Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 16 - Tập đọc: Kéo co (tiết 1)
HS viết bài
- T nêu yêu cầu viết bài đối với các đối tượng HS.
- T khuyến khích HS khá giỏi viết bài văn hoặc đoạn văn có hình ảnh, chọn lọc chi tiết để tả, dùng các từ ngữ có hình ảnh để đưa vào bài văn.
4. Đánh giá bài làm của HS
- HS: Nối tiếp đọc bài làm của mình trước lớp.
được bao nhiêu tuổi ? + Khu phố cổ có đặc điểm gì? (Ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?) + Khu phố mới có đặc điểm gì? (Nhà cửa, đường phố ) + Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội. - T giúp HS hoàn thiện phần trả lời và mô tả thêm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội. - T treo bản đồ và giới thiệu cho HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới 3. Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước: * Hoạt động nhóm: - HS dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận theo câu hỏi: - Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là: + Trung tâm chính trị. + Trung tâm kinh tế lớn. + Trung tâm văn hóa, khoa học. - Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng của Hà Nội. - T nhận xét và kể thêm về các sản phẩm công nghiệp, các viện bảo tàng (Bảo tàng HCM, bảo tàng LS, Bảo tàng Dân tộc học). 4. Củng cố : - HS đọc bài học. - T: Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiết sau: “Thành phố Hải Phòng”. -------------------------------------a&b------------------------------------ Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009 Tập làm văn LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. Mục đích yêu cầu - Dựa vào dày ý đã lập trong tiết TLV tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi với đủ ba phần:mở bài, thâ bài, kết bài. II. Đò dùng D-H - Dàn ý bài văn tả đồ chơi mỗi HS có. III. Các hoạt động D-H A. Bài cũ - HS: 2em giới thiệu trò chơi ở địa phương em. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài a. Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài * Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích. - HS: 1em đọc đề bài. - HS: 4em nối tiếp đọc 4 gợi ý ở SGK. - Lớp đọc thầm lạ dàn ý đã lập ở tiết trước. - HS 1em giỏi đọc lại dàn ý của mình trước lớp. b. Hướng dẫn xây dựng kết cấu ba phần của bài - Chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp. - HS: 1em giỏi trình bày mẫu cách mở bài của mình theo lối gián tiếp. - T: Hướng dẫn cách viết thân bài, kết bài. 3. HS viết bài - T: Theo dõi, gợi ý thêm cho những HS còn lúng túng. 4. Củng cố, dặn dò - T: Thu bài của HS. - Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị cho bài sau. -------------------------------------a&b------------------------------------ Toán CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Tiếp theo) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số. - Củng cố về chia một số cho một tích. - Giải toán có lời văn. II. Các hoạt động D-H: 1. Hướng dẫn thực hiện phép chia a. Phép chia 41535 : 195 (trường hợp chia hết) - T viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. - HS làm bài. - T hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 41535 195 0253 213 0585 000 Vậy 41535 : 195 = 213 - Phép chia 41535 : 195 làø phép chia hết hay phép chia có dư ? - T hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia. b. Phép chia 80 120 : 245 (trường hợp chia có dư) - T viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. - HS làm bài. - T hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 80120 245 0662 327 1720 05 Vậy 80120 : 245 = 327 - Phép chia 80120 : 245 làø phép chia hết hay phép chia có dư ? - T hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia. 2. Luyện tập *Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - HS tự đặt tính và tính vào bảng con. 2 HS làm ở bảng lớp. - HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. *Bài 2 : - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - HS tự làm bài vào vỏ. a. x x 405 = 86265 b) 89658 : x = 293 x = 86265 : 405 x = 89658 : 293 x = 213 x = 306 - T: yêu cầu HS giải thích cách tìm X của mình. * Bài 3: (Nếu còn thời gian) - HS đọc đề bài. - HS tự tóm tắt và giải bài toán vào vở, sau đó 1 em lên bảng giải, lớp cùng T nhận xét, chốt kết quả đúng: Tóm tắt: 305 ngày : 49 410 sản phẩm 1 ngày : ... sản phẩm? Bài giải Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số sản phẩm là 49410 : 305 = 162 (sản phẩm) Đáp số : 162 sản phẩm. - T chữa bài và cho điểm HS. 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -------------------------------------a&b------------------------------------ Khoa học KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ? I. Mục tiêu: Giúp HS: - Tự làm thí nghiệm để xác định được hai thành phần chính của không khí là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. - Tự làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn khác. - Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành. II. Đồ dùng D-H - HS chuẩn bị theo nhóm: 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ. - T chuẩn bị: Nước vôi trong, các ống hút nhỏ. - Các hình minh hoạ số 2, 4, 5 SGK trang 66, 67 III. Các hoạt động D-H A. Bài cũ - Nêu các tính chất của không khí. - Làm thế nào để giữ bầu không khí dược trong lành. B. Bài mới 1.Hai thành phần chính của không khí. - HS hoạt động nhóm. - Chia nhóm và kiểm tra lại việc chuẩn bị của mỗi nhóm. - HS đọc to phần thí nghiệm và cả nhóm cùng thảo luận câu hỏi: Có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy không ? - Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm. - T hướng dẫn từng nhóm hoặc nêu yêu cầu trước: Các em hãy quan sát nước trong cốc lúc mới úp cốc và sau khi nến tắt. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 1) Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt ? 2) Khi nến tắt, nước trong đĩa có hiện tượng gì? Em hãy giải thích ? 3) Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết ? - Hỏi: Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần chính ? Đó là thành phần nào ? - T giảng và kết luận (chỉ vào hình minh hoạ 2): Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là ô-xy. Thành phần khí không duy trì sự cháy là khí ni-tơ. Người ta đã chứng minh được rằng lượng khí ni-tơ gấp 4 lần lượng khí ô-xy trong không khí. Điều này thực tế khi đun bếp bằng than, củi hay rơm rạ mà ta không cơi rỗng bếp sẽ rất dễ bị tắt bếp. 2. Hoạt động 2: Khí các-bô-níc có trong không khí và hơi thở. - HS hoạt động nhóm. - Chia nhóm nhỏ và sử dụng chiếc cốc thuỷ tinh các nhóm đã làm thí nghiệm ở hoạt động 1. GV rót nước vôi trong vào cốc cho các nhóm. - HS đọc to thí nghiệm 2 trang 67. - HS quan sát kỹ nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần. - Yêu cầu cả nhóm quan sát hiện tượng và giải thích tại sao ? - Gọi 2 đến 3 nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hỏi: Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bô-níc ? * Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. - T tổ chức cho HS thảo luận. - Chia nhóm HS. - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ 4, 5 trang 67 và thảo luận trả lời câu hỏi: Theo em trong không khí còn chứa những thành phần nào khác ? Lấy ví dụ chứng tỏ điều đó. - T giúp đỡ HS, đảm bảo mỗi thành viên điều được tham gia. - Gọi các nhóm trình bày. - T nhận xét, tuyên dương những nhóm hiểu biết, trình bày lưu loát. Kết luận: Trong không khí còn chứa hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn. Vậy chúng ta phải làm gì để giảm bớt lượng các chất độc hại trong không khí ? - Hỏi: Không khí gồm có những thành phần nào? 3. Củng cố, dặn dò: - T nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -------------------------------------a&b------------------------------------ Buổi chiều Toán BỒI DƯỠNG PHỤ ĐẠO HỌC SINH I. Mục tiêu: - Tiếp tục luyện kĩ năng thực hiện phép chia cho số có ba chữ số cho mọi đối tượng HS. - HS khá giỏi làm các bài tập nâng cao. II. Các hoạt động D-H 1. Bài dành cho HS cả lớp * Bài 1. Đặt tính rồi tính: 9076 : 417 2081 : 172 25046 : 121 - HS: Tự đặt tính rồi tính vào vở, sau đó 3 em lên làm bài bảng lớp - Lớp cùng T nhận xét, chữa bài * Bài 2: Tính bằng hai cách: a) 2555 : 365 + 1825 : 365 b) (5544 + 3780) : 252 - HS tự làm bài, T kiểm tra kết quả và chữa bài VD: a) 2555 : 365 + 1825 : 365 *Cách 1: 2555 : 365 + 1825 : 365 Cách 2: 2555 : 365 + 1825 : 365 = 7 + 5 = 12 (2555 + 1825) : 365 = 4380 : 365 = 12 b) (5544 + 3780) : 252 *Cách 1: (5544 + 3780) : 252 * Cách 2: (5544 + 3780) : 252 = 9324 : 252 = 37 = 5544 : 252 + 3780 : 252 = 22 : 15 = 37 2. Bài dành cho HS giỏi: Bạn An phải thực hiện phép chia một số cho 135, nhưng vì sơ ý nên đã viết sai số bị chia như sau: chữ số hàng trăm là 7 thành 5, chữ số hàng chục là 5 thành 7 vì thế phép chia sai có thương là 226 và số dư là 60. Tìm thương và số dư trong phép chia này. - HS: Trao đổi và nêu cách giải Bài giải Số bị chia viết sai là: 226 x 135 + 60 = 30570 Vì số bị chia viết sai chữ số hàng trăm là 7 thành 5 và chữ số hàng chục là 5 thành 7 nên số bị chia đúng là: 30750 Thực hiện phép chia ta có: 30750 : 135 = 227 (dư 105) Vậy thương của phép chia đúng là 227 và số dư là 105 3. Nhận xét, dặn dò: - T: Nhận xét giờ học, yêu cầu HS xem lại các bài tập đã được luyện. ------------------------------------a&b------------------------------------ Tiếng Việt BỒI DƯỠNG PHỤ ĐẠO TẬP LÀM VĂN I. Mục đích yêu cầu - HS viết được đoạn văn tả đồ vật yêu thích. - HS khá giỏi viết được bài văn hoặc đoạn văn có hình ảnh, có cảm xúc. II. Các hoạt động D-H 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. * Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích và gắn bó. - HS: Đọc đề bài, T gạch chân các từ quan trọng trong đề bài. * Lập dàn ý: - T cùng HS lập dàn ý chung. + Mở bài: Giới thiệu đồ chơi định tả. + Thân bài: - Tả bao quát đồ chơi (Hình dáng, màu sắc, cũ hay mới). - Tả từng bộ phận của đồ chơi. - Công dụng của đồ chơi. + Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em với đồ chơi. - HS: Nối tiếp giới thiệu đồ chơi định tả. 3. HS viết bài - T nêu yêu cầu viết bài đối với các đối tượng HS. - T khuyến khích HS khá giỏi viết bài văn hoặc đoạn văn có hình ảnh, chọn lọc chi tiết để tả, dùng các từ ngữ có hình ảnh để đưa vào bài văn. 4. Đánh giá bài làm của HS - HS: Nối tiếp đọc bài làm của mình trước lớp. - T: Nhận xét, bổ sung nhanh bài viết cho HS. - HS: Nghe những bài văn hay của HS giỏi. 5. Củng cố, dặn dò - T: Tuyên dương những HS có bài viết tốt. - Nhắc HS tiếp tục hoàn thành bài viết ở nhà đối với những em chưa hoàn thành. -------------------------------------a&b------------------------------------ SINH HOẠT ĐỘI (Đ/c Toàn tổ chức) -------------------------------------a&b------------------------------------ KÍ DUYỆT SINH HOẠT ĐỘI I. Mục tiêu: - Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học vừa qua. - Một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo II. Nội dung sinh hoạt 1. Đánh giá tình trong tuần 1. Đánh giá của BCH chi đội 2. Đánh giá của GVCN a. Nề nếp: - Sĩ số: 22 em duy trì tốt, đi học đúng giờ. - Đã có sự tăng cường hơn trong nề nếp học tập, vệ sinh, ra vào lớp: các em đều ngoan, có ý thức tập thể. - Duy trì tốt các nề nếp đầu giờ . - Tuy nhiên một số em vẫn làm lớp bị trừ điểm: Đức Tuấn, Phương Thảo, Như Quỳnh b. Học tập: - Tăng cường hiệu quả của các nhóm bạn học tập. - Các em ý thức hơn trong học tập, đã có thói quen học bài cũ ở nhà. - Thực hiện kiểm tra bài đầu giờ, báo cáo cô giáo kịp thời - Nhiều em có tinh thần học tập sôi nổi: Khoa, Xuân Sơn, Phương Thảo, Dương Hải, Thanh Hải. Đình Tuấn, Thuận. - Sách vở, đồ dùng học tập đã đầy đủ. Tuy nhiên: một số em vẫn chưa thật sự chịu khó học tập, sách vở còn cẩu thả: Châu Anh, Cường, Phương Lâm,Đức Tuấn c.Lao động vệ sinh: - Tham gia đầy đủ các buổi lao động tập thể cũng như vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. e. Lớpsinh hoạt văn nghệ. II. Kế hoạch tuần 17 a. Nề nếp: Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nề nếp lớp, đặc biệt là nề nếp ra vào lớp, các nề nếp hoạt động đội - Chăm sóc công trình măng non b. Học tập: - Tăng cường hơn nề nếp học tập Kiểm tra bài tập, chữa bài tập khó trong 15 phút đầu giờ. Những bạn đã được phân công tăng cường kiểm tra, kèm cặp bạn yếu. Các hoạt động khác - Chăm sóc công trình măng non ----------------------------------a&b------------------------------ Thứ hai ngày 15 tháng 12 năm 2008 Tập đọc RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (Phơ - bơ) I.Mục đích yêu cầu - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn - giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ. - Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn. II. Đồ dùng D-H - Tranh minh hoạ bàiđọc ở SGK III. Các hoạt độngD-H A. Bài cũ: - HS: 2em nối tiếp đọc bài: Trong quán ăn “ Ba Cá Bống“. Trả lời các câu hỏi ở SGK - 1em nêu lại nội dung bài B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - T: Chia đoạn bài đọc: 3 đoạn - HS: Nối tiếp đọc 3 đoạn của bài, T kết hợp hướng dẫn HS: + Luyện đọc các từ: bệnh, tức tốc. + Đọc câu: Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được/vì mặt trăng ở rất xa/ và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua. + Tìm hiểu giọng đọc bài văn, giọng các nhân vật. + Chú giải từ : vời - HS: Luyện đọc theo nhóm đôi. - HS: 1 em đọc toàn bài - T: Đọc diễn cảm toàn bài b. Tìm hiểu bài -HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Chuyện gì xảy ra với cô công chúa ? +Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ? +Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì ? +Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa? +Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được ? -HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi. +Nhà vua đã than phiền với ai? +Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học ? +Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn ? -HS đọc đoạn 3, trao đổi nội dung và trả lời câu hỏi. +Chú hề đã làm gì để có mặt trăng cho công chúa ? +Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận được món quà đó ? c) Đọc diễn cảm: -HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi. - T cùng HS tìm cách đọc phân vai đoạn: Thế là chú hề.... hết bài - HS: Luyện đọc nhóm 3 theo cách phân vai -HS: thi đọc phân vai (3 HS). - Lớp cùng T nhận xét và bình chịn nhóm đọc tốt nhất, bạn đọc hay nhất 3. Củng cố – dặn dò: - Câu chuyện cho em biết điều gì?(Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.) -Hỏi: Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ? -Nhận xét tiết học. ----------------------------------a&b------------------------------ Kĩ thuật CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN I.Mục tiêu -Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS II. Đồ dùng D-H - Bộ đồ dùng cắt, khâu thêu của HS III. Các hoạt động D-H 1. Hoạt động 1:Ôn tập các bài đã học trong chương 1 - HS: Nhắc lại các mũi khâu thêu đã học - T: Đặt câu hỏi và gọi HS nhắc lại qui trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột, thêu lướt vặn,thêu móc xích. - T: Nhận xét và nhấn mạnh lại qui ntrình về các bài cắt khâu thêu đã học. 2. Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. - T: Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm: Sản phẩm tự chọn thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cát, khâu thêu sản phẩm đẫ học. - HS: Nối tiếp nêu sản phẩm mình chọn để cắt, khâu thêu - T: Nhắc lại và nhắc nhở HS một số lưu ý khi tiến hành cắt, khâu, thêu. 3. Hoạt động tiếp nối - T: Nhận xét giờ học, nhắc HS chọn cắt khâu thêu sản phẩm nào thì xemlại qui trình ở nhà để tiết sau thực hành. ----------------------------------a&b------------------------------ Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu -Rèn kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số. -Áp dụng phép chia cho số có ba chữ số để giải các bài toán có lời văn. II. Các hoạt động D-H * T tổ chức cho HS tự làm các bài tập rồi chữa bài, ôn kiến thức cũ * Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - HS tự đặt tính rồi tính . -3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở -HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra . - HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn . Bài 2 : HS đọc đề bài . -T: yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán . Tóm tắt Bài giải 240 gói : 18 kg 18 kg = 18 000 g 1 gói : ?g Số gam muối có trong mỗi gói là : 18 000 : 240 = 75 (g) Đáp số : 75 g - T: nhận xét, cho điểm HS. * Bài 3 : HS đọc đề bài. -HS tự làm bài . Tóm tắt Bài giải Diện tích : 7140 m2 Chiều rộng của sân vận động là : Chiều dài : 105 m 7140 : 105 = 68 (m) Chiều rộng : m ? Chu vi của sân vận động là : Chu vi : m ? (105 + 68) x 2 = 346 (m) Đáp số : 68 m ; 346 m - T: Chấm bài một số em và chữa bài 3.Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau . ----------------------------------a&b------------------------------ Chính tả Nghe - viết: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO I. Mục đích yêu cầu -Nghe và viết đúng chính tả,trình bày đúng bài văn miêu tả:“Mùa đông trên rẻo cao.” - Luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : l/n; ât/ âc. II. Đồ dùng D-H - Một số tờ phiếu viết nội dung BT2a , BT3. III.Các hoạt động D-H A. Bài cũ: - T: đọc cho HS viết : nhảy dây, múa rối, giao bóng, vật, nhấc, lật đật. - T: nhận xét B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết chính tả: - T: đọc toàn bài chính tả “Mùa đông trên rẻo cao”một lượt. Chú ý phát âm rõ ràng, tạo điều kiện cho HS chú ý đến tiếng có âm (l/n). -HS: đọc thầm lại toàn bài, chú ý những từ ngữ dễ viết sai (trườn xuống, chít bạc, khua lao xao) - HS: tập viết các từ ngữ dễ viết sai vào bảng con. -T: đọc – HS viết. * T: cho HS viết chính tả -T: đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2- 3 lượt cho HS viết theo tốc độ viết quy định. - T: đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. HS soát lại bài. HS tự sửa lỗi viết sai. *T: Chấm chữa bài ( 10 em) - HS: đổi vơ,û soát lỗi cho nhau, các em đối chiếu SGK sửa những chữ viết sai bên lề trang vở. - T: nhận xét chung về bài viết của HS. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: * Bài tâp 2a : Điền vào chỗ trống (chọn a/b) a/ Tiếng bắt đầu bằng l hoặc n: - T nêu: bài tập cho một đoạn văn ngắn. Nhiệm vụ của các em là tìm tiếng có âm đầu l/n điền vào ô trống sao cho thích hợp. - HS: thực hiện tìm và ghi vào nháp. -T: dán lên bảng 3-4 tờ phiếu, mời 3 – 4 HS lên bảng thi làm bài. Sau đó đọc đoạn văn đã điền đầy đủ các tiếng cần thiết vào ô trống. - Cả lớp và T nhận xét trên cơ sở: đúng / đẹp / nhanh thì đội đó sẽ thắng cuộc. - T tuyên dương đội thắng cuộc . * Bài tập 3: HS đọc yêu cầu BT3 + đoạn văn. - T: BT3 cho một đoạn văn. Nhiệm vụ của các em là chọn từ trong ngoặc đơn để điền hoàn chỉnh các câu văn sao cho đúng chính tả. - HS: làm bài vào VBT . - Cả lớp và T nhận xét, Bình chọn bạn hay nhất. 3. Củng cố – dặn dò: -Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì ? - Chuẩn bị chính tả ôn thi HKI. - GV nhận xét tiết học. ----------------------------------a&b------------------------------ Buổi chiều Tiếng Việt Luyện viết: CON CÒ .Mục đích yêu cầu: - HS luyện viết đúng, đẹp, trình bày khoa học bài thơ Con Cò trong vở luyện viết - Rèn cho HS tính cẩn thận kiên trì trong học tập II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 1.Luyện vết chữ hoa. - HS: Đọc đoạn cần viết ở vở Luyện viết, tìm những tiếng có viết hoa. - HS: Đọc những tiếng có viết hoa trong đoạn văn cần viết. - GV: Giới thiệu bảng mẫu chữ cái có ghi các chữ cái hoa:C,Đ,Ô, T,Đ - HS: Tập viết bảng con các chữ cái viết hoa trên. - GV: Nhận xét sửa sai các nét cho HS. 2. Luyện viết vào vở: - T: Nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết, yêu cầu HS quan sát thật kĩ mẫu chữ trong vở luyện viết để viết cho đẹp. - HS : Dựa vào cách viết mẫu ở vở để viết vào vở 3. Nhận xét bài vi
File đính kèm:
- Giao an lop 4Tuan 16.doc