Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tiết 41: Hai đường thẳng vuông góc

A/ KTBC: Vẽ hai đường thẳng

- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và gọi hs nêu tên từng cặp cạnh song song với nhau.

- Nhận xét, cho điểm

B. Dạy-học bài mới:

1. Giới thiệu bài: Các em đã nhận biết được 2 đường thẳng song song. Tiết toán hôm nay các em sẽ thực hành vẽ 2 đường thẳng song song

 

doc37 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tiết 41: Hai đường thẳng vuông góc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 2 tấm bìa: xanh, đỏ .
- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ
III/ Các hoạt động dạy-học:
	Hoạt động dạy	
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs lên bảng trả lời
- Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
- Hãy kể những việc em đã tiết kiệm tiền của? 
Nhận xét, chấm điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Thời giờ đã trôi qua thì không bao giờ trở lại. Nếu biết tiết kiệm thời giờ ta có thể làm được nhiều viêc có ích. Tiết học hôm nay sẽ cho các em biết cách tiết kiệm thời giờ, biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Kể chuyện "Một phút"
- GV kể chuyện "Một phút"
- Tổ chức cho hs đọc theo phân vai.
- Michia có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
+ Chuyện gì đã xảy ra với Michia?
+ Sau chuyện đó, Michia đã hiểu ra điều gì?
+ Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Michia?
Kết luận: Mỗi phút đều đáng quý, chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
*KNS: - Kĩ năng xác định của thời gian là vô giá.
* Hoạt động 2: Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
- Chia lớp thành 3 nhóm
* Em hãy cho biết: chuyện gì sẽ xảy ra nếu:
a) HS đến phòng thi muộn
b) Hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay.
c) Đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu chậm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
- Thời giờ rất quý giá. Nếu biết tiết kiệm thời giờ ta sẽ làm được nhiều việc có ích. các em có biết câu thành ngữ nào nói về sự quí giá của thời giờ không?
- Tại sao thời giờ lại rất quý giá?
Kết luận: Thời giờ rất quý giá như trong câu nói "Thời giờ là vàng ngọc". Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ vì "Thời giờ thấm thoắt đưa thoi/Nó đi đi mãi không chờ đợi ai". Tiết kiệm thời giờ sẽ giúp ta làm nhiều việc có ích.
@TTHCM: Giáo dục cho HS biết quý trọng thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- Gọi hs đọc (BT3 SGK/16)
- Sau mỗi ý kiến, nếu tán thành các em giơ thẻ xanh, phân vân không giơ thẻ, không tán thành giơ thẻ đỏ.
Kết luận: Tiết kiệm thời giờ là giờ nào việc nấy, sắp xếp công việc hợp lí, không phải làm liên tục, không làm gì hay tranh thủ làm nhiều việc cùng một lúc.
*KNS - Kĩ năng lặp kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả.
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/15
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân (BT4 SGK)
- Lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân (BT6 SGK)
- Viết, vẽ sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ (BT5 SGK)
Nhận xét tiết học 
- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời
+ Vì tiền bạc, của cải là mồ hôi, công sức của bao người lao động. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm , không được sử dụng tiền của phung phí.
+ Giữ gìn sách vở, không vẽ bậy, bôi bẩn vào sách vở, giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 4 hs đọc theo cách phân vai.
- Michia thuờng chậm trễ hơn mọi người
- Michia bị thua cuộc thi trượt tuyết
- Michia hiểu rằng: 1 phút cũng làm nên chuyện quan trọng.
- Em phải quý trọng và tiết kiệm thời giờ.
- Lắng nghe
- Chia nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trả lời
a) HS sẽ không được vào phòng thi
b) Khách bị lỡ chuyến tàu, mất thời gian và công việc
c) Có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh 
- Các nhóm khác bổ sung 
- Tiết kiệm thời giờ giúp ta có thể làm được nhiều việc có ích.
- Thời giờ là vàng bạc 
- Vì thời giờ trôi đi không bao giờ trở lại.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
Giảm tải: Không yêu cầu HS chọn phương án phân vân trong các tình huống.
- 1 hs đọc
- Lắng nghe và giơ thẻ màu để bày tỏ thái độ, sau đó giải thích.
(d) - đúng, (a), (b), (c) sai
- Lắng nghe
- 3 hs đọc 
- Lắng nghe, thực hiện 
__________________________________________________
Môn : Toán
Tiết 43: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC 
I/ Mục tiêu: 
 - Vẽ hai đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
 - Vẽ được đường cao của hình tam giác.
II/ Đồ dùng dạy-học:
Thước kẻ và ê ke
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Gọi hs lên bảng vẽ góc nhọn, góc tù, góc bẹt và nêu đặc điểm
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Các em đã biết hai đường thẳng vuông góc với nhau. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau.
2. Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước 
- Thực hiện các bước vẽ như SGK, vừa thực hiện vẽ vừa nêu cách vẽ (vẽ theo từng trường hợp)
Tổ chức cho hs thực hành vẽ
 + Các em vẽ đường thẳng AB bất kì, có thể lấy điểm E trên đường thẳng AB hoặc ngoài đường thẳng AB, sau đó dùng ê ke để vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB
- Quan sát, giúp đỡ những hs còn lúng túng
3. Giới thiệu đường cao của hình tam giác
- Vẽ lên bảng hình tam giác ABC như SGK
- Gọi hs nêu tên tam giác
- Các em hãy vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của tam giác ABC
- Tô màu đoạn thẳng AH và nói: "Đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC" và ta nói: "Độ dài đoạn thẳng AH là "chiều cao" của hình tam giác ABC"
- Gọi hs đọc mục 2 trong SGK
4. Thực hành: 
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Vẽ lần lượt từng hình lên bảng
- Gọi hs lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào SGK
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs thực hành vẽ đường cao AH của hình tam giác vào SGK
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs vẽ vào SGK 
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập vẽ 2 đường thẳng vuông góc và them BT2b), BT4.
- Bài sau: Vẽ hai đường thẳng song song 
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs lần lượt lên bảng
- HS 1 vẽ góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Lắng nghe
- Theo dõi thao tác của giáo viên 
- 1 hs lên bảng vẽ, HS còn lại vẽ vào vở nháp
- Quan sát
- Tam giác ABC
- Lắng nghe, 1 hs lên bảng vẽ, hs còn lại vẽ vào vở nháp A
 B C
- 2 hs đọc to trước lớp 
- 1 hs đọc y/c
- Quan sát
- 1 hs lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào SGK 
- 1 hs đọc y/c
- 1 hs lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào SGK
- 1 hs đọc y/c
- 1 hs lên bảng dùng êke để kiểm tra và nêu các cặp đoạn thẳng vuông góc ở hình 3a: AE, ED; ED, DC.
____________________________________________
Môn: KỂ CHUYỆN 
Tiết 9: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
 Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân. 
I/ Mục đích, yêu cầu:
Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
*KNS: - Thể hiện sự tự tin.
	 - Lắng nghe tích cực.
	 - Đặt mục tiêu.
	 - Kiên định.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Viết sẵn đề bài
- Giấy khổ to viết vắn tắt: 
 * Ba hướng xây dựng cốt truyện:
+ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp
+ Những cố gắng để đạt ước mơ + Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đạt được
 * Dàn ý kể chuyện
 - Tên câu chuyện
+ Mở đầu:Giới thiệu ước mơ của em hoặc bạn bè, người thân. Vì sao em lại kể ước mơ đó.
+ Diễn biến + Kết thúc:
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ đẹp, nói ý nghĩa câu chuyện.
 - Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tuần trước, các em đã kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về ước mơ đẹp. Trong tiết học này, các em sẽ kể một câu chuyện về ước mơ đẹp của chính mình hay bạn bè, người thân.
 - Cô đã dặn các em chuẩn bị trước nội dung bài KC hôm nay, các em có chuẩn bị tốt không?
- Khen ngợi những hs chuẩn bị bài tốt
2. HD hs hiểu được y/c của đề bài:
- Gọi hs đọc đề bài và gợi ý 1
- Dùng phấn màu gạch chân: Ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân 
- Đề bài y/c kể chuyện về điều gì?
- Nhân vật chính trong truyện là ai?
- Nhấn mạnh: Câu chuyện các em kể phải là ước mơ có thực, nhân vật trong câu chuyện chính là các em hoặc bạn bè, người thân.
3. Gợi ý kể chuyện:
a) Giúp hs hiểu các hướng xây dựng cốt truyện
- Gọi hs đọc gợi ý 2
- Dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện, gọi hs đọc 
- Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
b) Đặt tên cho câu chuyện:
- Gọi hs đọc gợi ý 3
- Các em hãy suy nghĩ, đặt tên cho câu chuyện về ước mơ của mình
- Dán dàn ý kể chuyện lên bảng, gọi 1 hs đọc 
- Nhắc hs: Khi kể các em dựa vào dàn ý trên, kể câu chuyện em đã chứng kiến, em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em)
4. Thực hành kể chuyện:
*KNS: - Đặt mục tiêu.
	 - Kiên định.
- 2 em ngồi cùng bàn hãy kể cho nhau nghe câu chuyện về mơ ước của mình.
- Đến từng nhóm, nghe hs kể, hướng dẫn, góp ý.
* Tổ chức cho hs thi kể chuyện
- Dán tiêu chuẩn đánh giá bài KC lên bảng,
gọi hs đọc 
- Các em hãy lắng nghe bạn kể để nhận xét theo các tiêu chuẩn trên
- Gọi hs lên thi kể
- Ghi nhanh: tên hs, tên câu chuyện, ước mơ trong truyện.
- Gợi ý để hs nghe hỏi bạn:
- Y/c cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay và KC hay nhất 
- Tuyên dương bạn kể hay.
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà các em kể lại câu chuyện về ước mơ của mình cho người thân nghe và viết vào VBT
- Bài sau: Bàn chân kì diệu
Nhận xét tiết học 
 - 1 hs lên bảng thực hiện y/c
- Lắng nghe
- Lớp trưởng báo cáo
- 2 hs nối tiếp nhau đọc 
- Kể về ước mơ đẹp
- Là em hoặc bạn bè, người thân
- lắng nghe
*KNS: - Thể hiện sự tự tin.
	 - Lắng nghe tích cực.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc
- 1 hs đọc 
+ Em muốn kể một câu chuyện giải thích vì sao em ước mơ trở thành cô giáo.
+ Em ước mơ trở thành một kĩ sư tin học giỏi vì em rất thích làm việc trên máy vi tính
+ Em kể câu chuyện bạn Nga bị khuyết tật đã cố gắng đi học vì bạn ước mơ trở thành cô giáo dạy trẻ khuyết tật.
- 1 hs đọc 
- HS nối tiếp nhau phát biểu: Tên câu chuyện của em là: Một mơ ước đẹp, một ước mơ nho nhỏ, Em muốn thành cô giáo,...
- 1 hs đọc dàn ý kể chuyện
- Lắng nghe, thực hiện
- HS kể trong nhóm đôi
- 1 hs đọc các tiêu chí:
+ Nội dung (kể có phù hợp với đề bài không)
+ Cách kể có mạch lạc, rõ ràng không 
+ Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể
- Lắng nghe 
- HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp
+ Khi nhận được giải thưởng, bạn nghĩ cần cảm ơn ai trước?
+ Bạn có nghĩ rằng nhất định bạn sẽ thực hiện được ước mơ trở thành cô giáo không?
- Cả lớp nhận xét, bình chọn
__________________________________________
Môn: MĨ THUẬT
___________________________________________
Môn: ĐỊA LÝ 
Tiết 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN ( tiếp theo) 
I/ Mục tiêu: 
Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+ Sử dụng sứ nước sản xuất điện.
+ Khai thác gỗ và lâm sản.
- Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý,....
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
- Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh.
- Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới ( rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng,), rừng khộp ( rừng rụng lá mùa khô ).
- Chỉ trên bản đồ ( lược đồ ) và kể tên những con sông bắt nguồn thừ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KTBC: Gọi hs lên bảng trảlời
- Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
- Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò?
Nhận xét, chấm điểm
B. Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
2) Bài mới:
* Hoạt động 1: Khai thác sức nước
- Gọi hs đọc mục 3 SGK/90
- Các em hãy quan sát lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tên một số sông chính ở Tây Nguyên?
+ Gọi hs lên bảng chỉ các sông trên trên lược đồ.
+ Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu?
+ Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh?
+ Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì?
+ Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì?
+ Em biết những nhà máy thủy điện nổi tiếng nào ở Tây Nguyên?
+ Gọi hs lên bảng chỉ nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên lược đồ và cho biết nó nằm trên con sông nào?
Kết luận: Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Địa hình với nhiều cao nguyên xếp tầng đã khiến cho các lòng sông lắm thác ghềnh là điều kiện để khai thác nguồn nước, sức nước của nhà máy thuỷ điện, trong đó phải kể đến nhà máy thuỷ điện Y-a-li
* Hoạt động 2: Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên 
- Gọi hs đọc mục 4 SGK/91
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau:
1) Tây Nguyên có những loại rừng nào?
2) Vì sao Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau?
3) Dựa vào tranh, ảnh hãy mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp?
4) Lập bảng so sánh 2 loại rừng (theo môi trường sống và đặc điểm)
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
Kết luận: Tây Nguyên có nhiều loại rừng. Nơi mưa nhiều thì rừng rậm nhiệt đới phát triển. Nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện loại rừng không (hay khộc). 
* Hoạt động 3: 
- Gọi hs đọc SGK/92 
- Các em hãy quan sát các hình 8,9,10 SGK để trả lời các câu hỏi sau:
+ Rừng Tây Nguyên có giá trị gì?
+ Gỗ được dùng làm gì?
+ Nêu qui trình sản xuất ra đồ gỗ?
+ Việc khai thác rừng hiện nay như thế nào?
+ Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến rừng?
+ Thế nào là du canh, du cư?
Kết luận: Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt và 2 loại rừng đặc trưng. Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ... Tuy nhiên việc khai thác rừng bừa bãi với nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang ảnh hưởng tới môi trường và con người.
- Vậy chúng ta làm gì để bảo vệ rừng?
- Gọi hs đọc mục ghi nhớ SGK/93
C. Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu tóm tắt những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên?
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Thành phố Đà Lạt 
 Nhận xét tiết học.
- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời
+ Chè, cà phê, cao su, hồ tiêu. Vật nuôi: Trâu, bò, voi.
- Có những đồng cỏ xanh tốt, thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu, bò.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- HS quan sát lược đồ trong SGK
+ Xê Xan, Ba, Đồng Nai
+ 1 hs lên bảng chỉ
+ Vì các sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau.
+ Để chạy tua bin sản xuất ra điện, phục vụ đời sống con người.
+ Giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường
+ Y-a-li
+ 1 hs lên bảng chỉ và TL: Nằm trên sông Xê-xan
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm trình bày 1 câu) - các nhóm khác nhận xét.
1) Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp
2) Vì phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
3) Rừng rậm nhiệt đới um tùm phát triển xanh tươi, rừng khộp vào mùa khô trông xơ xác vì lá rụng gần hết.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- Quan sát hình trong SGK
+ Cho ta nhiều sản vật nhất là gỗ. Ngoài gỗ, rừng còn có tre, nứa, mây, các loại cây làm thuốc và nhiều thú quý.
+ Dùng để đóng bàn, ghế,...
+ Gỗ được khai thác và vận chuyển đến xưởng cưa xẻ gỗ sau đó được đưa đến xưởng mộc để làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
+ Chưa tốt, còn hiện tượng khai thác bừa bãi ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh hoạt của con người.
+ Khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích cây công nghiệp không hợp lí và tập quán du canh, du cư.
+ Du canh: hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì nhiêu của đất cạn kiệt, vì vậy luôn thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này sang nơi khác.
 Du cư: hình thức sinh sống, không có nơi cư trú nhất định.
- Lắng nghe
+ Khai thác rừng hợp lí
+ tạo điều kiện để đồng bào định canh, định cư
+ Không đốt phá rừng
+ Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp hợp lí.
- 3 hs đọc trước lớp
- Trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc có sừng, khai thác sức nước, khai thác rừng 
________________________________________
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 18: ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, rành mạch. Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời của các nhân vật ( lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni –dốt).
- Hiểấy nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người ( trả lời câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài tập đọc
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KTBC: Thưa chuyện với mẹ.
- Gọi hs lên bảng nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài và trả lời câu hỏi
+ Cương xin học nghề rèn để làm gì?
+Hãy nêu nội dung của bài?
Nhận xét, cho điểm
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Treo tranh minh họa và hỏi: Hãy mô tả những gì bức tranh thể hiện?
- Mâm thức ăn trước mặt vua Hi Lạp lóe lên ánh sáng rực rỡ của vàng. Vẻ mặt nhà vua hoảng hốt. Vì sao vẻ mặt nhà vua khiếp sợ như vậy? Các em hãy đọc truyện để biết rõ điều đó.
2. HD đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
- Sửa lỗi ngắt giọng, phát âm cho hs
- HD hs luyện phát âm các từ khó
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc lượt 2 
- Giải nghĩa từ ở đoạn 2: khủng khiếp (hoảng sợ ở mức cao, từ đồng nghĩa với từ kinh khủng), từ ở đoạn 3: phán (truyền bảo hay ra lệnh) , phép mầu, quả nhiên
 - Y/c hs đọc trong nhóm đôi
- Gọi hs đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật: + lời vua Mi-đát từ phấn khởi chuyển sang hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận. + Lời phán của thần Đi-ô-ni-ốt: điềm tĩnh, oai vệ.
b. Tìm hiểu bài:
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH: 
+ Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì?
+ Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2 và TLCH
+ Tại sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-ni-ốt lấy lại điều ước?
- Y/c hs đọc thầm đoạ

File đính kèm:

  • docGAlop 4tuan 9NH20112012.doc