Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 7 - Tập đọc (tiết 13): Trung thu độc lập

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).

* HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được CH3.

II. CHUẨN BỊ:

Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

 

doc61 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 7 - Tập đọc (tiết 13): Trung thu độc lập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
li- a ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn. 
+ Đoạn 2: Va- li- a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa. 
+ Đoạn 3: Va- li- a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn. 
+ Đoạn 4: Va- li- a đã trở thành 1 diễn viên giỏi như em hằng mong ước. 
- HS đọc yêu cầu. 
- HS đọc thầm 4 đoạn văn và tự lựa chọn để hoàn chỉnh một đoạn. 
+ HS làm bài trên bảng phụ, nối tiếp nhau trình bày bài làm. 
Kết thúc: Va- li- a kết thúc tiết mục của mình với gương mặt rạng ngời hạnh phúc. Thế là ước mơ thuở nhỏ của Va- li- a đã trở thành sự thật. 
- HS lắng nghe.
KĨ THUẬT (Tiết 7)
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được. Và một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải (áo, quần, vỏ gối). 
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: 
 + Hai mảnh vải hoa giống nhau, mỗi mảnh vải có kích cỡ 20 x 30cm. 
 + Len (hoặc sợi) chỉ khâu. 
 + Kim khâu len kim khâu chỉ, thước may, kéo, phấn vạch. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1
Hôm nay chúng ta tiếp tục thực hiện: “Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường”. GV ghi đề. 
 b. Hướng dẫn cách làm: 
HĐ3: HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
 - HS nhắc lại quy trình khâu ghép mép vải. (phần ghi nhớ). 
 - GV nhận xét và nêu lại các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường: 
 + Bước 1: Vạch dấu đường khâu. 
 + Bước 2: Khâu lược. 
 + Bước 3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian yêu cầu HS thực hành. 
 - GV chỉ dẫn thêm cho các HS còn lúng túng và những thao tác chưa đúng. 
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập của HS: 
 - GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành. 
 - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: 
 + Khâu ghép được hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mép vải. 
 + Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải ghép và tương đối thẳng. 
 + Các mũi khâu tương đối cách đều nhau và bằng nhau. 
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. 
 - GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp để khen nhằm động viên, khích lệ các em. 
 - Đánh giá sản phẩm của HS. 
 3. Nhận xét- dặn dò:
 - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. 
 - Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SgK để học bài “Khâu đột thưa”. 
+ hS đọc bài học. 
+ HS nêu lại bài học. 
- HS theo dõi. 
+ HS thực hành. 
- HS trình bày sản phẩm. 
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo tiêu chuẩn. 
- HS lắng nghe.
Thứ sáu ngày 03 tháng 10 năm 2014
TẬP LÀM VĂN (Tiết 14)
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề. 
- Nhận xét, cho điểm HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
- Tiết trước các em xây dựng câu chuyện dựa vào cốt chuyện. Hôm nay, với đề bài cho trước, lớp mình sẽ thi xem ai là người có óc tưởng tượng phong phú để nghĩ ra được câu chuyện hay nhất. 
 b. Hướng dẫn làm bài tập: 
HĐ1: Cả lớp: 
Đề bài: Trong giấc mơ, emđược một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian
- GV đọc lại đề bài, phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian. 
- Yêu cầu HS đọc gợi ý. 
- Hỏi và ghi nhanh từng câu trả lời của HS dưới mỗi câu hỏi gợi ý. 
1/. Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?
2/. Em thực hiện 3 điều ước như thế nào?
3/. Em nghĩ gì khi thức giấc?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe. 
- Tổ chức cho HS thi kể. 
- Gọi HS nhận xét bạn kể về nội dung truyện và cách thể hiện. GV sửa lỗi câu cho HS. 
4. Củng cố – dặn dò: 3’
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS; khen ngợi những HS phát triển câu chuyện giỏi.
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện theo GV đã sửa và kể cho người thân nghe. 
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập phát triển câu chuyện (tiếp theo)”. 
- HS hát
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu. 
- Nhận xét, bổ sung. 
- Lắng nghe. 
- HS đọc thành tiếng đề bài. 
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng. 
- Tiếp nối nhau trả lời. 
1/. Mẹ em đi công tác xa. Bố ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học, em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em đã ngủ say. Em mết quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắm tay em. Bà cầm tay em, khen em là đứa con hiếu thảo và cho em 3 điều ước
2/. Đầu tiên, em ước cho bố em khỏi bệnh và tiếp tục đi làm. Điều thứ 2 em mong cho người thoát khỏi bệnh tật. Điều thứ ba em mong ướn mình và em trai mình học giỏi để sau này lớn lên trở thành những kĩ sư giỏi
3/. Em tỉnh giấc và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó. 
- Em biết đó chỉ là giấc mơ thôi nhưng trong cuộc sống sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái đến với những người chẳng may gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn. 
- Em rất vui khi nghĩ đến giấc mơ đó. Em nghĩ mình sẽ làm được tất cả những gì mình mong ước và em sẽ học thật giỏi
- HS viết ý chính ra vở nháp. Sau đó kể lại cho bạn nghe, HS nghe phải nhận xét, góp ý, bổ sung cho câu chuyện của bạn. 
- HS thi kể trước lớp. 
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu. 
TOÁN (Tiết 35)
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
* Bài 1: a) dòng 2, 3; b) dòng 1, 3, bài 2
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng có nội dung như sau:
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Tính giá trị biểu thức: a + b + c 
a. Nếu a = 5, b = 6, c = 8
b. Nếu a = 23, b = 9, c = 7
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
 - GV: Chúng ta đã học được tính chất nào của phép cộng, hãy phát biểu quy tắc về tính chất này?
 - Bài học hôm nay sẽ giớiù thiệu với các em một tính chất khác của phép cộng, đó là tính chất kết hợp của phép cộng. 
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: cả lớp: 15’
1. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng: 
 - GV treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học. 
 - GV yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức 
(a + b) + c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng. 
a
b
c
(a + b) + c
a + (b + c)
5
4
6
(5 + 4) + 6 = 9 + 6 = 15
5 + (4 + 6) = 5 + 10 = 15
35
15
20
(35 + 15) + 20 = 50 + 20 = 70
35 + (15 + 20) = 35 + 35 = 70
28
49
51
(28 + 49) + 51 = 77 + 51 = 128
28 + (49 + 51) = 28 + 100 = 128
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 5, 
b = 4, c = 6?
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) khi a = 35, b = 15 và c = 20?
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) khi 
a = 28, b = 49 và c = 51?
- Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị cảu biểu thức a + (b + c)?
 - Vậy ta có thể viết (GV ghi bảng): 
(a + b) + c = a + (b + c)
 - GV vừa ghi bảng vừa nêu: 
 * (a + b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a + b) + c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c. 
* Xét biểu thức a + (b + c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a + b), còn (b + c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a + b) + c. 
 * Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. 
4.. Luyện tập, thực hành: 
HĐ2: Cá nhân: 16’
 Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
- GV viết lên bảng biểu thức và hướng dẫn: 
 3254 + 146 + 1698
 = (3254 + 146) + 1698
 = 3400 + 1698
 = 5098
GV yêu cầu HS thực hiện. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2
 - Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta như thế nào?
+ GV chấm một số bài. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- GV tổng kết giờ học. 
- Gọi HS nhắc lại quy tắc thực hiện tính chất kết hợp của phép cộng.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
Nếu a = 5, b = 6, c = 8 thì a + b + c = 5 + 6 + 8=19
Nếu a = 23, b = 9, c = 7 thì a + b + c= 23+ 7 + 9 = 39
+ Nhận xét, bổ sung. 
- Đã học tính chất giao hoán của phép cộng. 
- HS phát biểu. 
- HS đọc bảng số. 
- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính một trường hợp để hoàn thành bảng như sau: 
- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 15. 
- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 70. 
- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 128. 
- Luôn bằng giá trị của biểu thức a + (b + c). 
- HS đọc. 
- HS nghe giảng. 
- Một vài HS đọc trước lớp. 
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào VBT. 
a. 4367 + 199 + 501 4400 + 2148 + 252
= 4367 + (199 + 501) = 4400+ (2148 + 252)
= 4367 + 700 = 4400+ 2400
= 5067 = 6800
b. 921 + 898 + 2079 467 + 999 + 9533
= (921 + 2079) + 898 = (467 + 9533) + 999
= 3000 + 898 = 10 000 + 999 
= 3898 = 10 999 
- Nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc đề. 
- Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau. 
- HS lên bảng làm bài, HS làm bài vào VBT. 
Bài giải
Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được là: 
75500000+ 86950000+ 14500000=176950000(đồng)
 Đáp số: 176950000 đồng
+ Nhận xét, bổ sung. 
- HS cả lớp. 
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
Thứ hai ngày 06 tháng 10 năm 2014
TẬP ĐỌC (Tiết 15)
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
 (Định Hải)
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).
* HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được CH3.
II. CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: Bài “Ở vương quốc Tương Lai” 
+ Em thích gì ở vương quốc Tương Lai? Vì sao?
- Nhận xét và ghi điểm HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
- Vở kịch Ở vương quốc Tương Lai những cậu bé đã mơ ước cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc. Bài thơ hôm nay các em sẽ tìm hiểu xem thiếu nhi VN ước mơ những gì?
 - GV ghi tựa. 
b. Hướng dẫn luệy đọc và tìm hiểu bài: 
HĐ1: Luyện đọc: 
- Hướng dẫn HS phân đoạn: 5 khổ thơ. 
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp hướng dẫn cách đọc bài, ngắt nhịp. 
 - GV giải nghĩa một số từ khó: 
- GV đọc mẫu. 
+ Toàn bài đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khác khao của thiếu nhi khi mơ ước về một thế giới tốt đẹp. 
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em: (nảy mầm nhanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ, trái bom, trái ngon, toàn kẹo, bi tròn, )
HĐ2: Tìm hiểu bài:
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+ Mỗi khổ thơ là một điều ước của các bạn nhỏ? Điều ước ấy nói gì?
+ Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?
+ Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
+ Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
HĐ3: Đọc diễn cảm và thuộc lòng: 
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: 
+ Đọc mẫu đoạn văn. 
+ Theo dõi, uốn nắn. 
4. Củng cố- dặn dò:
- Liên hệ giáo dục
- Bài thơ nói lên điều gì? 
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ. 
- Chuẩn bị bài: “Đôi giày ba ta màu xanh”
 - Nhận xét tiết học. 
- HS hát
+ Những lọ thuốc trường sinh, vì nó giúp con người sống lâu; cái máy biết bay
- Nêu nội dung bài. 
 - Lắng nghe. 
- Tiếp nối nhau đọc từng khổ. 
- HS đọc từ khó. 
- Tiếp nối nhau đọc từng khổ lần 2. 
- HS đọc chú giải. 
- Luyện đọc theo cặp. 
- 1 HS đọc toàn bài. 
+ Đọc thầm cả bài để trả lời các câu hỏi: 
+ Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi kết thúc bài thơ. 
+ Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc. 
+ Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. 
+ Khổ1: Các bạn ước muốn cây mau lớn để cho quả. 
+ Khổ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc. 
+ Khổ 3: Các bạn ước mơ trái đất không còn mùa đông giá rét. 
+ Khổ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. 
+ HS đọc khổ 3, 4, 5 và trả lời câu hỏi. 
+ Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người. 
+ Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn. 
*Em thích hạt giống vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả và ăn được ngay vì em rất thích ăn hoa quả và cây lớn nhanh như vậy để bố mẹ, ông bà không mất nhiều công sứ chăm bón. 
*Em thích ước mơ ngủ dậy mình thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời vì em rất thích khám phá thế giới và làm việc để giúp đỡ bố mẹ
- HS đọc tiếp nối nhau toàn bài. 
+ Luyện đọc theo cặp. 
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp. 
+ Thi đọc thuộc lòng trước lớp. 
+ Bình chọn người đọc hay
Ý nghĩa: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. 
TOÁN (Tiết 36)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng số trong bài tập 4 – VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên đọc qui tắc và viết công thức. 
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
Để tính được tổng của 3 số ta cần vận dụng một số tính chất nào để tính tổng 3 số? Chúng ta sẽ học bài: "Luyện tập" - GV: ghi bảng. 
 b. Hướng dẫn luyện tập: 
HĐ1: Cả lớp: 
 Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng(. câu b)
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
HĐ2: Cá nhân:
 Bài 4: 
 - GV gọi 1 HS đọc đề bài. 
 - GV yêu cầu HS tự làm bài. 
4. Củng cố- Dặn dò:
GV cho HS nhắc lại tính chất kết hợp và tính chất giao hoán của phép cộng.
- GV tổng kết giờ học. 
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học. 
- HS lên bảng làm bài. 
- HS nhận xét bài của bạn. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS lên bảng, lớp làm vào VBT. 
 26 387 54 293
 + 14 075 + 61 934
 9 210 7 652 
 49 672 123 879
- Nhận xét, bổ sung. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS lên bảng, lớp làm vào VBT. 
a. 96 + 78 + 4 b. 789 + 285 + 15
 = ( 96 + 4) + 78 = 789 + ( 285 + 15)
 = 100 + 78 = 789 + 300
 = 178 = 1 089
 67 + 21 + 79 448 + 594 + 52
= 67 + ( 21 + 79) = ( 448 + 52 ) + 594
= 67 + 100 = 167 = 500 + 594 = 1094
- Nhận xét, bổ sung
- HS đọc. 
- HS cả lớp làm bài vào VBT. 
 Bài giải
Số dân tăng thêm sau hai năm là: 
 79 + 71 = 150 (người)
Số dân của xã sau hai năm là: 
 5256 + 150 = 5406 (người)
 Đáp số: 150 người ; 5406 người
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
Thứ ba ngày 07 tháng 10 năm 2014
TOÁN (Tiết 37)
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Kế hoạch dạy học- SGK
HS: bài cũ – bài mới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài:
 - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. (GV ghi đề)
 b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 
1. Hướng dẫn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của đó: 
 * Giới thiệu bài toán 
- GV đọc VD và chép lên bảng. 
- Bài toán cho biết gì?
 - Bài toán hỏi gì?
* Vì bài toán cho biết tổng và cho biết hiệu của hai số, yêu cầu chúng ta tìm hai số nên dạng toán này được gọi là bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. 
 * Hướng dẫn và vẽ sơ đồbài toán
+ GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán: (SGK)
+ GV yêu cầu HS suy nghĩ xem đoạn thẳng biểu diễn số bé sẽ như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn?
 *Hướng dẫn giải bài toán (cách 1)
 - GV yêu cầu HS quan sát kĩ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm hai lần của số bé. 
+ Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé?
+ Lúc đó trên sơ đồ ta còn lại hai đoạn thẳng biểu diễn hai số bằng nhau và mỗi đoạn thẳng là một lần của số bé, vậy ta còn lại hai lần của số bé. 
Hai lần số bé là 60. Vậy số bé là bao nhiêu?
+ Số bé là 30. Vậy số lớn là bao nhiêu?
** Yêu cầu HS rút ra công thức tính 
Cách hai: GV hướng dẫn tương tự cách 1: 
Yêu cầu HS rút ra công thức tính. 
 c. Luyện tập, thực hành: 
HĐ2: Cá nhân:
 Bài 1: 
 - Bài toán cho biết gì?
 - Bài toán hỏi gì?
Hướng dẫn HS áp dụng 1 trong 2 công thức trên để tìm tuổi của hai người. 
 - GV yêu cầu HS làm bài. 
 - GV nhận xét và ch điểm HS. 
 Bài 2: 
+ GV hướng dẫn HS tìm cách giải tương tự bài tập 1. 
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
4. Củng cố- Dặn dò:
 - GV yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- HS nghe. 
- HS đọc đề toán. 
- Bài toán cho biết tổng của hai số là 70, hiệu của hai số là 10. 
- Bài toán yêu cầu tìm hai số. 
+ Đoạn thẳng biểu diễn số bé ngắn hơn so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn. 
- HS suy nghĩ sau đó phát biểu ý kiến. 
- Thì số lớn sẽ bằng số bé. 
 Giải: 
Hai lần của số bé là: 70 – 10 = 60
Số bé là: 60: 2 = 30. 
Số lớn là: 30 + 10 = 40 (hoặc 70 – 30 = 40)
 Đáp số: SB: 30, SL: 60
Số bé = (Tổng – Hiệu): 2
Số lớn = ( Tổng + Hiệu ): 2
+ HS đọc đề. 
- Tuổi của bố và của con là 58 (tổng), bố hơn con 38 tuổi ( hiệu)
- Tìm tuổi của mỗi người. 
 Giải: 
 Tuổi của con là: ( 58 – 38): 2 = 10 ( tuổi)
 Tuổi của bố là: 10 + 38 = 40 ( tuổi)
 Đáp số: 10 tuổi, 48 tuổi. 
+ HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
+ HS đọc đề. 
+ HS lên bảng. Lớp làm VBT. 
 Giải: 
Số học sinh trai của lớp là: ( 28 + 4): 2 = 16 (HS)
Số học sinh nữ là: 16 – 4 = 12 ( HS)
 Đáp số: 12 HS, 16 HS
+ HS nêu. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 15)
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ NƯỚC NGOÀI
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (ND Ghi nhớ).
- Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 2 (mục III).
* HS khá, giỏi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3).
II. CHUẨN BỊ:
Giấy khổ to viết sẵn nội dung: một bên ghi tên nước, tên thủ đô bỏ trống, 1 bên ghi tên thủ đô tên nước bỏ trống và bút dạ (Nội dung không trùng nhau). 
Bài tập 1, 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 HS đọc cho 2 HS viết các câu sau: 
+ Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
+ Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh
+ Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, Lụa hàng Hà Đông
- Nhận xét cách viết hoa tên riêng và cho điểm từng HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
- Viết lên bảng: An- đéc- xen và Oa- sinh- tơn. 
- Hỏi: + Đây l

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4(6).doc
Giáo án liên quan