Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần Tập đọc: Nếu chúng mình có phép lạ (tiếp theo)

- Yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và đọc thầm.

- Nhận xét bạn đọc? Theo em đoạn văn này chúng ta cần đọc như thế nào?

- Yêu cầu HS thể hiện lại.

- GV nhận xét ghi điểm.

?Vậy bạn nào có thể nêu cho cô nội dung của bài là gì?

 

doc56 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần Tập đọc: Nếu chúng mình có phép lạ (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sai nhịp
- Cách đánh giá : Đánh giá theo mức độ thực hiện động tác của từng hs.
+ Hoàn thành tốt : thực hiện động tác đều đúng với khẩu lệnh.
+ Hoàn thành : thực hiện động tác đều đúng với khẩu lệnh , có thể bị mất thăng bằng đôi chút khi thực hiện động tác quay sau nhưng thứ tự động tác vẫn thực hiện được.
+ Chưa hoàn thành ; thực hiện động tác không đều đúng với khẩu lệnh của GV hoặc lúng túng không biết làm động tác
- Gv điều khiển
- Biểu dương những tổ có nhiều đôi làm đúng.
b) Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi: Bỏ khăn
- Giải thích cách chơi.
- GV nhẩy mẫu
- Một tổ chơi thử.
- Các tổ thi đua.
- GV quan sát nhận xét.
- GV làm trọng tài.
- Nhận xét tuyên dương đội thắng, nhẩy lò cò một vòng quanh sân
C. Phần kết thúc:
 - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát theo nhịp
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét đánh giá kết quả tiết học.
6’
20’
14’
6’
5’
Lớp trưởng tập trung lớp theo đội hình:
 * * * * * *
 * * * * * * H1 
 * * * * * * 
kiểm tra theo đơn vị tổ và chỉ huy của tổ trưởng:
- Đội hình tập như H1
Đội hình trò chơi: 
- Chạy chậm thả lỏng hít thở sâu, tích cực
Đạo đức
 Tiết kiệm tiền của (Tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu
Học xong bài này, HS hiểu:
- Mọi người phải tiết kiệm tiền của vì tiền của do sức lao động vất cả của con người mới có được.
- Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, không lãng phí, thừa thãi.
- Biết thực hành tiết kiệm tiền của
- Có ý thực tiết kiệm tiền của
II. Đồ dùng dạy học
III. Lên lớp
A. Bài cũ
? Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Gia đình em có tiết kiệm tiền của không?
- GV kết luận: Việc tiết kiệm tiền của là không của riêng ai, em phải tiết kiệm và nhắc nhở mọi người cùng tiết kiệm.
Yêu cầu HS nêu một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một số việc em thấy gia đình mình chưa tiêt kiệm?
	( 3 em kể)
* Hoạt động 2: Em đã tiết kiệm chưa?
- GV yêu cầu HS đổi chéo vởi kiểm tra
 - Kết luận: Những bạn biết tiết kiệm là người thực hiện được cả 4 hành vi tiết kiệm. Còn lại các em cố gắng thực hiện tiết kiệm hơn.
Yêu cầu HS làm bài tập 4(SGK)
	? Việc nào thể hiện tiết kiệm? (a, b, g, h, k)
	? Việc làm nào thể hiện sự không tiết kiệm? (c, d, đ, e, i)
	- 2-3 em nêu
* Hoạt động 3: Em xử lí thế nào?	
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
- Yêu cầu HS thảo luận nêu cách xử lý tình huống.
+ Tình huống 1: Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào?
+ Tình huống 2: Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới khi chưa chơi hết những đồ đã có. Tâm sẽ nói gì với em?
+ Tình huống 3: Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vở đang dùng còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà
- Yêu cầu các nhóm trả lời.
- Yêu cầu các nhóm khác quan sát, nhận xét xem cách xử lý nào thể hiện được sự tiết kiệm.
? Cần phải tiết kiệm như thế nào?
? Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
+ Tình huống 1: Tuấn không xé vở và khuyên Bằng chơi trò chơi khác.
+ Tình huống 2: Tâm dỗ em chơi các đồ chơi đã có. Như thế mới đúng là bé ngoan.
+ Tình huống 3: Hỏi Hà xem có thể tận dụng không và Hà có thể viết tiếp vào đó sẽ tiết kiệm hơn.
- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, hợp lý, không lãng phí và biết giữ gìn các đồ vật.
- Giúp ta tiết kiệm công sức, để tiền của dùng vào việc khác có ích hơn.
III. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
 Ngày soạn: 26/ 10/ 2008
Ngày giảng: Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2008
Tập đọc
Đôi giày ba ta màu xanh
I. Mục tiêu
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu, làm cho cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đầu đến trường.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài, bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
- Hai HS đọc thuộc lòng bài Nếu chúng mình có phép lạ.
? Nêu ý nghĩa của bài?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
? Bức tranh minh hoạ bài tập đọc gợi cho em biết điều gì?
- Bài tập đọc Đôi giầy ba ta màu xanh sẽ cho các em biết về ước mơ, về tình cảm của mọi người dành cho nhau thật yêu thương, gần gũi. Mỗi người đều có một ước mơ và thật hạnh phúc khi ước mơ đó trở thành hiện thực
- Bức tranh minh hoạ gợi cho em thấy không khí vui tươi trong lớp học và cảm giác sung sướng của một bạn nhỏ khi có được đôi giày như mình mong ước
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc.
+ Sửa lỗi phát âm cho HS: ôm sát chân, run run. Hàng khuy, ngọ nguậy, 
+ Sửa cách ngắt nghỉ cho HS: Tôi tưởng tượng / nếu mang nó vào / chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng / trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi
- Gv đọc mẫu.
- 2HS đọc nối tiếp lần 1 ( 3 lượt):
+ Đoạn 1: Từ đầu đến của các bạn tôi.
+ Đoạn 2: Còn lại.
- 2HS đọc nối tiếp lần 2 (2 lượt)
+) HS đọc thầm phần chú giải SGK
- Hs luyện đọc nối tiếp theo nhóm bàn.
- Hai HS đọc cả bài.
b) Tìm hiểu bài:
* Vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh:
- Một HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
? Nhân vật “tôi” là ai?
? Ngày bé chị phụ trách đội mơ ước điều gì?
? Tìm những câu văn tả vẻ đẹp đôi giày ba ta?
? Hãy nêu nghệ thuật tả đôi giày ba ta của tác giả?
? Mơ ước của chị phụ trách về đôi giày ngày ấy có đạt được không?
? Em hiểu từ “tưởng tượng” như thế nào?
- GV giảng ngày còn bé, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Chị phụ trách đội luôn mong mình có 1 đôi giày ba ta đẹp. Một mơ ước tưởng như vô cùng giản dị ấy đã không trở thành hiện thực nhưng bằng niềm mơ ước, khát khao đến cháy bỏng đã giúp chị luôn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống, vào những điều tốt đẹp trong tương lai.
? Nêu ý chính đoạn 1?
- Nhân vật “tôi” là: chị phụ trách.
- Mơ ước có một đôi giày ba ta màu xanh như đôi giày của anh họ chị.
- Cổ giày ôm sát chân. Dây trắng nhỏ vắt ngang.
- So sánh, nhân hoá.
- Mơ ước không đạt được, chị chỉ tượng tưởng mang đôi giày thì bước đi sẽ nhẹ nhàng và nhanh hơn.
1) Vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh 
* Niềm vui sướng và sự cảm động của Lái khi được nhận đôi giày:
* Chuyển ý: Từ mơ ước của mình hồi còn bé, chị phụ trách đội sẽ làm gì khi thấy 1 cậu bé có mơ ước giống mình. Các em cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 của bài
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
? Chị phụ trách đội được giao nhiệm vụ gì?
? Hãy giải nghĩa từ: Lang thang?
? Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì?
? Vì sao chị biết điều đó?
? Chị đã làm gì để động viên Lái trong buổi đầu tiên đến lớp?
? Tại sao chị chọn cách làm đó?
? Tìm những chi tiết trong bài cho thấy sự cảm động và niềm vui sướng của Lái khi nhận đôi giày?
- GV giảng: Trẻ em luôn ao ước, nâng niu. Giữ gìn những ước mơ, những hoài bão của mình. Cho dù đó chỉ là những ước mơ tưởng như vô cùng giản dị. Vậy thì mỗi chúng ta hãy biết yêu thương, chia xẻ tình cảm của mình với những người khác. Hãy giúp trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước có thể biến ước mơ thành hiện thực. Khi đó ta sẽ thấy được niềm vui và sự xúc động của Lái khi được tặng giày.
? Nêu ý chính của đoạn 2?
- Chúng ta vừa được tìm hiểu toàn bộ nội dung của bài tập đọc. Để giúp các em luyện đọc tốt hơn chúng ta cùng luyện đọc diễn cảm.
- Vận động một cậu bé lang thang đi học.
- Lang thang có nghĩa là không có nhà ở, người nuôi dưỡng, sống tạm bợ trên đường phố.
- Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi.
- Vì chị theo Lái trên khắp các đường phố.
- Tặng cho Lái một đôi giày ba ta màu xanh.
- Chị muốn Lái hiểu chị rất yêu thương Lái và muốn Lái đi học.
- Hôm nhận giày, tay Lái run run.nhảy tưng tưng.
-Niềm vui sướng và sự cảm động của Lái khi được nhận đôi giày.
c) Hướng dẫn HS đọc diễm cảm:
- GV treo bảng phụ đoạn cần luyện đọc: Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! 
+ Tôi tưởng tượng / nếu mang nó vào / chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng / trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi
- Yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- Nhận xét bạn đọc? Theo em đoạn văn này chúng ta cần đọc như thế nào?
- Yêu cầu HS thể hiện lại. 
- GV nhận xét ghi điểm.
?Vậy bạn nào có thể nêu cho cô nội dung của bài là gì?
- GV ghi bảng.
- 2 HS nối tiếp đọc lại bài.
- HS khác nhận xét, đọc lại.
- HS luyện đọc theo cặp ( 2’ ) 
- 2 HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét HS đọc hay nhất theo tiêu trí sau:
+) Đọc đúng bài, đúng tốc độ chưa?
+) Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chưa?
+) Đọc đã diễn cảm chưa?
- 2 HS thi đọc diễn cảm toàn bài.
- HS khác nhận xét.
3. Củng cố:
? Qua bài văn, em thấy chị phụ trách là người như thế nào?
-Nhận xét tiết học và dặn HS về nhà học thuộc bài
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Rèn kĩ năng giải toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo thời gian.
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
? Nêu các bước tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó?
- Chữa bài 3 SGK.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Giờ học toán hôm nay các em sẽ được luyện tập về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 2. Thực hành:
* Bài 1: 
- HS đọc đề bài
- HS làm bài cá nhân, 3 HS làm bảng. 
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Nêu cách tìm số lớn và số bé khi biết tổng và hiệu của hai số đó?
- Đổi chéo vở kiểm tra.
a) Số lớn là:
 ( 24 + 6): 2 = 15
 Số bé là:
 15 – 6 = 9
b) Số lớn là:
 ( 60 + 12): 2 = 36
 Số bé là:
 36 – 12 = 24
c) Số bé là:
 ( 325 - 99): 2 = 113
 Số lớn là:
 163 + 99 = 212
* GV chốt: HS củng cố cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu. 
* Bài 2:
- HS đọc bài toán
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Một HS tóm tắt bài trên bảng.
- Nhìn tóm tắt đọc lại đề bài.
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng. 
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Nêu cách giải khác
- Một HS đọc, cả lớp soát bài.
Em:
 40m 36tuổi 
Chị:
 ?tuổi
Bài giải
Tuổi của em là:
( 36 – 8 ) : 2 = 14 (tuổi)
Tuổi của chị là:
14 + 8 = 22 (tuổi)
 Đáp số: Chị :22tuổi ; Em: 14 tuổi
* GV chốt: Bài tập củng cố cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
* Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Một HS tóm tắt bài trên bảng.
- Nhìn tóm tắt đọc lại đề bài.
- HS làm bài cá nhân, hai HS làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
- Nhận xét đúng sai.
- GV lên biểu điểm, HS chấm chéo, báo cáo kết quả.
Tóm tắt
SGK:
 17q 65q 
S đọc thêm:
Bài giải
Số sách đọc thêm có là:
( 65 – 17) : 2 = 24 (quyển)
Số sách giáo khoa có là:
24 + 17 = 41 (quyển)
Đáp số: 41 quyển
 24 quyển
* GV chốt: Củng cố kĩ năng cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
 * Bài 4 .
- GV yêu cầu HS đọc đề.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS lên bảng.
- Chữa bài.
? Giải thích cách làm?
- GV nhận xét ghi điểm.
P. xưởng2:
 120sp 1200sp 
P. xưởng1:
Bài giải
Số sản phẩm phân xưởng 1 làm là:
( 1200 – 120) : 2 = 540 (sản phẩm)
Số sản phẩm phân xưởng 2 làm là:
540 + 120 = 660 (sản phẩm)
Đáp số: 540 sản phẩm
 660 sản phẩm
* Bài 5:
- GV yêu cầu HS đọc đề.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS lên bảng.
- Chữa bài.
? Giải thích cách làm?
- GV nhận xét ghi điểm 
 Tóm tắt 
 ? kg
Thửa 1:
 8 tạ 5tấn 2tạ
Thửa 2:
 ? kg
Bài giải
5 tấn 2 tạ = 5 200 kg
8 tạ = 800 kg
Số kg thóc thửa 1 thu được là:
( 5200 + 800) : 2 = 3 000( kg)
Số kg thóc thửa 2 thu được là:
3 000 - 800 = 2 200 (kg)
Đáp số: 3 000 kg
 2 200 kg
 3. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm BTVN:
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc, nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông phi lí.
- Hiểu truyện, trao đổi được với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện)
 Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ cho truyện: Lời ước dưới trăng.
- Một số báo, truyện viết về ước mơ.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
HS kể chuyện: Lời ước dưới trăng theo tranh.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
- Chúng ta luôn có những ước mơ cho riêng mình. Những câu chuyện các em đã đọc hoặc được nghe kể về những ước mơ cao đẹp, chắp cánh cho con người bay xa, vươn tới cuộc sống hạnh phúc nhưng cũng có những ước mơ viển vông, phi lý chẳng mang lại kết quả gì. Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện về nội dung đó
 2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- 1 HS đọc lại đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. GV gạch chân từ ngữ quan trọng.
? Kể tên những truyện có trong SGK Tiếng Việt?
? Tên những truyện có ngoài SGk Tiếng Việt?
? Em sẽ kể truyện nào?
? Những câu chuyện kể về ước mơ có những loại nào ? Lấy VD ?
? Kể một câu chuyện gồm mấy phần? đó là các phần nào? 
? Khi kể chuyện cần lưu ý đến những phần nào?
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý
- ở vương quốc Tương Lai, 
- Ba điều ước.
- Lời ước dưới trăng.
- Vào nghề.
- HS nối tiếp nêu tên câu chuyện mình định kể.
- Có 2 loại những ước mơ đẹp và những ước mơ viển vông, phi lí.
- Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- Khi kể chuyện cần lưu ý đến tên chuyện , nội dung , ý nghĩa của chuyện
 3) Học sinh thực hành kể chuyện:
- GV quan sát, động viên.
- HS kể trong nhóm bàn.
- 3 HS thi kể trước lớp.
- Trao đổi ý nghĩa về câu chuyện.
 Nhận xét.
 4. Củng cố:
-Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe những câu chuyện đã nghe các bạn kể.
Khoa học
Ăn uống khi bị bệnh
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Nêu được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và đặc biệt khi bị bệnh tiêu chảy.
- Biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
- Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
II. Đồ dùng dạy học
- Các tranh minh hoạ SGK.
- Gói dung dịch ô - xê – dôn, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
? Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể bị bệnh?
? Khi bị bệnh cần phải làm gì?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Ăn uống khi bị bệnh
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh:
* Mục tiêu: 
- Nêu được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và đặc biệt khi bị bệnh tiêu chảy.
- Biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát H34, 35 SGK và thảo luận câu hỏi:
? Khi bị bệnh thông thường ta thường cho người bệnh ăn những loại thức ăn nào?
? Đối với người ốm nặng nên cho ăn thức ăn đặc hay loãng? Tại sao?
? Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít cần cho ăn như thế nào?
? Đối với người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào?
? Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em?
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm.
- GV kết luận:
- HS thảo luận , đại diện các nhóm trình bày:
- Ăn thức ăn chứa nhiều chất như: Thịt, cá, uống nhiều chất lỏng có chứa nhiều loại rau xanh, hoẩ quả.
- Thức ăn loảng để dẽ nuốt, không làm cho người bệnh sợ ăn.
- Dỗ dành, động viên và cho ăn nhiều bữa trong ngày.
- Theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô - rê – dôn, cháo muối.
- Mục bạn cần biết.
b) Hoạt động 2: Chăm sóc người bệnh bị tiêu chảy:
* Mục tiêu: HS biết cách chăm sóc bgười bị bệnh tiêu chảy và cách pha dung dịch ô - rê – dôn.
* Cách tiến hành:
- HS quan sát H35 SGK và nêu cách nấu cháo và thực hành pha dung dịch ô - rê – dôn.
- Kết luận.
- HS thảo luận – thực hành.
- 4 HS trình bày cách nấu cháo và pha ô - rê – dôn.
c) Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ.
* Mục tiêu: HS có ý thức chăm sóc người thân và bản thân khi bị ốm.
* Cách tiến hành:
- HS thi sắm vai.
+ Gv phát phiếu ghi tình huống.
+ Các nhóm thoả luận và tìm cách giải quyết qua sắm vai.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
3. Củng cố:
- Hai HS đọc mục bạn cần biết SGK. GV nhận xét tiết học.
 Ngày soạn: 27/ 10/ 2008
Ngày giảng: Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2008
Toán (tiết 40)
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt.
- Biết sử dụng ê ke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
II. Đồ dùng dạy học
- Thước thẳng, ê ke
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ: Kiểm tra bài về nhà
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:Trong giờ học này chúng ta sẽ làm quen với góc nhọn, góc tù, góc bẹt
2. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt:
a) Giới thiệu góc nhọn:
- GV vẽ góc nhọn AOB:
? Hãy đọc tên góc, tên đỉnh của góc này?
- GV giới thiệu: Đây là góc nhọn.
? Hãy dùng êkê để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông? (Một HS thực hiện đo trên bảng)HS : Góc nhọn bé hơn góc vuông.
? Hãy vẽ một góc nhọn bằng êkê? (Một HS vẽ bảng, lớp vẽ nháp)
 A 
 O
 B
b) Giới thiệu góc tù:
Thực hiện tương tự góc nhọn.
 M
Kết luận: Góc tù lớn hơn góc vuông. O N
c) Giới thiệu góc bẹt: Thực hiện tương tự góc nhọn.
- GV vẽ góc COD lên bảng:
? Hãy đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc?
- KL: Góc bẹt bằng hai góc vuông.
- HS thực hành vẽ.
 C
 C O D
3. Thực hành:
* Bài 1:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Nêu lại cách kiểm tra góc bằng êkê?
- Nhận xét đúng sai.
- HS đối chiếu bài làm. 
* GV chốt: HS nhận biết các góc về hình dáng và độ lớn.
 I 
M A N C K
 Q V
P B U D
- Góc vuông là: góc ICK
- Góc nhọn là: góc MAN, góc VDU
- Góc tù là: góc PBQ, góc GOH
- Góc bẹt là: góc MAN
* Bài 2: Nối (theo mẫu)
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng.
? Giải thích cách làm?
? Tam giác có mấy dạng?
? Em có nhận xét gì các dạng của hình tam giác?
- Nhận xét đúng sai.
- Đổi chéo vở kiểm tra.
Hình tam giác có 1 góc vuông
D	
 E	G	
E
Hình tam giác có 1 góc tù
	M
P
	N
 A
Hình tam giác có 3 góc nhọn
 B
 C
* GV chốt: HS làm quen với các dạng tam giác.
4. Củng cố:
? Nêu lại đặc điểm của các góc bẹt, góc tù, góc vuông, góc nhọn?
Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập thêm.
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện.
- Sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo một trình tự thời gian.
- Viết các câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
- Có ý thức dùng từ hay, viết đúng ngữ pháp và chính tả.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ truyện: Vào nghề.
- Phiếu học tập ghi nội dung 4 đoạn văn.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
3 HS đọc câu chuyện viết của tiết trước về một giấc mơ với ba điều ước em được ba tiên ban cho.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Khi kể chuyện mà không kể theo một trình tự hợp lý thì sẽ làm cho người nghe không hiểu được và câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn nữa.Chính vì vậy trong tiết học này các em sẽ luyện phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian và cùng thi xem ai có cách mở đoạn hay nhất.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: Viết các câu mở đầu của mỗi đoạn.
- Gv treo tranh minh hoạ.
? Hãy nhận xét về nội dung bức tranh?
- Hãy kể lai tóm tắt nội dung câu chuyện đó?
- Nhận xét khen HS ghi nhớ cốt truyện.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài?
- HS thảo luận theo nhóm bàn.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo:
+ HS lên sắp xếp các phiếu đã hoàn thành theo đúng trình tự thời gian.
- Nhận xét bổ sung.
- Bức tranh minh hoạ cho truyện “ Vào nghề”
- Một HS kể lại cốt truyện “ Vào nghề”
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS thảo luận theo cặp.
- 4 nhóm báo cáo kết quả
- 4 HS nối tiếp nhau đọc các đoạn văn.
* Bài 2:
- HS nêu yêu cầu.
- 1 HS đọc lại toàn bộ câu chuyện.
? Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
? Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
- HS nêu các cụm từ chỉ thời gian ở bài tập 1
- 1 HS đọc.
- Theo trình tự thời gian (sự việc nào xẩy ra trước thì nêu trước, sự việc nào xẩy ra sau thì kể sau)
- Các câu mở đoạn giúp liên kết đoạn văn trước với đoạn văn sau bằng các cụm từ chỉ thời gian
* Bài 3:
- Hs nêu yêu cầu.
? Em

File đính kèm:

  • docGiao an4(tuan8).doc