Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Luyện tập (tiếp theo)

Mục tiêu:

- Củng cố cho HS cách đổi đơn vị đo thời gian, so sánh đơn vị đo thời gian; cách tính thế kỉ

- Rèn kỹ năng làm toán với các số đo thời gian đã học.

II. Đồ dùng dạy- học:

- HS: Vở BTT 4.

III. Các hoạt động dạy- học.

 

doc10 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Luyện tập (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. Đồ dùng dạy - học:
- HS: Vở BTTN Toán 4.
C¸c ho¹t ®éng d¹y- häc.
Ho¹t ®éng cña thÇy
Ho¹t ®éng cña trß
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.( BTTN-12)
Bài 10, 16: Đúng ghi Đ, Sai ghi S.- Cho HS tự làm vở- gọi 3 HS lên bảng.
- Nhận xét, đánh giá.
- KL cách chuyển từ 2 đơn vị ra 1 đơn vị và ngược lại. Cách nhân, chia với đơn vị đo khối lượng.
Bài 11, 13: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
- Cho HS làm vở, gọi 2 em làm bảng.
- Nhận xét, đánh giá.
- KL cách chuyển từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ và ngược lại. Cách cộng, trừ với đơn vị đo khối lượng.
Bài 12,14, 15. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Cho HS làm bảng.
- Chữa bài, nhận xét.
KL: Thực hiện 4 phép tính với đơn vị đo khối lượng như với các số tự nhiên rồi viết tên đơn vị đo sau phần số.
- Chấm, chữa bài.
3.Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau về đo thời gian.
- HS làm vào vở - 3 HS làm bảng và giải thích cách làm
- HS làm vở.
- 2HS lên bảng chữa bài, nêu cách làm.
- Nhận xét và bổ sung
- HS làm bảng con - 3 em làm bảng lớp nêu cách làm.
- Nhận xét, bổ sung.
________________________________________
Toán(Rkn)
LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố cho HS cách đổi đơn vị khối lượng, đo thời gian, cách tính thế kỉ.
- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn với các số đo khối lượng đã học.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- HS: Vở BT Toán 4.
III. Hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.( BTTN.13)
 Bài 1. Điền dấu(, =) thích hợp vào chỗ chấm.
- Cho HS làm vở, gọi 2 HS chữa bài.
KL: Phải đưa về cùng 1 đơn vị đo rồi so sánh.
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm.
- Nêu cách tính thế kỉ với năm có 3; 4 chữ số?
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S
- Cho HS làm vở, gọi 2 HS làm bảng.
- Nêu cách đổi đơn vị đo thời gian từ 2 đơn vị ra một đơn vị và ngược lại.
- Muốn tìm 1 phần mấy của giờ, của thế kỉ ta làm như nào?
- Nhận xét, KL ý đúng.
 Bài 4: Giải toán.
- Cho HS làm vở, gọi 1 HS chữa bảng.
- Thu bài chấm, nhận xét.
3.Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau .
- HS đọc, nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài vào vở- 2 HS chữa bài
- Nhận xét, bổ sung.
- HS chữa bài miệng 
 1-2 HS trả lời.
 Nhận xét, bổ sung
- HS đọc – phân tích bài toán 
 HS tự làm vào vở, 2 HS làm bảng.
 2 HS trả lời.
- 2 HS trả lời.
Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc - phân tích bài toán 
- HS làm miệng vở, 1 em làm bảng
____________________________________
Tiếng việt (Rkn)
Chính tả: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I . Mục tiêu: Giúp học sinh: 
 - Nghe- viết đúng trình bày Chính tả sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận , viết đẹp .
II. Đồ dùng dạy- học
- HS: Bảng con.
III . Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS viết bài
a. GV đọc mẫu đoạn viết
b. Tìm hiểu nội dung
- Đoạn văn cho ta biết điều gì?
c. Luyện viết từ khó
-Từ nào viết khó và dễ lẫn có trong bài?
- Yêu cầu HS viết vào bảng con tiếng, từ khó và câu dài.
- Lời nói của các nhân vật được viết thư thế nào?
 - GV đọc chính tả
 - GV đọc soát lỗi
- Thu vở và chấm 10 bài.
GV nhận xét – yêu cầu HS sửa lỗi sai
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về viết lại cho đẹp.
 - Nghe, mở sách
- 1-2 HS trả lời.
- HS nêu
- HS luyện viết bảng con, nhận xét và sửa sai: luộc, lẽ nào, ắp ...
- Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng
- Học sinh viết bài vào vở
- Học sinh đổi vở, soát lỗi
- Nghe nhận xét, tự sửa lỗi
______________________________________________________________________
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Toán(Rkn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách đổi đơn vị đo khối lượng( từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ).
- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn với các số đo khối lượng đã học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- HS: Vở Toán(RKN) 
III. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm
1 kg = g 2 kg 500 g =g
2 kg 50g = g 2 kg 5 g =g
2000 g = ...kg 5 kg =g
Bài 2: Điền dấu(, =) thích hợp vào chỗ chấm.
50 kg.... 5 yến 45 yến ...... 450 kg
450 yến..... 45 tạ 4 tấn........ 4010 kg
5100 kg..... 52 tạ 50 tạ.........5 tấn
- Chấm một số bài và nhận xét
Bài 3: Tính
123 kg + 456 kg 504 kg – 498 kg
234 kg x 4 456 kg : 3
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Giải toán
Tóm tắt: Xe thứ nhất chở: 7 tấn xi-măng
 Xe thứ hai chở ít hơn : 500 kg xi-măng
 Cả 2 xe chở	: ...... tạ xi-măng?
- Chấm một số bài và nhận xét
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
- HS làm vào vở
 1 HS lên bảng chữa bài.
 Đổi vở tự kiểm tra
 Nhận xét và chữa
- HS làm vào vở.
 2 HS lên bảng chữa bài.
 Nhận xét, chữa bài
- HS làm bảng con
 1-2 HS nêu cách làm
- HS giải bài toán theo tóm tắt.
 - 1 HS lên bảng chữa bài.
 - Nhận xét và chữa bài
_______________________________________
Tiếng việt (Rkn)
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC- TỰ TRỌNG
I . Mục tiêu :Giúp HS:
- Củng cố một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ,tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng)về chủ điểm Trung thực- Tự trọng, tìm được từ đồng nghĩa trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được, nắm được nghĩa từ “tự trọng”.
- Giáo dục học sinh tính trung thực trong cuộc sống hằng ngày.
II . Đồ dùng dạy- học
- GV + HS: Từ điển Tiếng Việt.
- HS: BTTN Tiếng Việt 4.
III . Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm BT(BTTN. T19)
Bài 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ trung thực?
- HD HD dựa vào từ điển để tìm nghĩa đúng.
- KL ý đúng.
Bài 2: Sắp xếp các từ thành hai loại: từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với từ trung thực.
- Yêu cầu HS trao đổi cặp rồi nối tiếp lên bảng điền từ vào đúng cột.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng:
- Tìm thêm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực?
Bài 3. Tự trọng có nghĩa là gì?
- Yêu cầu HS tra từ điển, nêu miệng.
- Nhận xét
Bài 4. Đặt câu với từ trung thực và tự trọng.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 5: Câu thành ngữ, tục ngữ nào nói về tính trung thực, câu nào nói về lòng tự trọng?
- Yêu cầu HS thảo luận trong bàn làm bài, gọi 2 HS chữa bài.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
- 1HS đọc nội dung BT cả lớp tự làm bài 
 1 học sinh chữa bài.( ý C)
- 1 HS đọc nội dung bài
HS trao đổi trong bàn làm bài, nối tiếp lên bảng chữa bài.
+ Từ cùng nghĩa với trung thực: Thẳng thắn, ngay thẳng, thành thật, thật tâm
+ Từ trái nghĩa với trung thực: Dối trá, gian dối, gian lận, gian giảo, lừa bịp
 Nối tiếp trả lời.
- HS nêu yêu cầu của bài, cả lớp tự làm bài - nêu miệng.
- Tự đặt 2 câu theo yêu cầu, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc yêu cầu bài 4- cả lớp làmVở BT
- 2 em chữa bài trên bảng 
+Các thành ngữ, tực ngữ a,c,d nói về tính trung thực.
+Các thành ngữ, tục ngữ : b,e nói về lòng tự trọng 
_______________________________________
Tiếng việt (Rkn)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu :
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề, xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu niên và kể lại vắn tắt câu chuyện đó .
- HS có kỹ năng làm bài tốt.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- HS: Vở T. Việt (RKN), BTTN TV 4.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.( BTTN. T17- 18)
*HĐ1: Xác định yêu cầu đề bài
- Phân tích, gạch chân từ ngữ quan trọng.
 + Truyện có mấy nhân vật ?
 + Đây là truyện có thật hay tưởng tượng, vì sao em biết?
 - Yêu cầu chính của đề là gì?
*HĐ2: Thực hành xây dựng cốt truyện
 - GV đưa ra các câu hỏi để gợi ý
+ Câu chuyện xảy ra từ bao giờ? Ở đâu?
+ Nhân vật là ai?
+ Chuyện gì xảy ra với đôi bạn?
+ Bê Vàng đi đâu? Gặp chuyện gì?
+ Dê Trắng làm gì khi không thấy bạn về?
+ Câu chuyện cho ta thấy điều gì?
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- GV nhận xét
- GV khen những HS kể tốt, đánh giá, ghi điểm .
3.Củng cố- Dặn dò:
- Để xây dựng được cốt truyện cần làm gì ?
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS viết lại câu chuyện vào vở.
- 1em đọc yêu cầu đề bài: Dựa vào bài thơ: Gọi bạn để xây dựng cốt truyện nói về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng.
- Phân tích tìm từ quan trọng
- 2-3 em nối tiếp trả lời
- HS nhận xét, bổ sung
- Theo dõi các câu hỏi gợi ý.
- HS làm bài theo cặp
- Từng cặp kể vắn tắt truyện đã chuẩn bị
 - HS thi kể trước lớp
 - Lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
______________________________________________________________________
Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2011
Toán(Rkn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách đổi đơn vị đo thời gian, so sánh đơn vị đo thời gian; cách tính thế kỉ
- Rèn kỹ năng làm toán với các số đo thời gian đã học.
II. Đồ dùng dạy- học:
- HS: Vở BTT 4. 
III. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm BT( BTT. 22-23)
Bài 1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Cho HS làm vở, gọi 2 em chữa bài.
- Nhận xét và chữa
- Nêu cách đổi từ phút ra giây và ngược lại?
Nêu cách đổi từ thế kỉ ra năm và ngược lại?
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Cho HS làm vở, gọi 1 em làm bảng.
- Nêu cách tính thế kỉ với năm có 2; 3; 4 chữ số?
Bài 3: Điền dấu , = vào chỗ chấm.
- Nêu cách so sánh số đo thời gian?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- KL cách làm: lấy số ngày từ 23 tháng nyaf đến 1 tháng sau chia cho 7 dư 1 là thứ liền sau...., 
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
- HS làm vào vở
 2 HS lên bảng chữa bài.
 Đổi vở tự kiểm tra
 1-2 HS trả lời. 
- HS làm vào vở.
 1 HS lên bảng chữa bài.
 Nhận xét, chữa bài
 1 HS trả lời
- HS làm vở
 1-2 HS nêu cách làm
 - HS thảo luận theo bàn làm bài- nêu miệng.( đáp án A. thứ tư)
 - Nhận xét và chữa bài
_______________________________________
Toán(Rkn)
 TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết cách tính số trung bình cộng của nhiều số.
- Giáo dục học sinh biết vận dụng tìm số trung bình cộng trong cuộc sống hàng ngày khi cần thiết .
II.Đồ dùng dạy- học:
- HS: Vở BT Toán 4
III.Hoạt động trên- lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.( BTT. T 24) 
 Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- GV HD HS tự làm bài.
- Nêu cách tìm số TBC của 4 số?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Giải toán.
- Gọi HS đọc, phân tích đề, nêu cách giải.
- Cho lớp làm vở, 1 HS làm bảng.
- Đánh giá, chữa bài.
Bài 3: Giải toán.
- Tiến hành như bài 2.
- Chấm, chữa bài, nhận xét
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
-1 HS đọc yêu cầu BT, HS cả lớp tự làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm bài.
-HS đọc, phân tích đề bài, nêu cách làm.
1 Hs làm bảng, lớp làm vở.
Bài giải
Trung bình mỗi giờ ô tô chạy được là:
( 140+ 48+ 53) : 3 = 47(km) 
 Đáp số: 47 km
Lớp đổi vở kiểm tra
- 1 HS đọc bài, phân tích bài, nêu cách giải.
- HS cả lớp tự làm bài vào vở - 1HS làm bảng nhóm.
- HS theo dõi và chữa bài.
______________________________________
Tiếng việt (Rkn)
TẬP LÀM VĂN: VIẾT THƯ
Đề bài: Viết thư cho một người bạn để hỏi thăm và kể về tình hình học tập của em cho bạn nghe.
I. Mục tiêu : 
- Củng cố kĩ năng viết thư : HS viết được một lá thư thăm hỏi, bày tỏ tình cảm chân thành .
- Bức thư đúng thể thức ( đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư )
- HS có ý thức trong giờ làm bài.
II. Đồ dùng dạy- học 
- GV: Bảng lớp chép đề
- HS : Giấy viết phong bì, tem thư
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài
*HĐ1. Hướng dẫn nắm yêu cầu đề bài
- GV đọc, chép đề bài lên bảng
- Nêu nội dung của 1 lá thư?
- Đối tượng nhận thư là ai?
- GV nhắc nhở HS : Lời lẽ trong thư cần chân thành
*HĐ2. HS thực hành viết thư
 - GV quan sát, nhắc nhở ý thức làm bài.
 - Cuối giờ thu bài.
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh
- Về nhà luyện viết lại bài cho hay
- Vài em nêu lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của 1 lá thư
- Vài HS nêu đối tượng nhận thư.
- HS viết thư vào giấy đã chuẩn bị, viết xong gấp thư cho vào phong bì, viết nội dung phong bì, nộp bài cho GV.
______________________________________________________________________
Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2011
Toán(Rkn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
- Giáo dục học sinh biết vận dụng tìm số trung bình cộng trong cuộc sống hàng ngày khi cần thiết .
II. Đồ dùng dạy- học: 
GV : - Bảng nhóm , HS : bảng con , bút dạ .
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.( BTT. T 24) 
 Bài 1: Viết và tính
- GV HD HS tự làm bài.
Chú ý pahir ghi câu trả lời rồi mới viết phép tính.
- Nêu cách tìm số TBC của 2; 3 số?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tính nhẩm kết quả.
- Muốn tìm tổng 2 số khi biết TBC của 2
- Cho HS tự làm các phần còn lại - nêu miệng kết quả.
Bài 3: Giải toán.
- Gọi HS đọc, phân tích đề, nêu cách giải.
- Cho lớp làm vở, 1 HS làm bảng.
- Biết TBC của 2 số và biết 1 số rồi, muốn tìm số còn lại ta làm như nào?
Bài 3: Giải toán.
- Tiến hành như bài 2.
- Chấm, chữa bài, nhận xét
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
-1 HS đọc yêu cầu BT, HS cả lớp tự làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm bài.
VD: Số TBC của 35 và 40 là:
 (35+ 45): 2 = 40 
 2-3 HS trả lời.
-HS đọc, phân tích đề bài, nêu cách làm.
 Lấy tổng đó nhân với 2.
Lớp làm vở - nối tiếp nêu miệng.
 Nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc bài, phân tích bài, nêu cách giải.
 HS cả lớp tự làm bài vào vở - 1HS làm bảng nhóm.
 HS theo dõi và chữa bài.
Lấy tổng 2 số trừ đi số đã biết.
- 1 HS đọc bài, phân tích bài, nêu cách giải.
 HS cả lớp tự làm bài vào vở - 1HS làm bảng nhóm.
_________________________________________
Tiếng việt (Rkn)
DANH TỪ
I . Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Củng cố kiến thức danh từ là những từ chỉ sự vật.
- Nhận biết được danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ cho trước và kĩ năng đặt 
câu vớ danh từ.
- Rèn kĩ năng tìm từ và đặt câu.
II. Đồ dùng dạy- học
- HS: Vở bài tập TNTiếng Việt. 
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.( BTTN. T 20) 
Bài 1: Gạch dưới 5 danh từ trong câu.
- Cho HS tự làm vở, gọi HS nối tiếp làm bảng.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng( phường, thị xã, phong trào, đồng bào, thiên tai)
Bài 2: Tìm:
a. 5 danh từ chỉ sự vật.
b. 5 danh từ chỉ hiện tượng
c. 3 danh từ chỉ khái niệm.
- Yêu cầu HS làm vở
- Nhận xét và sửa
Bài 3: Đặt 2 câu với 2 danh từ ở mỗi nhóm của BT 2.
- Nhận xét chữa bài.
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
- 1 em đọc nội dung bài 1. Lớp đọc thầm
 Học sinh tự làm vào vở .
 Lần lượt nhiều em lên bảng làm bài, mỗi em l gạch 1 danh từ.
 Lớp nhận xét
- 1 em đọc yêu cầu
- Học sinh tự làm bài 
 1 em làm bài trên bảng phụ
 Lớp nhận xét
 Chữa bài đúng vào vở.
- HS làm vở- 3 HS làm bảng nhóm.
Lần lượt đọc các câu vừa đặt
- Lớp nhận xét
_____________________________________
Tiếng việt (Rkn)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại một câu chuyện có 3 nhân vật người mẹ bị ốm, người con và một bà tiên
I. Mục tiêu :
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề, xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu niên và kể lại vắn tắt câu chuyện đó .
- HS có kỹ năng làm bài tốt.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- HS: Vở T. Việt (RKN), BT TV 4.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.
*HĐ1: Xác định yêu cầu đề bài
 - Phân tích, gạch chân từ ngữ quan trọng.
 + Truyện có mấy nhân vật ?
 + Đây là truyện có thật hay tưởng tượng, vì sao em biết?
 - Yêu cầu chính của đề là gì?
*HĐ2: Thực hành xây dựng cốt truyện
 - GV đưa ra các câu hỏi để gợi ý
+ Câu chuyện xảy ra từ bao giờ? Ở đâu?
+ Nhân vật là những ai?
+ Chuyện gì xảy ra với người mẹ?
+ Người con chăm sóc mẹ như nào? 
+ Bệnh tình của người mẹ như nào?
+ Bà tiên đã thử lòng người con như nào?
+ Người mẹ chữa khỏi bệnh nhờ đâu?
+Câu chuyện cho ta thấy điều gì?
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- GV nhận xét
- GV khen những HS kể tốt, đánh giá, ghi điểm .
3.Củng cố- Dặn dò:
- Để xây dựng được cốt truyện cần làm gì?
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS viết lại câu chuyện vào vở.
- 1em đọc yêu cầu đề bài: 
- Phân tích tìm từ quan trọng
- 2-3 em nối tiếp trả lời
- HS nhận xét, bổ sung
- Theo dõi các câu hỏi gợi ý.
- HS làm bài theo cặp
- Từng cặp kể vắn tắt truyện đã chuẩn bị
 - HS thi kể trước lớp
 - Lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
______________________________________________________________________
TUẦN 6
Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011
Toán(Rkn)
LUYỆN VIẾT SỐ. ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách viết số có nhiều chữ số.
- Củng cố cách đổi các đơn vị đo thời gian đã học.
- Rèn kỹ năng trình bày bài khoa học.	

File đính kèm:

  • docGiao an 4 tuan 5buoi 2.doc