Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 29 - Tập đọc: Đường đi Sa Pa (tiếp theo)

Trăng như quả chín treo trước nhà, như mắt cá không chớp mi.

Sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru,chú Cuội,chú bộ đội

Tác giả yêu trăng, tự hào về quê hương đất nước.

3 em nối tiếp đọc 6 khổ thơ

HS chọn đoạn đọc diễn cảm luyện đọc trong nhóm.

 

doc13 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 29 - Tập đọc: Đường đi Sa Pa (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chọn 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?
Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là món quà kì diệu của thiên nhiên?
Tình cảm của tác giả với Sa Pa thế nào?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL
GV chọn đoạn 1 để HD đọc diễn cảm
HD học thuộc đoạn 2-3
3. Củng cố, dặn dò
Nêu nội dung chính của bài
Dặn HS tiếp tục HTL đoạn 2,3.
Hát 
2 em nối tiếp đọc bài Con sẻ và nêu nội dung chính của bài
HS mở sách
Quan sát tranh chủ điểm, nêu nội dung tranh. Nghe GV giới thiệu bài
HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài, đọc 3 lượt
1 em đọc chú giải
Luyện đọc câu dài “ Những đám ..ảo.
Học sinh luyện đọc theo cặp. 1 em đọc bài
Nghe, theo dõi sách
Đoạn 1:Cảm giác đi trong mây, giữa thác nước và cảnh vật
Đoạn 2:Phố huyện rực rỡ sắc màu,nắng vàng hoe, em bé áo quần sặc sỡ
Đoạn 3:Bức tranh phong cảnh lạ, thoắt cái mùa thu, thoắt cái là mùa đông,..mùa xuân.
HS nêu lựa chọn
Vì Sa Pa rất đẹp,sự đổi mùa trong 1 ngày rất lạ lùng, hiếm thấy.
Tác giả rất ngưỡng mộ, háo hức, say mê
3 em nối tiếp đọc bài văn
HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1
2 em thi đọc diễn cảm đoạn 1
Đọc cá nhân, theo bàn, dãy, luyện HTL
HS xung phong đọc thuộc đoạn 2,3.
Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa.
Tiếng Việt(tăng)
Luyện: Tóm tắt tin tức
I- Mục đích, yêu cầu
1. Tiếp tục rèn cho học sinh kĩ năng tóm tắt tin tức.
2. Bước đầu làm quen với việc tự viết tin, tóm tắt tin về các hoạt động học tập, sinh hoạt diễn ra xung quanh.
II- Đồ dùng dạy- học
Bảng phụ viết tóm tắt tin ở bài tập 2
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định 
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1,2
GV gọi học sinh đọc bản tin
Yêu cầu học sinh tóm tắt bản tin vào nháp.
Gọi học sinh đọc tóm tắt. GV nhận xét
Tin a)Liên đội trường Tiểu học Lê Văn Tám(Tam Kì, Quảng Nam) trao học bổng và quà cho các bạn học sinh nghèo học giỏi và hoàn cảnh khó khăn.
Tin b) 236 bạn học sinh tiểu học thuộc nhiều màu da ở trường Quốc tế Liên hợp quốc có nhiều hoạt động bổ ích,lí thú.
Bài tập 3
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
Có mấy yêu cầu?
Yêu cầu học sinh chuẩn bị bản tin
Gọi học sinh trình bày bài làm
Viết bản tin: Nhân kỉ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3, lớp 4A trường tiểu học Tiên Cát đã tham gia chương trình văn nghệ chào mừng gồm 2 tiết mục hát, 2 tiết mục đọc thơ, kể chuyện. Lớp còn hưởng ứng thi đua giành nhiều bông hoa điểm 10 tặng mẹ và cô giáo.
Tóm tắt tin: Học sinh lớp 4A trường tiểu học Tiên Cát tích cực tham gia các hoạt động chào mừng ngày quốc tế PN 8/3.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn học sinh hoàn chỉnh bài .
Hát
GV kiểm tra 2 học sinh đọc ghi nhớ tiết TLV trước, 1 em đọc tóm tắt về bài tập 2.
Nghe, mở sách
HS đọc yêu cầu 
HS đọc thầm 2 bản tin, 2 em đọc to
Lớp đọc, tự tóm tắt vào nháp
Nối tiếp nhau đọc bài làm
So sánh bản tin với bản tóm tắt
Nghe và so sánh
HS đọc yêu cầu bài 3
Có 2 yêu cầu: Viết tin, tóm tắt tin.
HS viết bài vào nháp
Lần lượt đọc bài làm
Nghe bản tin do GV đọc để tham khảo
Vài em nêu nhận xét
Nghe và so sánh phần tin và phần tóm tắt
Rút ra kết luận 
Thực hiện.
Thứ ba ngày 4 tháng 4 năm 2006
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Du lịch- Thám hiểm
I- Mục đích, yêu cầu
1.Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Du lịch- Thám hiểm
2. Biết một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trò chơi Du lịch trên sông.
II- Đồ dùng dạy- học
Bảng phụ chép câu hỏi và đáp bài tập 4
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu mục đích yêu cầu 
2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài tập 1
GV chốt lời giải đúng
b) Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi ngắm cảnh đẹp.
Bài tập 2
GV chốt lời giải đúng
c) Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn.
Bài tập 3
GV nhận xét, chốt lời giải đúng
Ai chịu khó đi đây đi đó để học hỏi thì mới khôn ngoan, hiểu biết.
Bài tập 4
GV chia lớp thành 2 nhóm
Mỗi nhóm đố 4 câu, giải đố 4 câu.
Nhóm 1 đố câu a,b,c,d.
Nhóm 2 đố câu đ,e,g,h.
Ví dụ:a) Sông gì đỏ nặng phù sa?
 b)Sông gì lại hoá được ra 9 rồng?
 c)Làng quan họ có con sông
 Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?
 d)Sông tên xanh biếc sông chi?.
Đội nào chỉ nêu kết qủa đúng được5 điểm
Đội trả lời hay được cộng2 điểm thưởng
3. Củng cố, dặn dò
1 em đọc bài thơ đố ở bài 4
Dặn hs học thuộc bài thơ.
Hát 
Kiểm tra đồ dùng học tập 
Nghe, mở sách
HS đọc thầm yêu cầu bài tập 
Suy nghĩ làm miệng 
1 em nêu lại ý đúng
HS đọc thầm yêu cầu bài 2
Suy nghĩ nêu ý kiến 
1 em đọc ý đúng
1 em đọc bài 3, lớp đọc thầm, suy nghĩ làm bài cá nhân. lần lượt nêu bài làm.
1 em đọc lại nghĩa đúng 
1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
chia lớp thành 2 đội chơi
Mỗi nhóm chuẩn bị 4 câu giải đố
Nhóm 2 giải đố
Nhóm 1 giải đố
- Sông Hồng đỏ nặng phù sa.
- Sông Cửu Long hoá được ra chín rồng.
- Làng quan họ có con sông
Dòng sông ấy gọi là con sông Cầu.
- Sông tên xanh biếc sông Lam.
Ví dụ : sông Hồng, sông Lam
Lớp tổng kết trò chơi, biểu đương đội cao điểm hơn.
HS luyện đọc thuộc bài thơ.
Kể chuyện
Đôi cánh của Ngựa Trắng
I- Mục đích, yêu cầu
1. Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng 1 cách tự nhiên.
Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mau khôn lớn, vững vàng.
2. Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú nghe GV kể chuyện.
Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể được tiếp lời.
II- Đồ dùng dạy- học
Tranh minh hoạ bài đọc phóng to
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu sơ lược câu chuyện như SGV 189
2. GV kể chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng
GV kể lần 1(giọng phù hợp diễn biến của chuyện)
GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ
Phần lời ứng với mỗi tranh
Tranh 1: Hai mẹ con Ngựa trắng quấn quýt bên nhau
Tranh 2:Ngựa Trắng ao ước có cánh như Đại Bàng Núi.
Tranh 3:Ngựa Trắng xin mẹ cho đi xa cùng Đại Bàng.
Tranh 4:Sói Xám ngáng đường Ngựa Trắng
Tranh 5:Đại Bàng Núi lao xuống đánh sói cứu Ngựa Trắng.
Tranh 6 : Ngựa Trắng thấy chân mình bay trên không như Đại Bàng. 
GV kể lần 3
3.Hướng dẫn HS kể và nêu ý nghĩa chuyện
a) Kể trong nhóm
b) Thi kể trước lớp
Nêu ý nghĩa của chuyện
4. Củng cố, dặn dò
Tìm câu tục ngữ phù hợp với câu chuyện?
Hát
Nghe mở sách 
Quan sát tranh, đọc thầm nhiệm vụ
HS nghe, kết hợp theo dõi tranh minh hoạ.
Quan sát tranh trên bảng lớp
1 em nêu 
1 em nêu nội dung tranh 2
1-2 em nêu tranh 3
1 em nêu về tranh 4
 HS nêu nội dung tranh 5
2 em nêu tranh 6
Nghe GV kể 
Mỗi nhóm 3 HS kể cho nhau nghe chuyện.
Mỗi tổ cử 1 nhóm thi kể từng đoạn theo 6 tranh, sau đó kể cả chuyện
Phải mạnh dạn đi ra ngoài học hỏi mới hiểu biết và khôn lớn vững vàng.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Tiếng Việt (tăng)
Luyện: Kể chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng
I- Mục đích, yêu cầu
1. Luyện cho HS cách rèn kĩ năng nói:
Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng 1 cách tự nhiên.
Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mau khôn lớn, vững vàng.
2. Luyện cho HS cách rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú nghe GV kể chuyện.
Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể được tiếp lời.
II- Đồ dùng dạy- học
Tranh minh hoạ bài đọc phóng to
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu sơ lược câu chuyện như SGV 189
2.Hướng dẫn nghe kể chuyện
 GV kể chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng
GV kể lần 1(giọng phù hợp diễn biến của chuyện)
GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ
Phần lời ứng với mỗi tranh( GV nêu như SGV 190)
GV kể lần 3
3.Hướng dẫn HS luyện kể và nêu ý nghĩa chuyện
a) Kể trong nhóm
b) Thi kể trước lớp
Nêu ý nghĩa của chuyện
4. Củng cố, dặn dò
Tìm câu tục ngữ phù hợp với câu chuyện?
Dặn HS kể lại chuyện cho người thân nghe
Hát
Nghe mở sách 
Quan sát tranh, đọc thầm nhiệm vụ
HS nghe, kết hợp theo dõi tranh minh hoạ.
Trong SGK
Quan sát tranh trên bảng lớp
Nghe GV kể
Mỗi nhóm 3 HS kể cho nhau nghe chuyện.
Cùng bạn trao đổi ý nghĩa chuyện.
Mỗi tổ cử 1 nhóm thi kể từng đoạn theo 6 tranh, sau đó kể cả chuyện
Phải mạnh dạn đi ra ngoài học hỏi mới hiểu biết và khôn lớn vững vàng.
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
 - Đi cho biết đó biết đây
Ơ nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Thứ tư ngày 5 tháng 4 năm 2006
Tập đọc
Trăng ơi ... từ đâu đến?
I- Mục đích, yêu cầu
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng tha thiết
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng.Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng.
II- Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bảng phụ chép từ luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: SGV 192
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
GV kết hợp HD quan sát tranh minh hoạ 
Treo bảng phụ luỵên đọc đúng các câu hỏi, 
Nghỉ hơi sau dấu 3 chấm.
Giúp hs hiểu từ mới
GV đọc diễn cảm cả bài
b) Tìm hiểu bài
Trong 2 khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì?
Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng,
Từ biển xanh?
Vầng trăng gắn với 1 đối tượng cụ thể nào,
đó là những gì, những ai?
Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước thế nào?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL
GV hướng dẫn HS chọn khổ thơ, chọn giọng phù hợp đọc diễn cảm.
HD luyện ngắt giọng 3 khổ thơ đầu
HD học thuộc lòng bài thơ
3. Củng cố, dặn dò
Em thích nhất hình ảnh nào trong bài?
Nội dung chính của bài thơ?
Dặn tiếp tục học thuộc bài.
Hát
1 em đọc bài Đường đi Sa Pa và trả lời câu hỏi 3
2 em đọc thuộc lòng 2 đoạn văn còn lại 
Nghe, mở sách
6 em nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ, đọc 2 lượt. HS quan sát tranh. Luyện đọc các câu theo HD của GV. 1 em đọc chú giải
Luyện đọc theo cặp trong nhóm đôi theo bàn.2 em đọc cả bài.
Nghe GV đọc.
Hồng như quả chín, tròn như mắt cá.
Trăng như quả chín treo trước nhà, như mắt cá không chớp mi.
Sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru,chú Cuội,chú bộ đội
Tác giả yêu trăng, tự hào về quê hương đất nước.
3 em nối tiếp đọc 6 khổ thơ
HS chọn đoạn đọc diễn cảm luyện đọc trong nhóm.
HS luyện đọc đúng.
Đọc cá nhân, bàn, dãyluyện đọc thuộc.
HS nêu và giải thích.
Thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ với trăng, cũng chính là tình yêu Tổ quốc. 
Tập làm văn
Luyện tập tóm tắt tin tức
I- Mục đích, yêu cầu
1. Tiếp tục ôn luyện cách tóm tắt tin tức đã học ở tuần 24, 25.
2. Tự tìm tin, tóm tắt các tin đã nghe, đã đọc.
II- Đồ dùng dạy- học
1 số tin cắt từ các báo
Bảng phụ 
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1,2
GV gọi hs đọc các tin
Gợi ý cho hs chọn tin để tóm tắt
GV treo bảng phụ cho hs chữa bài
Nhận xét
Tin a) Khách sạn trên cây sồi
Để thoả mãn ý thích cho những người muốn nghỉ ngơi ở những chỗ lạ, tại Vát-te-rát, Thuỵ Điển, có 1 khách sạn treo trên cây sồi cao 13 mét.
Tin b) Khách sạn cho súc vật
Để có chỗ nghỉ cho súc vật theo chủ đi du lịch, ở Pháp có một phụ nữ đã mở khu cư xá riêng cho súc vật.
Bài tập 3
GV yêu cầu hs chuẩn bị bản tin( Cắt ở báo)
GV phát những bản tin đã chuẩn bị cho hs
Gọi hs làm trên bảng
GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học
Dặn chuẩn bị cho bài tả con vật.
Ôn định
1 em làm lại bài tập 2-3
1 em làm bài 4( Tiết mở rộng vốn từ Du lịch- thám hiểm)
Nghe, mở sách
2 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài 1-2
HS quan sát tranh minh hoạ.Đọc các tin.
HS chọn tin, tóm tắt,đặt tên cho bản tin đó
2 em làm bảng
Lớp làm bài cá nhân vào nháp
Nhiều em đọc bài 
Lớp nhận xét
1 em đọc tin b, lớp nhận xét
HS đọc yêu cầu 
Nối tiếp nhau đọc bản tin đã chuẩn bị
HS làm việc cá nhân, tự tóm tắt nội dung bản tin em chọn.
2 em làm bảng
1 em đọc bài làm của bạn, so sánh bản tin gốc.
Nghe nhận xét.
Chính tả( nghe- viết)
Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,...?  
I- Mục đích, yêu cầu
1. Nghe và viết lại đúng chính tả bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,  ? Viết đúng tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn.
2. Tiếp tục luyện viết đúng các chữ cái có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch; êt/êch.
II- Đồ dùng dạy- học
Bảng lớp chép bài 2a. Bảng phụ chép bài 3
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu
2. Hướng dẫn nghe viết
GV đọc bài chính tả 
Gọi học sinh đọc tên riêng nước ngoài
Hướng dẫn cách viết
Nội dung chính bài viết là gì?
GV đọc từng câu, từng cụm từ 
GV đọc soát lỗi
GV chấm 10 bài, nhận xét
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài tập 2( lựa chọn)
GV nêu yêu cầu .Chọn cho HS làm bài 2a
GV nhận xét chốt ý đúng
Tr) trai, trái, trải, trại.
 Tràm, trám, trảm, trạm.
 Tràn, trán
 Trâu, trấu, trẩu
 Trăng, trắng
 Trân, trần, trấn, trận.
Ch) chai, chài, chái, chải
 Chàm, chạm
 Chan, chán, chạn
 Châu, chầu, chậu,
 Chăng, chằng, chặng
 Chân, chần, chẩn.
Bài tập 3
GV nêu yêu cầu
GV treo bảng phụ
Lời giải: nghếch mắt, châu Mĩ, kết thúc, nghệt mặt ra, trầm trồ, trí nhớ.
3. Củng cố, dặn dò: 1 em đọc lại truyện.
Hát
Nghe, mở sách
Nghe GV đọc, lớp đọc thầm
HS đọc A- rập, Ân độ, Bát- đa
Luyện viết vào nháp
Giải thích các chữ số 1,2,3,4không phải do người A- rập nghĩ ra.HS viết bài 
Đổi vở, soát lỗi
Nghe nhận xét
Nghe gv đọc yêu cầu,1 em đọc, lớp đọc thầm, học sinh thảo luận cặp rồi trả lời
1 em chữa bài,1-2 em đọc kết quả đúng:
Lớp em đi cắm trại.
Nhà vua xử trảm kẻ gian ác.
Nước tràn qua đê.
Gạo còn nhiều sạn và trấu.
Trăng tròn vành vạnh.
Trận đánh diễn ra rất ác liệt,
Người dân làm nghề chài lưới.
Dân tộc Tày mặc áo chàm.
Món ăn này rất chán.
Cái chậu rửa mặt rất xinh.
Mẹ đã đi một chặng đường dài.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh cho người ốm.
HS đọc yêu cầu, đọc thầm truyện vui Trí nhớ tốt, làm bài vào vở.
Nêu tính khôi hài của truyện.
HS đọc truyện, VN tập kể.
Thứ năm ngày 6 tháng 6 năm 2006
Luyện từ và câu
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
I- Mục đích, yêu cầu
1. HS hiểu thế nào là lời yêu cầu đề nghị lịch sự.
2. Biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự;biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu, đề nghị.
II- Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi lời giải bài 2,3 ( nhận xét). 
Phiếu bài tập cho bài 4 luyện tập
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: SGV 197
2. Phần nhận xét
Gọi học sinh đọc bài tập 1,2,3,4.
GV chốt lời giải đúng:
Câu 2,3 câu nêu yêu cầu, đề nghị
Lời của Hùng nói với bác Hai là yêu cầu bất lịch sự.
Lời của Hoa với bác Hai là yêu cầu lịch sự
Câu 4 Như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?
3. Phần ghi nhớ
4. Phần luyện tập
Bài tập 1
GV gọi HS đọc đúng ngữ điệu câu khiến
Đáp án đúng: Câu bvà c
Bài tập 2
HS đọc đúng ngữ điệu câu khiến
Đáp án đúng: câu b,c,d
Bài tập 3
Gọi học sinh đọc cặp câu khiến
So sánh và giải thích ý kiến của mình
GV nhận xét, kết luận
a)Lan ơi, cho tớ đi nhờ với!( lịch sự)
Cho đi nhờ cái! (bất lịch sự)
b) Chiều nay chị đón em nhé!( lịch sự)
Chiều nay chị phải đón em đấy(bất lịch sự)
c) Đừng có mà nói như thế!( Bất lịch sự)
Theo tớ cậu không nên nói như thế!( LS)
d) Mở hộ cháu cái cửa!( bất lịch sự)
Bác mở giúp cháu cái cửa này với!(lịch sự)
Bài tập 4
GV gợi ý: Với mỗi tình huống có thể đặt những câu khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự
GV phát phiếu học tập cho học sinh làm bài cá nhân vào phiếu
GV thu phiếu, chấm 7-10 bài, nhận xét
Tình huống a)
Bố ơi, bố cho con tiền để con mua quyển sổ ạ!
Bố ơi, bố có thể cho con tiền để con mua quyển sổ không ạ?
Tình huống b)
Bác ơi, bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lúc cho đỡ mệt nhé!
Thưa bác, cháu muốn ngồi nhờ bên nhà bác một lúc, được không ạ?
5. Củng cố, dặn dò
Thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?
Dặn học sinh học thuộc ghi nhớ
Viết vào vở 4 câu khiến
Hát
1 em làm lại bài tập 2,3. 1 em làm lại bài tập 4 bài MRVT: Du lịch- thám hiểm.
Nghe, mở sách
4 HS nối tiếp nhau đọc các bài 1,2,3,4
HS đọc thầm lại đoạn văn ở bài 1, trả lời lần lượt các câu hỏi 2,3,4
HS nêu ý kiến
Là lời yêu cầu đề nghị phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe,có cách xưng hô phù hợp.
3 em đọc ghi nhớ, lớp học thuộc.
1 em đọc yêu cầu bài tập
2-3 em đọc câu khiến phù hợp ngữ điệu
lựa chọn cách nói lịch sự.
2 em đọc yêu cầu 
2 em đọc câu khiến
lựa chọn cách nói lịch sự
1 em đọc yêu câu7f bài 3
2 em đọc cặp câu khiến
Nêu ý kiến của mình
1 em làm trên bảng lớp đáp án như GV đã chốt
2 em lần lượt đọc bài làm đúng
HS đọc yêu cầu bài 4
Nghe GV gợi ý
HS làm bài vào phiếu
Nghe nhận xét
HS đọc câu đã đặt
HS nêu tình huống
HS đọc câu đã đặt
Lịch sự khi yêu cầu, đề nghị là: lời yêu cầu đề nghị phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe,có cách xưng hô phù hợp.
	Thứ sáu ngày 7 tháng 4 năm 2006
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I- Mục đích, yêu cầu
1. Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
2. Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật.
II- Đồ dùng dạy- học
Tranh minh hoạ trong SGK. Tranh ảnh 1 số vật nuôi trong nhà do GV và HS sưu tầm.
Bảng phụ lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật.
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định 
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiêụ bài: SGV 200
2. Phần nhận xét
Gọi học sinh đọc nội dung bài 
Bài văn có mấy phần?
Bài văn được viết theo mấy đoạn?
Nội dung từng đoạn thế nào?
3. Phần ghi nhớ
4 Phần luyện tập
Gọi học sinh đọc yêu cầu
GV treo tranh ảnh lên bảng
Trong những con vật nuôi, em thích nhất con gì?Vì sao?
GV treo bảng phụ chép sẵn dàn ý
Gọi học sinh đọc dàn ý chung
Yêu cầu học sinh làm dàn ý cho bài định tả
GV chấm mẫu 2-3 bài để rút kinh nghiệm
Yêu cầu học sinh chữa dàn ý của mình
5. Củng cố, dặn dò
Cấu trúc chung của bài văn miêu tả con vật là gì?
Dặn học sinh quan sát kĩ một con vật nuôi để tả vào tiết sau.
Hát
2-3 em đọc tóm tắt tin đã đọc trên báo nhi đồng hoặc thiếu niên tiền phong.
Nghe, mở sách
1 em đọc nội dung bài tập
Bài văn có 3 phần
Bài văn có 4 đoạn
Mở bài: đoạn 1 giới thiệu con mèo hung.
Thân bài: đoạn 2 tả hình dáng con mèo.
 đoạn 3 tả hoạt động, thói quen
 của con mèo.
Kết luận: đoạn 4 nêu cảm nghĩ về con mèo.
3 em đọc ghi nhớ
Lớp học thuộc ghi nhớ
1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm 
Quan sát tranh ảnh
HS nêu ý kiến
Quan sát nội dung
2-3 em đọc dàn ý chung
học sinh nêu con vật định tả, làm bài cá nhân vào nháp.
HS chữa bài đúng
Bài văn miêu tả con vật có 3 phần: 
Mở bài: Giới thiệu con vật định tả
Thân bài: Tả hình dáng con vật
 Tả hoạt động, thói quencon vật.
Kết luận: Nêu cảm nghĩ về con vật đó. 
Tiếng Việt ( tăng)
Luyện : Mở rộng vốn từ Du lịch- Thám hiểm.
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
I- Mục đích, yêu cầu
1.Luyện cho học sinh mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Du lịch- Thám hiểm. Học sinh hiểu thế nào là giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị.
2.Luyện cho học sinh kĩ năng biết một số từ chỉ địa danh, biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự, phù hợp với các tình huống khác nhau. 
II- Đồ dùng dạy- học
Bảng phụ chép câu hỏi và đáp bài tập 4
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu mục đích yêu cầu 
2. Hướng dẫn luyện MRVT: Du lịch- Thám hiểm
Bài tập 1
b) Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi ngắm cảnh đẹp.
Bài tập 2
c) Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn.
Bài tập 3
Ai chịu khó đi đây đi đó để học hỏi thì mới khôn ngoan, hiểu biết.
Bài tập 4
GV chia lớp thành 2 nhóm
Mỗi nhóm đố 4

File đính kèm:

  • docTUAN 29.doc