Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 22 - Tập đọc: Sầu riêng (tiết 3)

Giống: Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan; tả các bộ phận của cây; tả khung cảnh xung quanh cây; dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa để khắc họa sinh động, chính xác các đặc điểm của cây; bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

doc32 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 22 - Tập đọc: Sầu riêng (tiết 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 1 số tình huống.
Kết luận: Cần phải lịch sự với mọi người không phân biệt già trẻ, giàu nghèo và cần phải lịch sự ở mọi nơi, mọi lúc. 
Hoạt động 2: Đóng vai (BT4 SGK)
- Dán lên bảng 2 tình huống, gọi hs đọc
- Các em hãy thảo luận nhóm 6 để phân công đóng vai tình huống trên ( nhóm 1, 3, 5 t huống 1,nhóm 2, 4, 6 tình huống 2)
- Lần lượt gọi đại diện nhóm đóng vai tình huống a, tình huống b.
- Cùng hs nx, đánh giá cách giải quyết. 
- Các em rút ra điều gì ở tình huống này? 
Kết luận: Những hành vi, những tình huống các em vừa thảo luận là thể hiện cách cư xử lịch sự với mọi người trong giao tiếp.
* Hoạt động 3:Thi"Tập làm người lịch sự"
- Phổ biến luật chơi, chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 4 bạn.
- Nhiệm vụ của mỗi đội là dựa vào gợi ý, xây dựng 1 tình huống giao tiếp, trong đó thể hiện được phép lịch sự.
- Mỗi 1 lượt chơi, đội nào xử lí tốt tình huống sẽ ghi được 5 điểm. Sau các lượt chơi đội nào ghi nhiều điểm hơn là thắng. 
- Gắn lên bảng lớp y/c 1,2 
- Gọi 2 dãy lên thể hiện.
- Cùng hsnx, tuyên dương dãy thắng cuộc.
KNS*: Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc khi cần thiết.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc y/c BT 5
- Câu ca dao này khuyên ta điều gì? 
- Nêu 1 tình huống em đã thể hiện là người lịch sự.
- Qua bài học, em rút ra được điều gì cho bản thân? 
-Bàisau:Giữ gìn các công trình công cộng. 
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu 
1) Lịch sự với mọi người là có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếp xúc. 
2) 1 hs nêu tình huống thể hiện sự lịch sự 
- 1 hs đọc y/c
- Thảo luận nhóm đôi 
HS giơ thẻ
 HS lắng nghe 
- Hs biết xử lí tình huống và ra quyết định về hành vi lời nĩi của mình.
- Lắng nghe, thực hiện 
 - 2 hs đọc 2 tình huống
- Thảo luận nhóm 6 
- Lần lượt lên đóng vai
- Nhận xét 
- Lắng nghe 
- Chia dãy, cử thành viên 
- Lắng nghe, thực hiện 
 2 hs đọc 
- Lần lượt thể hiện 
- Nhận xét 
- 1 hs đọc to trước lớp
- Cần lựa lời nói trong khi giao tiếp để làm cho cuộc giao tiếp thoải mái, dễ chịu. 
- 1 hs nêu trước lớp
- Thực hiện cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
(Học bài thứ 4) Thứ hai, ngày 4 tháng 2 năm 2013
TẬP ĐỌC 
CHỢ TẾT
I/ Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
-Hiểu ND: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê. 
II/ Đồ dùng dạy-học: Tranh, ảnh chợ tết.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Sầu riêng
1) Dựa vào bài văn, hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng? 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài thơ ( 4 dòng thơ là 1 đoạn)
+ Lượt 1: HD phát âm: mây trắng, nóc nhà gianh, cô yếm thắm, núi uốn mình
+ Lượt 2: Giúp hs hiểu nghĩa các từ: ấp, the, đồi thoa son.
- HD hs cách đọc phân tách các cụm từ ở một số dòng thơ.
- Bài thơ đọc với giọng như thế nào? 
- Y/c hs luyện đọc theo cặp
- Gọi hs đọc cả bài
- Đọc diễn cảm toàn bài. 
b) Tìm hiểu bài:
- Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? 
- Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao? 
- Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?
- Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy? 
c) Hd đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- Gọi hs đọc nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài
- Y/c hs lắng nghe, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng
- Kết luận giọng đọc và những từ ngữ cần nhấn giọng (mục 2a)
- HD hs đọc diễn cảm và HTL 1 đoạn 
+ Đọc mẫu 
+ Y/c hs luyện đọc theo cặp 
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- Y/c hs nhẩm bài thơ 
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài. 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay, thuộc tốt.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Kết luận nội dung đúng (Mục I)
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài
- Bài sau: Hoa học trò 
Nhận xét tiết học 
- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe 
- Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài 
- Luyện đọc cá nhân 
- Giải nghĩa từ 
 Dải mây trắng / đỏ dần trên đỉnh núi
 Sương hồng lam / ôm ấp nóc nhà gianh
- Chậm rãi ở 4 dòng đầu, vui, rộng ràng ở những dòng thơ sau. 
- HS luyện đọc theo cặp 
- 1 hs đọc cả bài 
- HS lắng nghe 
- Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm. Núi đồi như cũng làm duyên-uốn mình trong chiếc áo the, đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nháy hoài trong rụông lúa. 
- Những thằng cu mặc áo màu đỏ chạy lon xon; các cụ già chống gậy bước lom khom; Cô gái mặc yếm màu đỏ thắm che môi cười lặng lẽ; Em bé nép đầu bên yếm mẹ; Hai người gánh lợn, con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo họ. 
- Ai ai cũng vui vẻ: tưng bừng ra chợ tết, vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc. 
- Trắng, đỏ, hồng, lam, xanh, biếc, thắm, vàng, tía, son. Ngay cả một màu đỏ cũng có nhiều cung bậc: hồng, đỏ, tía, thắm, son. 
- 4 hs nối tiếp nhau đọc to trước lớp 
- Trả lời theo sự hiểu 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- Lắng nghe 
- Luyện đọc nhóm cặp 
- Vài hs thi đọc trước lớp 
- Nhẩm bài thơ 
- Vài hs thi đọc thuộc lòng 
- Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê
- Vài hs đọc lại 
- Lắng nghe, thực hiện 
TẬP LÀM VĂN 
 LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
I/ Mục tiêu: Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1).
 - Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 3 bảng nhóm kẻ bảng thể hiện nội dung các BT1a, b để các nhóm làm việc
- Bảng viết sẵn lời giải BT1d, e. Tranh, ảnh một số loài cây.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs đọc lại dàn ý tả một cây ăn quả theo 1 trong 2 cách đã học (tả lần lượt từng bộ phận của cây; tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây. 
 - Nhận xét
B/ Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài tập 1: Gọi hs đọc nội dung BT1 
- Các em hãy làm bài trong nhóm đôi, trả lời viết các câu hỏi a, b trên phiếu, trả lời miệng các câu c, d, e. Với câu c, các em chỉ cần chỉ ra 1,2 hình ảnh so sánh mà em thích. (phát phiếu cho 3 nhóm) 
- Gọi các nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. 
b) Các giác quan 
 Thị giác (mắt) 
 Khứu giác (mũi) 
 Vị giác (lưỡi) 
 Thính giác (tai) 
c) Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích. Theo em các hìnhảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì? 
 Nhân hóa
1) Bài Bãi ngô:
- Búp ngô non núp trong cuống lá.
- Bắp ngô chờ tay người đến bẻ. 
2) Bài Cây gạo:
- Các múi bông gạo nở đều, chín như nồi cơm chín vung mà cười...
- Cây gạo già mỗi năm trở lại tuổi xuân.
- Cây gạo trở về với dáng trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành. 
d) Trong 3 bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể? 
e) Theo em, miêu tả một loài cây có đặc điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể? 
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Về nhà các em có qsát một cây nào không? 
- Treo tranh, ảnh một số loài cây. 
- Nhắc nhở: Bài yêu cầu các em quan sát một cái cây cụ thể (không phải là một loài cây). Các em có thể quan sát cây ăn quả quen thuộc em đã lập dàn ý trong tiết học trước, cũng có thể chọn một cây khác, song cây đó phải được trồng ở khu vực trường, hoặc nơi em ở để có thể quan sát được nó. 
- Gọi hs trình bày kết quả quan sát. 
- Cùng hs nhận xét 
- Cho điểm một số hs ghi chép tốt, nhận xét về kĩ năng quan sát cây cối của học sinh. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tiếp tục quan sát cái cây đã chọn để hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết lại vào vở.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. 
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi trong SGK
- Làm việc nhóm đôi
- Trình bày 
a) + Sầu riêng: Quan sát từng bộ phận của cây.
 Chi tiết được quan sát 
 cây, lá, búp, hoa, bắp ngô bướm trắng, bướm vàng (Bãi ngô)
 cây, cành, hoa, quả gạo,chim chóc(Cây gạo) 
 hoa, trái, dáng, thân, cành, lá (Sầu riêng) 
- Hương thơm của trái sầu riêng 
- Vị ngọt của trái sầu riêng 
- Tiếng chim hót (Cây gạo), tiếng tu hú (Bãi ngô)
 So sánh 
1) Bài Sầu riêng: 
- Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi
- Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.
- Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.
2) Bài Bãi ngô :
 - Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.
- Búp như kết bằng nhung và phần.
- Hoa ngô xơ xác như cỏ may.
3) Bài Cây gạo:
- Cánh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.
- Quả hai đầu thon vút như con thoi.
- Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới. 
* Các hình ảnh so sánh và nhân hóa làm cho bài văn miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc. 
d) Hai bài Sầu riêng, Bãi ngô miêu tả một loài cây; bài Cây gạo miêu tả một cái cây cụ thể. 
e) Giống: Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan; tả các bộ phận của cây; tả khung cảnh xung quanh cây; dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa để khắc họa sinh động, chính xác các đặc điểm của cây; bộc lộ tình cảm của người miêu tả. 
Khác: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loại. 
- 1 hs đọc y/c
- Hs trả lời 
- Quan sát 
- Dựa vào những gì đã quan sát (kết hợp tranh, ảnh), ghi lại kết quả quan sát trên giấy nháp. 
- Trình bày 
- Nhận xét theo các tiêu chuẩn:
+ Ghi chép có bắt nguồn từ thực tế quan sát không?
+ Trình tự quan sát có hợp lí không?
+ Những giác quan nào bạn đã sử dụng khi quan sát?
+ Cái cây bạn quan sát có khác gì với các cây cùng loài? 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: So sánh được hai phân số có cùng mẫu số.
 - So sánh được một phân số với 1.
 - Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 Bài tập cần làm bài 1, bài 2 va bài 3a; 3c bài 3*b; 3d* dành cho HS khá giỏi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: So sánh hai phân số cùng mẫu số
 Gọi hs lên bảng điền dấu , + thích hợp vào chỗ trống
- Muốn so sánh 2ps cùng mẫu số ta làm sao?
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) Luyện tập:
Bài 1: Y/c hs thực hiện B 
Bài 2: Y/c hs nhắc lại khi nào phân số bé hơn 1, lớn hơn 1, bằng 1 
- Gọi hs lên bảng làm bài 
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài
- Muốn viết được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì? 
- Y/c hs tự làm bài 
C/ Củng cố, dặn dò: 
- Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu ta làm sao? 
- Bài sau: So sánh hai phân số khác mẫu số
- Nhận xét tiết học 
 - 2 hs lần lượt lên bảng thực hiện 
a) b) 1 
- Vài hs trả lời 
- Lắng nghe 
- Thực hiện B 
a) 3/5 >1/5 b) 9/10 < 11/10
c) 13/17 22/19
- Khi tử số lớn hơn mẫu số thì phân số lớn hơn 1; khi tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1, tử số bằng mẫu số thì phân số bằng 1 
- HS lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. 
- 1 hs đọc đề bài 
- Chúng ta phải so sánh các phân số với nhau. 
a) Vì 1 < 3 < 4 nên 
*b) Vì 5 < 6 < 8 nên 
c) Vì 5 < 7 < 8 nên 
*d) Vì 10 < 12 < 16 nên 
- Ta so sánh tử số, phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn,...
ĐỊA LÝ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I/ Mục tiêu: 
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
 + Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái. + Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
 + Chế biến lương thực.
II/ Đồ dùng dạy-học: Bản đồ nông nghiệp VN, 3 tờ giấy trắng khổ A 3 
- Tranh, ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá tôm ở đồng bằng Nam Bộ 
- Một số thẻ ghi các nội dung để HS chơi trò chơi. 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/KTBC:Người dân ở ĐBNB 
1) Kể tên một số dân tộc và những lễ hội nổi tiếng ở ĐBNB?
2) Nhà ở của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì?
- Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: .
2) Bài mới:
- Treo bản đồ nông nghiệp, YC hs quan sát và kể tên các cây trồng ở ĐBNB và cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn ở đây? 
* Hoạt động 1: Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước
- Dựa vào SGK, vốn hiểu biết của các em. Các em hãy cho biết: 
1) ĐBNB có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
2) Lúa gạo, trái cây ở ĐBNB được tiêu thụ ở những đâu?
- Gọi hs đọc dòng chữ in nghiêng SGK/121
- Các em hãy quan sát tranh trong SGK/122, thảo luận nhóm đôi nói cho nhau nghe qui trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu. 
- Nhận xét câu trả lời của hs
- Gọi hs đọc dòng chữ in nghiêng thứ hai
- Các em quan sát hình 2 SGK/121, kết hợp với vốn hiểu biết của mình, các em hãy thảo luận nhóm 4 kể cho nhau nghe tên các trái cây ở ĐBNB (phát phiếu cho 3 nhóm) 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm kể được nhiều tên các loại trái cây. 
- Treo tranh một vài vườn trái cây ở ĐBNB và miêu tả. 
Kết luận: ĐBNB là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Nhờ đồng bằng này , nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới. 
* Hoạt động 2: Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước.
- Giải thích từ: thuỷ sản, hải sản
- Các em hãy dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau:
1) Điều kiện nào làm cho ĐBNB đánh bắt được nhiều thuỷ sản?
2) Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây?
3) Thuỷ sản của đồng bằng được tiêu thụ ở những đâu? 
- Em có biết nơi nào nuôi nhiều cá nhất và trở thành làng bè không? 
- Mô tả về việc nuôi cá, tôm ở đồng bằng 
Hoạt động 3: Tổ chức cho hs chơi trò chơi: “Ai nhanh nhất.”
- Thầy có rất nhiều thẻ , mỗi thẻ ghi một nội dung khác nhau. Thầy sẽ ra câu hỏi, nhiệm vụ của các em là đến bàn thầylựa những thẻ ghi nội dung trả lời đúng cho câu hỏi của thầy đưa ra.
- Y/c 2 dãy, mỗi dãy cử 2 bạn. 
- Nêu câu hỏi: Điều kiện nào ĐBNB trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước? 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm gắn đúng, nhanh.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc ghi nhớ
- Yc cả lớp hát bài: Quả 
- Bài sau: HĐSX của người dân ở ĐBNB (tt)
- Nhận xét tiết học 
-2 hs trả lời
1) Dân tộc: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa; lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng, lễ tế thần cá Ông...
2) Nhà ở thường làm dọc thao các sông ngòi, kênh rạch. Nhà truyền thống thường có vách và mái nhà làm bằng cây lá dừa. 
- Lắng nghe 
- Quan sát, trả lời: dừa, chôm chôm, nhãn, măng cụt, ...cây lúa và cây ăn quả được trồng nhiều ở ĐBNB.
- Đọc thầm SGK, trả lời
1) Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên ĐBNB đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
2) Lúa gạo, trái cây của ĐBNB đã được xuất khẩu và cung cấp cho nhiều nơi trong nước.
- 1 hs đọc to trước lớp
- Thảo luận nhóm đôi, đại diện trả lời:
 Gặt lúa - tuốt lúa - phơi thóc - xay xát gạo và đóng bao - xuất khẩu. 
- 2 hs trình bày về qui trình thu hoạch, xuất khẩu gạo. 
- 1 hs đọc to trước lớp
- Làm việc nhóm 4, các nhóm nối tiếp nhau trình bày 
- Các loại trái cây ở ĐBNB: chôm chôm, thanh long, sầu riêng, xoài, măng cụt, mận, ổi, bưởi, nhãn,...
- Lắng nghe 
- Lắng nghe 
- Làm việc nhóm đôi, trả lời:
1) Mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với vùng biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt thuỷ sản của ĐBNB.
2) tôm hùm, cá ba sa, mực. 
3) Thuỷ sản của ĐBNB được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới. 
- Châu Đốc nuôi nhiều cá nhất người ta gọi là làng bè Châu Đốc. 
- Lắng nghe, ghi nhớ cách chơi
- 4 bạn lên thực hiện trò chơi
- Chọn bảng gắn vào thích hợp. 
 + Đồng bằng lớn nhất
 + Đất đai màu mỡ
 + khí hậu nóng ẩm 
 + Nguồn nước dồi dào
 + Người dân cần cù lao động 
- 1 hs đọc to trước lớp. 
- Đồng thanh hát 
Mỹ thuật: Gv chuyên dạy
Buổi chiều học bài thứ 5. Thứ hai, ngày 5 tháng 2 năm 2013
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
 I/ Mục tiêu:
 Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học (BT1, BT2, BT3); bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên hoan đến cái đẹp (BT4).
II/ Đồ dùng dạy-học: Một vài bảng nhóm viết nội dung BT1-2
- Bảng phụ viết sẵn nội dung vế B BT4 (các câu có chỗ trống để điền thành ngữ). Thẻ từ ghi sẵn các thành ngữ ở vế A để gắn các thành ngữ vào chỗ trống thích hợp trong câu.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: CN trong câu kể Ai thế nào?
 Gọi 2 hs đọc đoạn văn kể về một loại trái cây yêu thích có dùng câu kể Ai thế nào? 
 Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học.
2) HD hs làm bài tập
Bài 1: Gọi hs đọc y/c 
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài tập này 
- Gọi các N lên dán bảng nhóm và trình bày. 
a) Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người
b) Các từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người. 
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Các em thảo luận nhóm đôi để hoàn thành bài tập
- Gọi đại diện các nhóm trình bày 
a) Các từ chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật
b) Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người
Bài 3: Các em hãy đặt câu với một từ vừa tì

File đính kèm:

  • docTuan 22 lop4.doc