Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 27 - Tiết 2 - Bài: Luyện tập chung (tiếp)

Chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn một số hình như trong bài 1 (SGK)

 + Chuẩn bị 4 thanh gỗ mỏng dài khoảng 30cm, ở hai đầu có khoét lỗ, để có thể lắp ráp được thành hình vuông hoặc hình thoi.

- HS: + Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, mỗi ô vuông cạnh 1cm; thước kẻ; ê ke; kéo.

 

doc44 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1907 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 27 - Tiết 2 - Bài: Luyện tập chung (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,...của người nói, người viết với người khác. Cuối câu khiến thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
- HS nêu ghi nhớ.
- Mẹ cho con đi chơi nhé!
- Chị giảng cho em bài toán này với!
- Thưa cô, cho em ra ngoài ạ!
HS đọc yêu cầu.
HS trao đổi với bạn bên cạnh.
Đoạn a: Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
Đoạn b: Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!
Đoạn c: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
Đoạn c: Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta. 
HS đọc yêu cầu
HS thảo luận nhóm4 thời gian 5 phút.
HS trình bày kết quả. 
HS đọc yêu cầu
HS đặt câu khiến theo yêu cầu.
Lần lượt từng HS đặt.
- VD:
+ Cho mình mượn bút chì một lát nhé!
+ Bạn đi nhanh lên đi!
+ Em xin phép cô cho em vào lớp!
Tiết 5
ĐỊA LÍ 
BÀI: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Tiết 1)
TCT 27
I.MỤC TIÊU:
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày được một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản,...
* GDMT: Trồng trọt, trăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thủy sản.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
- Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp; lễ hội của người dân miền Trung (đặc biệt là ở Huế).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
 Duyên hải miền Trung
Dựa vào lược đồ, kể tên các đồng bằng theo thứ tự từ Nam ra Bắc?
Vì sao sông miền Trung thường gây lũ lụt vào mùa mưa?
So sánh đặc điểm của gió thổi đến các tỉnh duyên hải miền Trung vào mùa hạ và mùa thu đông?
GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới: ( 30 phút )
Giới thiệu: 
Với đặc điểm đồng bằng và khí hậu nóng như vậy, người dân ở đây sống và sinh hoạt như thế nào?
Hoạt động1: Dân cư tập trung khá đông đúc:
Hoạt động cả lớp
GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung và lưu ý HS phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và thành phố ở duyên hải.
GV chỉ trên bản đồ dân cư để HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày.
Quan sát bản đồ phân bố dân cư Việt Nam, nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở duyên hải miền Trung?
GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 rồi trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV bổ sung thêm: trang phục hàng ngày của người Kinh, người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi, quần dài để thuận lợi trong lao động sản xuất.
Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của người dân:
* HS biết cách sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp.
Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS đọc ghi chú các ảnh.
Cho biết tên các hoạt động sản xuất?
GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm bảng có 4 cột (trồng trọt; chăn nuôi; nuôi, đánh bắt thủy sản; ngành khác), yêu cầu các nhóm thi đua điền vào tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh mà HS đã quan sát.
GV khái quát: Các hoạt động sản xuất của người dân ở duyên hải miền Trung mà HS tìm hiểu đa số thuộc ngành nông – ngư nghiệp.
Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động này? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu. (chuyển ý).
- HS nêu lại bài học.
4.Củng cố: ( 3 phút )
GV kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn cố gắng vượt qua khó khăn, luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và bán cho nhân dân ở các vùng khác.
5.Dặn dò: ( 2 phút )
- HS về nhà xem lại bài học thuộc bài học.
Chuẩn bị bài: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung ( TT).
- GV nhận xét.
- 3 HS thực hiện y/c của 3 câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV kết luận.
- HS lắng nghe.
HS quan sát.
- Ở miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi Trường Sơn. Song nếu so sánh với đồng bằng Bắc Bộ thì dân cư ở đây không đông đúc bằng.
HS quan sát và trả lời câu hỏi (cô gái người Kinh thì mặc áo dài, cổ cao, quần trắng; còn cô gái người Chăm thì mặc váy)
- HS đọc ghi chú.
- HS nêu tên hoạt động sản xuất.
- Các nhóm thi đua.
Đại diện nhóm báo cáo trước lớp.
Các nhóm khác bổ sung, hoàn thiện bảng.
- 2 HS đọc lại kết quả.
HS trình bày.
* GDMT: Trồng trọt, trăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thủy sản 
- 2-4HS đọc lại bài học.
- Lắng nghe.
Thứ tư ngày 14 tháng 03 năm 2012
Tiết 1 Môn: Tập đọc
BÀI: CON SẺ
TCT 54
I.MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy.
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.(trả lời được các CH trong SGK).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh con sẻ, bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Dù sao trái đất vẫn quay
- GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi: Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? 
- GV nhận xét và chấm điểm.
3.Bài mới: ( 30 phút )
Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh minh họa và mô tả những gì tả trong bức tranh ?
Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các 
em một câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm của một con sẻ bé bỏng khiến một con người phải kính cẩn nghiêng mình trước nó. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
- Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc 
theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
- Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
- Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
- Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
- Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
HS đọc thầm toàn bài và trao đổi trả lời câu hỏi:
1/ Trên đường đi, con chó thấy gì? Nó định làm gì?
2/ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi?
3/ Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?
* Đoạn 1,2,3 kể lại chuyện gì?
- 2HS nhắc lại.
* GV: em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất là sức mạnh gì? 
- HS đọc thầm phần còn lại.
 4/ Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé? 
* Đoạn 4,5 nói lên điều gì?
* ND chính của bài nói lên điều gì?
- Vài HS nhắc lại.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng 
đoạn văn
- GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài.
- GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn.
Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 
đoạn văn.
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Bỗng từ trên cây cao gần đó  cuốn nó xuống đất) 
- GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
- GV sửa lỗi cho các em.
4.Củng cố: ( 3 phút )
- Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài? 
5.Dặn dò: ( 2 phút )
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Ôn tập giữa học kì (tiết 1). 
- 3HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- Quan sát và mô tả: Tranh vẽ một con chó to đang đứng khựng lại trước cảnh con chim mẹ xù lông, xòe cánh bảo vệ con chim non.
- Lắng nghe.
- HS nêu: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn 
- Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
- Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải.
- 1, 2 HS đọc lại toàn bài.
- HS nghe.
- HS đọc thầm trả lời câu hỏi:
- Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần sẻ non.
- Đột nhiên, một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ rất hung dữ khiến con chó phải dừng lại và lùi vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại. 
- Con sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó; lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết; nhảy hai, ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó; lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con 
* Đoạn 1,2.3 kể lại cuộc đối đầu giữa sẻ mẹ bé nhỏ và con chó khổng lồ.
- HS phát biểu 
+ Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên, bản năng trong con sẻ khiến nó dù khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con. 
- HS đọc thầm và trả lời:
- Vì hành động của con sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó săn hung dữ để cứu con là một hành động đáng trân trọng, khiến con người cũng phải cảm phục. 
* Đoạn 4,5 nói lên sự ngưỡng mộ của tác giả trước tình mẹ con thiêng liêng, hành động dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ.
* Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài.
- HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp.
- Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- HS đọc trước lớp.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp.
- HS nêu.
- 2 HS nhắc lại.
Tiết 2
Môn: Toán
BÀI: HÌNH THOI
TCT 133
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
- BT3 HS khá, giỏi làm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn một số hình như trong bài 1 (SGK)
	+ Chuẩn bị 4 thanh gỗ mỏng dài khoảng 30cm, ở hai đầu có khoét lỗ, để có thể lắp ráp được thành hình vuông hoặc hình thoi.
- HS: + Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, mỗi ô vuông cạnh 1cm; thước kẻ; ê ke; kéo.
	+ Mỗi HS chuẩn bị 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để có thể lắp ghép thành hình vuông hoặc hình thoi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài mới: ( 35 phút )
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hình thành biểu tượng về hình thoi
- GV và HS cùng lắp ghép mô hình hình vuông.
- GV yêu cầu HS dùng mô hình vừa lắp để vẽ hình vuông lên giấy.
- GV chuẩn vị trí các cạnh hình vuông nói trên để được một hình mới và dùng mô hình này để vẽ hình mới lên bảng. 
- GV giới thiệu hình mới gọi là hình thoi.
Hoạt động 2: Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi 
- GV yêu cầu HS quan sát mô hình lắp ghép của hình thoi.
- GV nêu câu hỏi:
+ Hình thoi có mấy góc vuông?
+ So sánh các cạnh của hình thoi? (bằng cách đo độ dài các cạnh của hình thoi)
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình thoi. 
- HS nhận dạng hình rồi trả lời các câu hỏi trong SGK.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1:
- Nhằm củng cố biểu tượng về hình thoi.
- GV chữa bài và kết luận. 
Bài 2:
- Thảo luận nhóm đôi (3 phút ).
- Nhằm giúp HS nhận biết thêm một số 
đặc điểm của hình thoi.
- GV phát biểu lại nhận xét. 
Bài 3*: Thực hành 
- Nhằm giúp HS nhận dạng hình thoi 
thông qua hoạt động gấp và cắt hình. 
- GV yêu cầu HS xem các hình vẽ trong 
SGK, hiểu đề bài và thực hành trên giấy. 
- GV theo dõi, uốn nắn những thiếu sót và làm mẫu cho HS.
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- HS về nhà xem lại bài và làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Diện tích hình thoi.
- HS lắp ghép mô hình hình vuông.
- HS dùng mô hình hình vuông vừa mới lắp ghép để vẽ hình vuông lên giấy.
- HS quan sát, làm theo mẫu và nhận xét
- Nhiều HS gọi tên hình mới.
- HS quan sát hình vẽ trang trí trong SGK, nhận ra những hoa văn (hoạ tiết) hình thoi. Sau đó HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình thoi ABCD trong SGK và trên bảng. 
- HS quan sát mô hình lắp ghép của hình thoi.
- HS trả lời.
- HS nêu. Vài HS nhắc lại.
- Vài HS lên bảng chỉ vào hình thoi ABCD và nhắc lại các đặc điểm của hình thoi.
- HS tự xác định các đường chéo của hình thoi. Vài HS nêu kết quả để chữa chung cho cả lớp.
- HS sử dụng ê ke để kiểm tra đặc tính vuông góc của hai đường chéo. Vài HS nêu kết quả để chữa chung cho cả lớp.
- HS dùng thước có vạch chia từng mi- li-mét để kiểm tra hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. 
- Vài HS nhắc lại. 
- HS xem các hình vẽ trong. 
SGK, hiểu đề bài và thực hành trên giấy. 
- Hình 1 và hình 3 là hình thoi.
- Hình 2 là hình chữ nhật.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
a) HS dùng e ke để kiểm tra 2 đường chéo có vuông góc với nhau.
b) Dùng thước vạch chia xăng ti met để kiểm tra 2 đường chéo.
- Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- HS thực hành cắt hình thoi theo sự chỉ dẫn của giáo viên.
Tiết 4 TẬP LÀM VĂN 
MIÊU TẢ CÂY CỐI 
 (Kiểm tra viết )
TCT 53
I. MỤC TIÊU:
- Viết được một văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK (hoặc đề bài do GV lựa chọn); bài viết đủ ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Thầy: Bảng phụ, phiếu, phấn màu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/Khởi động: Hát
2/Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Luyện tập tả cây cối.
-Gọi hs đọc lại bài văn đã viết 
-Nhận xét chung.
3/Bài mới: ( 35 phút )
Giới thiệu:
Đề bài: 
1: Tả một cây có bóng mát.
2: Tả một cây ăn quả.
3: Tả một cây hoa. 
- Yêu cầu : HS lựa chọn để làm một đề 
- GV nhắc lại một số yêu cầu cơ bản khi HS làm bài: 
- Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
- Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. 
- Kết bài: Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. 
- GV chấm một số bài. 
- Nhận xét sơ về một số bài chấm. 
- HS chọn một đề để làm bài viết. 
- Vài HS nhắc lại. 
- HS làm bài viết.
Tiết 5	 MÔN : KĨ THUẬT
BÀI: LẮP CÁI ĐU
TCT 27
I. MỤC TIÊU:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được cái đu theo mẫu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Giáo viên:
- Mẫu cái đu đã lắp sẵn; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. 
Học sinh:
- SGK, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
I.Khởi động:
II.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
- Nêu tên gọi của các chi tiết trong bộ lắp ghép.
III.Bài mới: ( 30 phút )
1.Giới thiệu bài: LẮP CÁI ĐU (tiết 1)
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:Gv hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu:
-Gv cho hs quan mẫu cái đu đã lắp sẵn.
-Gv hướng dẫn hs quan sát từng bộ phận của cái đu và đặt câu hỏi: cái đu có những bộ phận nào? 
-Gv nêu tác dụng của cái đu trong thực tế. 
*Hoạt động 2:Gv hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a) Gv hướng dẫn hs chọn các chi tiết:
-Gv cùng hs chọn các chi tiết theo sgk và để nắp hộp theo từng loại.
-Gv gọi hs chọn một vài chi tiết cần lắp cái đu.
b) Lắp từng bộ phận:
-Lắp giá đỡ đu:gv đặt các câu hỏi ngoài sgk.
-Lắp ghế đu:gv đặt câu hỏi .
-Lắp trục đu vào ghế đu:gọi một em lên lắp và gv nhận xét.
c) Lắp ráp cái đu:gv tiến hành lắp ráp các bộ phận hòan thành cái đu và kiểm tra sự dao động của cái đu.
d) Hướng dẫn hs tháo các chi tiết:
IV.Củng cố: ( 3 phút )
-Nhắc lại các ý quan trọng.
V.Dặn dò: ( 2 phút )
- Về nhà xem lại bài.
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau: Lắp cái đu (TT).
- 3HS nêu lại.
- HS trả lời câu hỏi. 
- HS chọn chi tiết thực hiện 
-Tháo rời từng bộ phận, từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
-Tháo xong xếp gọn các chi tiết vào hộp
- 2HS nhắc lại.
Thứ năm ngày 15 tháng 03 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 TIẾT1: 
 CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN 
TCT 54
I MỤC TIÊU:
- Nắm được cách đặt câu khiến (ND Ghi nhớ).
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp ( BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3).
- BT4 HS khá, giỏi làm.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
- GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà.
- GV nhận xét.
3.Bài mới: ( 30 phút )
Hoạt động1: Giới thiệu
Hoạt động 2: Nhận xét
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HD học sinh biết cách chuyển câu kể 
- GV dán 3 băng giấy, mời 3 HS lên bảng làm bài. 
Lưu ý: Nếu yêu cầu, đề nghị mạnh (hãy, đừng, chớ), cuối câu dùng dấu chấm than.
Với những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên dùng dấu chấm. 
Hoạt động 3: Ghi nhớ 
Hoạt động 4: Luyện tập 
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu BT 1: Chuyển câu kể thành câu khiến. 
- HS làm bài. 
- GV chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 2: 
HS đọc yêu cầu: Đặt câu khiến phù hợp với tình huống.
Bài tập 3, 4: 
- Cho HS làm tương tự
- Câu a: Hãy giúp mình giải bài toán này với!
(Tình huống: Em không giải được bài toán khó, nhờ bạn hướng dẫn cách giải)
- Câu b: Chúng ta về đi!
(Tình huống: Rủ các bạn cùng làm việc gì đó)
Câu c: Xin thầy cho em vào lớp ạ!
(Xin người lớn cho phép làm việc gì đó)
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- HS về nhà xem lại bài học thuộc ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập GHKII.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS chuyển theo yêu cầu của SGK.
- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương thành câu khiến theo 4 cách đã nêu trong SGK.
+ Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương.
+ Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi.
+ Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương !
+ Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương đi!
+ Xin nhà vua hãy hoan gươm lại cho Long Vương đi!
+ Nhà vua hoan gươm lại cho Long Vương!
- Hai HS đọc lại phần ghi nhớ. 
-1HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân. 
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
VD:
Thanh đi lao động.
+ Thanh phải đi lao động !
+ Thanh nên đi lao động !
+ Thanh đi lao động thôi nào!
+ Xin Thanh hãy đi lao động!
Ngân chăm chỉ.
+ Ngân phải chăm chỉ lên!
+ Ngân hãy chăm chỉ nào!
Giang phấn đấu học giỏi.
+ Giang phải phấn đấu học giỏi!
+ Giang hãy phấn đấu học giỏi lên!
+ Giang cần phấn đấu học giỏi!
+ Mong Giang phấn đấu học giỏi!
-1HS đọc yêu cầu.
- HS đặt câu theo yêu cầu.
a) Với bạn: Ngân cho tôi mượn cây bút của bạn với!
- Với bố của bạn: Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Long ạ!
- Với một chú: Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Quân ạ!
-1HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân. 
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
VD: Lan ơi mình nhờ cậu hướng dẫn hộ mình chút nhé!
Cậu hãy giúp mình giải bài toán này nhé!
Cậu hãy trật tự nào.
Bạn hãy đóng hộ mình cái cửa sổ với.
Chúng mình cùng làm bài đó đi.
Chúng mình cùng chơi nhảy dây nào!
Chúng mình cùng về thôi!
 Xin mẹ hãy tha lỗi cho con!
Mong bạn bỏ qua cho mình!
 Xin thầy cho em vào lớp ạ!
Xin mẹ cho con đi chơi ạ!
Mong em luôn cố gắng học giỏi.
Mong bạn luôn mạnh khỏe.
Tiết 2	Môn: Toán
BÀI: DIỆN TÍCH HÌNH THOI
TCT 134
I.MỤC TIÊU:
- Biết cách tính diện tích hình thoi.
- BT3 HS khá, giỏi làm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, mỗi ô vuông cạnh 1cm; thước kẻ; ê ke; kéo.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hình thoi.
3.Bài mới: ( 30 phút )
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hình thành công thức tính diện tích hình thoi 
- GV nêu vấn đề: Hãy tính diện tích hình thoi ABCD đã cho. 
- GV yêu cầu HS kẻ các đường chéo của hình thoi (hoặc gấp hình thoi dọc theo hai đường chéo; sau đó cắt hình thoi thành 4 tam giác vuông và ghép lại để được hình chữ nhật ACNM.
- GV kết luận và ghi công thức tính diện tích hình thoi lên bảng. 
- Gọi vài HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thoi.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính diện tích hình thoi
- Nhằm vận dụng trực tiếp công thức tính 
diện tích hình thoi (thông qua tích các đường chéo).
- GV chữa bài và kết luận. 
Bài 2:tính diện tích hình thoi: 
Nhằm giúp HS vận dụng công thức tính diện tích hình thoi.
- GV nhận xét. 
Bài 3: Đúng ghi Đ sai ghi S
-GV hướng dẫn học sinh cách làm 
- GV mòi 2 học sinh trả lời miệng 
- GV nhân xét cho điểm 
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- HS về nhà xem lại bài học thuộc công thức tính.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- GV nhận xét.
- 2HS nhắc lại đặc điểm của hình thoi.
- HS lên bảng vẽ lại hình thoi.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét về diện tích hình thoi ABCD và hình chữ nhật ACNM vừa tạo thành.
- HS nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thoi. 
- Vài HS nhắc lại.
- HS tự làm bài.
Giả

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 TUAN 27 NAM 2012.doc