Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 9 - Tập đọc: Thưa chuyện với mẹ

GV thực hiện các bước vẽ như SGK đã giới thiệu, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát (vẽ theo từng trường hợp).

 -GV tổ chức cho HS thực hành vẽ.

 -GV nhận xét và giúp đỡ các em còn chưa vẽ được hình.

 

doc29 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 9 - Tập đọc: Thưa chuyện với mẹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai mép bàn....
- HS vẽ
A
B
C
D
- Cạnh AB song song với cạnh CD
 Cạnh AD song song với cạnh BC
- HS nêu y/c
- BE song song AG và song song với CD
- 1 HS đọc 
a. MN song song với PQ
b. MN vuông góc với MQ
 MQ vuông góc với PQ
- Hai đường thẳng song song với nhau thì không bao giờ cắt nhau
Khoa học . Tiết 17
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I/ Mục tiêu:
 - Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.
+Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ 
Thực hiện các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước
GD KNS : Kỹ năng phán đoán và phân tích những tình huống có nguy cơ dẫn tới đuối nước; Kỹ năng cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trang 36, 37 / SGK (phóng to).
 -Câu hỏi thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.
 -Phiếu ghi sẵn các tình huống.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp: 1’ 
2.Kiểm tra bài cũ: 4-5’ Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào ?
 2) Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào ? 
 -GV nhận xét
3.Dạy bài mới: 25-27’
 * Giới thiệu bài: 
 Mùa hè nóng nực chúng ta thường hay đi bơi cho mát mẻ và thoải mái. Vậy làm thế nào để phòng tránh các tai nạn sông nước ? Các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó.
 * Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước.
 Ø Mục tiêu: Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Ø Cách tiến hành:
 -Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:
 1. Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao ?
2. Theo em, chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước ?
 -GV nhận xét ý kiến của HS.
 -Gọi 2 HS đọc trước lớp ý 1, 2 mục Bạn cần biết.
 * Hoạt động 2: Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi.
 Ø Mục tiêu: Nêu một số nguyên tắc khi đi bơi hoặc tập bơi.
Ø Cách tiến hành:
 -GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 -Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37 / SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
 1. Hình minh hoạ cho em biết điều gì ?
 2. Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ?
3. Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều
gì ?
 -GV nhận xét các ý kiến của HS.
 * Kết luận: Các em nên bơi hoặc tập bơi ở nơi có người và phương tiện cứu hộ. Trước khi bơi cần vận động, tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút, cần tắm bằng nước ngọt trước và sau khi bơi. Không nên bơi khi người đang ra mồ hôi hay khi vừa ăn no hoặc khi đói để tránh tai nạn khi bơi hoặc tập bơi.
 * Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ, ý kiến.
 Ø Mục tiêu: Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
 Ø Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 -Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
 +Nhóm 1,2: Tình huống 1: Bắc và Nam vừa đi đá bóng về. Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Bắc em sẽ nói gì với bạn ?
 +Nhóm 3,4: Tình huống 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cuối xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì ?
 +Nhóm 5,6: Tình huống 3: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn ?
 +Nhóm 7,8: Tình huống 4: Chiều chủ nhật, Dũng rủ Cường đi bơi ở một bể bơi gần nhà vừa xây xong chưa mở cửa cho khách và đặc biệt chưa có bảo vệ để không mất tiền mua vé. Nếu là Cường em sẽ nói gì với Dũng ?
 +Nhóm 9,10: Tình huống 5: Nhà Linh và Lan ở xa trường, cách một con suối. Đúng lúc đi học về thì trời đổ mưa to, nước suối chảy mạnh và đợi mãi không thấy ai đi qua. Nếu là Linh và Lan em sẽ làm gì ?
 3.Củng cố- dặn dò: 2-3’
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -GDKNS; có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện.
 -Dặn mỗi HS chuẩn bị 2 mô hình (rau, quả, con giống) bằng nhựa hoặc vật thật.
 -Phát cho HS phiếu bài tập, yêu cầu các em về nhà hoàn thành phiếu.
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
-2 HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-Tiến hành thảo luận sau đó trình bày trước lớp.
+Hình 1: Các bạn nhỏ đang chơi ở gần ao. Đây là việc không nên làm vì chơi gần ao có thể bị ngã xuống ao.
+Hình 2: Vẽ một cái giếng. Thành giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn đối với trẻ em. Việc làm này nên làm để phòng tránh tai nạn cho trẻ em.
+Hình 3: Nhìn vào hình vẽ, em thấy các HS đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền. Việc làm này không nên vì rất dễ ngã xuống sông và bị chết đuối.
+ Chúng ta phải vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước. Trẻ em không nên chơi đùa gần ao hồ. Giếng phải được xây thành cao và có nắp đậy.
-HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
-HS đọc.
-HS tiến hành thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận:
+ Hình 4 minh hoạ các bạn đang bơi ở bể bơi đông người. Hình 5 minh hoạ các bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển.
+ Ở bể bơi nơi có người và phương tiện cứu hộ.
+Trước khi bơi cần phải vận động, tập các bài tập để không bị cảm lạnh hay “chuột rút”, tắm bằng nước ngọt trước khi bơi. Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà bông và nước ngọt, dốc và lau hết nước ở mang tai, mũi.
-HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp lắng nghe.
-Nhận phiếu, tiến hành thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
+Em sẽ nói với Nam là vừa đi đá bóng về mệt, mồ hôi ra nhiều, nếu đi bơi hay tắm ngay rất dễ bị cảm lạnh. Hãy nghỉ ngơi cho đỡ mệt và khô mồ hôi rồi hãy đi tắm.
+Em sẽ bảo các em không cố lấy bóng nữa, đứng xa bờ ao và nhờ người lớn lấy giúp. Vì trẻ em không nên đứng gần bờ ao, rất dễ bị ngã xuống nước khi lấy một vật gì đó, dễ xảy ra tai nạn.
+Em sẽ bảo Tuấn mang rau vào nhà nhặt để vừa làm vừa trông em. Để em bé chơi cạnh giếng rất nguy hiểm. Thành giếng xây cao nhưng không có nắp đậy rất dễ xảy ra tai nạn đối với các em nhỏ.
+Em sẽ nói với Dũng là không nên bơi ở đó. Đó là việc làm xấu vì bể bơi chưa mở cửa và rất dễ gây tai nạn vì ở đó chưa có người và phương tiện cứu hộ. Hãy hỏi ý kiến bố mẹ và cùng đi bơi ở bể bơi khác có đủ điều kiện đảm bảo an toàn.
+Em sẽ trở về trường nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo hay vào nhà dân gần đó nhờ các bác đưa qua suối.
 Địa lí . Tiết 9 
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN.(TT)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây nguyên :
 + Sử dụng sức nước sản xuất điện.
 + Khai thác gỗ và lâm sản.
 - Nêu được vai trị của rừng đối với đời sốg và sản xuất : cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý,...
 - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
 - Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác, ghềnh.
 - Mơ tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng...), rừng khộp (rừng rụng l ma thu).
 - Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên : sông Xê Xan, sông XrêPôk, sông Đồng Nai. 
- GDBVMT : bộ phận
II. CHUẨN BỊ :
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
 -Tranh, ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
H Đ – Giáo viên
H Đ- Học sinh
1.KTBC 4-5’
Yêu cầu 2 HS lên bảng và trình bày về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên ?
-Nhận xét 
2-Bài mới. 25- 27’
HĐ 1:
 (TLN)
MT: Nắm được cách vận dụng khai thác sức nước.
Giới thiệu bài ghi bảng 
Yêu cầu HS quan sát lược đồ ở các sông chính ở Tây Nguyên và thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi.
-Nêu tên và chỉ các con sông chính ở Tây Nguyên trên bản đồ?
Gọi đại diện nhóm trình bày
-Nhận xét câu trả lời của HS.
+Em có biết nhà máy thuỷ điện nào ở Tây Nguyên?
-Chỉ nhà máy thuỷ điện I – a – li và nói nó ở sông nào?
-Nhận xét.
+Mô tả vị trí của thuỷ điện I – a- li.
KL: Tây Nguyên là nơi:..
Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
-Rừng ở Tây Nguyên có mấy loại? Tại sao có sự phân chia như vậy?
- Việc khai thác rừng hiện nay như thế nào?
GDBVMT : Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du
 +Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ
 +Trồng trọt trên đất dốc
 +Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước
 +Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
-Những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến rừng?
-làm gì để bảo vệ rừng?)
KL: Tây nguyên có hai mùa..
+Có biện pháp nào để giữ rừng?
Nêu lại tên , ND bài học ?
-Gọi HS đọc phần đóng khung SGK/93
3- Củng cố Dặn dò: 2-3’
 Dặn về học , ghi nhớ nội dung bài
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau: 
2HS lên bảng trình bày theo yêu cầu.
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Trồng:
Chăn nuôi:
- Cả lớp nhận xét , bổ sung.
Nghe, 1 – 2 em nhắc lại.
HS thảo luận nhóm 5,trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Xê- Ban, Đồng Nai..
- Cả lớp nhận xét , bổ sung.
+Y – a – li
- HS lên chỉ vị trí của nhà máy thuỷ điện Y – a –li trên bản đồ.
+Nằm trên sống Xê – Ban.
-Lắng nghe.
-1-2 HS nhắc lại ý chính.
- HS thảo luận nhóm 2 
-Đại diện các nhóm trình bày 
- Có hai loại rừng nhiệt đới và rừng khộp
-Việc khai thác rừng hiện nay chưa tốt, vẫn còn  
-Trả lời 
Giải thích những nguyên nhân khiến rừng ở tây nguyên bị tàn phá.
+Khai thác hợp lí
-Không đốt phá rừng.
- 3 –4em đọc .
+ Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm gỗ.
- Về học bài & chuẩn bị bài sau
 Thứ tư 
Toán
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
 I.Mục tiêu - Giúp HS: -Biết sử dụng thước thẳng và ê ke để vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
 -Biết vẽ đường cao của tam giác.
 II. Đồ dùng dạy học:
 -Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS).
 III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 42, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét 
2Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước :
 -GV thực hiện các bước vẽ như SGK đã giới thiệu, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát (vẽ theo từng trường hợp).
 -GV tổ chức cho HS thực hành vẽ.
 -GV nhận xét và giúp đỡ các em còn chưa vẽ được hình.
 c.Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác : -GV vẽ lên bảng tam giác của ABC như phần bài học của SGK.
 -GV yêu cầu HS đọc tên tam giác.
 -GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.
 -GV nhắc lại: Đường cao của hình tam giác chính là đoạn thẳng đi qua một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó.
 -GV yêu cầu HS vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của hình tam giác ABC.
 -GV hỏi: Một hình tam giác có mấy đường cao ?
 d. Hướng dẫn thực hình :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó vẽ hình.
 => nhận xét bài vẽ của các bạn, sau đó yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần lượt nêu cách thực hiện vẽ đường thẳng AB của mình.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Đường cao AH của hình tam giác ABC là đường thẳng đi qua đỉnh nào của hình tam giác ABC, vuông góc với cạnh nào của hình tam giác ABC ?
 -GV yêu cầu HS cả lớp vẽ hình.
 -GV yêu cầu HS nhận xét hình vẽ của các bạn trên bảng, sau đó yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ cách thực hiện vẽ đường cao AH của mình.
 -GV nhận xét 
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-Theo dõi thao tác của GV.
Điểm E nằm ngoài đường thẳng AB.
-1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào VBT.
-Tam giác ABC.
-1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
-HS dùng ê ke để vẽ.
 A
 B H C
-Một hình tam giác có 3 đường cao.
-3 HS lên bảng vẽ hình, mỗi HS vẽ theo một trường hợp, HS cả lớp vẽ vào vở.
-HS nêu tương tự như phần hướng dẫn cách vẽ ở trên.
-Vẽ đường cao AH của hình tam giác ABC trong các trường hợp khác nhau.
-Qua đỉnh A của tam giác ABC và vuông góc với cạnh BC tại điểm H.
-3 HS lên bảng vẽ hình, mỗi HS vẽ đường cao AH trong một trường hợp, HS cả lớp dùng bút chì vẽ vào SGK.
-HS nêu các bước vẽ như ở phần hướng dẫn cách vẽ đường cao của tam giác trong SGK.
 -HS cả lớp.
Tập đọc
ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT
I/ Mục tiêu:
1.Bước đầu biết đọc diễn cảm phan biệt lời các nhân vật (lời xin cầu khẩn của Mi –đát , lời phán bảo oai vệ của thàn Đi –ô ni – dốt)
2. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người 
II/ Đồ dùng dạy học: 
 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên đọc từng đoạn bài Thưa chuyện với mẹ và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Nhận xét 
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài 
2.2 Hướng dẫn luyên đọc 
- Cho HS chia đoạn
- Y/c HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài - GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS 
- Cho HS tìm từ khó
- Gọi HS đọc phần chú giải 
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
2.3 Tìm hiểu bài 
* Y/c HS đọc đoạn 1trả lời câu hỏi SGK
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?	
- Ghi ý chính đoạn 1
* Y/c HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+ Khủng khiếp nghĩa là thế nào?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì ?
+ Ghi ý chính đoạn 2
* Y/c HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi
+ Nội dung đọan cuối bài là gì?
- Ghi ý chính đoạn 3 
- Hỏi: nội dung bài văn này là gì?
- Nhận xét 
2.4 Đọc diễn cảm
- GV dán đoạn văn cần luyện đọc lên bảng
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn
- Gọi HS đọc, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc phù hợp
- GV cho HS đọc theo nhóm
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai
- Cho lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất 
3. Củng cố dặn dò 
- Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét lớp học. Dặn về nhà kể lại cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c 
- Lắng nghe
- HS chia đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn
- HS luyện đọc từ khó
- 1 HS đọc 
- HS đọc toàn bài 
- 2 HS đọc 
+ Điều ước của vua Mi- đát được thực hiện
- 2 HS nhắc lại
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 
+ Hoảng sợ, sợ đến mức tột độ
+ Vua Mi-đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước 
- 1 HS nhắc lại
- 2 HS đọc. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Vua Mi-đát rút ra bài học quý 
- 2 HS nhắc lại
Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người 
- 1 HS đọc .HS phát biểu để tìm ra giọng đọc
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc, sữa cho nhau
- Nhiều nhóm HS tham gia thi
- Lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất
Hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
- Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, biết kể 1 câu chuyện theo trình tự không gian
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trích đoạn b của vở kịch Yết Kiêu trong SGK 
- Bảng phụ viết cấu trúc 3 đoạn của bài kể chuyện Yết Kiêu theo trình tự không gian (BT2, trang 93 SGK) + một vài tờ phiếu khổ to
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS kể lại câu chuyện ở Vương quốc tương lai theo trình tự không gian và thời gian
- Nhận xét về nội dung truyện, cách kể 
2. Dạy và học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài 
- Treo tranh minh hoạ và y/c hs nêu những hiểu biết của em về câu chuyện của Yết Kiêu
2.2 Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc từng đoạn phân vai, GV là người dẫn chuyện
+ Cảnh 1 .2 có những nhân vật nào?
+ Những sự việc trong hai cảnh diễn ra theo trình tự nào?
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c 
- Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào?
- Gọi HS giỏi chuyển mẫu văn bản kịch sang lời kể chuyện
- GV chuyển mẫu 1 câu đoạn 2
- Tổ chức cho HS phát triển câu chuyện theo nhóm
- Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Y/c HS trao đổi thảo luận, làm bài trong nhóm 
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp 
- Gọi HS kể toàn truyện
- Nhận xét 
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện đã chuyển thể vào VBT và chuẩn bị bài sau
- 2 HS kể chuyện
- 2 HS nêu nhận xét 
- Lắng nghe
- 3 HS đọc theo vai
+ Cảnh 1 + Cảnh 2 
+ Theo trình tự thời gian
- 2 HS đọc 
- Câu chuyện kể theo trình tự không gian 
- HS lắng nghe 
+ Hoạt động trong nhóm, ghi các nội dung chính vào phiếu và thực hành kể trong nhóm 
- Mỗi HS kể từng đoạn truyện
+ 2 HS kể toàn truyện
Kĩ thuật:
KHÂU ĐỘT THƯA
I/ Mục tiêu:
 -HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
 -Khâu được các mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu có thể chưa đều nhau . Đường khâu có thể bị dúm.
 -Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 Phát hơp đò dùng kĩ thuật cắt ,khâu ,may
Tiết 3
 Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
 b)Thực hành tiếp tiết 1:
 -Kiểm tra kết quả thực hành của HS ở tiết 1 và yêu cầu HS nhắc lại các bước khâu túi rút dây. 
 -Hướng dẫn nhanh những thao tác khó
 -GV cho HS thực hành và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành.
 -GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng .
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
 +Đường cắt, gấp mép vải thẳng, phẳng.
 +Khâu phần thân túi và phần luồn dây đúng kỹ thuật. 
 +Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm, không bị tuột chỉ.
 +Túi sử dụng được (đựng dũng cụ học tập như : phấn, tẩy). 
 +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định 
 -GV cho HS dựa vào các tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm thực hành.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Thêu lướt vặn”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS nêu các bước khâu túi rút dây.
-HS theo dõi.
-HS thực hành vạch dấu và khâu phần luồn dây, sau đó khâu phần thân túi.
-HS trưng bày sản phẩm. 
-HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp.
 Thứ năm
Luyện từ và câu:
ĐỘNG TỪ
I/ Mục tiêu:
Hiểu thế nào là động từ( từ chỉ hoạt động ,trạng thái của người ,sự vật ,hiện tượng)
 -Nhận biết dược dộng từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở BT2b
- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng đọc bài tập đã giao từ tiết trước 
- Nhận xét 
2. Dạy và học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu 
2.2 Tìm hiểu ví dụ
Bài 1:
- Gọi HS đọc phần nhận xét 	
- Y/c HS thảo luận trong nhóm để tìm các từ theo y/c 
- Gọi HS phát biểu ý kiến. Các HS khác nhận xét bổ sung 
- Kết luận lời giải đúng 
- Động từ là gì?
* Gọi HS đọc ghi nhớ
2.3 Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c và mẫu 
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.Y/c HS thảo luận và tìm từ. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng để nhóm khác nhận xét bổ sung
- Kết luận về các từ đúng 
Bài 2:
- Y/c HS đọc đề bài và nội dung
- Y/c HS thảo luận cặp đôi
- Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung 
- Kết luận lời giải đúng 
Bài 3:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung
- Treo tranh minh hoạ và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi
3. Củng cố dặn dò:
+ Thế nào là động từ?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau
- 2 HS đọc bài 
- Lắng nghe
- 2 HS nối tiếp nhau đọc từng bài tập
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, viết các từ vừa tìm được vào vở nháp 
- Phát biểu, nhận xét bổ sung
- Chữa bài 
- Động từ là chỉ hoạt động trạng thái của sự vật
- 3 HS đọc, cả l

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 9.doc