Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 15 - Tiết 29: Cánh diều tuổi thơ

Kể câu chuyện ngoài SGK sẽ được cộng điểm.

+ Kể câu chuyện phải có đầu , có kết thúc , kết truyện theo mở rộng.

+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện.

 

doc18 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 15 - Tiết 29: Cánh diều tuổi thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úng bài CT; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn: Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch, thanh hỏi/thanh ngã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Một vài đồ chơi phục vụ cho BT2, 3. Ví dụ : chong chóng, chó lái xe, chó bông biết sủa, tàu thuỷ, ô tô cứu hoả, búp bê,
- Một vài tờ phiếu kẻ bảng( xem mẫu ở dưới) để Hs các nhóm thi làm BT2 + Một tờ giấy khổ to viết lời giải BT2a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách vở để học bài.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS viết bảng con.
- GV đọc cho HS viết các từ : : Vất vả, tất tả, lấc cấc, ngất ngưỡng, 
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở chính tả.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe viết đúng một đoạn trong bài “Cánh diều tuổu thơ”. Sau đó chúng ta cùng luỵên tập để viết đúng chính tả các tiếng có âm đầu (tr/ch), có thanh (hỏi/ngã). 
- GV ghi tựa 
b/ Hướng dẫn nghe viết chính tả
* Tìm hiểu nội dung :
- GV gọi HS đọc đoạn văn.
Hỏi : + Cánh diều đẹp như thế nào?
+ Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào ?
- GV nhận xét.
* Hướng dẫn viết từ khó :
- Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
- Luyện viết ở bảng con.
- GV đọc cho HS viết các từ : cánh diều, bãi thả, hét trầm, bổng, sao sớm 
- GV đưa bảng mẫu: HS phân tích tiếng khó 
* Viết chính tả
- GV nhắc HS: ngồi viết cho đúng tư thế.
- HS gấp SGK lại.
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. 
* Soát lỗi, chấm bài
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. HS soát lại bài. HS tự sửa lỗi viết sai.
- Em nào không mắc lỗi, sai từ 1- 5 lỗi, dưới 5lỗi
- Gọi HS đưa vở lên chấm.
- GV nhận xét chung về bài viết của HS.
c. Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài tập 2 : Trò chơi tiếp sức.
 Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi 
a/ Tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2 + mẫu
- GV nêu : chong chóng là đồ chơi có âm đầu ch, còn trốn tìm là trò chơi có 1 tiếng có âm đầu tr.
- Các em thực hiện tìm và ghi vào nháp.
- HS cử đại diện các dãy 6 em lên thi đua tiếp sức.
- GV nêu luật chơi : lần lượt từng em lên ghi tên trò chơi, đồ chơi; đội nào ghi được nhiều/ đúng / đẹp / nhanh không trùng tên thì đội đó sẽ thắng cuộc.
- Các đội bắt đầu thi đua, HS cổ vũ.
- Cả lớp và GV nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc 
 - Các em làm bài vào VBT: 
+ Đồ chơi : chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp, que chuyền, trống ếch, trống cơm, cầu trượt 
+ Trò chơi : chọi dế, chọi cá, chọi gà, thả chim, chơi chuyền, đánh trống, trốn tìm, trồng nụ trồng hoa, cắm trại, bơi trải, cầu trượt 
* Bài tập 3 : Hoạt động nhóm bàn
Miêu tả đồ chơi + trò chơi:
- Các em đọc yêu cầu BT3. 
- Yêu cầu các em tả sao cho các bạn hình dung được đồ chơi và cách chơi các em sẽ đạt điểm cao.
- Yêu cầu HS cầm đồ chơi lên tả hoặc nêu cách chơi cho các bạn trong nhóm nghe.
- GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
- Cả lớp và GV nhận xét, Bình chọn bạn hay nhất. 4. Củng cố :
- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì ?
- Chúng ta được biết những trò chơi có âm ch/tr.
5. Dặn dò :
- Về nhà viết một đoạn văn miêu tả một đồ chơi hay một trò chơi mà em thích.
- Chuẩn bị chính tả tuần 16
- GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp lắng nghe, thực hiện.
- Cả lớp viết vào bảng con, 1 HS viết ở bảng lớp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS nhắc lại. 
- 1 HS đọc.
- HS trả lời
- HS nêu.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- HS phân tích.
- HS chú ý tư thế ngồi viết.
- HS cả lớp viết bài vào vở.
- HS dò bài, trao đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS giơ tay.
- 10 HS đưa vở lên chấm
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS lắng nghe.
- HS tìm từ và ghi vào giấy nháp.
- HS thi đua nhóm
- Các nhóm lắng nghe.
- Vỗ tay
- Làm vào vở bài tập.
- 2 HS đọc yêu cầu
- HS nhận xét.
- Các nhóm trình bày cho nhau nghe.
- HS trình bày
- HS nêu.
- Lắng nghe ghi nhớ, về nhà thực hiện.
TUẦN 15
Tiết 29 MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI
I/ MỤC TIÊU 
Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2); phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3); nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh hoạ các trò chơi trang 147,148 SGK 
- Giấy khổ to và bút dạ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Oån định
- Nhắc nhở HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS nêu nội dung ghi nhớ của bài trước.
- Gọi HS lên bảng đặt câu hỏi để thể hiện thái độ : thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn,
- Gọi HS nêu những tình huống dùng câu hỏi không có mục đích hỏi điều mình chưa biết.
* GV nhận xét.
C/ Bài mới 
1/ Giới thiệu bài.
- Mở rộng vốn tư ø:đồ chơi- trò chơi.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
2/ Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: Hoạt động nhóm bàn.
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Treo tranh minh hoạ yêu cầu HS quan sát nói tên đồ chơi hoặc trò chơi trong tranh.
- Yêu cầu HS làm mẫu.
- Gọi HS phát biểu, bổ sung.
* GV nhận xét- kết luận từng tranh đúng.
( Như SGV/ 302)
* Bài 2 :Hoạt động nhóm 4
- Yêu cầu HS đọc bài tập.
- Phát giấy và bút lông cho các nhóm.
-Yêu cầu HS tìm từ ngữ chỉ các đồ chơi, trò chơi. - Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét kết luận những từ đúng( SGV/ 303)
* Bài 3:Hoạt động theo cặp.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp.
- Gọi HS phát biểu, bổ sung ý kiến cho bạn.
* GV chốt lại lời giải đúng( SGV/ 303 ở dưới.)
* Bài 4 :Hoạt động cá nhân. 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS phát biểu.
- Em hãy đặt câu thể hiện thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
D.Củng cố – dặn dò 
- Về nhà ghi nhớ các trò chơi, đồ chơi đã biết. Đặt 2 câu ở BT4. 
- Chuẩn bị bài sau: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp thực hiện.
- 1 HS nêu.
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- 3 HS trả lời.
- Nhận xét bài bạn đặt trên bảng. 
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc.
-Cả lớp quan sát tranh,2HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
- 1 HS làm mẫu.( theo tranh 1)
+ Đồ chơi: diều.
+ Trò chơi: thả diều.
- Lên bảng chỉ vào tranh nói tên các đồ chơi ứng với các trò chơi.
- 1HS đọc.
- Các nhóm nhận đồ dùng học tập.
- HĐ trong nhóm.
- Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng.
- Bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có.
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối phát biểu, bổ sung.
- 1 HS đọc.
- 2 HS nêu:Say mê, hăng say
- HS tiếp nối nhau đặt câu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
TUẦN 15
Tiết 15 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ MỤC TIÊU:
- Kể bằng lời của một câu chuyện đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Hiểu ý nghĩa truyện tính cách của nhân vật trong mỗi câu chuyện bạn kể.
- Lời kể chân thật , sinh động, giàu hình ảnh và sáng tạo.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Đề viết sẵn lên bảng lớp
- HS chuẩn bị những câu chuyện có nhân vật là đồ chơi hay những con vật gần gũi với trẻ em.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định.
- Nhắc nhở HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể truyện Búp bê của ai? Bằng lời của búp bê.
- Gọi 1 HS đọc phần kết truyện với tình huống: cô chủ cũ gặp búp bê trên tay cô chủ mới.
- Nhận xét học sinh kể chguyện.
C/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra HS chuẩn bị truyện có nhân vật là đồ chơi hoặc con vật gần gũi với trẻ em.
- Tuổi thơ chúng ta có những người bạn đáng yêu : đồ chơi con vật quen thuộc , có rất nhiều câu chuyện viết về người bạn ấy. Hôm nay, lớp mình sẽ bình chọn xem bạn nào kể câu chuyện về chúng hay nhất.
2. Hướng dẫn kể chuyện 
a. Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Phân tích đề bài. Dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ : đồ chơi của trẻ em, con vật gần gũi.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và đọc tên truyện.
+ Em có biết những truyện nào có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc con vật gần gũi với trẻ em?
- Em hãy giới thiệu câu chuyện mình kể cho các bạn nghe.
b. Học sinh thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
* Kể trong nhóm:
- Yêu cầu HS kề chuyện và trao đổi với bạn về tính cách nhân vật , ý nghĩa truyện 
- GV đi từng nhóm giúp đỡ và lưu ý các em. 
+ Kể câu chuyện ngoài SGK sẽ được cộng điểm. 
+ Kể câu chuyện phải có đầu , có kết thúc , kết truyện theo mở rộng.
+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện.
* Kể trước lớp:
- Tổ chức cho học sinh thi kể .
- Khuyến khích HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện .
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- Nhận xét.
D. Củng cố , dặn dò:
- Trong tiết kể chuyện này em nghe được mấy câu chuyện?
- Về nhà kể lại truyện đã nghe cho người thân nghe .
- Chuẩn bị những câu chuyện về một chuyện đồ chơi của mình hoặc của các bạn mà em có dịp quan sát ghi vào vở kể chuyện tiết sau các em học cho tốt.
- Nhận xét tiết học .
- Cả lớp thực hiện.
- 4 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
- Tổ trưởng các tổ báo cáo việc chuẩn bị bài của các tổ viên .
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- HS lần lượt đọc tên.
- HS nêu.
- HS giới thiệu truyện của mình.
- 2 HS cùng ngồi bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về nhân vật,ý nghĩa truyện.
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỉo lại bạn.
- 3 HS kể.
- HS nhận xét bạn kể.
- HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
TIẾT 30:	 TUỔI NGỰA
I. MỤC TIÊU :
- Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.
- Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4; thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh SGK /149.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Ổn định 
- Nhắc nhở HS ngồi trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Cánh diều tuổi thơ.
- Trả lời câu hỏi ở SGK /147. 
- Nhận xét.
C/. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- Các em ạ, con ngựa thích bay nhảy, chạy hết chỗ nọ đến chỗ kia. Bạn nhỏ trong bài mang tuổi con ngựa – bạn có những ước mơ gì? Thích đi những đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
- Tuổi ngựa là tuổi thế nào?
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Ỵêu cầu 1 HS đọc toàn bài
- Bài này chia làm mấy đoạn? 
- Yêu cầu HS đánh dấu 4 đoạn. :
+ Đoạn 1 : khổ thơ 1
+ Đoạn 2 : khổ thơ 2.
+ Đoạn 3 : khổ thơ 3.
+ Đoạn 4 : khổ thơ 4.
* Đọc nối tiếp lần 1
- GV hướng dẫn HS phát âm một số từ khó : đại ngàn, mấp mô, trăm miền. 
* Đọc nối tiếp lần 2 và giải từ chú thích.
* Đọc nối tiếp lần 3
- Đọc theo nhóm 2.
- Gọi HS đọc cả bài - nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng dịu dàng - hào hứng - nhanh và trải dài ở khổ 2 + 3 - miêu tả ước vọng lãng mạn của đứa con tuổi ngựa; lắng giọng, trìu mến ở 2 câu thơ cuối.
b) Tìm hiểu bài:
* Khổ thơ 1 : Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1 và tìm hiểu nội dung cho câu hỏi sau: 
+ Bạn nhỏ tuổi gì? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào?
GV chốt ý: khổ thơ 1 và chuyển sang đoạn 2.
* Khổ thơ 2 : Hoạt động nhóm 2
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 2 và tìm hiểu câu :
+ Ngựa con theo ngọn gió rong chơi những đâu ?
* GV cho HS quan sát tranh & giảng tranh ý đoạn 2 nói gì?
* Khổ thơ 3 : Hoạt động nhóm 2
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu đoạn 3.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm ra câu trả lời
+ Điều gì hấp dẫn ngựa con trên những cánh đồng hoa?
* GV chốt ý đoạn 3.
* Khổ thơ 4 :Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS đọc khổ 4 và tìm ý cho câu:
+ Vẻ đẹp của những cánh đồng hoa.
+ Trong khổ thơ cuối, ngựa em nhắn nhủ với mẹ điều gì? 
* Sinh hoạt nhóm 2 : yêu cầu: thảo luận tìm đề tài vẽ cho câu 5 /SGK.
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài và tìm ý nghĩa.
c/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
- GV treo đoạn văn cần luyện đọc
- GV đọc mẫu đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn
- Nêu cách đọc đoạn văn này.
- GV gạch chân các từ ngữ cần nhấn giọng.
* Đọc diễn cảm đoạn văn : hoạt động nhóm đôi.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo nhóm
* Thi đua đọc diễn cảm
- GV gọi HS thi đua đọc diễn cảm.
- GV theo dõi + nhận xét.
- Nêu ý nghĩa của bài.
D/ Củng cố:
- GV yêu cầu HS : sinh hoạt nhóm 2 để trả lời câu: Nêu nhận xét của em về tính cách của cậu bé tuổi ngựa trong bài thơ.
- Nêu đại ý của bài thơ.
E. Dặn dò :
- Chuẩn bị bài: Kéo co SGK /155.
- Nhận xét , tuyên dương.
- Cả lớp thực hiện.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi 
- HS nghe, nhắc lại tựa bài.
- Sinh năm ngựa (năm ngọ).
- 1 HS đọc.
- HS nêu : 4 đoạn.
- HS ngắt vào SGK.
- 4 HS lần lượt đọc 4 đoạn.
- 3 HS luyện phát âm	
- 4 HS đọc nối tiếp và giải nghĩa từ.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS nghe và cảm nhận cách đọc.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS lần lượt trả lời : - Tuổi ngựa – không chịu ngồi yên, thích đi.
- 1 HS đọc khổ thơ 2
- HS lần lượt nêu : Miền trung du xanh ngắt. Cao nguyên đất đỏ. - Những rừng đại ngàn. - Mang về cho mẹ gió trăm miền.
- Mơ ước của chú bé sẽ đi mọi nơi.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm 
- HS thảo luận theo cặp.
- HS các cặp lần lượt nêu.
- 1 HS đọc khổ 4, cả lớp đọc thầm & trả lời.
- Con đi , nhưng vẫn nhớ đường tìm về với mẹ.
- HS thảo luận và đại diện 1 số nhóm phát biểu : 
- HS nêu.
- Cả lớp cùng quan sát.
- Cả lớp lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- 1 HS nêu
- HS nêu.
- HS luyện đọc theo nhóm 2
- 4 HS thi đua đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
- 2 HS nêu.
- HS lần lượt nêu :+ Cậu bé giàu ước mơ và trí tưởng tượng.
+ Cậu bé yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ về mẹ.
- 1 HS nêu.
- Lắng nghe, ghi nhớ về nhà thực hiện
TUẦN 15 
Tiết 30 LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I/ MỤC TIÊU :
- Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1).
- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Một số tờ phiếu khổ to viết 1 ý của BT2b ,để khoảng trống cho HS các nhóm làm bài và 1 tờ giấy viết lời giải BT2 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định :
- Yêu cầu HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS trả lời câu hỏi : +Thế nào là miêu tả ?
+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả .
- Gọi HS đọc phần mở bài ,kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống 
- Nhận xét câu trả lời 
C/ Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
- Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập về văn miêu tả : cấu tạo bài văn ,vai trò của việc quan sát và lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật 
- GV ghi tựa bài lên bảng.
2) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài 1 : Hoạt động nhóm đôi.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc ND và Y/c 
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi 
+ Tìm phần mở bài ,thân bài ,kết bài trong bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư
+ Phần mở bài ,thân bài ,kết bài trong đoạn văn trên có tác dụng gì ? Mở bài ,kết bài theo cách nào ?
+ Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào ?
- Phát phiếu cho từng cặp HS và y/c làm câu b , d vào phiếu 
- Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng
- Các nhóm khác bổ sung ,nhận xét 
- Nhận xét ,kết luận lời giải .
* Bài 2 :
Gọi HS đọc y/c ,GV viết đề bài lên bảng .
Gợi ý : Lập dàn ý tả chiếc áo em đang mặc hôm nay chứ không phải cái em thích .
Y/c HS tự làm bài ,GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn 
Gọi HS đọc bài của mình ,GV ghi nhanh các ý chính lên bảng để có một dàn ý hoàn chỉnh dưới hình thức câu hỏi để HS tự lựa chọn câu trả lời cho đúng với chiếc áo đang mặc .
+ Mở bài : Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay 
+ Thân bài : Tả bao quát chiếc áo 
+ Kết bài : Tình cảm của em với chiếc áo đó .
Gọi HS đọc giàn ý 
Dể quan sát kĩ đồ vật sẽ tả chúng ta cần quan sát bằng những giác quan nào ? 
Khi tả đồ vật ta cần lưu ý điều gì ?
4/ Củng cố –dặn dò :
Thế nào là miêu tả ?
Nhận xét tiết học 
Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới .
- Cả lớp lắng nghe và thực hiện.
- 2 HS trả lời
- 2 HS đọc 
- Lắng nghe 
- HS nhắc lại.
- 2 HS đọc.
- HS trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi
- HS lần lượt trả lời. 
- Trao đổi viết các câu văn thích hợp vào phiếu .
- Dán phiếu lên bảng.
- Nhận xét ,bổ sung 
HS đọc 
Lắng nghe 
HS tự làm 
3 – 5 HS đọc bài 
HS lắng nghe 
Lắng nghe 
HS đọc 
HS trả lời 
HS trả lời 
HS trả lời 
Lắng nghe 
TIẾT 30 GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI
I/ MỤC TIÊU 
- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2 mục III).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- Giấy khổ to và bút dạ.
- Bảng lớp viết sẵn BT1 phần nhận xét.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Oån định
- Nhắc nhở HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS làm lại bài tập 4, yêu cầu đặt câu.
- Gọi HS đọc tên các trò chơi, đồ chơi mà em biết.
- GV nhận xét.
C. Bài mới
1/ Giới thiệu bài.
- Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
2/ Tìm hiểu ví dụ : 
* Bài 1 : Hoạt động nhóm 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu

File đính kèm:

  • docTV lop 4 tuan 15.doc