Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên

Ý 1: sự gắn bó lâu đời của tre với người Việt Nam.

- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng.

- Đọc thầm, tiếp nối nhau trả lời.

+ Chi tiết: không đứng khuất mình bóng râm.

+ Hình ảnh : Bão bùng thân bọc lấy thân - Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm - Thương nhau tre chẳng ở riêng - Lưng trần phơi nắng phơi sương - Có manh áo cộc tre nhường cho con

 

doc29 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
---------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Viết và so sánh được các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5 ; 68 < x < 92 (với x là số tự nhiên).
- Bài tập cần làm: Bài 1, 3, 4.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập tiết 16, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1: GV cho HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- GV hỏi thêm về trường hợp các số có 4, 5, 6, 7 chữ số.
- GV yêu cầu HS đọc các số vừa tìm được.
 Bài 3: GV viết lên bảng phần a của bài: 
859£67 < 859167 và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm số điền vào ô trống.
- Tại sao lại điền số 0?
- GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách điền số của mình.
 Bi 4: GV yêu cầu HS đọc bài mẫu, sau đó làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- HS về nhà làm các bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở:
a) Số bé nhất có một chữ sốlà 0.
 Số bé nhất có hai chữ số là 10.
 Số bé nhất có ba chữ số là 100.
b) Số lớn nhất có một chữ số là 9. 
 Số lớn nhất có hai chữ số là 99.
 Số lớn nhất có ba chữ số là 999.
- Điền số 0.
- HS giải thích.
- HS làm bài và giải thích tương tự như trên.
 a) 859067 < 859167
 b) 492037 > 482037
 c) 609608 < 609609
 d) 264309 = 264309
- Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
 b) 2 < x < 5
Các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5 là 3, 4. Vậy x là 3, 4.
-----------------------------------------------------
Luyện từ và câu
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. MỤC TIÊU: 
- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).
- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bài tập 4
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Phần nhận xét:
- GV giúp HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- Tổ chức phân tích bài a và b.
- Hướng dẫn rút ra nhận xét.
- Có những từ phức do 2 tiếng có nghĩa tạo thành.
- Có những từ phức do những tiếng có vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại tạo thành.
c. Phần ghi nhớ:
- Từ ví dụ ở phần nhận xét GV rút ra ghi nhớ
- GV giải thích phần ghi nhớ
d. Luyện tập:
 Bài tập 1: Luyện tập phân biệt giữa từ ghép và từ láy.
- GV lưu ý HS:
+ Chú ý những chữ in nghiêng, in đậm
+ Xác định các tiếng trong các từ phức có nghĩa hay không? Cả 2 đều có nghĩa là từ ghép (chúng có thể giống nhau ở âm đầu hay vần)
- GV chốt 
 Bài tập 2: tìm các từ ghép và từ láy có chứa các tiếng: ngay, thẳng, thật.
- HS có thể tra từ điển
- GV nhận xét
- GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu một số ví dụ về từ đơn và từ phức.
- Viết bài tập 2 vào vở.
- Đọc thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài: Luyện tập về từ ghép và từ láy.
- HS giải thích nghĩa các thành ngữ, tục ngữ ở BT4
- 1 HS đọc nội dung bài tập và gợi ý
- Cả lớp đọc thầm lại
- 1 HS đọc câu thơ thứ nhất, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, nêu nhận xét.
- Các từ phức truyện cổ, ông cha do các tiếng có nghĩa tạo thành (truyện + cổ, ông + cha)
- Từ phức thầm thì do các tiếng có âm đầu (th) lặp lại nhau tạo thành.
- HS đọc câu thơ tiếp theo
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, nêu nhận xét.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Trao đổi nhóm đôi làm vào giấy.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS biết từ “cứng cáp” chỉ có tiếng cứng có nghĩa, tiếng cáp không có nghĩa. Đây là từ láy chỉ trạng thái đã khỏe, không còn yếu ớt.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS sử dụng từ điển để tìm từ.
- HS báo cáo kết quả
- Nhận xét.
-------------------------------------------
Luyện tiếng việt
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố từ ghép với từ láy đơn giản (BT1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2), đặt câu với từ tìm được ở bài tập 2.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách miêu tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: cho các từ sau: Ngoằn ngoèo, lưng núi, hương vị, buổi sáng, núi rừng, trong trẻo, ngọt êm, mật ong, thơm tho, lồng ngực, lâng lâng, nhộn nhịp, dồn dập, lảnh lót, mê mải
Ghi vào bảng cho đúng
Từ ghép
Từ láy
Bài 2: Tìm từ ghép , từ láy:
a, Chứa tiếng nhỏ:
b, Chứa tiếng vui:
c, Chứa tiếng chăm:
Bài 3: Đặt câu với một từ ghép hoặc từ láy tìm được ở bài tập 2 ( KG đặt 2 từ)
- Thu vở chấm điểm, nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- 2 HS trả lời.
- 2 HS đọc đề.
- Làm vở - nêu kết quả
Từ ghép
Từ láy
lưng núi, hương vị, buổi sáng, núi rừng, ngọt êm, mật ong, lồng ngực
Ngoằn ngoèo,trong trẻo, thơm tho, lâng lâng, nhộn nhịp, dồn dập, lảnh lót, mê mải
HS làm miệng - nối tiếp nêu kết quả
- Nhỏ xíu, nhỏ bé, nhỏ nhắn, nho nhỏ
- Vui vui, vui tươi, vui vẻ
- Chăm chỉ,chăm làm , chăm học
- Làm bài vào vở
- HS lắng nghe.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ Tư ngày 1 tháng 10 năm 2014
Tập đọc
TRE VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: bao giờ, nắng nỏ, bão bùng, lũy thành, mang dáng thẳng, 
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
- Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: tự, lũy thành, áo cộc, nòi tre, nhường 
- Hiểu ND: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. (trả lời được các câu hỏi 1, 2); thuộc khoảng 8 dòng thơ.
- Giáo dục HS những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.
- GD BVMT: Những hình ảnh về cây tre và búp măng non vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG :
- Tranh minh họa trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kieåm tra baøi cuõ: 
- Gọi HS lên bảng đọc bài “Một người chính trực” và TLCH về nội dung bài. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
* Luyện đọc: 
- Yêu cầu HS mở SGK trang 41 và luyện đọc từng đoạn (3 lượt HS đọc).
- Gọi 3 HS đọc lại toàn bài.
- GV chú ý sửa lỗi cho từng HS.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam?
- Không ai biết tre có tự bao giờ. Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa. Tre là bầu bạn của người Việt.
+ Đoạn 1 muốn nói với chúng ta điều gì? 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Chi tiết nào cho thấy cây tre như con người? 
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại?
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc búp măng? Vì sao?
- Đoạn 2, 3 nói lên điều gì?
- GDBVMT: Những hình ảnh về cây tre và búp măng non vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: 
- Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?
- Ghi ý chính đoạn 4.
- Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ: xanh, mai sau, thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già, măng mọc.
+ Nội dung của bài thơ là gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
* Đọc diễn cảm và học thuộc lòng 
- Gọi 1 HS đọc bài thơ, cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc.
- Giới thiệu đoạn thơ cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc hay.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ và cả bài.
- Gọi HS thi đọc.
- Nhận xét, tìm ra bạn đọc hay nhất.
- Nhận xét và cho điểm HS đọc hay, nhanh thuộc.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Qua hình tượng cây tre, tác giả muốn nói lên điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- 3 HS đọc 3 đoạn của bài, 1 HS đọc toàn bài.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự:
+ Đoạn 1: Tre xanh ... bờ tre xanh.
+ Đoạn 2: Yêu nhiều ...hỡi người.
+ Đoạn 3: Chẳng may ... gì lạ đâu.
+ Đoạn 4: Mai sau ... tre xanh.
- 3 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời.
+ Câu thơ: Tre xanh 
 Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
- Lắng nghe.
+ Ý 1: sự gắn bó lâu đời của tre với người Việt Nam.
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
- Đọc thầm, tiếp nối nhau trả lời.
+ Chi tiết: không đứng khuất mình bóng râm.
+ Hình ảnh : Bão bùng thân bọc lấy thân - Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm - Thương nhau tre chẳng ở riêng - Lưng trần phơi nắng phơi sương - Có manh áo cộc tre nhường cho con.
+ Hình ảnh: Nòi tre đâu chịu mọc cong, cây măng mọc lên đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre, tre già truyền gốc cho măng.
+ Ý 2: Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của cây tre.
+ Ý 3: Sức sống lâu bền của cây tre.
- Lắng nghe.
+ Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực thông qua hình tượng cây tre.
- 2 HS nhắc lại.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- 3 HS đọc đoạn thơ và tìm ra cách đọc hay.
- 3 đến 5 HS thi đọc hay.
- HS thi đọc trong nhóm.
- Mỗi tổ cử 1 HS tham gia thi.
- 1 HS nêu 
------------------------------------------- 
Toán
YẾN, TẠ, TẤN
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu nhận biết độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ của yến, tạ, tấn và kg.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng giữa tạ, tấn với ki-lô-gam. 
- Biết thực hiện các phép tính với các đơn vị đo: tạ, tấn.
- HS làm được các BT: 1; 2; 3 (chọn 2 trong 4 phép tính).
- NDĐC: BT2, Cột 2: Làm 5 trong 10 ý.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 17.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Giới thiệu yến, tạ, tấn: 
* Giới thiệu yến:
- Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào?
- GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục ki-lô-gam người ta còn dùng đơn vị là yến.
- 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến bằng 10 kg.
- GV ghi bảng 1 yến = 10 kg.
- Một người mua 10 kg gạo tức là mua mấy yến gạo?
- Mẹ mua 1 yến cám lợn, vậy mẹ mua bao nhiêu ki-lô-gam cám?
- Bác Lan mua 20 kg rau, tức là bác Lan đã mua bao nhiêu yến rau?
- Chị Quy hái được 5 yến cam, hỏi chị Quy đã hái bao nhiêu ki-lô-gam cam?
* Giới thiệu tạ:
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ.
- 10 yến tạo thành 1 tạ, 1 tạ bằng 10 yến.
- 10 yến tạo thành 1 tạ, biết 1 yến bằng 10 kg, vậy 1 tạ bằng bao nhiêu ki-lô-gam?
- Bao nhiêu ki-lô-gam thì bằng 1 tạ?
- GV ghi bảng 1 tạ = 10 yến = 100 kg.
- 1 con bê nặng 1 tạ, nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu ki-lô-gam?
- Một con trâu nặng 200 kg, tức là con trâu nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu yến?
* Giới thiệu tấn:
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục tạ người ta còn dùng đơn vị là tấn.
- 10 tạ thì tạo thành 1 tấn, 1 tấn bằng 10 tạ. (Ghi bảng 10 tạ = 1 tấn)
- Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến?
- 1 tấn bằng bao nhiêu ki-lô-gam?
- GV ghi bảng:
 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg
- Một con voi nặng 2000kg, hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ?
- Một xe chở hàng chở được 3 tấn hàng, vậy xe đó chở được bao nhiêu ki-lô-gam hàng?
c. Luyện tập, thực hành:
 Bài 1
- GV cho HS làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài. GV gợi ý HS hình dung về 3 con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất.
- Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu ki-lô-gam ?
- Con voi nặng 2 tấn tức là bao nhiêu tạ?
 Bài 2
- GV viết lên bảng câu a, yêu cầu cả lớp suy nghĩ để làm bài.
- Giải thích vì sao 5 yến = 50 kg?
- Em thực hiện thế nào để tìm được 
1 yến 7 kg = 17 kg ?
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài a và 5 ý đầu của bài b.
- GV sửa chữa, nhận xét và ghi điểm.
 Bài 3. (cột 1):
- GV viết lên bảng: 18 yến + 26 yến, sau đó yêu cầu HS tính.
- GV yêu cầu HS giải thích cách tính của mình.
- GV nhắc HS khi thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng chúng ta thực hiện bình thường như với các số tự nhiên sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính. Khi tính phải thực hiện với cùng một đơn vị đo.
3. Củng cố, dặn dò:
- Bao nhiêu kg thì bằng 1 yến, 1 tạ, 1 tấn? 
- 1 tạ bằng bao nhiêu yến?
- 1 tấn bằng bao nhiêu tạ?
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Gam, ki-lô-gam.
- HS nghe giảng và nhắc lại.
- Tức là mua 1 yến gạo.
- Mẹ mua 10 kg cám.
- Bác Lan đã mua 2 yến rau.
- Đã hái được 50 kg cam.
- HS nghe và ghi nhớ: 10 yến = 1 tạ
- 1tạ = 10 kg x 10 = 100 kg.
- 100 kg = 1 tạ.
- 10 yến hay 100kg.
- 20 yến hay 2 tạ.
- HS nghe và nhớ.
- 1 tấn = 100 yến.
- 1 tấn 1000 kg.
- 2 tấn hay nặng 20 tạ.
- Xe đó chở được 3000 kg hàng.
- HS đọc:
a) Con bò nặng 2 tạ.
b) Con gà nặng 2 kg.
c) Con voi nặng 2 tấn.
- Là 200 kg.
- 20 tạ.
- HS làm.
- Vì 1 yến = 10 kg 
nên 5 yến = 10 x 5 = 50 kg.
- Có 1 yến = 10 kg , 
vậy 1 yến 7 kg = 10 + 7 = 17kg.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- HS tính.
- Lấy 18 + 26 = 44, sau đó viết tên đơn vị vào kết quả.
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài cho nhau.
 18 yến + 26 yến = 44 yến
 648 tạ - 75 tạ = 573 tạ
- 10 kg = 1 yến, 100 kg = 1 tạ, 1000 kg = 1 tấn.
- 10 yến.
- 10 tạ.
-----------------------------------------
Tập làm văn
 CỐT TRUYỆN 
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu thế nào là một cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện : mở đầu, diễn biến, kết thúc. (ND Ghi nhớ)
- Bước đầu biết sắp xếp lại các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện kể lai truyện đó (BT mục III).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Một bức thư thường gồm những phần nào? Hãy nêu nội dung của mỗi phần.
- Gọi HS đọc lại bức thư mà mình viết cho bạn.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài 
b. Tìm hiểu ví dụ 
 Bài 1 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Theo em thế nào là sự việc chính?
- Yêu cầu các nhóm đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và tìm các sự việc chính.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Nhắc nhở HS chỉ ghi một sự việc bằng một câu.
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận về phiếu đúng. (Như SGV)
 Bài 2
- Chuỗi các sự việc như bài 1 được gọi là cốt truyện của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Vậy cốt truyện là gì?
 Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Sự việc 1 cho em biết điều gì?
- Sự việc 2, 3, 4 kể lại những chuyện gì?
- Sự việc 5 nói lên điều gì? 
- Kết luận: (SGV)
- Cốt truyện thường có những phần nào?
c. Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS mở SGK trang 30. đọc câu chuyện Chiếc áo rách và tìm cốt truyện của câu chuyện.
- Nhận xét, khen những HS hiểu bài.
d. Luyện tập 
 Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và sắp xếp các sự việc bằng cách đánh dấu theo số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- Gọi HS lên bảng xếp thứ tự các sự việc bằng băng giấy. Cả lớp nhận xét.
- Kết luận: 1b – 2d – 3a – 4c – 5e – 6g.
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tập kể lại truyện trong nhóm
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện Cây Khế khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: Luyện tập xây dựng cốt truyện
- 1 HS trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Sự việc chính là những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến cac câu chuyện mà khi thiếu nó câu chuyện không còn đúng nội dung và hấp dẫn nữa.
- Hoạt động trong nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc lại phiếu đúng.	
- Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- Sự việc 1 nêu nguyên nhân Dế Mèn bênh vực Nhà Trò.
- Sự việc 2, 3, 4 kể lại Dế Mèn đã bênh vực Nhà Trò như thế nào? 
- Sự việc 5 nói lên kết quả bọn nhện phải nghe theo Dế Mèn.
- Có 3 phần: phần mở đầu, phần diễn biến, phần kết thúc.
- 2 đến 3 HS đọc phần Ghi nhớ.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Suy nghĩ tìm cốt truyện.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Thảo luận và làm bài.
- 2 HS lên bảng xếp, HS dưới lớp nhận xét. 
- Đánh dấu bằng bút chì vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Tập kể trong nhóm.
- HS trả lời 
-----------------------------------------
Luyện Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Viết và so sánh được các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 3 ; 28 < x < 48 (với x là số tròn chục).
- HS làm được các BT ở VBT trang 19.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS lên bảng vẽ tia số
- 1 HS nêu ví dụ về dãy số tự nhiên
2. Baøi môùi: 
a. Giôùi thieäu baøi 
b. Luyện tập:
 Bài 1: HS đọc yêu cầu BT (HS cả lớp)
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
 Bài 2: HS nêu yêu cầu BT (HS cả lớp)
- HS làm vào bảng con.
 Bài 3: HS nêu yêu cầu 
- Lớp làm vào vở.
 Bài 4: HS nêu yêu cầu BT (HS K, G)
- Lớp làm vào VBT – 2 HS lên bảng làm
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- HS về nhà ôn tập các kiến thức đã học.
- HS lên bảng thực hiện
- 1 HS đọc yêu cầu
8 100, 8 500, 8 900
- HS đọc yêu cầu
136
- HS đọc yêu cầu
a, 4 710 68 524
c, 25 367 > 15 367 , d, 282 828 < 282 829
- HS xác định yêu cầu
a, Số tự nhiên bé hơn 3 là : 0, 1, 2
 Vậy X là 0, 1, 2
b, Số tròn chục lớn hơn 28 và bé hơn 48 là 30.
 vậy X = 30
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ Năm ngày 2 tháng 10 năm 2014
Toán
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết tên gọi, độ lớn, kí hiệu của đề-ca-gam, héc-tô-gam; quan hệ giữa đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng. 
- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
- HS làm được BT1, BT2.
II. ĐỒ DÙNG
 - Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS lên bảng làm các BT1, 2, 3 của tiết 18, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài
b. Giới thiệu đề-ca-gam, héc-tô-gam.
* Đề-ca-gam:
- GV giới thiệu: để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta còn dùng đơn vị đo là đề-ca-gam.
- 1 đề-ca-gam cân nặng bằng 10 gam.
- Đề-ca-gam viết tắt là dag.
- GV viết lên bảng 10g = 1dag.
- Mỗi quả cân nặng 1g, hỏi bao nhiêu quả cân như thế thì bằng 1 dag.
* Héc-tô-gam:
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng trăm gam, người ta còn dùng đơn vị đo là héc-tô-gam.
- 1 hec-tô-gam cân nặng bằng 10dag và bằng 100g.
- Héc-tô-gam viết tắt là hg.
- GV viết lên bảng 1hg = 10dag = 100g.
- Mỗi quả cân nặng 1dag. Hỏi bao nhiêu quả cân cân nặng 1hg ?
 c. Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng:
- Kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học.
- Nêu lại các đơn vị trên theo thứ tự từ bé đến lớn. Đồng thời ghi vào bảng đơn vị đo khối lượng.
- Trong các đơn vị trên, những đơn vị nào nhỏ hơn ki-lô-gam?
- Những đơn vị nào lớn hơn ki-lô-gam?
- Bao nhiêu gam thì bằng 1 dag?
- GV viết vào cột dag : 1dag = 10g
- Bao nhiêu đề-ca-gam thì bằng 1 hg?
- GV viết vào cột 1hg = 10 dag.
- GV hỏi tương tự để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng như SGK.
- Mỗi

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 4 CKTKN.doc