Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 10 - Tập đọc: Ôn tập giữa học kì I
- Nắm được một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học( Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.)
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
Thứ 2 ngày 21 tháng 10 năm 2013 Tập đọc: Ôn tập giữa học kì I I. Mục tiêu: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu. - Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân”. - Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng Y/c về giọng đọc. II. Đồ dùng: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu. - Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để HS điền vào chỗ trống. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới HĐ1. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng - Gọi từng HS lên bảng bốc thăm chọn bài. - Sau khi HS đọc xong GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc. - GV ghi điểm. HS bốc thăm bài về chỗ chuẩn bị 2 phút. HS trả lời. HĐ2. Luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc Y/c bài tập. (?) Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? - HS đọc - Đó là những bài kể 1 chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật để nói lên 1 điều có ý nghĩa. (?) Hãy kể những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân”. - HS phát biểu GV ghi bảng” Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin. - GV Y/c HS làm việc nhóm 2 (theo phiếu bài tập GV phát cho 3 nhóm). - GV chữa bài trên phiếu học tập. - HS đọc thầm lại các truyện, suy nghĩ, làm bài theo cặp. Dán phiếu bài tập lên bảng. HS nhận xét Bài 2: HS đọc Y/c của bài. - Y/c HS tìm nhanh trong hai bài tập đọc nêu trên (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, người ăn xin) đoạn văn ứng với giọng đọc. P HS đọc HS phát biểu HS nhận xét - GV nhận xét, kết luận - Tổ chức HS thi đọc diễn cảm. -> HS thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà. An toàn giao thông: Lựa chọn đường đi an toàn I. Mục tiờu: 1. Kiến thức: -HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn. -Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường . 2. Kĩ năng: - Lựa chọn đường đi an toàn nhất để đến trường. - Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn. 3. Thái độ: - Có ý thức và thói quen chỉ khi đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn. II. Đồ dùng: - Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học. HĐ1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới. - Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào? - Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe như thế nào? - GV nhận xét, giới thiệu bài HĐ2: Tìm hiểu con đường an toàn. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, y/c các nhóm thảo luận câu hỏi sau và ghi kết quả vào giấy theo mẫu: ĐK con đường an toàn ĐK con đường kém an toàn 1. 2. 3. - GV cùng HS nhận xét HĐ3: Chọn con đường an toàn đi đến trường. GV dùng sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có hai hoặc 3 đường đi, trong đó mỗi đoạn đường có những tình huống khác nhau GV chọn 2 điểm trên sơ đồ, gọi 1,2 HS chỉ ra con đường đi từ A đến B đảm bảo an toàn hơn. Yêu cầu HS phân tích có đường đi khác nhưng không được an toàn. Vì lí do gì? HĐ4: Hoạt động bổ trợ GV cho HS vẽ con đường từ nhà đến trường. Xác định được phải đi qua mấy điểm hoặc đoạn đường an toàn và mấy điểm không an toàn. - Gọi 2 HS lên giới thiệu - GVKL: Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp các em phải lựa chọn con đường đi cho an toàn. HĐ5: Củng cố, dặn dò. - GV cùng HS hệ thống bài - GV dặn dò, nhận xét - HS trả lời Các nhóm thảo luận và trình bày - Con đường an toàn là con đường là con đường thẳng và bằng phẳng, mặt đường có kẻ phân chia các làn xe chạy, có các biển báo hiệu giao thông, ở ngã tư có đèn tín hiệu giao thông và vạch đi bộ ngang qua đường. - HS chỉ theo sơ đồ Bệnh viện Trường học(B) Uỷ ban Chợ Nhà (A) Sân vận động - HS chỉ con đương an toàn từ nhà mình đến trường. Thứ 3 ngày 22 tháng 10 năm 2013 Tiếng Việt Ôn tập giữa học kì I (tiết 2) I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi, trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả. - Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng, bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết. II. Các hoạt động dạy và học Giới thiệu bài: Bài mới. HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết - GV đọc mẫu 1 lần - Giải nghĩa từ Trung sỹ - GV nhắc nhở từ ngữ dễ viết sai - GV hdẫn cách trình bày đoạn văn - GV đọc bài học sinh viết - GV đọc chính tả. - Y/c HS đổi vở, soát lỗi chính tả. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2: - Em bé được giao nhiệm vụ gì? - Vì sao trời tối, em bé không về? - Các dấu ngoặc kép trong bàiđược dùng để làm gì? - Có thể đưa những bộ phận trong ngoặc kép xuống dòng, đặt ra dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao? Bài 3: Quy tắc viết hoa - Gọi HS đọc y/c. - Y/c HS thảo luận. - GV kết luận - HS theo dõi - HS chú ý theo dõi - HS viết các từ khó - 1HS viết ở bảng lớp. - HS viết bài - Đổi vở, soát lỗi. - Gác kho đạn. - Vì đã hứa... - trích dẫn lời nói của bạn em bé hay của em bé. - Không thể vì đây không phải là những lời thoại trực tiếp. - HS thảo luận nhóm 4 và nêu kết quả thảo luận. + Tên người, tên địa lý VNam viết hoa chữ cái đầu câu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. + Tên người, tên địa lý nước ngoài - viết hoa chữ cái đầu câu của mỗi bộ phận. - Nếu bộ phận có nhiều tiếng thì phải có gạch nối. - Tên phiên âm Hán Việt viết như cách viết tên riêng Việt Nam. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà đọc tiếp các bài tập đọc Tiếng Việt: Ôn tập giữa học kì I (tiết 3) I. Mục tiêu: - Kiểm tra đọc lấy điểm theo y.c như tiết 1 -Nắm được nội dung chính , nhân vật và giọng đọc của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng. II. Các hoạt động dạy và học. 1. Giới thiệu bài: 2. Bài mới. HĐ1: Kiểm tra đọc - học thuộc lòng - Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài. - Sau khi HS đọc xong GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc. - GV ghi điểm HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập - Gọi HS đọc y/c của bài tập - Kể tên các bài tập đọc là truyện kể ở tuần 4, 5, 6 đọc cả số trang? - Y/c HS đọc bài, nhớ lại nội dung chính và các nhân vật ở trong bài rồi làm vào vở bài tập. - GV nhận xét. - Tổ chức cho HS đọc từng đoạn hoặc cả bài cho từng truyện - GV nhận xét, tuyên dương - HS bốc thăm đọc bài - HS trả lời. - HS đọc - HS nêu + Một người chính trực. + Một hạt thóc giống + Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca + Chị em tôi . - HS thảo luận nhóm 2, làm vào vở, đọc kết quả bài làm. => Một người chính trực: Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, đặt việcnước lên tình riêng - Nhân vật: Tô Hiến Thành, Đỗ Thái Hậu -1 bài 3 em đọc thi. 3. Củng cố, dặn dò: - Những truyện kể vừa ôn có chung một chủ đề gì? - Về xem lại các nội dung đã ôn - chuẩn bị bài ôn tiếp. 3. Củng cố – dặn dò - GV dặn dò HS về nhà. Thứ 4 ngày 23 tháng 10 năm 2013 Tập đọc: Ôn tập giữa học kì I (tiết 4) I. Mục tiêu: - Nắm được một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học( Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.) - Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép II. Các hoạt động dạy và học: Giới thiệu bài: Bài mới. HĐ1: Hướng dẫn ôn tập Bài 1: Gọi HS đọc y/c - Y/c HS thảo luận nhóm và tìm các từ ngữ cùng nghĩa. - GVkết luận Bài 2: -Y/c HS đọc thầm - Y/c HS thảo luận nhóm và tìm các câu thành ngữ,tục ngữ. - Đặt 1 câu có sử dụng các câu tục ngữ trên? - GV sữa lỗi. Bài 3: Gọi HS đọc y/c - Y/c học sinh tự làm - GV nhận xét. - HS đọc - HS thảo luận nhóm 6, 2 HS tìm từ của một chủ điểm rồi nêu kết quả + Thương người, nhân hậu, nhân ái, nhân đức, hiền từ. + Trung thực, trung thành, ngay thẳng, thẳng thắn. + ước mơ, mước mong, mơ ước, ước ao, ước muốn.. - 1HS đọc y/c - HS thảo luận nhóm 2 và đọc bài làm. + ở hiền gặp lành + Thẳng như ruột ngựa + Giấy rách phải giữ lấy lề - hs đặt câu - 1HS đọc - HS tự làm bài và nêu kết quả + Dấu hai chấm: Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật hoặc lời giải thích cho bộ phận cho trước. + Dấu ngoặc kép: Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật HĐ2. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, về đọc lại bài ôn. Tiếng Việt: Ôn tập giữa học kì I (tiết 5) I. Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. - Nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ;bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học. II. Các hoạt động dạy và học: Giới thiệu bài 2. Bài mới HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. - Các bước tương tự như bài trước HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2: HS đọc Y/c bài - Y/c HS đọc thầm và thảo luận Bài 3: Gọi HS đọc Y/c - Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ - GV tiến hành tương tự bài 2. GV kết luận - HS bốc thăm và đọc bài (số còn lại) - HS nêu Y/c bài - HS thảo luận nhóm bàn nêu kết quả, nhóm khác bổ sung. - HS đọc + Đôi giày ba ta màu xanh + Thưa chuyện với mẹ + Điều ước của Vua Mi-đat - HS thảo luận nhóm 4 và nêu kết quả. - Tôi: Nhân hậu, quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ. - Lái: Hồn nhiên và tình cảm.. - Cương: Hiếu thảo thương mẹ Mẹ Cương dịu dàng thương con. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau, ôn lại các phần đã học: Luyện tiếng Việt: Ôn tập giữa học kì I I. Mục tiêu: - Củng cố cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam, nước ngoài; ôn tập về dấu câu (dấu hai chấm, dấu ngoặc kép) II. Đồ dùng: Vở thực hành Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học: Ôn tập: ? Nêu cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam, nước ngoài? ? Dấu hai chấm? Dấu ngoặc kép có tác dụng gì? Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 2 – Trang 35 Bài 5 – Trang 37 Bài 6 – Trang 38 Chấm, chữa bài: Bài 6: Lấy ví dụ về dấu hai chấm? dấu ngoặc kép: - Hoàng chép miệng : Xong ! - Người cầm roi cho vài “ chiêu” vào mông Nhật Tử. 4. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học. Thứ 5 ngày 24 tháng 10 năm 2013 Tiếng Việt: Ôn tập giữa học kì I (Tiết 6) I. Mục tiêu: - Xác định được các tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn . - Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ, động từ . II. Các hoạt động dạy và học: 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1, 2: - Gọi HS đọc đoạn văn . - Cảnh đẹp của đ/nước đc qsát ở vị trí nào? - Những cảnh đẹp đó cho em biết điều gì về đ/nước ta? - Gọi HS đọc y/c bài 2. - Tìm tiếng chỉ có vần và thanh? - Tìm tiếng có đủ ba bộ phận? Bài 3: Gọi HS đọc y/c - Thế nào là từ đơn, từ ghép, từ láy? - Y/c HS thảo luận nhóm tìm các nhóm từ trên? - GV nhận xét. Bài 4: - Gọi HS đọc y/c Thế nào là danh từ? động từ? - Y/c HS tự làm bài - GV nhận xét, chữa bài. - từ trên cao xuống. - thanh bình, đep., hiền hoà. - ao - Các tiếng còn lại - HS đọc - HS nêu - thảo luận nhóm 2 và đọc kết quả - Nhóm khác nhận xét + Từ đơn: dưới, tầm, cách, chú, là, xanh, trong, những, gió, rồi, tầng + Từ láy: rì rào, rung rinh, thung thăng. + Từ ghép: bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, lũy tre, cánh đồng, ngược xuôi, trong xanh, cao vút. - HS đọc - HS nêu - Làm bài và đọc kết quả - HS khác nhận xét. + Danh từ: tầm, cánh, chú, chuồn chuồn. + Động từ: Rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, ngược, xuôi, bay. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị giấy bút kiểm tra học kỳ. Tiếng Việt: Kiểm tra đọc I. Mục tiêu: - Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI. II. Các hoạt động dạy và học: HĐ1: Kiểm tra đọc. - Y/C từng HS lên bốc thăm chọn bài - HS bốc thăm và hoàn thành nội dung phiếu. - GV nhận xét, cho điểm. HĐ2. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị ngày mai kiểm tra viết. Thứ 6 ngày 25 tháng 10 năm 2013 Tiếng Việt: KIểM TRA ĐịNH Kì lần I (Theo đề chung của nhà trường) Toán: KIểM TRA ĐịNH Kì lần i (Theo đề chung của nhà trường) Luyện tiếng việt: ễn tập giữa kỳ I I. Mục tiêu: - Củng cố lại kiến thức về từ ghép, từ láy, từ đơn, từ phức. II. Đồ dùng: Vở thực hành Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học: Ôn tập: ? Nêu cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam, nước ngoài? ? Dấu hai chấm? Dấu ngoặc kép có tác dụng gì? Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 7 – Trang 38 Bài 9 – Trang 40 Chấm, chữa bài: Bài 7: - Từ đơn: sông, La, ơi, như, bờ, tre, xanh, đôi, bè, đi, chiều, gỗ, lượn, đàn, như, bầy, trâu, đằm, mình, trong, sóng, chim, hót, trên, bờ, đê. - Từ ghép: trong veo, ánh mắt, im mát. - Từ láy: mươn mướt, thầm thì, thong thả, lim dim, êm ả, long lanh. - Động từ: đi, lượn, đằm, hót. 4. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- ga 4 Tuan 10.doc