Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Đạo đức : Hiếu thảo với ông bà cha mẹ

Rèn chữ viết cho HS giúp HS viết đúng chính tả, đúng tốc độ. Chữ viết tương đối đẹp và trình bày cẩn thận đoạn 1,2 trong bài “ “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi”.

* HS yếu nghe gv đọc và viết tương đối chính xác, trình bày khá rõ ràng đoạn văn.

- HS viết chữ đẹp biết trình bài viết sạch, đẹp.

 

doc27 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Đạo đức : Hiếu thảo với ông bà cha mẹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí, nghị lực của con người. Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực(BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn(BT3); hiểu ý nghĩa chung một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học(BT4).
*-HS yếu bước đầu nắm được một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người .
 - HS khá, giỏi biết giải nghĩa các câu tục ngữ.
B. Đồ dùng dạy -học:
-GV: Một số tờ phiếu để HS làm BT, SGK, bảng phụ.
- HS: Vở trắng, VBT, bảng con.
C. Phương pháp và hình thức
 	 - Phương pháp:giảng giải, vấn đáp, thực hành, luyện tập, đánh giá.
 - Hình thức: Nhóm, cá nhân, lớp.
D. Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
+Nêu định nghĩa tính từ và cho VD về tính từ.
-GV nhận xét, ghi điểm.
2 /Giới thiệu bài(1’) 
3/ Hướng dẫn làm bài tập 
BT1: (7’) Tìm hiểu ý nghiã của tiếng chí rồi xếp các từ đã cho vào 2 nhóm thích hợp .
+Hiểu nghĩa :
Nhóm 1: Chí : có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất). chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công. .
Nhóm 2 : Chí : có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp như: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
BT2 (8’) Tìm hiểu nghĩa của từ nghi lực 
+Đọc các dòng SGK/118 . xem xét dòng nào phù hợp với nghĩa của từ nghị lực. ( b )
- GV nhận xét. 
BT3 (8’): Điền từ vào chỗ trống trong câu để hiểu nghĩa từ và bước đầu luyện tập dùng từ đặt câu.
+ Tìm hiểu các từ đã cho :
- GV: Các ô trống cần điền là : nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.
BT4 : (8’)
- Tìm hiểu ý nghĩa cửa một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người .
- GV :
a / Lửa thử vàng, gian nan thử sức nghĩa là: đừng sợ vất vả gian nan 
4 / Củng cố, dặn dò .(3’)
-GV nhận xét tiết học
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng 3 câu tục ngữ
- Chuẩn bị bài sau.
HS nêu
- Lớp nhận xét.
+Thảo luận nhóm 2 – làm vở 
- Đại diện 2 nhóm trình bày
- Lớp nhận xét.
+ Làm bài cá nhân
- HS nêu miệng kết quả.
+ Trao đổi theo cặp-làm vở 
-2 HS làm bảng nhóm.
-Lớp nhận xét . 
+ HS khá giỏi nêu 2-3câu
+HS TB, yếu nêu từ 1-2 câu
Tiết 5: Kỹ thuật : 
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (T3)
A.Mục tiêu:
 - HS biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
 - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm.
 * Với HS khéo tay: Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
 - Yêu thích sản phẩm mình làm được.
B. Đồ dùng day - học:
- GV: mẫu thêu, vải, kim ,len, kéo, bút chì, thước...
- HS: vải, kim ,len, kéo, bút chì, thước...
C.Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp:trực quan, quan sát, luyện tập, thực hành.
 	- Hình thức: cá nhân, lớp.
D. Hoạt động dạy -học 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
*Hoạt động 1 : (5’) Bài cũ
-Gọi HS nhắc lại thao tác kỹ thuật khâu
+Đột mau
+Đột thưa
-Nhận xét
Giới thiệu bài : Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu đột . 
*Hoạt động 2 : (15’) Thực hành 
-Theo dõi, giúp đỡ HS
*Hoạt động 3: (7’)Trưng bày sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm theo tổ
- GV nhận xét.
*Hoạt động nối tiếp : (3’)
-Hệ thống bài
-HS đọc ghi nhớ 
-Dặn tiết sau thực hành
-Nhận xét tiết học
-HS nêu
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS thực hành
- HS nhận xét, đánh giá.
-HS lắng nghe
-HS đọc
 Tiết 5: Khoa học :
SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
A.Mục tiêu :Sau bài học , học sinh biết :
-Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ .
-Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nhà nước trong tự nhiên. 
 - HS khá, giỏi vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
B. Đồ dùng dạy - học :
-GV: -Hình Sgk 
- HS : VBT, SGK
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp:hỏi đáp, trực quan, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành, kiểm tra, đánh giá.
 - Hình thức: nhóm, cá nhân, lớp.
D. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
*Hoạt động 1 : (4’) Kiểm tra bài cũ 
-Gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ : Mây được hình thành như thế nào ? mưa từ đâu ra ?
-Nhận xét ghi điểm
*Hoạt động 2 : (1’) Giới thiệu bài : 
*Hoạt động 3 : (10’) Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
-Yêu cầu HS quan sát sơ đồ trang 48
-Giúp HS giới thiệu các chi tiết trong sơ đồ 
-GV vừa nói và vẽ sơ đồ trang 48 
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 chỉ vào sơ đồ và nói sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
-KL : 
*Hoạt động 4 : (10’) Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
-Giao nhiệm vụ như yêu cầu trang 49
-Gọi HS trình bày sản phẩm trước lớp
-Nhận xét, kết luận :
*Hoạt động nối tiếp : (5’)
-Gọi HS đọc mục bạn cần biết 
-Chuẩn bị bài 24 . 
-Nhận xét tiết học
-HS trả lời
-HS lắng nghe
-HS quan sát sơ đồ
+Các đám mây 
+Giọt mưa từ đám mấy đen rơi 
 -HS lắng nghe .
-HS thảo luận nhóm 2 và trình bày .
- HS khá, giỏi vẽ.
-HS tự hoàn thành.
-HS trình bày nhóm 2.
-HS đọc
-HS lắng nghe 
BUỔI CHIỀU
Tiết 1 :BD TOÁN. NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
A.Mục tiêu. 
 - Bồi dưỡng kiến thức về nhân một số với một hiệu. Làm được các bài tập trong bài.
B.Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: luyện tập, thực hành, kiểm tra, đánh giá.
 - Hình thức: cá nhân, lớp.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I/ Luyện tập : 
Bài 1: Tính:
 a)645 x (30 - 6) ; b) 278 x (50 - 9) 
 c) 137 x 13 – 137 x 3 ; d) 538 x 12 – 538 x 2
- GV nhận xét.
Bài2 :Một cửa hàng có 215 thùng dầu, mỗi thùng có 50 lít. Cửa hàng đã bán đi 150 thùng dầu. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu lít dầu?
- GV nhận xét.
Bài 3 : Điền số thích hợp vào ô trống
a)4 x (4 + 5) = 4 x 4 + 4 x 
 b) x (7 + 5) = 12 x 10
II/ Củng cố - dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau.
- Lớp làm vào bảng con.
- 4HS lên bảng làm.
 -Lớp theo dõi nhận xét bài của bạn .
- HS tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét 
- HS lên bảng làm bài..
-HS nêu miệng kết quả.
- Lớp nhận xét.
 Tiết 2 HDTV: LUYỆN VIẾT
ĐOẠN 1,2 :BÀI :“VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI.
A. Mục tiêu
- Rèn chữ viết cho HS giúp HS viết đúng chính tả, đúng tốc độ. Chữ viết tương đối đẹp và trình bày cẩn thận đoạn 1,2 trong bài “ “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi”.
* HS yếu nghe gv đọc và viết tương đối chính xác, trình bày khá rõ ràng đoạn văn.
- HS viết chữ đẹp biết trình bài viết sạch, đẹp. 
B. Lên lớp.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết.
- GV đọc đoạn viết HS đọc thầm.
- GV gọi HS đọc
 - Gọi một HS lên bảng viết từ khó
- GV nhận xét, sửa sai.
- Tìm hiểu nội dung đoạn viết.
3.GV đọc HS viết:
 -GV gọi HS đọc lại đoạn cần viết.
- GV đọc HS viết.
 -HS soát lại bài.
 4, Chấm chữa bài:
 - GV thu 1/3 vở chấm
 - Nhận xét bài viết.
5, Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
 -Chuẩn bị bài sau.
- Hai HS đọc đoạn cần viết.
- HS nêu các từ ngữ hay viết sai.(quẩy, hãng buôn, kinh doanh, trắng)
-Lớp viết vào bảng con.
- HS đọc lại các từ vừa viết.
- HS trả lời.
- HS viết bài vào vở.
- HS đổi chéo vở kiểm tra lỗi
Tiết 3: HDTV. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH TỪ
A. Mục tiêu
 - HS TB, yếu nhận biết được các tính từ qua các bài tập
 	 - HS khá, giỏi biết đặt câu với các tính từ.
B.Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Giới thiệu bài
2. Thực hành
 Bài 1: Gạch dưới tính từ trong đoạn thơ sau:
Việt Nam đẹp khắp trăm miền
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này
Xóm làng đồng ruộng rừng cây
Non cao gió dựng sông đầy nắng chang
Sum suê xoài biếc cam vàng
Dừa nghiêng cau thẳng hàng hàng nắng soi.
- GV HD HS làm
- GV, HS nhận xét.
Bài 2:Em hãy viết một đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu tả cánh đồng lúa chín trong đó có sử dụng 3 tính từ miêu tả các sắc độ khác nhau của màu vàng. 
-GV, HS nhận xét.
3.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- HS làm vào vở.- HS đọc bài của mình.
- HS nhận xét.
 Việt Nam đẹp khắp trăm miền
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này
Xóm làng đồng ruộng rừng cây
Non cao gió dựng sông đầy nắng chang
Sum suê xoài biếc cam vàng
Dừa nghiêng cau thẳng hàng hàng nắng soi.
- HS làm vào vở.
 - 1 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình.
- HS nhận xét.
Thứ tư, ngày 11 tháng 11 năm 2009
Tiết 1: Toán 
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu:
-Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và cách nhân 1 số với 1 tổng ( hoặc hiệu ) .trong thực hành tính, tính nhanh . 
* HS khá, giỏi làm hết bài tập 4.
B. Đồ dùng dạy học :
- GV:Bảng phụ, Sách toán 4.
-HS: SGK, VBT, Vở trắng.
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: quan sát, luyện tập, thực hành, kiểm tra, đánh giá.
 	- Hình thức: cá nhân, lớp.
D. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.Bài cũ:(4’)
-Bài tập 2 SGK
- GV nhận xét.
1/Giới thiệu bài: (1’) 
2/Củng cố kiến thức đã học : (7’)
+Tính chất giao hoán của phép: +, x
+Tính chất kết hợp của phép: +, x
+ Nhân 1 tổng với 1 số
+ Nhân 1 hiệu với 1 số
3/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập : (20’)
*Bài tập 1: (dòng 1)Tính.
Củng cố lại tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép : +, x
*Bài tập 2 :Tính bằng cách thuận tiện nhất 
HS chỉ làm dòng 1 của a,b
VD: 135 x 5x 6 = 135 x ( 5 x 6 ) ..
- GV nhận xét.
*Bài tập 4 : 
-Gọi HS nêu cách tính diện tích, chu vi hình
chữ nhật .
-Gọi HS tóm tắt và nêu cách giải 
- GV nhận xét.
4/Củng cố , dặn dò : (4’)
-Hệ thống bài
-Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
4 HS lên bảng làm bài 
Lớp nhận xét.
+ HS nêu miệng các kết luận.
+ HS yếu làm từ bài 1a(dòng 1)
-HS vận dụng tính chất giao hoán 1 số nhân với 1 tổng ( một hiệu ) để tính. 
a) 135 x (20 + 3)
 = 135 x 23 
 = 3375
-Tính bằng cách thuận tiện 
-HS làm bài vào vở.
-2 HS lên bảng làm bài. HS nhận xét.
-HS nêu cách tính diện tích , chu vi hình chữ nhật .
+Làm vở 
HS yếu, TB chỉ tính chu vi.
HS khá, giỏi tính cả diện tích.
1 HS làm vào bảng nhóm
HS nhận xét.
Tiết 2: Tập đọc 
VẼ TRỨNG
A. Mục tiêu:
-Đọc đúng các tên riêng nước ngoài:( Lê-ô-nác đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô); Bước đầu biết đọc diễn cảm được bài văn -giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng .Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo ân cần 
-Hiểu nội dung: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê ô-nác đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài.
*-HS yếu bước đầu đọc đúng tên nước ngoài, đọc đ ược câu, đoạn ngắn trong bài. Bước đầu đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu .
* HS khá, giỏi đọc diễn cảm từng đoạn, toàn bài.
B. Đồ dùng dạy -học :
-GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
- HS: SGK
C.Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp:hỏi đáp, giảng giải, trực quan, quan sát, kiểm tra, đánh giá, thực hành cá nhân.
 - Hình thức:cá nhân, lớp.
D.Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Á/Kiểm tra bài cũ (5’) Bài “Vua tàu thuỷ “ Bạch Thái Bưởi 
-Đoạn 1 : Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?
Đoạn2 :Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ? 
-GV nhận xét.
B/ Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài : (1’) 
2/ Luyện đọc (12’) 
* Đọc tiếp nối đoạn :
+Đ1 : Từ đầu đến vẽ được như ý (chia làm 3 đoạn nhỏ)
+Đ2 : Còn lại 
- Chú ý các từ: Lê –ô-nác đô đa Vin-xi, Vê –rô-ki-ô, khổ luyện, kiệt xuất 
* Đọc theo cặp
* Đọc cả bài 
* Giải nghĩa từ SGK / 121 
* GV đọc diễn cảm toàn bài
3 / Tìm hiểu bài (10’)
-Đoạn 1 : ( đọc tiếng )
H: Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác đô đa Vin-xi cảm thấy chán ngán ?
H : Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì ? 
-Đoạn 2 : ( đọc tiếng )
H: Lê –ô-nác đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào ? 
H : Theo em nguyên nhân nào khiến cho Lê –ô-nác đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng?
4 / Đọc diễn cảm ( 8’)
-Đọc diễn cảm đoạn 1.
-H/ D HS luyện đọc đoạn1.(giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng )
-Cho HS thi đọc 
C / Củng cố, dặn dò (4’) 
H : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?.
-GV nhận xét tiết học
-Yêu cầu HS về nhà kể lại cho người thân nghe
- 2 HS lên bảng đọc và TLCH.
-HS nhận xét.
+HS khá, giỏi đọc cả đoạn. 
+HS :TB, yếu đọc tiếp nối trong đoạn ( Đoạn 1; 3 HS)
-HS đọc từ khó
- HS đọc theo nhóm 2.
+Vì mười mấy ngày cậu chỉ vẽ trứng .
+Để biết cách quan sát sừ vật một cách tỉ mỉ .
+ Trở thành danh hoạ kiệt xuất .
+ Gặp thầy giỏi, giỏi bẩm sinh, khổ luyện nhiều năm.
+ Cá nhân
+Cá nhân
+HS tự phát biểu 
+Phải khổ công luyện mới thành tài
Tiết 3: Kể chuyện : 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE- ĐÃ ĐỌC
A.Mục tiêu:
-Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện(mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
-Hiểu và trao đổi với được với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện .
-Rèn kỹ năng nghe: HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn .
*HS yếu bước đầu kể được từng đoạn của bài kể chuyện.
* HS khá, giỏi kể chuyện tự nhiên có sáng tạo. 
B. Đồ dùng dạy - học :
-GV: Một số câu chuyên viết về người có nghị lực, bảng phụ, SGK
- HS: SGK, một số câu chuyện.
C.Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp:hỏi đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm.
 - Hình thức: nhóm, cá nhân, lớp.
D.Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ (4’)
+Dựa vào tranh 1+2+3 kể lại phần đầu câu chuyện Bàn chân kì diệu . 
- GV nhận xét.
2 /Giới thiệu bài: (1’)
3 /Hướng dẫn đề bài: ( 7’)
a/ Hướng dẫn HS hiểu đề bài. 
* Đề bài : Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực . 
H : Em chọn truyện nào? ở đâu ?
-GV: Các em có thể chọn các truyện có trong gợi ý, các em cũng có thể chọn truyện ngoài Sgk
+Cho HS đọc gợi ý 3 .
+GV lưu ý HS :
.Trước khi kể, các em cần giới thiệu tên câu chuyện, tên nhân vật trong truyện mình kể .
.Kể tự nhiên, không đọc truyện 
 4/ Kể chuyện (20’)
-Cho HS kể theo cặp + trao đổi ý nghĩa câu chuyện mình kể
-Cho HS thi kể
-GV chốt lại +khen những HS kể hay
4 / Củng cố, dặn dò: ( 3’)
-GV nhận xét chung tiết học
-Nhắc HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
-Xem trước bài kể chuyện ở tuần 13
- 2 HS kể lại
- HS nhận xét.
+ HS đọc đề và tìm hiểu cách kể 
theo gợi ý 1,2,3 SGK/119,120
+ Nhóm 2
+HS TB, yếu kể từng đoạn chuyện, .
+ HS khá giỏi kể toàn truyện .
+ Cá nhân
Tiết 4: Anh Văn
(GV bộ môn dạy)
Tiết 5 : Địa lý : 
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
A.Mục tiêu : Học xong bài này hs biết :
-Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta.
+Đồng bằng Bắc Bộ có hình dạng tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
+ Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống sông ngăn lũ.
- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ(lược đồ) địa lý tự nhiên VN .
-Chỉ một số sông chính trên bản đồ(lược đồ): sông Hồng, sông Thái Bình.
*HS khá, giỏi: Dựa vào ảnh trong SGK, mô tả đồng bằng Bắc Bộ:Đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảnh ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước.
B.Đồ dùng dạy - học :
-GV:Tranh ảnh, bản đồ địa lý tự nhiên VN hoặc lược đồ.
-HS: sưu tầm tranh ảnh, SGK, VBT.
C.Phương pháp và hình thức
- Phương pháp: hỏi đáp, trực quan, quan sát, thực hành, luyện tập, thảo luận, kiểm tra, đánh giá.
- Hình thức: Nhóm, cá nhân, lớp.
D.Hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
*Khởi động : (4’) Kiểm tra bài cũ
-Gọi HS lên bảng trả lời bài “Trung du Bắc Bộ “ ?
-Nhận xét, ghi điểm .
*Hoạt động 1 : (1’) Giới thiệu bài mới
*Hoạt động 2 : (9’) Đồng bằng lớn ở Miền Bắc.
-Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lý tự nhiên VN .
-Giới thiệu đồng bằng Bắc Bộ có hình dạng hình tam giác với đỉnh ở vị trí, cạnh đáy là đường bờ biển .
+Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên ?
+Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta .
+Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì? 
*Hoạt động 3 : (12’) Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ .
-Yêu cầu HS quan sát H1 của mục 2 sau đó lên bảng chỉ 1 số con sông ở đồng bằng Bắc Bộ
+Tại sao có tên gọi là sông Hồng 
-GV chỉ trên bản đồ VN sông Hồng và sông Thái Bình
-Yêu cầu HS đọc thầm Sgk trả lời câu hỏi .
+Khi mưa nhiều nước sông ngòi, hồ, ao thường như thế nào ?
+Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm ?
+Vào mùa mưa nước các sông ở đây như thế nào ?
GV nói thêm về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê .
Hệ thống đê : 
-Dựa vào Sgk và hiểu biết thảo luận câu hỏi sau :
+Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì ?
+Ngoài việc đắp đê , người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất ?
-GV kết luận chung về tác dụng, vị trí, đặc điểm của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ .
luận :
*Hoạt động nối tiếp : (4’) 
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ Sgk
-Yêu cầu HS nêu đặc điểm chính của ĐBBB vừa chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN
-Về nhà sưu tầm tranh ảnh về ĐBBB
-Nhận xét tiết học 
-HS trả lời
-HS lắng nghe
-HS quan sát 
-HS lắng nghe
+Sông Hồng, sông Thái Bình
+  lớn thứ 2
+Địa hình thấp, bằng phẳng, sông chảy ở đồng bằng thường uốn lượn quanh co.Những nơi có màu sẫm hơn là làng mạc của người dân .
-HS thực hiện theo yêu cầu
+Vì có nhiều phù sa nên nước sông quanh năm có màu đỏ do đó có tên gọi là sông Hồng. 
-Đây là con sông lớn nhất MB, bắt nguồn từ Trung Quốc, .. , sông Lục Nam hợp thành . 
-HS thực hiện theo yêu cầu
-Mùa hè
-Nước sông lên nhanh .
-HS thảo luận N4
-HS trình bày
-Nhận xét
+ Tác dụng : ngăn lũ 
+Vị trí : dọc 2 bên bờ sông 
Đặc điểm : dài, cao và vững chắc nhiều đoạn đê 
-HS đọc
-HS nêu
-HS lắng nghe
BUỔI CHIỀU
(Tổ chức, hướng dẫn HS sinh hoạt tập thể)
Thứ năm , ngày 12 tháng 11 năm 2009
Tiết 1: Toán : 
NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
A. Mục tiêu:
-Biết cách nhân với số có 2 chữ số .
-Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có 2 chữ số .
*-HS yếu bước đầu biết cách nhân với số có 2 chữ số dạng đơn giản.
* HS khá, giỏi nhận biết nhanh về tích riêng.
B. Đồ dùng dạy học :
- GV:Bảng phụ, Sách toán 4.
-HS: SGK, VBT, Vở trắng.
C.Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: quan sát, luyện tập, thực hành, kiểm tra, đánh giá.
 	- Hình thức: cá nhân, lớp.
D. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.Bài cũ:(4’)
-Làm bài tập 3 
- GV nhận xét.
II. Bài mới:
1/Giới thiệu bài: (1’) 
2/Tìm cách tính 36 x 23: (7’ ) 
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và thực hiện đặt tính và tính .
-Gọi HS nêu cách tính 
36 x 3 , 36 x 20
3/ Giới thiệu cách đặt tính và tính : (7’)
-HD, HS đặt tính và tính (SGK/69)
-Giới thiệu tích riêng 108 và 720
-Gọi HS nêu cách tính
4/ Thực hành : (18’)
*Bài tập 1 (a,b,c) Đặt tính và tính như phần bài học
a) 86 x 53 ; b) 33 x 44 ; c) 157 x 24
*Bài tập 3 : Bài toán đơn 
- GV hướng dẫn cách làm.
GV theo dõi, nhận xét.
5/Củng cố , dặn dò : (3’)
-Hệ thống bài
-Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
-36 x 23 bằng tổng của 36 x 20 và 36 x 3
-HS viết : 36 x 23 = 36 x ( 20 + 3)
= 36 x 20 + 36 x 3
= 720 + 108 = 828
 36
 x
 23
 108
 72
 828
-HS đặt tính và tính
 -HS làm vào bảng con
- HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét.
-HS đọc đề toán.
- HS khá, giỏi nêu cách giải.
- HS làm bài vào vở.
-Kiểm tra chéo
+ 48 x 25 = 1200 ( trang )
Tiết 2: Luyện từ và câu 
TÍNH TỪ(TT)
A.Mục tiêu :
-Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất .
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất(BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được(BT2, BT3, mục III).
*HS yếu bước đầu nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất trong bài.
 - HS khá, giỏi biết đặt câu có sử dụng tính từ.
B. Đồ dùng dạy -học:
-GV: Một số tờ phiếu để HS làm BT, SGK, bảng phụ.
- HS: Vở trắng, VBT.
C.Phương pháp và hình thức
 	 - Phương pháp:giảng giải, vấn đáp, thực hành, luyện tập, đánh giá.
 - Hình thức: Nhóm, cá nhân, lớp.
D.Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I.Kiểm tra bài cũ (4’) 
- Tính từ là gì ? cho ví dụ .
- GV nhận xét.
II. Lên lớp :
1/Gi

File đính kèm:

  • docGAn 2buoiL4Tat ca cac monTuan 12 Soan theo chuanKTKN.doc