Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 19 - Tập đọc: Bốn anh tài (tiết 7)

Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý.

 - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học.

 - Tranh minh hoạ truyện

 

doc9 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 19 - Tập đọc: Bốn anh tài (tiết 7), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 19 
Thứ hai ngày tháng năm 2009
TẬP ĐỌC
BỐN ANH TÀI.
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : 1- 2’
2. Bài mới: 30-32’
 a. Giới thiệu chủ điểm và bài học: Dùng tranh SGK.
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
- Sách vở của HS.
Luyện đọc: HD chia 5 đoạn.
- Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn, luyện đọc từ, câu dài và giải nghĩa từ.
- Yêu cầu đọc nhóm.
- GV đọc bài.
- 5 HS đọc, sửa phát âm và ngắt câu.
- 5 HS đọc, nêu nghĩa một số từ khó.
- HS đọc theo cặp.
- Một HS đọc toàn bài.
Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1; TLCH 1 - SGK.
- Yêu cầu đọc đoạn 2; TLCH 2 - SGK. 
- Yêu cầu đọc 3 đoạn còn lại, TLCH 3, 4. 
- Gọi HS nêu nội dung bài.
- HS đọc từng đoạn, trả lời, nhận xét, bổ sung.
 + Ăn 9 chõ xôi,khoẻ bằng chàng trai 18 tuổi, tinh thông võ nghệ,...
 + Yêu tinh bắt người và súc vật, bản làng tan hoang,
 + Cẩu Khây cùng 3 người bạn Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng đi trừ yêu tinh.
- HS tự nêu như mục I.
Luyện đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn đọc diễn cảm một đoạn tự chọn.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò: 1- 2’
 + Câu chuyện nói lên điều gì điều gì?
- Dặn chuẩn bị bài Chuyện cổ tích về loài người.
- 5 HS đọc nối tiếp, nêu cách đọc diễn cảm bài.
- Tìm cách thể hiện giọng đọc em thích nhấn giọng, nghỉ hơi hợp lí.
- Đọc diễn cảm theo cặp. 
- 2, 3 HS đọc. Nhận xét. 
Thø t­ ngµy th¸ng n¨m 2009
TẬP ĐỌC
ChuyÖn cæ tÝch vÒ loµi ng­êi
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn thơ.
- Hiểu nội dung bài: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em. Do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. 
- Thuộc 3 khổ thơ. 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : 3- 4’
2. Bài mới: 28 - 30’
 a. Giới thiệu bài học: Dùng tranh SGK.
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
- 2 HS đọc bài Bốn anh tài.
Luyện đọc: 
- Yêu cầu đọc nối tiếp theo khổ thơ, luyện đọc từ, ngắt nhịp và giải nghĩa từ.
- Yêu cầu đọc nhóm.
- GV đọc bài.
- 7 HS đọc, sửa phát âm và ngắt câu.
- 7 HS đọc, nêu nghĩa một số từ khó.
- HS đọc theo cặp.
- Một HS đọc toàn bài.
Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1; TLCH 1 - SGK.
- Yêu cầu đọc khổ thơ 2, 3; TLCH 2 - SGK. 
- Yêu cầu đọc các khổ thơ còn lại, thảo luận cặp câu hỏi 4. 
- GD HS chăm học kính yêu bố mẹ, thầy cô giáo.
- Gọi HS nêu nội dung bài.
- HS đọc cá nhân, lần lượt trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung.
 +Trẻ em được sinh ra đầu tiên, trái đất toàn trẻ con
 + Mẹ sinh ra vì trẻ cần lời ru,bế bồng, chăm sóc...
 + Bố sinh ra để dạy trẻ hiểu biết, thầy giáo dạy trẻ học hành.
- Nêu như nội dung mục I.
Luyện đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn học thuộc lòng và thi đọc thuộc.
3. Củng cố, dặn dò: 1- 2’
 - Nhắc lại nội dung bài.
- Dặn chuẩn bị bài Bốn anh tài (tiếp).
- 7 HS đọc nối tiếp, nêu cách đọc diễn cảm bài.
- Tìm cách thể hiện giọng đọc hợp lí.
- Đọc diễn cảm theo cặp. 
- 2, 3 HS đọc. Nhận xét. 
- HS tự nhẩm thuộc 3 khổ thơ em thích
- Một số em thi đọc thuộc.
- Lớp nhận xét.
TUẦN 19
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: KIM TỰ THÁP AI CẬP.
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập chính tả về âm đầu, vần dễ lẫn (BT 2).
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ chép bài 2 .
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : 2- 3’
2. Bài mới: 29-30’
 a. Giới thiệu bài:Quan sát tranh SGK. 
 b. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- Viết từ: lao xao, già nua.
- GV đọc bài chính tả.
 + Đoạn văn nói lên điều gì ?
- Hướng dẫn HS viết từ khó.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày đoạn văn.
- GV đọc chính tả cho HS viết bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm một số bài, nhận xét chung về chữ viết, trình bày, sửa lỗi HS thường mắc.
- Ca ngợi Kim tự tháp là 1 công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập.
- HS đọc thầm, tìm từ khó viết, dễ lẫn.
- Viết từ khó ra bảng con, bảng lớp. Nhận xét, sửa sai.
- HS viết bài.
- HS đổi vở soát dấu câu, lỗi chính tả trong bài.
- HS tự chữa lỗi.
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài tập 2:
- GV treo bảng phụ
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
 Từ cần điền: Sinh vật, biết, biết, sáng tác, tuyệt mĩ, xứng đáng. 
*/ HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc thầm đoạn văn làm bài vào nháp, 1 em điền bảng phụ.
 - Một số em đọc bài làm.
 - Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 1- 2’.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
TUẦN 19
KỂ CHUYỆN
BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN.
I. Mục tiêu: 
	- Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý.
	- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Tranh minh hoạ truyện.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 4 - 5’
2. Bài mới: 28- 30’
 a. Giới thiệu bài.
 b. GV kể chuyện:
- Kể chuyện Một phát minh nho nhỏ.
- GV kể lần 1 kết hợp chú giải: ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn
- GV kể lần 2 kết hợp dùng tranh minh họa.
- HS nghe kể chuyện.
 c. Hướng dẫn HS thực hiện bài tập.
Bài 1: 
- Yêu cầu HS trao đổi cặp tìm lời thuyết minh cho từng tranh.
- Chốt lại lời thuyết minh đúng.
Bài 2,3: 
- Kể chuyện theo căp.
- Thi kể chuyện trước lớp.
 + Nhờ đâu bác đánh cá thắng được con quỷ hung ác? 
 + Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- GV nhận xét, biểu dương những em kể hay.
*/ HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc cùng bạn.
- Nêu kết quả làm việc.
*/ HS đọc yêu cầu của bài.
- HS kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa của chuyện. Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể trước lớp .
- Một số nhóm kể theo đoạn.
- Vài em kể toàn bộ câu chuyện.
+ Bác đánh cá thông minh, bình tĩnh.
+ Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác.
- Lớp nhận xét, chọn người kể hay nhất
 3. Củng cố - dặn dò: 2- 3’
- HS nhắc lại nội dung truyện.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau :Truyện đã nghe đã đọc nói về người có tài.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu; biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ.
II. Đồ dùng dạy học. 
Bảng phụ ghi các câu kể ở BT1- Nhận xét .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 3- 4’ 
2. Bài mới: 29-30’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Nhận xét:
- Đặt vài câu kể AI làm gì?
*/ 2 HS đọc đoạn văn
Bài 1:
- GV đưa bảng phụ 3 câu kể Ai làm gì?.
Bài 2, 3:
- Yêu cầu HS xác định CN trong các câu vừa tìm và nói ý nghĩa của VN.
- Chốt lại: các CN sự vật (người, con vật, đồ vật, cây cối...) nói đến trong câu.
Bài 4:
- Chốt lại ý đúng: a
- HS nêu các câu kể Ai làm gì?.
- Nhận xét
*/ HS nêu đầu bài.
- HS làm nháp, 1 em làm bảng. 
- Nhận xét bài.
- HS nêu lựa chọn của mình.
 c. Ghi nhớ:
 + CN của câu kể Ai làm gì? nêu điều gì?
 + Những từ ngữ nào có thể làm CN của câu kể Ai làm gì?
- HS trả lời. Vài HS nêu ghi nhớ.
- Đặt câu kể Ai làm gì? và xác định CN.
 d. Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu miệng câu kể Ai làm gì?
- Yêu cầu xác định CN.
- KL bài làm đúng, củng cố xác định CN
Bài 2:
- Yêu cầu HS làm cá nhân, nêu miệng.
- KL bài làm đúng, biểu dương những HS đặt câu hay.
Bài 3:
- Yêu cầu HS làm theo cặp: đặt 3-5 câu Ai làm gì nói về các hoạt động của người hoặc vật trong tranh.
- Tuyên dương những HS làm tốt.
*/ HS đọc đoạn văn và yêu cầu BT.
- HS nêu kết quả.
- HS làm vở, 1 em làm bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
*/ HS đọc đầu bài.
- HS nối tiếp đọc câu vừa đặt. Nhận xét.
*/ HS đọc đầu bài, quan sát tranh.
- HS nhìn tranh , làm bài cùng bạn.
- HS nối tiếp nêu bài làm, nhận xét.
 3. Củng cố - dặn dò: 2- 3’
- HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau Mở rộng vốn từ: Tài năng.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG.
I. Mục tiêu:
 Giúp HS: 
Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán – Việt) nói về tài năng của con người.
Biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp; hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người.
II. Đồ dùng dạy học. 
Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 3-4’
2. Bài mới: 28-30’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Nêu ghi nhớ bài Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Bài 1:
- GV yêu cầu làm nhóm đôi.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
a) tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.
b) tài nguyên, tài trợ, tài sản.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS làm miệng.
- Kết luận bài đúng, khen những HS đặt câu đúng và hay.
Bài 3: 
- Yêu cầu làm theo cặp.
- Chốt lời giải đúng
a) Người ta là hoa đất.
b) Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS nêu miệng và giải thích.
- Giúp HS hiểu nghĩa một số câu tục ngữ và tập vận dụng vào hoàn cảnh nhất định.
*/ HS đọc nội dung bài tập.
- HS trao đổi cặp, chia các từ vào 2 nhóm, 1 nhóm xếp vào bảng phụ.
- Nhận xét bài trên bảng.
- Các nhóm lần lượt nêu bài làm.
*/ HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nối tiếp đặt câu.
- Nhận xét.
*/ HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS trao đổi, thống nhất trong nhóm.
- HS lần lượt phát biểu. Nhận xét, bổ sung.
- HS phát biểu.
3. Củng cố - dặn dò: 1- 2’
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau Luyện tập về câu kể AI làm gì?.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
I. Mục tiêu: Giúp HS:	
	- Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.
	- Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 1-2’
 2. Bài mới: 30-32’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn làm bài tập.
- Nêu ghi nhớ 2 kiểu mở bài trong bài miêu tả đồ vật.
Bài 1:
- Yêu cầu HS trao đổi câu hỏi theo cặp.
- GV chốt:
 + Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu chiếc cặp sách.
 + Điểm khác nhau: Đoạn a, b mở bài trực tiếp
 Đoạn c mở bài gián tiếp
Bài 2:
- Hướng dẫn HS:
 + Bài tập này yêu cầu viết gì ?
 + Viết theo mấy cách, đó là cách nào ?
- Yêu cầu HS làm vở.
- Chấm điểm một số bài, nhận xét chung.
- Sửa bài cho HS. Ví dụ:
 + Mở bài trực tiếp: Chiếc bàn HS này là người bạn ở trường thân thiết với tôi đã gần hai năm nay.
 + Mở bài gián tiếp: Tôi rất yêu gia đình tôi. Ở đó tôi có bố mẹ, em trai thân thương, có những đồ vật, đồ chơi và 1 góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là chiếc bàn học xinh xắn của tôi.
 */ HS đọc yêu cầu bài.
 - 3 HS đọc nối tiếp 3 mở bài.
 - HS làm bài cùng bạn. 
 - Một số HS nêu câu trả lời.
 - Nhận xét, bổ sung.
*/ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS trả lời.
- HS làm bài vào vở, 2 em viết bảng phụ.
- Một số em đọc bài viết.
- Nhận xét, sửa bài của bạn và bài trên bảng.
 3. Củng cố - dặn dò: 1-2’
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài Luyện tập kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
Thø sáu ngµy th¸ng n¨m 2009
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
I. Mục tiêu: Giúp HS:	
	- Nắm vững hai cách mở bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.
	- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 1-2’
 2. Bài mới: 30-32’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn làm bài tập.
- Nêu ghi nhớ 2 kiểu kết bài trong bài miêu tả đồ vật.
Bài 1:
- Yêu cầu HS trao đổi câu hỏi theo cặp.
- GV chốt câu trả lời đúng:
 a) Đoạn kết là đoạn cuối cùng trong bài
Má bảo: “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền”. ... nón dễ bị méo vành.
 b) Đó là kiểu kết bài mở rộng.
- Củng cố về hai kiểu kết bài đã học.
Bài 2:
- Hướng dẫn HS:
 + Gợi ý đề bài yêu cầu viết đoạn kết theo kiểu nào ?
 + Em chọn đề bài miêu tả đồ vật gì ?
 - Yêu cầu HS làm vở.
- GV nhận xét, khen những HS có kết bài hợp lí, hay, đạt yêu cầu của đề.
Ví dụ: Chiếc thước kẻ đã gắn bó với em suốt năm học qua. Người bạn nhỏ ấy luôn bên em trong mỗi giờ học . Em không bao giờ dùng thước để nghịch. Khi dùng xong em cất cẩn thận vào ngăn riêng trong cặp sách. 
 */ HS đọc yêu cầu bài.
 - 1 HS đọc bài Cái nón.
 - HS làm bài cùng bạn. 
 - HS trả lời. Nhận xét, bổ sung.
*/ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nêu đề bài đã chọn (cái thước kẻ, cái bàn học, cái trống trường)
- HS làm bài vào vở, 2 em viết bảng phụ.
- Một số em đọc bài viết.
- Nhận xét, sửa bài của bạn và bài trên bảng.
 3. Củng cố - dặn dò: 1-2’
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài Kiểm tra viết.

File đính kèm:

  • doctv 4 T 19.doc
Giáo án liên quan