Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tiết 1: Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp theo)
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a) Với m = 10 thì: 250 + m=250 + 10= 260
+ m = 0 thì: 250 + m = 250 + 0 = 250
+ m = 80 thì: 250 + m = 250 + 80 = 330
+ m = 30 thì: 250 + m = 250 + 30 = 280
b) HS tự làm vào vở.
tuần 1 Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009 Tiết 1: ôn tập các số đến 100 000 I.Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập về đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. - Ôn tập viết tổng thành số. - Ôn tập về chu vi của 1 hình. II. Đồ dùng: Vẽ sẵn các bảng số trong bài tập 2 lên bảng. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: - Sách, vở của HS. B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn ôn tập : + Bài 1: - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập sau đó yêu cầu HS tự làm. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. a) Các số trên tia số được gọi là những số gì? - tròn chục nghìn. - Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau mấy đơn vị? - hơn kém nhau 10 000 đơn vị. b) Các số trong dãy số này gọi là những số tròn gì? - tròn nghìn. - Hai số đứng liền nhau trong dãy số hơn kém nhau mấy đơn vị? - hơn kém nhau 1 000 đơn vị. - GV: Như vậy bắt đầu từ số thứ 2 trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1 000 đơn vị. + Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - HS nêu yêu cầu và tự làm. - Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập. + Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. - HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - GV nhận xét và cho điểm. + Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - HS: Đọc yêu cầu. ? Muốn tính chu vi của 1 hình ta làm thế nào ? Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ và giải thích - Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. - Vì MNPQ là hình chữ nhật nên ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân với 2. ? Nêu cách tính chu vi của hình GHIK - Vì GHIK là hình vuông nên ta lấy độ dài của một cạnh nhân với 4. - HS làm vào vở rồi đổi chéo cho nhau để kiểm tra. - Thu 1 số vở chấm. 3 . Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài. Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009 Tiết 2: ôn tập các số đến 100 000 (tiếp) I. Mục tiêu: - Ôn tập về bốn phép tính đã học trong phạm vi 100 000. - Ôn tập về so sánh các số đến 100 000. - Ôn tập về thứ tự các số trong phạm vi 100 000. - Luyện tập về bài toán, thống kê số liệu. II. Đồ dùng dạy - học: GV vẽ sẵn bảng số bài tập 5 lên bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: - Cho một số hs lờn bảng đọc số và chỉ ra cỏc hạng của mỗi số : 2475; 2705; 2788 - Chữa bài, nhận xét và cho điểm. - 3 em lên bảng làm. - Dưới lớp theo dõi nhận xét bài của bạn. B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn ôn tập: + Bài 1: Tính nhẩm - HS nêu yêu cầu bài tập. - GV nhận xét sau đó yêu cầu HS làm bài vào vở. - HS nối tiếp nhau thực hiện nhẩm. + Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập. - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn. - Tự đặt tính và thực hiện phép tính. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở. - Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách tính. + Bài 3: So sánh các số - HS nêu yêu cầu bài tập. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. - Gọi HS nêu cách so sánh. - 4327 > 3742 vì hai số cùng có 4 chữ số, hàng nghìn 4 > 3 nên 4327 > 3742 - GV nhận xét, cho điểm. + Bài 4: GV yêu cầu HS tự làm bài. - HS tự làm bài. a) 56731 , 65371 , 67351 , 75631 b) 92678 , 82697 , 79862 , 62978 + Bài 5: GV treo bảng số liệu như bài tập 5 SGK. HS: Quan sát và đọc bảng thống kê số liệu. ? Bác Lan mua mấy loại hàng? Đó là những hàng gì? Giá tiền và số lượng của mỗi loại hàng là bao nhiêu HS: Bác Lan mua 3 loại hàng, đó là: 5 cái bát, 2 kg đường và 2 kg thịt. ? Bác Lan mua hết bao nhiêu tiền bát? Số tiền mua bát là: 2 500 x 5 = 12 500 (đồng) - GV điền số 12500 (đồng) vào bảng thống kê rồi yêu cầu HS làm tiếp. - HS tự tính. - Số tiền mua đường là: 6 400 x 2 = 12 800 (đồng) - Số tiền mua thịt là: 35 000 x 2 = 70 000 (đồng) - Số tiền bác Lan mua hết tất cả là: 12500 + 12800 + 70000 = 95 300 (đồng) - Số tiền bác Lan còn lại là: 100 000 – 95 300 = 4 700 (đồng) 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và làm bài tập. Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2009 Tiết 3 ôn tập các số đến 100 000 (tiếp) I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập về 4 phép tính đã học trong phạm vi 100 000. - Luyện tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính. - Củng cố bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu cá nhân, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên bảng làm bài: Tớnh : 173+ 879; 672- 159; 124 *3; Kiểm tra bài làm ở nhà của HS. - Chữa bài, cho điểm Hs: làm bài Hs: nhận xột B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn ôn tập: + Bài 1: - Nêu yêu cầu bài tập. GV yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở. - Tự làm bài sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra bài. + Bài 2: GV cho HS tự thực hiện phép tính - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 2 phép tính. - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. - Nêu cách đặt tính, thực hiện tính của từng phép tính ( + ), ( - ), ( x ), ( : ). + Bài 3: - Gọi HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức rồi làm bài. - 4 HS nêu cách thực hiện. - 4 HS lên bảng thực hiện. - Dưới lớp làm vào vở. a) 3257 + 4659 – 1300 = 7916 – 1300 = 6616 b) 6000 – 1300 x 2 = 6000 – 2600 = 3400 c) (70850 - 50230) x 3 = 20620 x 3 = 61860 d) 9000 + 1000 : 2 = 9000 + 500 = 9500 + Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài toán, tự làm bài. - 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - GV gọi HS nhận xét và cho điểm. + Bài 5: HS: Đọc đầu bài. ? Bài toán thuộc dạng toán gì? - Rút về đơn vị. - Gọi 1 HS lên tóm tắt và giải. 4 ngày: 680 chiếc 7 ngày: chiếc? Giải Số ti vi nhà máy sản xuất trong 1 ngày là: 680 : 4 = 170 (chiếc) Số ti vi sản xuất trong 7 ngày là: 170 x 7 = 1190 (chiếc) Đáp số: 1190 chiếc ti vi - GV chữa bài và cho điểm. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện thêm và chuẩn bị bài để giờ sau học. Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2009 Tiết 4: Biểu thức có chứa một chữ. I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được biểu thức có chứa 1 chữ, giá trị của biểu thức có chứa 1 chữ. - Biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ, băng giấy, III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng chữa bài: x X 3 = 1212. x + 156= 720 - Nhận xét và cho điểm. - 2 em lên bảng làm, dưới lớp theo dõi để nhận xét. B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Giới thiệu biểu thức có chứa 1 chữ. a.Biểu thức có chứa 1 chữ: - GV: Gọi HS đọc bài toán. ? Muốn biết Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào HS: 2 em đọc bài toán. - Ta thực hiện phép cộng số vở Lan có ban đầu với số vở mẹ cho thêm. - Treo bảng số như SGK và hỏi: ? Nếu mẹ cho Lan 1 quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở có 3 + 1 quyển vở. - GV viết vào bảng - Làm tương tự với các trường hợp thêm 2, 3, 4 quyển vở. - HS nêu số vở có tất cả trong từng trường hợp. ? Nếu mẹ cho thêm a quyển thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển - GV giới thiệu: 3 + a là biểu thức có chứa 1 chữ. - Lan có 3 + a quyển. b. Giá trị của biểu thức chứa 1 chữ: ? Nếu a = 1 thì 3 + a = ? Khi đó ta nói 4 là giá trị của biểu thức 3 + a. HS: Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4 - Làm tương tự với a = 2, 3, 4 HS: Tìm giá trị của biểu thức 3 + a trong từng trường hợp. ? Khi biết 1 giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3 + a ta làm thế nào - Ta thay giá trị của a vào biểu thức rồi thực hiện. ? Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì? - ta tính được giá trị của biểu thức 3 + a. 3. Thực hành: + Bài 1: Tính giá trị biểu thức: 6 + b với b = 4 ? Nếu b = 4 thì 6 + b bằng bao nhiêu? HS: Nêu yêu cầu của bài. - 1 HS làm mẫu. HS: Nếu b = 4 thì 6 + b = 6 + 4 = 10. - Các phần còn lại HS tự làm. 115 – c với c = 7 Nếu c = 7 thì 115 – c = 115 – 7 = 108 + Bài 2: - GV hướng dẫn làm mẫu 1 phần sau đó HS tự làm bài. x 8 30 100 125 + x 125 + 8 = 133 125 + 30 = 155 125 +100 = 225 y 200 960 1350 y – 20 200 – 20 = 180 960 – 20 = 940 1350 – 20 = 1330 + Bài 3: Tính giá trị biểu thức: 250 + m với m = 10, m = 80, m = 30 - GV gọi HS chữa bài, đổi chéo vở kiểm tra. - Chấm điểm cho HS. - 1 em đọc đề bài và tự làm bài. - 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. a) Với m = 10 thì: 250 + m=250 + 10= 260 + m = 0 thì: 250 + m = 250 + 0 = 250 + m = 80 thì: 250 + m = 250 + 80 = 330 + m = 30 thì: 250 + m = 250 + 30 = 280 b) HS tự làm vào vở. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài. Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009 Tiết 5: Luyện tập. I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về biểu thức có chứa 1 chữ. - Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - Cho hs tớnh giỏ trị của biểu thức: x + 35 nếu x= 276; x= 378; x= 280 - GV nhận xét và cho điểm. - 3 em lên bảng làm bài, -Dưới lớp làm ra nhỏp nhận xét, sửa chữa. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: Tính giá trị biểu thức: 6 x a với a = 5 ? Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức 6 x a ? Với a = 7 ta làm thế nào a = 10 ta làm thế nào HS: Nêu yêu cầu bài tập. HS: Thay số 5 vào chữ a rồi thực hiện phép tính: 6 x a = 6 x 5 = 30 6 x a = 6 x 7 = 42 6 x a = 6 x 10 = 60 Các phần còn lại HS tự làm. + Bài 2: GV cho cả lớp tự làm sau đó thống nhất kết quả. - HS nêu yêu cầu bài tập. + Bài 3: GV cho HS tự kẻ bảng và viết kết quả vào ô trống. - HS nêu yêu cầu bài tập và tự làm. + Bài 4: GV vẽ hình vuông độ dài cạnh a lên bảng ? Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào? ? Nếu hình vuông có cạnh là a, thì chu vi là bao nhiêu? GV giới thiệu: Gọi chu vi của hình vuông là P. Ta có: P = a x 4 - HS nêu yêu cầu của bài tập. - Lấy số đo 1 cạnh nhân với 4. - Chu vi là a x 4 - HS nêu lại công thức tính chu vi hình vuông. - 1 em lên bảng làm bài tập. - Dưới lớp làm vào vở. a) Chu vi hình vuông a là: 3 x 4 = 12 (cm) b) Chu vi của hình vuông là: 5 x 4 = 20 (dm) c) Chu vi của hình vuông là: 8 x 4 = 32 (cm) GV nhận xét và cho điểm. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về ụn bài và chuẩn bị bài sau. Tuần 2 Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009 Toán Tiết 6 : các số có 6 chữ số I.Mục tiêu: - Giúp HS ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. - Biết viết và đọc các số có 6 chữ số. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS làm bài . Tớnh giỏ trị biểu thức : 37 x X với X =4; X = 7 - Nhận xét và cho điểm. - HS lên bảng. - Cỏc hs khỏc làm nhỏp và chữa bài. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn bài mới: a. Số có 6 chữ số: * Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn. - GV gọi HS đứng tại chỗ nêu quan hệ giữa các hàng liền kề. 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn 10 nghìn = 1 chục nghìn * Hàng trăm nghìn: - GV giới thiệu: 10 chục nghìn = 100 nghìn 100 nghìn viết là 100 000 * Viết và đọc số có 6 chữ số: - HS theo dõi. - GV cho HS quan sát bảng có viết sẵn các hàng đơn vị -> trăm nghìn HS Gắn các thẻ số 100 000; 10 000; 10; 1 lên các cột tương ứng. - Đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn bao nhiêu chục nghìn bao nhiêu đơn vị - GV gắn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng. - Xác định lại số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị. - GV hướng dẫn HS viết số và đọc số. - HS lên bảng viết và đọc số. - Tương tự như vậy, GV lập thêm vài số. - GV viết số,yêu cầu HS lấy các thẻ số 100 000; 10 000; 1 000; 100; 10; 1 và các tấm 1, 2, 3, , 9 gắn vào các cột tương ứng trên bảng. - HS lên thực hiện. 3. Thực hành: - Bài 1: - HS Nêu yêu cầu bài tập. - GV cho HS phân tích mẫu. - GV đưa hình vẽ như SGK HS nêu kết quả cần viết vào ô trống: 523 453 Cả lớp đọc số: Năm trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi ba . - Bài 2: HS: Nêu yêu cầu và tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả. - Bài 3: HS: Nêu yêu cầu bài tập. - Nối tiếp nhau đọc các số đó. - Bài 4: HS: Nêu yêu cầu bài tập. GV nhận xét, chấm bài cho HS. - Viết các số tương ứng vào vở. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét giờ học,yêu cầu về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2009 Toán Tiết 7: Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp HS luyện viết và đọc số có 6 chữ số (cả các trường hợp có chữ số 0) - Đọc , viết thành thạo số có 6 chữ số. - Giáo dục ý thức luyện tập tốt. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV ghi bảng các số sau: 222335; 124589; 456387. - Nhận xét và cho điểm. HS: 3 – 5 em đọc các số đó. HS khỏc nhận xột. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu và ghi đầu bài: * Hướng dẫn luyện tập: a. Ôn lại hàng: - GV cho HS ôn lại các hàng đã học, quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề. - GV viết 8 2 5 7 1 3 ? Chữ số 3 thuộc hàng nào? - Hàng đơn vị ? Chữ số 1 thuộc hàng nào? - Hàng chục ? Chữ số 7 thuộc hàng nào? - Hàng trăm ? Chữ số 5 thuộc hàng nào? - Hàng nghìn ? Chữ số 2 thuộc hàng nào? - Hàng chục nghìn ? Chữ số 8 thuộc hàng nào? - Hàng trăm nghìn - GV cho HS đọc các số: 850203 ; 820004 ; 820007 ; 832100 ; 832010 - HS : Nối tiếp nhau đọc số. b. Thực hành: - Bài 1: HS: Nêu yêu cầu, tự làm bài và chữa bài. - Bài 2: GV nêu yêu cầu. + GV cho HS đọc các số. - HS xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số đã cho. - Bài 3: Nêu yêu cầu . - HS tự làm bài, sau đó vài em lên bảng ghi số của mình. GV nhận xét, cho điểm. HS: Cả lớp nhận xét. - Bài 4: HS: Đọc yêu cầu và tự nhận xét quy luật của dãy số. - Gọi HS lên bảng chữa bài. - GV Cho điểm em làm đúng, nhanh. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà ụn bài và chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2009 Toán Tiết 8: hàng và lớp I. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được: - Lớp đơn vị gồm 3 hàng: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm; Lớp nghìn gồm 3 hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. - Vị trí của từng chữ số theo hàng và theo lớp. - Giá trị của từng chữ số theo vị trí của từng chữ số đó ở từng hàng, từng lớp. II. Đồ dùng dạy – học: - Bảng phụ kẻ như phần đầu bài học. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức:. 2. Kiểm tra: - Gọi HS viết số: 321 456 ;148 253 ;... GV nhận xét . Ghi điểm. 3.Bài mới: - Giới thiệu, Ghi đầu bài. - Hướng dẫn tìm hiểu bài: - HS lên bảng viết. HS khỏc làm ra nhỏp. a. Giới thiệu lớp nghìn, lớp đơn vị: ? Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ bé đến lớn HS: Đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn. - GV giới thiệu: Các hàng này được xếp vào các lớp. Hàng đơn vị, chục, trăm hợp thành lớp đơn vị hay lớp đơn vị gồm 3 hàng: hàng đơn vị, chục, trăm. Lớp nghìn gồm 3 hàng: nghìn, chục nghìn, trăm nghìn. - GV đưa ra bảng phụ đã kẻ sẵn rồi cho HS nêu: ? Lớp đơn vị gồm những hàng nào? HS: hàng đơn vị, chục, trăm - GV viết số: 321 vào cột số trong bảng phụ rồi cho HS lên bảng viết từng chữ số vào các cột ghi hàng. - GV tiến hành tương tự như vậy với các số: 654000; 654321 HS viết số 1 vào cột đơn vị, số 2 vào cột chục, số 3 vào cột trăm. b. Thực hành: + Bài 1: - Cho HS nêu kết quả các phần còn lại. - Quan sát và phân tích mẫu trong SGK. - HS nêu kết quả các phần còn lại. + Bài 2: a) GV chỉ viết số 46307 lên bảng chỉ lần lượt vào từng số yêu cầu HS nêu tên hàng tương ứng. HS: Nêu chữ số 3 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị. - GV ghi số 65032 lên bảng và hỏi chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào? HS: hàng chục, lớp đơn vị. - GV hỏi tương tự với các số còn lại. b) GV cho HS nêu lại mẫu. - Viết số 38753 lên bảng và yêu cầu HS đọc số HS: Đọc số ? Chữ số 7 thuộc hàng nào, lớp nào? - hàng trăm, lớp đơn vị. ? Giá trị của chữ số 7 là bao nhiêu? - là 700 GV cho HS làm tiếp các phần còn lại. + Bài 3: GV nhận xét, cho điểm. HS: Tự làm theo mẫu: 52314 = 50 000 + 2 000 + 300 + 10 + 4 503060 = 500 000 + 3 000 + 60 83760 = 80 000 + 3 000 + 700 + 60 176091 = 100 000 + 70 000 + 6 000 + 90 + 1 + Bài 4: HS: Tự làm rồi chữa bài. + Bài 5: HS: Quan sát mẫu rồi tự làm bài. 4. Củng cố – dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- giao an toan lop4 ky1.doc