Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 14 - Tập đọc: Chú đất nung (tiếp theo)
HS hiểu thế nào là miêu tả.
- Tìm được những câu văn miêu tả trong đoạn văn, đoạn thơ.
- Bước đầu viết được một đoạn văn miêu tả đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, chân thực, sáng tạo.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Giấy khổ to kẻ sẵn nội dung BT2, nhận xét và bút dạ.
.( tiết 2) i/ Mục tiêu. - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt, phù hợp với diễn biến của chuyện, đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật ( chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung) - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn. Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sống được 2 người bột yếu đuối. Ii/ Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi đoạn 4 để luyện đọc diễn cảm. Iii/ Các hoạt động dạy học. 1/ Kiểm tra bài cũ. - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài : “ Chú Đất Nung”- phần1. ? Tại sao 2 người bột không chơi với chú bé Đất? ? Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung? 2/ Bài mới. a) Giới thiệu bài: Treo tranh minh hoạ ? Bức tranh vẽ cảnh gì? Em tưởng tượng xem Chú Đất Nung sẽ làm gì? ? Vì sao em lại đoán như vậy? - Để biết được câu chuyện xảy ra giữa Chú Đất Nung và hai người bột như thế nào, các em cùng học bài ngày hôm nay. - Tranh vẽ cảnh chú Đất Nung nhìn thấy 2 người bột bị đắm thuyền, ngã xuống sông. - Vì chú Đất Nung rất can đảm. - Vì hai người bột là bạn của chú. b) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - HS đọc nối tiếp bài, theo đoạn GV chia, + Lần 1: HS đọc và sửalỗi phát âm: Nắp nọ, lầu son, nước xoáy, cộc tuếch. + Lần 2: HS đọc và kết hợp giải nghĩa các từ khó ( SGK-139). + Lần 3: HS luyện đọc các câu hỏi. - HS luyện đọc theo cặp. - 2HS đọc cả bài - GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài * Tìm hiểu bài: - HS đọc đoạn văn: Hai người bột nhũn cả tay chân. ? Hãy kể lại tai nạn của 2 người bột? ? Tại sao 2 người bột nhũn cả tay chân? * Kết luận: 2 Người bột gặp nạn ở giữa dòng do bị nước xoáy sau khi trốn khỏi hang chuột. ? Nội dung đoạn 1 là gì? ? Đất Nung đã làm gì khi thấy 2 người bột gặp nạn? ? Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu 2 người bột? ? Theo em câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì? * Kết luận: Đất Nung không ngần ngại nhảy xuống nước cứu giúp 2 người bột. Qua rèn luyện, Đất Nung đã trưởng thành hơn. ? Đoạn văn muốn nói điều gì? ? Hãy đặt thêm tên khác cho truyện? ? Phần 2 này muốn nói về những gì? * Thực hiện đọc diễn cảm: - 4HS đọc bài theo phân vai, HS khác nhận xét. ? Bài cần đọc như thế nào? - GV treo bảng có ghi Đ1. HS phát hiện cách đọc hay: ngữ điệu, nhấn giọng - GV đọc mẫu. HS luyện đọc theo cặp. - 3HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV nhận xét ngợi khen HS. - Đ1: “ Hai ngườitìm công chúa” - Đ2: “ Gặp công chúachạy trốn”. - Đ3: “ Chiếc thuyềncho se bột lại”. - Đ4: Còn lại. Kẻ nào đã bắt nàng tới đây? Lầu son của nàng đâu? 1/Cảnh 2 người bột bị gặp nạn. - 2 Người bột sống trong lọ thuỷ tinh, chuột cạy nắp lọ tha nàng vào cống - Bột bị ngấm nước - HS đọc đoạn văn còn lại và TLCH: - Khi thấy 2 người bột gặp nạn, chú liền nhảy xuống, vớt họ lên bờ phơi nắng - Do được nung trong lửa, chịu được nắng mưakhông sợ bị ngấm nước. - Thông cảm với 2 người bột đẹp đẽ, ở trong lọ thuỷ tinh nên không chịu được thử thách. 2/ Đất nung nhảy xuống nước cứu 2 người bột gặp nạn. + Tình bạn mới/ tốt gỗ hơn tốt nước sơn. + Muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn. Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sống được 2 người bột yếu đuối. - Chậm rãi ở câu đầu, hồi hộp và gay cấn dần ở những đoạn tả nỗi nguy hiểm. Linh hoạt đổi vai cho mỗi nhân vật “ Hai người bột tỉnh dần - Vì các đằng ấy trong lọ thuỷ tinh mà” 3/ Củng cố dặn dò: ? Câu chuyện muốn nói với mọi người điều gì? Nhận xét giờ học. Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau “ Cánh diều tuổi thơ” Toán Tiết 68 : Luyện tập I. Mục tiêu - HS rèn kĩ năng chia cho số có 1 chữ số - Thực hiện qui tắc chia một tổng ( hoặc một hiệu ) cho một số. - Ôn lại dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó II.Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, phấn màu. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS thực hiện và nêu cách thực hiện phép chia: 127844: 4 320588 : 2 - Chấm một số VBT. - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài :Nêu yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 ( 78 ) - HS đọc yêu cầu bài tập. - Cả lớp làm bài, 2 HS lên bảng tính 2 phần. Lớp và GVnhận xét, chốt kết quả đúng ? Chỉ ra phép chia hết, phép chia có dư? ? Số dư như thế nào với so với số chia? * Bài 2( 78) - HS đọc đề bài. ? Đề bài cho biết gì? ? Dạng bài tập và cách làm? - GV yêu cầu HS làm bài, phát phiếu cho 2 nhóm. - 2 Nhóm dán kết quả, lớp và GV nhận xét. ? Có mấy cách làm bài? ? Muốn tìm số lớn ( số bé ) trước như thế nào? - GV chốt kết quả đúng * Bài 3(78) - HS đọc đề bài. ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? ? Muốn tìm trung bình mỗi toa xe chở bao nhiêu kg hàng phải biết những gì? - HS làm bài. 1 hS lên bảng làm bài. - GV chốt kết quả đúng. ? Muốn tìm số trung bình cộng ta làm như thế nào? * Bài 4(78) - HS đọc yêu cầu bài tập, HS nhận dạng bài. - HS cử 2 nhóm, mỗi nhóm mời 2 bạn lên bảng thi làm bài. - Lớp làm ra nháp và nhận xét. - GV chốt kết quả đúng. - 2 HS làm trên bảng. lớp làm nháp. - Nhận xét, chữa bài. Bài 1: Đặt tính rùi tính: 67494 7 42789 5 44 27 29 9642 28 8557 14 39 0 4 359361 8 238057 8 39 78 73 9642 60 8557 16 45 01 57 1 1 Bài 2 : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là: a/ 42506 và 18472 Số bé: ( 42506-18472): 2 = 12017. Số lớn: 42506 – 12071 = 30489 Bài 3 Bài giải Số toa xe chở hàng là: 3 + 6 = 9 ( toa ) Số hàng do 3 toa chở là: 14580 x 3 = 43740 ( kg ) Số hàng do 6 toa khác chở là: 13275 x 6 = 79650 (kg) Trung bình mỗi toa xe chở số hàng là: ( 43740 + 79650 ) : 9 = 13710(kg) Đáp số: 13710 kg. Bài 4: Tính bằng 2 cách: a/ ( 33164 + 28528 ) : 4 = 15423 61692 : 4 b/ ( 403494 - 16415 ) : 7 = 55297 387079 : 7 3/ . Củng cố, dặn dò. Nhận xét giờ học. Dặn HS làm bài tập về nhà1,2,3,4( 79 ) Kể chuyện Búp bê của ai? I. Mục tiêu - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa tìm được lời thuyết minh phù hợp với nội dung mỗi bức tranh minh hoạ truyện Búp bê của ai? - kể lại truyện bằng lời của búp bê - Kể lại đoạn kết câu chuyện theo tình huống tưởng tượng II. Đồ dùng dạy-học - Tranh minh hoạ truyện “Búp bê của ai” III. Lên lớp A. Bài cũ - 2 Học sinh kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tình thần kiên trì vượt khó B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Tuổi thơ ai cũng có rất nhiều trò chơi nhưng có ai đã biết cần phải cư xử như thế nào với đồ chơi? và đồ chơi thích những người bạn, người chủ như thế nào? Chúng ta cùng học bài ngày hôm nay, câu chuyện “Búp bê của ai”. 2. GV kể chuyện - GV kể (2 lần): giả nghĩa “ lật đật” + Lần 2: Vừa kể vừa chỉ tranh minh hoạ 3/ - Hướng dẫn kể chuyện * Bài 1(138) - HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu học sinh thảo luận để tìm lời thuyết minh cho từng tranh: + GV chia lớp thành 6 nhóm. + Phát cho mỗi nhóm 1 băng giấy + Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng chỉ tranh và gắn lời thuyết minh + Nhận xét-bổ sung. - 1 HS đọc kết quả đúng nhất. * Bài 2(138) - HS đọc yêu cầu bài tập * Kể chuyện bằng lời của búp bê ? Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào? ? Khi kể phải xưng hô thế nào? - Gọi học sinh kể mẫu - Học sinh kể chuyện trong nhóm bàn. - 3 -4 HS kể nối tiếp trước lớp. - Học sinh nhận xét bạn kể * Bài 3(138) - HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS suy nghĩ và nháp ra giấy những khả năng có thể xảy ra trong tình huống cô chủ cũ gặp lại búp bê ? Theo em, cuộc gặp gỡ đó sẽ như thế nào? Thái độ của cô chủ cũ ra sao? Thái độ của búp bê thế nào? - HS thi kể phần kết chuyện. - Lớp và GV nhận xét. * Bài 1: Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh. T1: Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác T2: Mùa đông không có váy áo, búp bê bị lạnh cóng, tủi thân khóc. T3: Đêm tối búp bê bỏ cho chủ, đi ra phố T4: Một co bé tốt bụng nhìn thấy búp bê trong đóng lá khô T5: Cô bế may váy mới cho búp bê T6: Búp bê sông shạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới * Bài 2(138): Kể lại câu chuyện bằng lời kể - ( Em, tớ) của búp bê. - Tôi là búp bê ngoan được một cô bé tên là Nga mua về,. * Bài 3(138) Kể lại phần kết của câu chuyện với tình huống: Cô chủ cũ gặp lại búp bê trên tay cô chủ mới. - HS phát biểu ý kiến. 4. Thi kể chuyện trước lớp - GV nêu yêu cầu kể chuyện - 5 HS thi kể và nêu ý nghĩa - Nhận xét về nội dung và lời kể của bạn. - Nhận xét bình chọn HS kể hay nhất theo tiêu chí sau: + Kể đã trôi chảy chưa? + Giọng kể đã đúng, hợp lý chưa với nội dung câu chuyện chưa + Kể đã hay chưa, có kèm điệu bộ không? III. Củng cố dặn dò - Học sinh kể toàn bộ câu chuyện ? Câu chuyện muốn nói với em điêù gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về tập kể chuyện cho hay và chuẩn bị trước bài sau. Khoa học Bảo vệ nguồn nước i/ Mục tiêu. - Sau bài học, HS nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. - Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước. - Biết đóng vai, lựa chọn nhôn từ có tính thuyết phục mọi người trong gia đình có ý thức bảo vệ nguồn nước. Ii/ đồ dùng dạy học: - Hình trong SGK ( 58-59), nội dung tiểu phẩm. Iii/ các hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: ? Để lọc nước, thông thường có những cách nào? ? Tại sao nước sau khi lọc như vậy lại không uống được ngay? ? Muốn có nước uống được ta phải làm gì? - GV đánh giá nhận xét và cho điểm. 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: bảo vệ nguồn nước. b/ Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước. ? Mỗi hình ảnh nói lên điều gì? ? Để bảo vệ nguồn nước, ban, gia đình và địa phương của bạn có nên và không nên làm gì? - Từng cặp HS nêu kết quả. ? Những việc nên/không nên làm để bảo vệ nguồn nước? Tại sao? - HS khác nhận xét, góp ý, GV chốt. - 2 HS đọc bạn cần biết( 59 ) HS quan sát hình 1 đến hình 6 vàTLCH - Không được phá huỷ ống nước; không được vất rác xuống hồ; Cho rác vào đúng nơi qui định; xây dựng nhà vệ sinh đúng theo tiêu chuẩn; Làm vệ sinh nguồn nước; Xây dựng hệ thống thoát nước thải hợp lý. - Đục ống nước, vất rác xuống ao, hồ dẫn đến phá huỷ môi trường, ô nhiễm nguồn nước là việc không nên làm. * Hoạt động 2: Đóng vai: * Mục tiêu: HS có ý thức và khuyên mọi người nên bảo vệ nguồn nước. * Cách tiến hành: - GV đưa ra tình huống( 2 hướng sử lý khác ) + Đường ống nước nhà bạn bị bục, bạn sẽ nói gì làm như thế nào với ông bà, cha mẹ? + Hãy thuyết phục bố mẹ bạn xây nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn quy định? - HS thảo luận nhóm, bàn cách đóng vai, giả quyết hợp lý các tình huống. - Các nhóm lên biểu diễn. Lớp và HS quan sát, nhận xét, góp ý. ? Nhóm nào diễn hay, biết thuyết phục mọi người trong gia đình? 3/ củng cố, dặn dò HS nêu lại nội dung bài học Dặn Hs về áp dụng bài vào cuộc sống ở gia đình, địa phương mình. Toán Tiết 69: Chia một số cho một tích I. Mục tiêu - HS nhận biết cách chia một số cho một tích - Biết vận dụng để tính toán cho thuận tiện, hợp lí - Rèn luyện kĩ năng tính toán II. Hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ - Gọi H thực hiện và nêu cách thực hiện phép chia: 128536: 4 598123 : 7 - Chấm một số VBT. - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Nêu yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Viết ví dụ - Yêu cầu HS nêu cách tính giá trị từng biểu thức - Gọi 3 em lên bảng thực hiện, lớp làm nháp. - Nhận xét kết quả. + Hãy so sánh giá trị của các biểu thức? + Nêu tên gọi từng thành phần trong BT 1? + Từ đó em có nhận xét gì về cách chia một số cho một tích? + Vậy: muốn chia một số cho một tích 2 thừa số,ta có thể làm ntn? - 2 HS làm trên bảng. lớp làm nháp. - Nhận xét, chữa bài. * Ví dụ : Tính và so sánh kết quả 24: ( 3 x 2 ) 24 : 3 : 2 24 : 3 : 2 = 24 : 6 = 8 : 2 = 8 : 2 = 4 = 4 = 4 Nhận xét: 24: ( 3 x 2 ) = 24 : 3 : 2 = 24 : 3 : 2 Kết luận: Khi chia một số cho một tích, ta có thể chia số đó cho một thừa số rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia. - Gọi 2-3 em trình bày lại kết luận 3. Thực hành * Bài 1 ( 78): - Gọi Hs nêu yêu cầu, cách thực hiện. - Cho HS làm VBT, 3 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp. - Nhận xét, kết luận kết quả. + Khi chia một số cho một tích, ta có thể làm ntn? * Bài 2 ( 78 ) - Gọi HS nêu yêu cầu - Hướng dẫn mẫu: phân tích số chia thành tích hai thừa số trong đó có một thừa số là số tròn chục, tròn trăm - Cho HS làm vào vở, 2 em chữa trên bảng lớp - Nhận xét, kết luận kết quả Bài 3 (78) - Gọi HS đọc bài - Hướng dẫn tìm hiểu đề. + Muốn tính giá tiền mỗi quyển vở. Ta có thể làm như thế nào? - Yêu cầu Hs làm VBT, 1 em chữa bài. - Nhận xét, kết luận kết quả. Bài 1 ( 78): Tính giá trị của biểu thức: a/ 50 : ( 2 x 5 ) = 50 : 10 = 5 b/ 72 : ( 9 x 8 ) = 72 : 72 = 1 c/ 28 : ( 7 x 2 ) = 28 : 14 = 2 Bài 2 ( 78) Chuyển mỗi phép chia thành phép chia một số cho 1 tích rồi tính: a/ 80 : 40 = 80 : ( 10 x 4 ) = 80 : 10 : 4 = 8 : 4 = 2 b/ 150 : 50 = 150 : ( 10 x 5 ) = 150 : 10 : 5 = 15 : 5 = 3 c/ 80 : 16 = 80:( 8 x 2 ) = 80 : 8 : 2 = 10: 2 = 5 Bài 3 Bài giải: Một bạn mua hết số tiền là: 7200 : 2 = 3600 ( đồng ) Một quyển vở có giá tiền là: 3600 : 3 = 1200 ( đồng) Đáp số: 1200 đồng c. Củng cố, dặn dò. +Muốn chia một số cho một tích 2 thừa số,ta có thể làm ntn? - Hệ thống bài học. - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm BTVN 1, 2, 3 trong VBT Ngày soạn : 8 tháng 12 năm 2008 Ngày giảng: Thứ năm ngày 11 tháng 12 năm 2008 Tập làm văn Thế nào là miêu tả i/ mục đích yêu cầu: - HS hiểu thế nào là miêu tả. - Tìm được những câu văn miêu tả trong đoạn văn, đoạn thơ. - Bước đầu viết được một đoạn văn miêu tả đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, chân thực, sáng tạo. Ii/ Đồ dùng dạy học. - Giấy khổ to kẻ sẵn nội dung BT2, nhận xét và bút dạ. Iii/ Các hoạt động dạy học. 1/ Kiểm tra bài cũ: HS kể lại câu chuyện viết theo 1 trong 4 đề tài ở giờ trước? MB và KB theo cách nào? GV nhận xét, ghi điểm. 2/ Bài mới. a) Giới thiệu bài: b/ Phần nhận xét. * Bài1 ( 140). - GV treo bảng phụ, HS đọc yêu cầu và nội dung bài. ? Có những sự vật nào được miêu tả? Đẹp như thế nào? - Gọi HS phát biểu ý kiến. - HS khác nhận xét, GV chốt bài đúng. * Bài 2( 140). - HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, phát phiếu cho mỗi nhóm. - HS điền nội dung vào bảng và lên bảng dán kết quả. - HS khác nhận xét. - GV Chốt kết quả đúng. Bài 1: Đoạn văn miêu tả những sự vật: + Cây sồi. + Cây cơm nguội. + Lạch nước. * Bài 2: Viết những điều em hình dung về các sự vật trong bài tập 1. * Bài 3(1 40 ). ? Qua những nét miêu tả trên tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào? - Muốn miêu tả sự vật một cách tinh tế, người viết phải làm gì? - GV chốt: Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người đọc, người nghe hình dung được các sự vật ấy. Khi miêu tả, người viết phối hợp rất nhiều giác quan để quan sát khiến cho sự vật được miêu tả thêm đẹp hơn, sinh động hơn. c/ Phần ghi nhớ: - 3 HS đọc nội dung ghi nhớ ( SGK-140). ? Thế nào là miêu tả? d/ Phần luyện tập: * Bài 1 ( 141 ) - HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tìm lại nội dung truyện: “ Chú Đất Nung”. ( 2 phần ) Tìm những câu văn miêu tả trong đoạn bài rồi ghi ra nháp. - HS lần lượt nêu ý kiến. - HS khác và GVnhận xét. * Bài 2( 141) - HS đọc yêu cầu, 1HS đọc bài thơ. Cả lớp đọc thầm. ? Tìm những hình ảnh được miêu tả trong bài? ? Viết đoạn văn miêu tả những cảnh đó? - HS viết đoạn văn, sau đó lần lượt đọc lại. GV và HS nhận xét, chữa bài. * Bài 3: Đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi: - Mắt, tai. - Người viết phải quan sát kỹ bằng nhiều giác quan. * Bài 1: - Đó là một chàng kỵ sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một cô công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son * Bài 2: Tìm hình ảnh trong đoạn bài “Mưa - Sấm ghé xuống, sân khanh khách cười - Cây dừa sải tay bơi. - Ngọn mùng tơi nhảy múa. - Khắp nơi toàn màu trắng của nước. - Bố bạn nhỏ đi cày về 3/ Củng cố,dặn dò: ? Thế nào là miêu tả? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi lại 1-2 câu miêu tả một sự vật mà em quan sát được trên đường đi học Lịch sử: Nhà Trần thành lập I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh có thể: - Nêu hoàn cảnh ra đời của nhà Trần - Nêu được bộ máy hình chính nhà nước, luật pháp, quân đội thời nhà Trần và những việc nhà Trần làm để xây dựng đất nước - Thấy được mối quan hệ gần gũi, thân thiết giưũa vua với qua, giữa vua với dân dưới thời nhà Trần Ii Đồ dùng dạy học: Hình minh hoạ trong SGK. Phiếu học tập cho HS iII. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ - Trả lời 2 câu hỏi cuối bài 11 đ GV nhận xét chốt ýđ giới thiệu bài mới B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Nhà Lý thành lập vào năm 1009, sau hơn 200 năm tồn tại đã có công lao to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước ta. Tuy nhiên, cuối thời Lý, vua quan ăn chơi xa đoạ, nhân dân đói khổ, giặc ngoại xâm lăm le xâm chiếm nước ta. Trước tình hình đó, nhà Trần lên thay nhà Lý. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu hơn về sự thành lập của nhà Trần. 2. Các hoạt động * Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần Học sinh đọc thầm từ đầu...nhà Trần được thành lập ? Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỷ XII như thế nào? ? Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào? - GV chốt nội dung: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được việc nước nên sự thay thế nhà Lý bằng nhà Trần là một điều tất yếu. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài để biết nhà Trần đã làm gì để xây dựng và bảo vệ đất nước. - Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân khổ cực. Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta. Vua Lý phải dựa vào thế lực nhà Trần để giữ ngai vàng - Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôn cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ tìm cách cho Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập Hoạt động 2: Nhà Trần xây dựng đất nước - GV phát phiếu học tập học sinh hoàn thành ? Về mặt tổ chức, nhà Trần có những chính sách gì? Như thế nào? + Nhà Trần làm gì để xây dựng quân đội? + Nhà Trần làm gì để phát triển nông nghiệp? ? Hãy tìm những sự việc cho thấy dưới thời Trần, quan hệ giữa vua và quan, giữa vua và nhân dân chưa cách xa - GV kết luận:. Vua quan nhà Trần đã rất hoà đồng, có sự quan tâm lớn đến đời sống nhân dân, lo cho nông nghiệp và một số ngành kinh tế khác. - HS đọc lại ghi nhớ. - Đọc thầm SGK làm bài - Học sinh đọc bài làm - Chia cả nước thành 12 lộ, dưới lộ là phủ, huyện, xã. - Vua nhường ngôi sớm cho con, tự xưng là Thái Thượng Hoàng. - Tuyển trai tráng từ 16 đến 30 tuổi vào quân đội... - Đặt thêm chức quan + Hà đê sứ + Khuyến nông sứ + Đồn điền sứ... - Cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến thỉnh cầu xin và oan ức. Trong các buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ - 2-3 em đọc ghi nhớ 3/ Củng cố dặn dò: - GV chốt nội dung - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài sau. Thể dục Ôn bài thể dục phát triển chung.Trò chơi: “ Đua ngựa” I / Mục tiêu. - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu HS thực hiện đúng động tác theo đúng thứ tự, chính xác và tương đối đẹp. - Trò chơi “ Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi một cách chủ động. II/ Địa điểm phương tiện. - Sân trường sạch , đảm bảo an toàn. - Còi. dụng cụ cho trò chơi. III/ Hoạt động dạy học. A. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu. - Khởi động các khớp. - Trò chơi: Chim về tổ B. Phần cơ bản: a) Trò chơi vận động:” Đua ngựa” - GV nêu tên trò chơi: Đua ngựa - GV nêu lại cách chơi, luật chơi. - GV làm trọng tài- cho HS chơi. - Nhận xét tuyên dương đội thắng, đội thua nhẩy lò cò một vòng quanh sân b) Bài thể dục phát triển: - Ôn bài TDPTC. - Ôn tập toàn bài: Cán sự lớp hô và tập cùng cả lớp. - Kiểm tra thử: GV gọi lần lượt từng nhóm lên tập bài TDPTC. Cán sự hoặc 1 trong 3 em đó hô nhịp - GV nêu ưu khuyết điểm của mỗi HS trong lớp. - GV hô nhịp cho cả lớp tập lại bài thể dục phát triển chung. C. Phần kết thúc: - HS đứng tại chỗ, giậm chân, thả lỏng toàn thân - GV hệ thống bài. - Nhận xét
File đính kèm:
- Giao an4(tuan14).doc