếu học tập
Một số HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp.
HS khác bổ sung hoặc chữa bài nếu bạn làm sai
SGK
Phiếu học tập 
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 3 
Môn: Lịch sử
BÀI: NƯỚC VĂN LANG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết 
Nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời cách đây khoảng bảy trăm năm trước công nguyên, là nơi người Lạc Việt sinh sống.
2.Kĩ năng:
HS mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương
Một số tục lệ của người Lạc Việt còn tồn tại tới ngày nay ở địa phương
HS mô tả được những nét chính về đời sống vật chất & tinh thần của người Lạc Việt
3.Thái độ:
HS tự hào về thời đại vua Hùng & truyền thống của dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
Hình trong SGK phóng to
Phiếu học tập
Phóng to lược đồ Bắc Bộ & Bắc Trung Bộ.
Bảng thống kê
Sản xuất
Ăn, uống
Mặc & trang điểm
Ở
Lễ hội
Lúa
Khoai
Cây ăn quả
Ươm tơ dệt lụa
Đúc đồng: giáo mác, mũi tên rìu
Nặn đồ đất
Đóng thuyền
Cơm, xôi
Bánh chưng, bánh giầy
Uống rượu
Làm mắm
Phụ nữ dùng nhiều đồ trang sức
Nam tóc búi tó
Nhà sàn
Vui chơi, nhảy múa
Đua thuyền
Đấu vật
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
1 phút
5 phút
8 phút
10 phút
4 phút
1 phút
Khởi động: Hát
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Làm việc cả lớp
GV treo lược đồ Bắc Bộ & 1 phần Bắc Trung Bộ & vẽ trục thời gian lên bảng
Trước khi cho HS hoạt động, GV giới thiệu về trục thời gian: Người ta quy ước năm 0 là năm Công nguyên (CN); phía bên trái hoặc phía dưới năm CN là những năm trước Công nguyên (TCN); phía bên phải hoặc phía trên năm CN là những năm sau Công nguyên (SCN)
Yêu cầu HS dựa vào kênh hình & kênh chữ trong SGK, xác định địa phận của nước Văn Lang & kinh đô Văn Lang trên bản đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (làm trên phiếu học tập)
GV đưa ra khung sơ đồ (chưa điền các giai tầng trong xã hội Văn Lang
 Hùng Vương
 Lạc hầu, lạc tướng
 Lạc dân
 Nô tì
Hoạt động 3:Làm việc theo nhóm
GV đưa cho mỗi nhóm 1 khung bảng thống kê để các nhóm trao đổi & trình bày trước lớp 
GV yêu cầu HS mô tả lại bằng ngôn ngữ của mình về đời sống của người dân Lạc Việt
GV chốt ý
Củng cố 
Các vua Hùng là những người đã mở ra những trang đầu tiên của lịch sử nước ta. Khi đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”
Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào?
Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt?
 Dặn dò: 
Xem trước bài “Nước Âu Lạc” 
HS dựa vào kênh hình & kênh chữ trong SGK để xác định
HS có nhiệm vụ đọc SGK & điền vào sơ đồ các giai tầng sao cho phù hợp 
Các nhóm trao đổi & trình bày trước lớp
Ngày 10 tháng 3 âm lịch
Trong dân gian có câu:
 Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- HS trả lời. Các HS khác bổ sung
Lược đồ
SGK
Phiếu học tập
Giấy khổ to, bút.
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 3
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS hiểu được sự khác nhau giữa tiếng & từ: tiếng dùng để tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên câu; tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng có nghĩa. 
2.Kĩ năng:
Phân biệt được từ đơn & từ phức.
Bước đầu làm quen với từ điển (có thể qua một vài trang phô tô), biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ. 
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ.
VBT
Từ điển Tiếng Việt hoặc Từ điển học sinh 
5 tờ giấy to, trên mỗi tờ viết sẵn các câu hỏi ở phần Nhận xét & Luyện tập (có khoảng trống để HS trả lời:
Câu 1: Hãy chia các từ đã cho thành 2 loại:
Từ chỉ gồm 1 tiếng (từ đơn):
Từ gồm nhiều tiếng (từ phức):
Câu 2: 
Tiếng dùng để làm gì?
Từ dùng để làm gì?
Câu 3: Phân cách các từ trong 2 câu thơ sau:
 Rất công bằng, rất thông minh
 Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
10 phút
15 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Dấu hai chấm 
GV yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ & làm lại BT1, ý a; BT2 – phần Luyện tập 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
GV phát giấy trắng đã ghi sẵn câu hỏi cho từng nhóm trao đổi làm BT1, 2
GV chốt lại lời giải như phần ghi nhớ 
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét & chốt lại lời giải:
+ Kết quả phân cách:
 Rất / công bằng, / rất / thông minh/
Vừa / độ lượng / lại / đa tình, / đa mang./
+ Từ đơn: rất, vừa, lại 
Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV: Từ điển là sách tập hợp các từ tiếng Việt & giải thích nghĩa của từng từ. Trong từ điển, đơn vị được giải thích là từ. Khi thấy một đơn vị được giải thích thì đó là từ (từ đơn hoặc từ phức) 
GV nhận xét
Bài tập 3:
GV hướng dẫn & nhận xét 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài; viết vào vở ít nhất 2 câu đã đặt ở BT3 (phần luyện tập) 
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết. 
1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ 
2 HS làm lại các bài tập mà GV nêu 
1 HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần Nhận xét
Từng nhóm nhỏ trao đổi, thư kí ghi nhanh kết quả 
Đại diện nhóm trình bày kết quả trên bảng lớp
Cả lớp tính điểm & kết luận nhóm thắng
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi làm bài trên giấy đã phát
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả 
Cả lớp nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng. 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi theo cặp 
HS tự tra từ điển dưới sự hướng dẫn của GV
HS báo cáo kết quả làm việc
Cả lớp nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài tập & câu văn mẫu
HS tiếp nối nhau đặt câu (HS nói từ mình chọn rồi đặt câu với từ đó) 
SGK
Bảng phụ 
VBT
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 3
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm: Nhân hậu – Đoàn kết 
2.Kĩ năng:
Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ trên. 
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
23 phút
5 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Từ đơn & từ phức 
Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? Nêu ví dụ. 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
 Qua các bài học trong hơn 2 tuần qua, các em đã biết nhiều từ ngữ nói về lòng nhân hậu, thương người, sự đoàn kết. Bài học hôm nay tiếp tục mở rộng thêm vốn từ thuộc chủ điểm này.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả mẫu 
GV hướng dẫn HS tìm từ trong từ điển: Khi tìm các từ bắt đầu bằng tiếng hiền, các em hãy mở từ điển tìm chữ h, vần iên. Khi tìm từ bắt đầu bằng tiếng ác, mở trang bắt đầu bằng chữ a, tìm vần ac 
GV nhận xét & cùng trọng tài tính điểm thi đua, kết luận nhóm thắng cuộc (nhóm tìm đúng / nhiều từ) 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV lưu ý HS: từ nào chưa hiểu cần hỏi ngay GV hoặc tra từ điển
GV nhận xét & cùng trọng tài tính điểm thi đua, kết luận nhóm thắng cuộc (nhóm tìm đúng / nhiều từ) 
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV gợi ý: Em phải chọn từ nào trong ngoặc mà nghĩa của nó phù hợp với nghĩa của các từ khác trong câu, điền vào ô trống sẽ tạo thành câu có nghĩa hợp lí.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV gợi ý: Muốn hiểu biết các thành ngữ, tục ngữ, em phải hiểu cả nghĩa đen & nghĩa bóng. Nghĩa bóng của các thành ngữ, tục ngữ có thể suy ra từ nghĩa đen của các từ. 
GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng
GV mời vài HS khá giỏi nêu tình huống sử dụng các thành ngữ, tục ngữ nói trên 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà HTL các thành ngữ, tục ngữ. Viết vào vở tình huống sử dụng 1 thành ngữ hoặc tục ngữ. 
Chuẩn bị bài: Từ ghép & từ láy. 
HS trả lời 
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu bài tập
HS nghe hướng dẫn
HS có thể sử dụng từ điển hoặc huy động trí nhớ để tìm các từ có tiếng hiền, các từ có tiếng ác 
HS làm việc theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày kết quả trên bảng
HS nhận xét
HS đọc 

File đính kèm:

  • doctuan 3 lop 4.doc