Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 9 - Tập đọc: Thưa chuyện với mẹ (tiết 4)

1. HS có khả năng hiểu đợc thời giờ là cao quý nhất cần phải tiết kiệm. Biết cách tiết kiệm thời giờ.

2. Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.

II. Đồ dùng:

Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.

 

doc36 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 9 - Tập đọc: Thưa chuyện với mẹ (tiết 4), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc mơ vươn lên làm những việc có ích cho mọi người nh:
- Ước mơ học giỏi để trở thành phi công/ kỹ sư bác sĩ/ bác học/ những nhà phát minh sáng chế/ những người có khả năng ngăn chặn lũ lụt/ tìm ra loại thuốc chữa các bệnh hiểm nghèo
- Ước mơ 1 cuộc sống no đủ, hạnh phúc.
- Ước mơ không có chiến tranh
* Ước mơ đánh giá không cao:
à Đó là những ước mơ giản dị có thể thực hiện được không cần nỗ lực lớn: Ước mơ có truyện đọc/ ước mơ có xe đạp/ có 1 đồ chơi đẹp/ có đôi giày mới
* Ước mơ bị đánh giá thấp:
à Đó là những ước mơ phi lí, viển vông không thể thực hiện được. VD: ước mơ của chàng Rít trong truyện “Ba điều ước”, ước mơ về lòng tham không đáy của “ông lão đánh cá và con cá vàng”, “ ước mơ của vua Mi - đát”
+ Bài 5: 
HS: Đọc và tìm hiểu các thành ngữ.
- GV bổ sung để có nghĩa đúng.
+ Cầu được ước thấy: Đạt được điều mình mong muốn.
+ Ước sao được vậy: Đồng nghĩa với trên.
+ Ước mơ trái mùa: Muốn những điều trái với lẽ thường.
+ Đứng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với cái hiện đang có, lại mơ tưởng cái khác chưa phải của mình.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Kỹ thuật
Khâu đột thưa 
A. Mục tiêu:
 - Học sinh biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa
 - Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu
 - Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận
B. Đồ dùng dạy học
 - Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa
 - Mẫu khâu, vật liệu để thực hành
C. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra: Kiểm tra dụng cụ học tập
III. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC
b) HĐ3: Học sinh thực hành khâu đột thưa
 - Gọi HS nhắc lại cách làm
 - Nhận xét và củng cố kỹ thuật khâu
 - Hướng dẫn HS thực hành
 - GV nêu yêu cầu và thời gian thực hành 
 - Hướng dẫn thêm những điểm cần lưu ý khi thực hành
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 - Theo dõi, uốn nắn thao tác cho những học sinh còn lúng túng
c) HĐ4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh
 - Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm
 - Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
 - Nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh
 - Tuyên dương những học sinh làm tốt
 - Hát 
- Học sinh tự kiểm tra chéo
 - Nhận xét
 - Hai học sinh nhắc lại ghi nhớ và các thao tác thực hiện
 - Học sinh lắng nghe
 - Lấy dụng cụ thực hành
 - Học sinh thực hành
 - Tất cả trưng bày sản phẩm
 - Học sinh lắng nghe
 - Tự kiểm tra đánh giá chéo
 - Nhận xét
IV. Hoạt động nối tiếp:
 1. Củng cố :
 - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS
 2. Dặn dò: 
 - Hướng dẫn về nhà chuẩn bị vật liệu dụng cụ theo sách giáo khoa để học bài khâu đột mau.( Bộ đồ dùng cắt may lớp 4)
______________________________________________
Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2014
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
	- HS chọn được 1 câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân. Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện. Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện.
	- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ.
2. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Giấy khổ to viết sẵn 3 hướng xây dựng cốt truyện, dàn ý của bài kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 1 HS kể câu chuyện mà em đã nghe về những ước mơ đẹp.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi tên bài:
2. Hớng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- GV gạch chân dới những từ quan trọng.
HS: 1 em đọc đề bài và gợi ý 1.
3. Gợi ý kể chuyện:
a. Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện:
HS: 3 em nối tiếp nhau đọc gợi ý 2.
- GV dán giấy ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện lên bảng.
HS: 1 em đọc lại.
+ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp
+ Những cố gắng để đạt đợc ước mơ.
+ Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được.
HS: Tiếp nối nhau nói đề tài kể chuyện và hướng xây dựng cốt truyện của mình.
b. Đặt tên cho câu chuyện:
HS: 1 em đọc gợi ý 3.
HS: Suy nghĩ đặt tên cho câu chuyện.
- GV dán lên bảng dàn ý kể chuyện để HS chú ý khi kể.
- GV khen những em chuẩn bị bài tốt.
4. Thực hành kể chuyện:
a. Kể theo cặp:
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe.
- GV đến từng nhóm nghe HS kể và góp ý.
b. Thi kể trớc lớp:
- GV dán bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- 1 vài HS nối nhau thi kể trớc lớp.
- GV hớng dẫn HS nhận xét.
- Có thể trả lời câu hỏi của bạn không?
+ Nội dung có phù hợp với đề bài không?
+ Cách kể có mạch lạc, rõ ràng, 
+ Cách dùng từ, đặt câu, 
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
5. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học và tập kể cho mọi người nghe.
Tập đọc
điều ước của vua mi - đát
I. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai. Đổi giọng phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi - đát.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới:
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc câu chuyện cho con người.
II. Đồ dùng dạy – học:
Tranh minh họa bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Thưa chuyện với mẹ”.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài:
a. Luyện đọc:
HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 – 3 lượt).
- HS ghi những tên nước ngoài lên bảng, hướng dẫn HS phát âm.
HS: Luyện đọc theo cặp. 1 – 2 em đọc cả bài.
- HS đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
+ Vua Mi - đát xin thần Đi - ô - ni – dốt điều gì?
- Xin thần cho mọi vật mình chạm vào đều hoá thành vàng.
+ Thoạt đầu điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
- Vua bẻ thử cành sồi, ngắt quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua cảm thấy mình sung sướng nhất trên đời.
HS: Đọc thầm đoạn 2 và trả lời.
+ Tại sao vua Mi - đát lại xin thần lấy lại điều ước?
- Vì vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước, vua không thể ăn uống gì được.
HS: Đọc thầm đoạn 3.
+ Vua Mi - đát đã hiểu được điều gì?
- Hạnh phúc không thể xây dựng bằng –ước muốn tham lam.
c. Hớng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn 3 HS đọc diễn cảm toàn bài theo cách phân vai.
- Luyện đọc diễn cảm theo phân vai.
- Thi đọc diễn cảm đoạn sau “Mi - đát đói bụng cồn càohạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.”
- GV nghe và sửa sai cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Vẽ hai đường thẳng song song
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết vẽ 1 đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với 1 đường thẳng cho trước.
II. Đồ dùng: Thước kẻ và Ê - ke.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi tên bài:
2. Vẽ đờng thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trớc:
- Gọi HS nêu bài toán.
- Hướng dẫn HS thực hiện vẽ mẫu trên bảng.
- Các bước vẽ nh trong SGK.
- GV cho HS liên hệ với hình ảnh 2 đường thẳng song song (AB và DC) cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba (AD) ở hình chữ nhật trong bài học.
A
B
D
C
E
M
HS: Nêu bài toán trong SGK.
3. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 HS lên bảng vẽ.
- Cả lớp vẽ vào vở.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 HS lên bảng vẽ.
- Cả lớp làm vào vở.
A
B
C
D
X
Y
+ Bài 2:
- Các cặp cạnh song song là: AD và BC; AB và CD.
+ Bài 3: Cho HS làm vào vở.
A
B
C
D
E
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
a) Yêu cầu HS vẽ đợc đờng thẳng đi qua B và song song với AD.
b) Dùng Ê - ke kiểm tra góc đỉnh E là góc vuông.
- GV chấm bài cho HS.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu:
Dựa vào trích đoạn kịch “Yết Kiêu” và gợi ý trong SGK, biết kể 1 câu chuyện theo trình tự không gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
1 HS lên kể chuyện “ở vơng quốc Tương Lai” theo trình tự thời gian.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2.Hớng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài tập 1: 
HS: 2 em nối tiếp nhau đọc văn bản kịch.
- GV đọc diễn cảm.
? Cảnh 1 có những nhân vật nào
HS: Người cha và Yết Kiêu.
? Cảnh 2 có những nhân vật nào
HS: Nhà vua và Yết Kiêu.
? Yết Kiêu là người như thế nào
- Căm thù bọn giặc xâm lược, quyết chí diệt giặc.
? Cha Yết Kiêu là người nh thế nào
- Yêu nước, tuổi già cô đơn, bị tàn tật vẫn động viên con đi đánh giặc.
? Những sự kiện trong 2 vở kịch diễn ra theo trình tự nào
- Diễn ra theo trình tự thời gian.
+ Bài 2: 
GV mở bảng phụ ghi câu hỏi:
? Câu chuyện “Yết Kiêu” kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào
HS: Đọc yêu cầu của bài.
HS: Theo trình tự không gian: Sự việc diễn ra ở Kinh đô Thăng Long, xảy ra sau lại đợc kể trớc sự việc diễn ra ở quê hương Yết Kiêu.
- 1 HS làm mẫu chuyển lời thoại từ ngôn kịch sang lời kể.
VD: Văn bản kịch
- Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy 1 loại binh khí.
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất.
Chuyển thành lời kể
* Cách 1 (Dẫn gián tiếp): Thấy Yết Kiêu xin đi đánh giặc, nhà vua rất mừng bảo chàng nhận 1 loại binh khí mà chàng ưa thích.
* Cách 2 (Dẫn trực tiếp): Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm diệt giặc của Yết Kiêu bèn bảo: “Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy 1 loại binh khí.”
- HS: Thực hành kể chuyện cá nhân hoặc theo cặp.
- HS: Thi kể chuyện trước lớp.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét về tiết học.
- Về nhà tập kể cho mọi người nghe.
 Toán +
Luyện tập
A.Mục tiêu:
- Củng cố cho HS có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
- Rèn kĩ năng nhận biết hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song với nhau.
B. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập toán 4
- SGK toán 4.
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định:
2.Bài mới:
Cho HS làm các bài tập trong vở bài tập toán trang47, 48, 49
- Hình vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau?
- Nêu các cặp cạnh vuông góc với nhau?
- Các cặp cạnh song song với nhau trong hình chữ nhật ABCD?
- Các cặp cạnh song song với MN?
- Các cặp cạnh vuông góc với DC?
Bài 1(trang47)
- HS nêu miệng: Hình 1.
Bài 3:
2HS nêu kết quả:
- AE vuông góc ED; BA vuông góc AE.
- EG vuông góc GH; GH vuông góc HI.
Bài 1(trang49)
- 1HS nêu: AB song songDC; AD song songBC
- Lớp đổi vở kiểm tra
Bài 2: 2HS nêu:
Các cạnh song song với MN là: AB và DC.
Các cạnh vuông góc với DC llà AD, BC.
D.Các hoạt động nối tiếp:
1. Nhận xét giờ học
2. Dặn dò: Về nhà ôn lại bài
______________________________________________________________-
Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2014
Toán
Thực hành vẽ hình chữ nhật
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và Ê - ke để vẽ được 1 hình chữ nhật biết độ dài hai cạnh cho trước.
II. Đồ dùng:
	Thước kẻ và Ê - ke.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:	
GV gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm:
- GV vẽ hình chữ nhật lên bảng.
- Vừa vẽ vừa hướng dẫn các bước như SGK.
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 4 dm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy đoạn CB = 2 dm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy đoạn DA = 2 cm.
+ Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.
A
B
D
C
4 dm
2 dm
HS: Cho HS thực hành vào vở hình chữ nhật có DC = 4 cm; AB = 2 cm như hướng dẫn trên.
3. Thực hành:
+ Bài 1: 
3 cm
5 cm
HS: Thực hành vẽ hình chữ nhật chiều dài 5 cm; chiều rộng 3 cm.
a) HS thực hành vẽ hình:
b) Tính chu vi hình chữ nhật:
? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào
- Lấy chiều dài + chiều rộng rồi nhân tổng đó với 2:
(5 + 3) x 2 = 16 (cm)
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
- GV chữa bài tập và nhận xét.
- AC và BD là 2 đường chéo hình chữ nhật.
- Cho HS đo độ dài đoạn thẳng đó và kết luận: AC = BD.
A
B
C
D
4 cm
3 cm
=> Kết luận: Hai đường chéo nhau của hình chữ nhật bằng nhau.
- GV chấm bài cho HS.
HS: 2 – 3 em nêu lại.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập.
đạo đức
tiết kiệm thời giờ
I.Mục tiêu:
1. HS có khả năng hiểu đợc thời giờ là cao quý nhất cần phải tiết kiệm. Biết cách tiết kiệm thời giờ.
2. Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II. Đồ dùng:
Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Vì sao phải tiết kiệm tiền của 
? Em đã làm những việc gì thể hiện tiết kiệm tiền của
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Các hoạt động:
* HĐ1:
- GV kể chuyện “Một phút”.
- Thảo luận theo các câu hỏi (3 câu hỏi trong SGK).
GV kết luận: 
Mỗi phút đều đáng quý, chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
* HĐ2: Thảo luận nhóm (bài 2 SGK)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tình huống.
- GV kết luận:
a) HS đến muộn có thể không được vào thi.
b) Hành khách đến muộn có thể nhỡ tàu, nhỡ máy bay.
c) Người bệnh đưa đến muộn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
* HĐ3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3 SGK).
- GV nêu từng ý kiến:
- GV kết luận: (d) là đúng.
a, b, c là sai.
- GV gọi HS đọc ghi nhớ.
HS: Cả lớp nghe.
- Đọc phân vai câu chuyện đó.
- Trả lời từng câu hỏi.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác chất vấn, bổ sung.
HS: Tán thành giơ thẻ đỏ.
Không tán thành giơ thẻ xanh.
Phân vân giơ thẻ trắng.
HS: 2 em đọc ghi nhớ trong SGK.
3. Liên hệ:
4. Củng cố – dặn dò:
	Nhận xét giờ học, về nhà học bài.
Luyện từ và câu
động từ
I. Mục tiêu:
- Nắm được ý nghĩa của động từ: Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, sự vật, hiện tượng.
- Nhận biết được động từ trong câu.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bảng phụ ghi đoạn văn ở bài tập 2b.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
HS: 2 em nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1, 2. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp, làm vào vở bài tập.
- GV chia nhóm.
- Phát phiếu cho 1 số nhóm.
- 1 số nhóm làm phiếu to.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Các từ chỉ hoạt động của anh chiến sỹ
à nhìn, nghỉ.
+ Các từ chỉ hoạt động của thiếu nhi
à thấy.
+ Các từ chỉ trạng thái của các sự vật
à đổ, bay.
- GV: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của ngời, của vật. Đó là các động từ. Vậy động từ là gì?
- Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 3 – 4 em đọc thành tiếng nội dung ghi nhớ.
- 1 – 2 em nêu ví dụ về động từ chỉ hoạt động
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vàp vở bài tập.
- 1 số HS làm vào phiếu.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV và HS chốt lại lời giải:
* Hoạt động ở nhà: 
à Đánh răng, rửa mặt, quét nhà, tới rau, nhặt rau, đãi gạo
* Hoạt động ở trờng:
à Học bài, làm bài, nghe giảng, đọc sách chào cờ, trực nhật
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm vào vở bài tập.
- 1 số em làm vào phiếu.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV chốt lại lời giải đúng:
a) đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, có thể, lặn.
b) mỉm cười, ưng thuận, ngắt, thành, tưởng, có.
+ Bài 3: Tổ chức trò chơi “Xem kịch câm”.
- GV treo tranh minh họa phóng to và giải thích yêu cầu.
HS: Tìm hiểu yêu cầu của bài tập và nguyên tắc chơi.
- 2 HS chơi mẫu.
HS1: Bắt chước hoạt động của bạn trai trong tranh 1.
HS2: Nhìn bạn nói to tên hoạt động.
VD: cúi.
HS2: Bắt chước hoạt động của bạn gái trong tranh 2.
HS1: Nhìn bạn nói to tên hoạt động.
VD: ngủ.
- GV tổ chức cho HS thi biểu diễn động tác kịch câm.
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, nêu lại nội dung cần ghi nhớ.
	- Về nhà ghi nhớ nội dung bài học và viết lại 10 từ chỉ hoạt động vào vở.
Khoa học
ôn tập: con người và sức khỏe
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
+ Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
+ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
+ Cách phòng tránh 1 số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- HS có khả năng:
+ áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
+ Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên của Bộ Y tế.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu học tập, tranh ảnh, mô hình, 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cách phòng tránh khi bị đuối nước
B. Dạy bài mới:
1. Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
HS: Chơi theo đồng đội.
- Chia lớp làm 4 nhóm và xếp lại bàn ghế cho phù hợp.
- 3 – 5 em làm giám khảo cùng theo dõi ghi lại các câu trả lời của các đội.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- HS nghe câu hỏi, đội nào có câu trả lời đúng lắc chuông trước đợc trả lời trước.
- Chuẩn bị:
- Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi.
- Tiến hành: GV đọc lần lượt các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi (SGK).
HS: Nghe để lắc chuông.
- Đánh giá, tổng kết.
HS: Theo dõi, nhận xét và bổ sung.
2. Hoạt động 2: Tự đánh giá.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
- Tổ chức và hướng dẫn:
HS: Dựa vào kiến thức và ăn uống của mình để tự đánh giá.
? Đã ăn phối hợp thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa
HS: Từng em ghi vào bảng, ghi tên các thức ăn đồ uống của mình trong tuần và tự đánh giá theo các tiêu chí bên.
? Đã ăn phối hợp chất béo, chất đạm động vật và thực vật chưa
? Đã ăn thức ăn có chứa các loại vitamin và chất khoáng chưa
HS: 1 số em trình bày kết quả làm việc cá nhân.
- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà ôn bài để giờ sau học tiếp.
địa lý
hoạt động sản xuất của người dân ở tây nguyên (tiếp)
I. Mục tiêu:
- HS biết trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
	- Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
	- Dựa vào lược đồ, tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
	- Xác lập mối quan hệ địa lý giữa các thành phần tự nhiên với nhau, và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
	- Có ý thức tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên (nếu có).
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên những cây công nghiệp chính ở Tây Nguyên.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Khai thác sức nớc:
* HĐ1: Làm việc theo nhóm.
HS: Quan sát lợc đồ H4 và trả lời:
+ Kể tên 1 số con sông ở Tây Nguyên?
- Sông Mê Công, sông Xê Xan, sông Xrêpôk, sông Đồng Nai, sông Ba.
+ Các con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu?
+ Tại sao các con sông ở Tây Nguyên lắm thác nhiều ghềnh?
- Vì sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau.
+ Ngời dân ở Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì?
- Chạy tua bin, sản xuất ra điện, 
HS: Lên chỉ vị trí nhà máy Y – a – li trên bản đồ.
3. Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên:
* HĐ2: Làm việc theo cặp.
HS: Quan sát H6, 7 SGK và đọc mục 4 để trả lời câu hỏi.
+ Tây Nguyên có những loại rừng nào?
- Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp.
+ Vì sao ở Tây Nguyên lại có nhiều loại rừng khác nhau?
- Vì lợng ma ở Tây Nguyên không đều, có nơi ma nhiều, có nơi ma ít, 
+ Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào quan sát tranh ảnh.
- Rừng rậm nhiệt đới: rậm rạp, gồm nhiều loại cây với nhiều tầng, xanh quanh năm.
- Rừng khộp: Rừng thờng gồm 1 loại cây rất tha thớt, rừng rụng lá vào mùa khô
* HĐ3: Làm việc cả lớp.
HS: Đọc mục 2, quan sát H8, 9, 10 để trả lời câu hỏi:
+ Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì?
- Cung cấp nhiều gỗ và các lâm sản quý.
+ Gỗ được dùng làm gì?
- Dùng để đóng đồ nh bàn ghế, giường, tủ,  dùng để làm nhà
+ Nêu những nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên?
- Nguyên nhân: Khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp không hợp lý
- Hậu quả: Đất bị xói mòn, hạn hán, lũ lụt tăng.
=> Rút ra kết luận: (SGK).
HS: 2 em đọc ghi nhớ.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Tiếng Việt+

File đính kèm:

  • doclop 4 tuan9 2buoi.doc