Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 17 - Tiết 33 - Tập đọc: Rất nhiều mặt trăng

Hướng dẫn luyện đọc

- 1 HS đọc toàn bài

- Cho HS tiếp nối nhau đoạn – đọc 2, 3 lượt.

+ Đoạn 1: 6 dòng đầu

+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp

+ Đoạn 3: Phần còn lại

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ trong truyện và yêu cầu HS đọc đúng những câu

doc16 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 17 - Tiết 33 - Tập đọc: Rất nhiều mặt trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra định kì:
	- Hệ thống lại những điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ.
II. đồ dùng dạy- học:
	1. Giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên VN( THDL 2010)
	2. Học sinh: SGK, vở,
III. các hoạt động dạy- học chủ yếu
 	1. ổn định (1 phút): Lớp hát.
 	2. Bài cũ (3 phút): - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
 + Em hãy lên xác định vị trí thủ đô Hà Nội trên bản đồ VN?
 + Hãy trình bày đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội?
 - HS nêu- GV nhận xét
 	3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi (thời gian 5 phút)
 - Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ?
 + Người dân ở nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc?
 - Hết thời gian thảo luận từng nhóm nêu kết quả của nhóm mình. 
 - Các nhóm khác nhận xét.
 - GV nhận xét bổ xung
* Hoạt động 2: HS thảo luận câu hỏi sau (thời gian10 phút)
 a- Em hãy lên chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN và yêu cầu HS dựa vào ký hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ SGK.
 b- Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp lên
 Đồng bắng có diện tích lớn thứ mấy ở nước ta?
 c- Địa hình (bề mặt của đồng bằng có đặc điểm gì?)
 d- Hãy kể tên 1 số nghề thủ công chuyền thống ở đồng bằng Bắc Bộ?
 e- Thủ đô Hà Nội nằm ở đâu? có đặc điểm gì?
 - Dưạ vào SGK em hãy nêu những dấu hiệu nào thể hiện Hnội là TPhố cổ, là trung tâm chính trị lớn của đất nuớc, trung tâm văn hoá khoa học, trung tâm kinh tế lớn?
 - HS nêu- GV nhận xét bổ xung.
 + 3 HS lên chỉ đồng bằng Bắc Bộ.
 + 2 HS lên chỉ thủ đô Hà Nội
 - GV quan sát nhận xét
1. Đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ
2. Ôn về đồng bằng Bắc Bộ
 	4. Tổng kết - Củng cố (1-2 phút): Khái quát ND bài
 5. Dặn dò (1 phút): - GV nhậm xét tiết học
 - GV dặn HS về nhà xem lại bài chuẩn bị giờ sau kiểm tra.
Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2010
Chính tả (T.17)
Nghe-viết: MùA ĐÔNG TRÊN RẻO CAO
I. MụC TIÊU
 	- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 	- Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT3.
	- GDBVMT: Giúp HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên nước ta. Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.
II. Đồ DùNG DạY HọC
1. Giáo viên: ND, bảng phụ(THDC 2003)
2. Học sinh: SGK, vở,
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu
1. ổn định (1 phút): Lớp hát
2. Bài cũ (3 phút): - GV sửa bài tập 2a của tiết trước.
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
a) Hướng dẫn HS nghe - viết
- Cho HS đọc bài chính tả Mùa đông trên rẻo cao.
? Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với dẻo cao. (Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần, những chiếc lá vàng cuối cùng đã lìa cành)
- Cho HS tự đọc thầm tìm và luyện viết những từ dễ viết sai (trườn xuống, chít bạc, khua lao xao,) trong bài nêu lên. GV cho các em viết vào bảng con.
- Cho HS gấp SGK. GV đọc cho HS luyện viết vào giấy nháp một số từ trọng yếu
- HS Nghe – viết chính tả (Theo trình tự)
- Đọc soát lỗi: GV đọc cho HS soát lần 1, lần 2, HS đổi chéo vở tự đối chiếu SGK để soát, GV kết hợp chấm một số bài. Nhận xét.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2a: 
- Cho HS đọc thầm đoạn văn và làm vào vở bài tập.
- Cho HS nêu kết quả. GV nhận xét và sửa lên bảng lớp ý đúng: 
 Bài tập 3: Tiến hành tương tự như bài tập 2.
1. Hướng dẫn nghe- viết chính tả:
a). Luyện viết: 
- Rẻo cao, sườn núi, trườn xuống, chít bạc, quanh co, nhẵn nhụi, khua lao xao,
- Phương thức tích hợp GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài.
2. Luyện tập :
Bài tập 2a:
- loại nhạc cụ – lễ hội – nổi tiếng.
- giấc ngủ – đất trời – vất vả.
Bài tập 3: 
giấc mộng – làm người – xuất hiện – nửa mặt – lấc láo – cất tiếng – lên tiếng – nhấc chàng – đất – lảo đảo – thật dài – nắm tay
4. Tổng kết - Củng cố (1 phút) : Khái quát ND bài
5. Dặn dò (1- 2 phút): GV nhận xét tiết học.
.
Toán (T.82)
LUYệN TậP CHUNG
I. MụC TIÊU
 	- Giúp HS rèn kỹ năng thực hiện các phép tính nhân và chia.
 	- Giải toán có lời văn. Đọc biểu đồ và tính toán số liệu trên biểu đồ.
II. Đồ DùNG DạY HọC
1.Giáo viên: ND, bảng phụ(THDC 2003)
	2. Học sinh: SGK, VBT
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu
1. ổn định (1 phút): Lớp hát, chuẩn bị sách vở toán
2. Bài cũ (3 phút): 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp: 34567 : 231 87532 : 314
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
 Bài tập 1: (Bảng 1: 3 cột đầu; bảng 2: 3 cột đầu)
HS nêu yêu cầu, tự làm và chữa.
Bài tập 2: HS nêu yêu cầu, làm vở rồi chữa.
Bài tập 3: HS đọc bài và nêu yêu cầu BT
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở, chữa bài và nhận xét.
Bài tập 4 (a, b): - HS đọc bài 
- HS trao đổi nhóm đôi các bước giải rồi làm vào giấy nháp.
- HS nêu miệng , nhận xét
Bài tập 1: Củng cố về bốn phép tính và diện tích HCN
Bài tập 2: Rèn kỹ năng chia cho số có ba chữ số
 39870 : 123 = 324 (dư 18)
 25863 : 251 = 103 (dư 10)
Bài tập 3: Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.
sở giáo dục nhận được số bộ dùng học toán là.
 40 x 468 = 18720 (bộ)
Mỗi trường nhận được số bộ đồ dùng học toán là.
 18720 : 156 = 120 (bộ)
 Đ/S: 120 bộ
Bài tập 4 (a, b): Củng cố kĩ năng làm toán giải
 - Tuần 1 bán được 5400 cuốn sách.
 - Tuần 2 bán được 6250 cuốn sách.
 - Tuần 3 bán được 5750 cuốn sách.
 - Tuần 4 bán được 5500 cuốn sách.
 a) Tuần 1 bán ít hơn tuần 4 là.
 5500 - 4500 = 1000 (Cuốn)
b) Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 là.
 6250 – 5750 = 500 (Cuốn)
4. Tổng kết – Củng cố (1-2 phút): Khái quát nội dung bài
5. Dặn dò (1 phút): GV nhận xét tiết học.
 - Xem trước bài “ Dấu hiệu chia hết cho 2”.
.
Luyện từ và câu (T.33)
CÂU Kể: AI LàM Gì?
I. MụC TIÊU
 	- Nắm được câu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?(ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2, mục III) ; viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì? (BT3, mục III).
II. Đồ DùNG DạY Học
 1. Giáo viên: ND, bảng phụ(THDC 2003)
 2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy-học
	1. ổn định (1 phút): Lớp hát. 
2. Bài cũ (3 phút): - GV hỏi: Thế nào là câu kể? 
 - Nêu một số ví dụ về câu kể.
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
a) Phần nhận xét
Bài tập 1, 2:
- Cho hai HS tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của bài tập.
- GV cùng HS phân tích làm mẫu câu 2:
- GV phát phiếu để học thảo luận theo cặp.
- Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả, GV nêu nhận xét và kết luận.
Bài tập 3:
- Cho một HS đọc yêu cầu của bài
- GV và HS đặt câu hỏi mẫu cho câu thứ hai:
-Tiến hành tương tự đối với những câu còn lại.
b). Phần ghi nhớ: HS đọc thầm phần ghi nhớ 
c). Phần luyện tập 
 Bài tập 1:
+HS đọc yêu cầu bài và nêu kết quả. GV nhận xét và kết luận.
Bài tập 2:
+ Cho HS đọc yêu cầu bài tập và thảo luận theo nhóm đôi. Sau đó nêu kết quả, GV nhận xét và sửa bài.
Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. GV nhận xét sửa bài cho lớp.
I. Nhận xét
 Bài tập 1, 2:
+ Câu: Người lớn đánh trâu ra cày.
+ Từ ngữ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày.
+ Từ ngữ chỉ người hoặc vật: người lớn.
Bài tập 3:
+Trong câu Người lớn đánh trâu ra cày. 
+ đặt câu hỏi: Người lớn làm gì?
 Ai đánh trâu ra cày?
II. Ghi nhớ: ( SGK)
III. Phần luyện tập 
 Bài tập 1:
- Câu 1: Cha tôi.quét sân.
- Câu2: Mẹ đựng mùa sau.
- Câu 3: Chi tôixuất khẩu.
 Bài tập 2:
- Chủ ngữ là: Cha, mẹ, chị tôi.
- Vị ngữ bộ phận còn lại trong câu.
 Bài tập 3:
- HS viết đoạn văn, rồi gạch dưới câu kể Ai làm gì?
4. Tổng kết – Củng cố: (1-2 phút): Khái quát ND bài.
5. Dặn dò (1 phút): 
 - GV nhận xét tiết học và biểu dương những học sinh học tốt.
 - Về nhà học thuộc ghi nhớ và làm bài tập 3.
.
Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2011
Kể chuyện (t.17)
MộT PHáT MINH NHO NHỏ
I. MụC TIÊU
	- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến.
 	- Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
II. Đồ DùNG DạY HọC
1. Giáo viên: ND, bảng phụ(THDC 2003) ,tranh phóng to ND chuyện( THTV1069)
	2. Học sinh: SGK
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu
1. ổn định (1 phút): Lớp hát
2. Bài cũ (3 phút): HS kể lại truyện của tuần trước.
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
a) GV kể toàn bộ câu chuyện
- GV kể lần một
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng, HS nghe, quan sát tranh
b) Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Cho 2 HS đọc yêu cầu của bài tập 1,2 
- Cho HS kể theo nhóm: dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể lại truyện rồi nêu ý nghĩa của truyện.
- Cho HS kể nối tiếp trước lớp, nêu ý nghĩa câu chuyện
- Cho vài HS thi kể cá nhân toàn bộ câu chuyện.
- Bình chọn bạn kể hay nhất
 ý nghĩa: Cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên.
* Tiêu chí đánh giá:
 - Kể đúng ND: 
 - Giọng kể, điệu bộ, nét mặt,...
4. Tổng kết – Củng cố (1-2 phút): Nêu ND, ý nghĩa câu chuyện ?
5. Dặn dò (1 phút): GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân. Ghi nhớ điều câu chuyện muốn nói với các em.
.
Tập đọc (T.34)
RấT NHIềU MặT TRĂNG (tiếp theo)
I. MụC TIÊU
 	- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
	- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (trả lời được các CH trong SGK)
II. đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: ND, bảng phụ(THDC 2003)
	2. Học sinh: SGK
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu
1. ổn định (1 phút): Lớp hát
2. Bài cũ (3 phút): HS đọc bài Rất nhiều mặt trăng (Phần 1)
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
a). Hướng dẫn luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài
- Cho HS tiếp nối nhau đoạn – đọc 2, 3 lượt.
+ Đoạn 1: 6 dòng đầu
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ trong truyện và yêu cầu HS đọc đúng những câu hỏi, ngắt nghỉ hơi đúng. Giọng chậm rãi, nhỏ dần, nghỉ hơi lâu sau dấu ba chấm.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho 1 HS đọc lại cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài, giọng căng thẳng ở đoạn đầu, nhẹ nhàng ở đoạn sau, đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
b).Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Đoạn 1: HS đọc thầm và trả lời câu hỏi sau: 
+ Nhà vua lo lắng về điều gì? (Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả sẽ ốm trở lại.)
+ Vì sao một lần nữa các đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua? (Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không thấy được. vì các vị đại thần có cách nghĩ theo người lớn.)
* Đoạn 2, 3: HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì? (Vì chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa.)
+ Công chúa trả lời thế nào? (Khi ta thấy một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay bào chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên  mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy.)
+ Cách giải thích của cô công chúa nói lên điều gì?
- HS đọc toàn bài và nêu nội dung
c). Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Cho một tốp 3 HS đọc theo cách phân vai, GV hướng dẫn các em đọc đúng lời các nhân vật.
- Cho HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm theo cách phân vai đoạn văn sau: 
“ Làm sao mặt trăng . Nàng đã ngủ.”
I. Luyện đọc.
- Lo lắng, nhô lên, nằm, nâng niu, mọc lên, rón rén,
II. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
1. Nỗi lo lắng của nhà vua.
- Vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.
- Vua cho vời các đại thần, các nhà khoa học để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.
- Vì mặt trăng ở rất xa, và rất to,
2. Câu hỏi của chú hề và sự trả lời ngộ nghĩnh của công chúa.
- Chú hề hỏi công chúa.
- Công chúa trả lời.
* ND: 
Trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.. các em nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn.
III. Luyện đọc diễn cảm
“Làm sao mặt trăng . Nàng đã ngủ.”
4. Tổng kết - Củng cố ( 1-2 phút): Khái quát ND bài
5. Dặn dò (1 phút): - GV nhận xét tiết học. Khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Hướng dẫn chuẩn bị giờ sau.
.
Toán (T.83)
DấU HIệU CHIA HếT CHO 2
I. MụC TIÊU: Giúp HS :
 	- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
 	- Nhận biết số chẵn và số lẻ.
II. Đồ DùNG DạY HọC
1. Giáo viên: ND, bảng phụ(THDC 2003)
	2. Học sinh: SGK, Vở
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu 
	1. ổn định (1 phút): Lớp hát.
	2. Bài cũ (3 phút): HS thực hiện phép chia 18 : 3 = 6 và 19 : 3 = 6 (dư 1)
	- Cho HS nhận xét phép tính trên: phép chia thứ nhất chia hết và phép chia thứ hai không chia hết.
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
a. Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2
* GV đặt vấn đề: SGV
* GV cho HS tự phát hiện dấu hiệu chia hết cho 2.
- GV giao nhiệm vụ cho HS tự tìm vài số chia hết cho 2 và vài số chia cho 2 còn dư
* Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2
- Cho một số HS lên bảng viết kết quả số chia hết. Các HS khác nhận xét bổ sung thêm vào hai cột.
- Cho HS quan sát, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2.
- GV rút ra kết luận:
? Những số này có tận cùng là chữ số nào?
 đ Đây là dấu hiệu chia hết cho 2
? Dấu hiệu chia hết cho 2?
+ Những số không chia hết cho 2: Những số này có tận cùng là những số như thế nào? ( 1,3,5,7,9)
(*) GV nêu kết luận: muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.
b. GV giới thiệu cho HS số chẵn và số lẻ.
- GV nêu: “ Các số chia hết cho 2 gọi là các số chẵn” 
- Những số không chia hết cho 2 là số lẻ. 
+ Thế nào là số chẵn ? Số lẻ ?
c. Thực hành
Bài tập 1: HS nêu yêu cầu và làm đ chữa, nhận xét.
Bài tập 2: - Cho HS đọc Sau đó HS tự làm vào vở, cho các em đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
1. Ví dụ:
6 : 2 = 3
18 : 2 = 9
12 : 2 = 6
20 : 2 = 10
24 : 2 = 12
................. 
5 : 2 = 2 (dư1)
19 : 2 = 9 (dư 1)
13 : 2= 6 (dư1)
21 : 2 = 10 (dư1)
27 : 2 = 13 (dư1)
......................
- Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2.
- Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 thì không chia hết cho 2.
* Số chẵn: là số chia hết cho 2
 Số lẻ: là số không chia hết cho 2.
2. Thực hành
 Bài tập 1: Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
- Số chia hết cho 2: 98, 744, 7536, 5762, 1000.
- Số không chia hết cho 2: 35, 867, 84638, 8401.
Bài tập 2: Củng cố khắc sâu về dấu hiệu chia hết và không chia hết cho 2.
	4. Tổng kết – Củng cố (1-2 phút): HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2.
	 - GV khái quát bài học.
	5. Dặn dò (1 phút): GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS chuẩn bị bài tiết sau.
.
Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2011
Tập làm văn (T.33)
ĐOạN VĂN TRONG BàI VĂN MIÊU Tả Đồ VậT
I. MụC TIÊU
 	- HS hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn (ND Ghi nhớ).
	- Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn (BT1, mục III) ; viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút (BT2).
II. Đồ DùNG DạY HọC
1. Giáo viên: ND, bảng phụ(THDC 2003)
	2. Học sinh: SGK, VBT
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu
1. ổn định (1 phút): Lớp hát.
2. Bài cũ (3 phút): GV trả bài viết: Tả một đồ chơi em thích. Nêu nhận xét, công bố điểm.
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
a. Phần nhận xét.
- Cho 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài tập 1, 2, 3.
- Cả lớp đọc thầm lại bài Cái cối tân và suy nghĩ, trao đổi bới bạn bên cạnh để xác định các đoạn văn trong bài; nêu ý chính của mỗi đoạn.
- đại diện học sinh nêu ý kiến, GV nhận xét và viết kết quả bài làm đúng lên bảng:
b. Phần ghi nhớ.
- HS đọc thầm, đọc thuộc phần ghi nhớ 
c. Phần luyện tập.
Bài tập 1: - Cho 2 HS đọc nội dung bài tập 
- Cho cả lớp đọc thầm bài Cây bút máy và thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập. 
- Cho HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, kết hợp giải nghĩa từ két (bám chặt vào). 
Bài tập 2: 
- Cho HS đọc đề bài và viết bài vào vở.
- GV nhắc các em chú ý: Đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn tả bao quát chiếc bút của em. Để viết đoạn văn đạt yêu cầu, em cần quan sát kĩ chiếc bút về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo; chú ý những đặc điểm riêng khiến cái bút của em khác của các bạn. Kết hợp quan sát với tìm ý.tập diễn đạt, sắp xếp các ý, kế hợp bộc lộ cảm xúc khi tả.
- Cho HS viết bài vào vở học.
- Cho một số HS đọc bài viết trước lớp. GV nhận xét và sửa bài.
 I. Nhận xét
+ Mở bài (đoạn 1) giới thiệu cái cối được tả trong bài.
+ Thân bài (đoạn 2,3) tả hình dáng bên ngoài của cối, tả hoạt động của cái cối.
+ Kết bài (đoạn 4) Nêu cảm nghĩ về cái cối.
II. Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập
 Bài tập 1: 
a) Bài văn gồm 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng được xem là 1 đoạn.
b) Đoạn 2 tả bên ngoài của cây bút máy .
c) Đoạn 3 tả cái ngòi bút.
d) Câu mở đầu đoạn 3: Mở nắp ra em thấykhông rõ.
- Câu kết đoạn: Rồi em tra nắp bútcất vàp cặp.
- Đoạn văn tả cái ngòi bút, công dụng của nó, cách bạn HS giữ gìn ngòi bút.
Bài tập 2: Thực hành viết đoạn văn tả bao quát chiếc bút ...
4. Tổng kết - Củng cố ( 1-2 phút): HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK.
5. Dặn dò (1 phút): Nhận xét, đánh giá tiết học. 
 - Về nhà viết vào vở bài văn hoàn chỉnh tả cây
.
Toán (T.84)
DấU HIệU CHIA HếT CHO 5
I. MụC TIÊU: Giúp HS:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5.
II. Đồ DùNG DạY HọC
 1. Giáo viên: ND, bảng phụ(THDC 2003)
 2. Học sinh: SGK, Vở
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu
 1. ổn định (1 phút): Lớp hát.
 2. Bài cũ (3 phút): - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2?VD?
 - Số nào chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
 3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
a. GV hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5
- Các bước tiến hành tương tự như “dấu hiệu chia hết cho 2”
- Cuối cùng GV kết luận: Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng bên phải, nếu là 0 và 5 thì số đó chia hết cho 5; chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì số đó không chia hết cho 5.
+ Nhận xét : Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5?
 Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho?
b. Thực hành
Bài tập 1: HS nêu yêu cầu BT
+ Muốn xem số có chia hết cho 5 không ta dựa vào đâu ?
- HS tự làm bào vở rồi nêu kết quả, GV nhận xét và sửa bài.
Bài tập 4:HS nêu yêu cầu, GV nhắc lại yêu cầu
- GV cho HS tự làm. GV có thể gợi ý để HS phát hiện ra dáu hiệu của cá số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5. Chẳng hạn:
+ Cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
+ GV nêu cả hai dấu hiệu trên: đều căn cứ vào chữ số tận cùng, để một số vừa chia hết cho 2 và 5 thì chữ số tận cùng phải là chữ số mấy. Từ đó cho HS làm vào vở.
1. Ví dụ :
15 : 5 = 3
40 : 5 = 8
25 : 5 = 5
...............
12 : 5 = 2 (dư 2)
43 : 5 = 8 (dư 3)
......................
- Các số có chữ số tận cùng là 0 và 5 thì chia hết cho 5.
2. Thực hành
Bài tập 1: Củng cố dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
- Số chia hết cho 5 là: 35; 660; 3000; 945.
- Số không chia hết cho 5 là: 8; 57; 4674; 5553.
 Bài tập 4:
a) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: 66; 3000.
- Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 35; 945.
4. Tổng kết - Củng cố (1 phút): HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
5. Dặn dò (1 phút): - GV nhận xét tiết học. Xem trước bài “ Luyện tập”.
.
Thứ sáu ngày 16 tháng 12

File đính kèm:

  • docTUAN 17 SUA 11-12.doc