Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2 - Luyện viết

Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

 - Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. (trả lời các câu hỏi trong SGK).

 - KNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức bản thân; Lắng nghe tích cực.

II. ĐỒ DÙNG

 - GV : SGK, BP, PHT

 

doc29 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2 - Luyện viết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sản phẩm của bạn.
- Lắng nghe và thực hiện.
3p
30p
2p
Tiết 3: TOÁN (+)
LUYỆN TẬP: NHÂN VỚI 10, 100, 1000,... CHIA CHO 10, 100, 1000,...
I. MỤC TIÊU
 - Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
- Hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán 4 – tập 1 (trang 61)
- Chữa bài, nhận xét
----------------------------------------------------------------
Buổi chiều 
Tiết 1 : THỂ DỤC
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY VÀ CHÂN, LƯNG – BỤNG VÀ TOÀN THÂN CỦA BÀI TDPTC. TRÒ CHƠI “ NHẢY Ô TIẾP SỨC ”
I. MỤC TIÊU
 - Thực hiện được các động tác vươn thở, tay, chân, lưng - bụng và động tác toàn thân của bài TD phát triển chung.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Phương tiện: Còi,
III. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
GV
HS
 TG
A. Phần mở đầu 
* Nhận lớp: Kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức.
- Phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
* Khởi động: GV hướng dẫn.
* Kiểm tra:
- Thực hiện động tác vươn thở, tay, chân, lưng-bụng của bài TD phát triển chung 
B. Phần cơ bản. 
* Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, lưng-bụng và toàn thân
- GV quan sát sửa sai.
* Trò chơi: Nhẩy ô tiếp sức.
- GV nêu tên, mục đích của trò chơi.
-GV theo dâi, ph©n th¾ng thua
C. Phần kết thúc 
- Tập động tác hồi tĩnh. HS thả lỏng chân tay, hít thở sâu.
- GV hệ thống bài, nhận xét.
- HS tập hợp 4 hàng ngang.Líp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS xoay kỹ các khớp:tay, ch©n, hông, gối.
- 5HS tập
- Cả lớp ôn ( 3 - 4 lần )
- Ôn theo tổ.
-Cả lớp tập - từng tổ tập-cá nhân tập
- HS tập mỗi động tác 3 lần, 2x8 nhịp
.
- 1 tổ chơi thử.
- Cả lớp cùng chơi.
-HS thả lỏng
-Đứng tại chỗ hát, vỗ tay 
6p
24p
5p
-------------------------------------------------------
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU
 - Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).
 - Nhận biết và sử dụng các từ đó qua các bài tập thực hành (2; 3 ) trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG
 - GV : SGK, BP, bảng nhóm
 - HS : SGK , nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng trả lời.
- Động từ là gì? Cho ví dụ.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung
Bài tập 2: 
Gọi HS đọc yêu cầu.
- Ở BT2b, các em chọn 1 trong 3 từ (đã, đang, sắp) để điền vào chỗ trống sao cho hợp nghĩa.
- Yêu cầu HS đọc thầm các câu văn, câu thơ suy nghĩ để chọn và điền từ đúng vào chỗ trống, phát bảng nhóm cho 2 HS. 
- Gọi 2 HS làm trên bảng nhóm gắn bài lên bảng và đọc kết quả.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
* Nếu HS điền sắp hót, đã tàn thì GV phải phân tích để các em thấy là không hợp lí.
Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc yc và truyện vui Đãng trí.
- Các em suy nghĩ tự chữa lại cho đúng bằng cách thay đổi các từ hoặc bỏ bớt từ.
- Gắn bảng nhóm lên bảng, gọi 4 HS lên bảng thi làm bài.
- Gọi HS lần lượt đọc truyện vui, giải thích cách sửa bài của mình.
- Tại sao lại thay đã bằng đang (bỏ đã, bỏ sẽ)? 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Kết luận lời giải đúng, khen em làm bài nhanh, giải thích đúng.
- Truyện đáng cười ở điểm nào? 
3. Củng cố - dặn dò:
- Những từ nào thường được bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ?
- Hãy đặt câu có từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ? 
- Nhận xét tiết học. 
- 1 HS lên bảng trả lời
- Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. VD: đi, hát, vẽ,... 
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Lắng nghe, thực hiện.
- HS làm bài cá nhân, 2 HS làm trên bảng nhóm.
- Gắn bảng nhóm và đọc kết quả:
a) ..., ngô đã thành cây...ánh nắng.
b) Chào mào đã hót..., cháu vẫn đang xa..., Mùa na sắp tàn.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 4 HS thi làm bài.
- Lần lượt đọc truyện vui và giải thích: đã thay bằng đang, bỏ từ đang, bỏ sẽ hoặc thay sẽ bằng đang.
- Đã, đang, sắp
+ Em đang ăn cơm.
+ Em đã học xong bài cho ngày mai.
3p
30p
2p
Tiết 3: TOÁN
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Biết đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
- Bài tập cần làm: Bài tập 1 (a); 2 (a).
II. ĐỒ DÙNG
 - GV : SGK, BP
 - HS : SGK , nháp, vở toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
 A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu cách nhân với 10, 100,?
 - Nêu cách chia số tròn chục , tròn trăm cho 10, 100,..
 - Nhận xét, ghi điểm
 B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài
 2. Nội dung
 a) HĐ1: Nhận biết t/c kết hợp của phép nhân.
 - So sánh giá trị của 2 biểu thức:
(2 3) 4 và 2 (3 4) 
GV kết luận (2 3) 4 = 2 ( 3 4)
 - Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân
 - Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức (a b) c và a (b c) để điền vào bảng 
- GV yêu cầu HS so sánh giá trị của từng cặp biểu thức
 + Vậy muốn nhân một tích 2 số với số thứ 3 là làm thế nào?
* Đây là t/c kết hợp của phép nhân. GV ghi công thức: a b c = (a b) c = a (bc)
b) HĐ2: Luyện tập thực hành
Bài 1 (a) : 
- Gọi 1 HS nêu y/c
- GV hướng dẫn mẫu 
- Biểu thức có dạng tích của bao nhiêu số?
 - Nêu các cách tính
 - Nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài 2: (a)
- Gọi 1 HS đọc y/c bài
- Theo em cách nào thuận tiện hơn?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chấm, ghi điểm nhận xét
3. Củng cố- dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng thực hiện theo y/c 
- Lắng nghe.
- 2 HS tính và so sánh 2 kết quả đều bằng nhau (24).
- HS tính giá trị và nêu kết quả.
- 3 HS lên thực hiện mỗi em một dòng
- HS so sánh và nêu :
+ (a b) c = a (bc)
-Ta nhân số thứ nhất với tích của số thứ 2 và số thứ 3
- HS nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng. 
- Lớp làm vở.
- Vận dụng t/c kết hợp của phép nhân để tính nhanh.
- HS đọc y/c bài.
- 1 HS nêu
- 4 HS lên bảng làm
4p
29p
2p
Tiết 4: CHÍNH TẢ ( Nhớ - viết )
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU
 - Nhớ -viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
 - Làm được BT(2) a. Làm đúng BT3 (viết lại chữ sai chính tả trong các câu đã cho)
 - HS khá giỏi làm đúng yêu cầu bài tập 3 trong sách giáo khoa (viết lại các câu).
 - KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; tìm kiếm và xử lý thông tin.
II. ĐỒ DÙNG
 - GV : SGK, BP, PHT
 - HS : SGK , bảng con, phấn, vở chính tả
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
A. Kiểm tra bài cũ
- Trả bài kiểm tra định kì giữa học kì I. Nhận xét, đánh giá chung.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung
a) HĐ 1: HD HS nhớ-viết:
- Gọi 3 HS lần lượt đọc 4 khổ thơ đầu 
- Yêu cầu HS đọc thầm và phát hiện ra những từ dễ viết sai.
- HD HS phân tích các từ trên và viết lần lượt vào nháp.
- Gọi HS nêu cách trình bày.
- Các em gấp SGK và nhớ-viết.
- Yêu cầu HS tự soát lại bài.
b) HĐ 2: Chấm chữa bài:
- Chấm 3 vở của HS.
- Nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp.
c) HĐ 3: HD HS làm bài tập:
Bài 2 (a) 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Các em hãy đọc thầm bài suy nghĩ để điền vào chỗ trống s hay x cho đúng. 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Dán 3 phiếu, gọi 3 HS lên bảng thi làm bài.
- Gọi HS đọc lại câu đúng.
- Giảng nghĩa từng câu.
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu trên. 
- Nhận xét
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- HS lắng nghe, điều chỉnh.
- 3 HS đọc thuộc lòng.
- HS đọc thầm phát hiện từ khó: chớp mắt, lặn, lái máy bay, đúc,
- HS lần lượt phân tích (phân tích từ nào viết vào bảng từ đó).
- 1 hs nêu
- HS nhớ-viết.
- Tự soát lại bài.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 1 HS đọc Yêu cầu.
- Suy nghĩ tự làm bài.
- Mỗi dãy cử 3 bạn lên nối tiếp nhau điền s/x vào chỗ trống:
- 1 HS đọc
- HS lên bảng, gạch chân từ sai, viết lại từ đúng.
- 2 HS đọc lại câu đúng.
- Lắng nghe.
- HS đọc thuộc lòng.
- Lắng nghe, thực hiện. 
5p
28p
2p
Thứ tư, ngày 06 tháng 11 năm 2013
Buổi sáng:
Tiết 1 : ÂM NHẠC 
ÔN TẬP BÀI HÁT: BÀI KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3
I. MỤC TIÊU 
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
 - Biết hát kết hợp vận động phụ họa
II. ĐỒ DÙNG
 - GV : SGK, 
 - HS : SGK , 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS hát bài Khăn quàng thắm mãi vai em
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
a) Hoạt động 1: 
* Ôn tập bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em.
- Cho nghe HS băng, hướng dẫn ôn tập kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu. 
b) Hoạt động 2: 
* Hát kết hợp vận động phụ họa với bài hát: Có thể HD gợi ý như sau:
+ ĐT 1: ( câu 1) Đưa hai tay từ dưới lên về phía trước, nghiêng đầu về trái nhún chân theo nhịp 2.
+ ĐT 2: ( câu 2) Hai tay từ từ để trên vai, đầu đưa sang phải theo nhịp 2.
+ ĐT 3: (câu 3,4) Hai tay từ từ đưa xuống nắm vào nhau để trước ngực, chân nhún theo nhịp.
+ ĐT 4: (câu 5-9) Người đu đưa chân nhún theo nhịp 2.
+ ĐT 5: ( câu 10) Tay đưa lên vai, chân nhún theo nhịp nhàng.
c) Hoạt động 3: 
* TĐN số 3: Cùng bước đều.
- GV đính bài TĐN và hỏi: “Có những hình nốt gì? So sánh 6 nhịp đầu và 6 nhịp sau có chỗ nào giống, khác nhau?
- GV ghi bảng các hình nốt và LT cao độ.
- Hướng dẫn luyện tập tiết tấu.
- Hướng dẫn TĐN: Đọc chậm, rõ ràng sau đó kết hợp cao độ và trường độ.
- Cho HS ghép lời ca.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- 2 HS thực hiện
- HS lắng nghe.
- Lớp – nhóm – cá nhân.
- Lớp đứng tại chỗ theo hướng dẫn
- Từng nhóm lên biểu diễn.
- HS nhận nêu nhận xét:
- Đô – Rê – Mi – Pha – Son.
- Giống 5 nhịp đầu, khác một nhịp cuối.
- Lớp – nhóm – cá nhân.
- Lớp – nhóm – cá nhân.
- Lớp – nhóm – cá nhân.
3p
30p
2p
Tiết 2: KHOA HỌC
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? MƯA TỪ ĐÂU RA ?
I. MỤC TIÊU
 - Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG
 - GV : SGK, tranh
 - HS : SGK , 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
A. Kiểm tra bài cũ
- Nước tồn tại ở những thể nào?
- Ở các thể rắn, lỏng , khí nước có những tính chất chung và riêng nào?
- Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước?
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung
a) HĐ 1: HD tìm hiểu sự hình thành mây, mưa.
- Các em hãy quan sát các hình trong SGK. Các hình này là nội dung của câu chuyện: Cuộc phiêu lưu của giọt nước.
- Gọi 1 bạn đọc câu chuyên trên.
- Dựa vào câu chuyện trên, các em hãy trao đổi nhóm đôi vẽ sơ đồ hình thành mây và nhìn vào sơ đồ nói sự hình thành mây. 
- Gọi HS lên vẽ sơ đồ 
- Kết luận sơ đồ đúng.
- Mây được hình thành như thế nào?
- Nước mưa từ đâu ra?
* Gv kết luận: 
- Thế nào là vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
b) HĐ2: Trò chơi đóng vai tôi là giọt nước 
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Các em hãy TL và phân các vai: giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa.
- Vận dụng những kiến thức đã học các nhóm hãy tìm lời thoại cho từng vai trong nhóm. 
- Gọi lần lượt các nhóm lên trình diễn
- Gọi các nhóm khác NX, góp ý xem nhóm nào trình bày sáng tạo đúng ND bài học 
- Tuyên dương nhóm trình bày hay.
3. Củng cố - dặn dò:
- Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước?
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời 
- Rắn, lỏng, khí.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát hình trong SGK
- 1 HS đọc to trước lớp.
- Trao đổi nhóm đôi.
- 2 HS lên vẽ.
- 1 hs trả lời
- 1 hs trả lời
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- 1 hs trả lời 
- 3 HS đọc to trước lớp. 
- HS lắng nghe, thực hiện.
- Thảo luận tìm lời thoại.
- Lần lượt từng nhóm lên biểu diễn.
- Nhận xét. 
- Vì nước rất quan trọng, cần thiết cho mọi sinh vật trên trái đất.
- Lắng nghe, thực hiện.
5p
28p
2p
Tiết 3: TIẾNG VIỆT (+)
LUYỆN TẬP: ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU
 - Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).
 - Nhận biết và sử dụng các từ đó qua các bài tập thực hành 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 - Hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở tiếng việt nâng cao 4 – ( trang 77,7 8)
 - Chữa bài, nhận xét
-------------------------------------------------------------
Buổi chiều 
Tiết 1: TẬP ĐỌC
CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. MỤC TIÊU
 - Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
 - Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. (trả lời các câu hỏi trong SGK).
 - KNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức bản thân; Lắng nghe tích cực.
II. ĐỒ DÙNG
 - GV : SGK, BP, PHT
 - HS : SGK , 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
A. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
B. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là "Ông Trạng thả diều" ?
+ Nêu nội dung bài?
- Nhận xét, đánh giá.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung
a) Luyện đọc: 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 7 câu tục ngữ. 
+ Sửa lỗi phát âm cho HS. 
- Gọi HS đọc bài lượt 2.
- Giảng từ ngữ mới trong bài: nên, hành, lận, keo, cả, rã. 
- Gọi HS đọc lượt 3. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
- Các em hãy đọc thầm toàn bài, TL nhóm 4 để hoàn thành yêu cầu 1 của bài (phát phiếu cho 2 nhóm), các em chỉ cần viết 1 dòng đối với những câu tục ngữ có 2 dòng.
- Gọi đại diện nhóm lên gắn kết quả và trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Kết luận lời giải đúng. 
- Cách diễn đạt của câu tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? 
Kết luận: Cách diễn đạt của các câu tục ngữ trên dễ nhớ, dễ hiểu vì:
 + Ngắn gọn: chỉ bằng 1 câu.
 + Có vần, có nhịp cân đối cụ thể. 
 + Có hình ảnh.
- Theo em, HS phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về những biểu hiện của một HS không có ý chí?
c) Luyện đọc theo nội dung và HTL:
- Treo bảng phụ HD HS đọc luyện đọc diễn cảm toàn bài (có vần, có nhịp). 
- Gọi vài HS đọc cả bài. 
- Yêu cầu HS luyện học thuộc lòng trong nhóm 4.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng câu theo hình thức truyền điện.
- Tổ chức cho HS thi đọc cả bài.
- Nhận xét, khen ngợi. 
3. Củng cố - dặn dò:
- Các câu tục ngữ trong bài muốn nói với chúng ta điều gì? 
- Nhận xét tiết học. 
- HS hát tập thể.
- 2 HS lần lượt lên bảng đọc (mỗi HS đọc 2 đoạn)
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 7 HS đọc nối tiếp 7 câu tục ngữ.
+ HS luyện phát âm: lận tròn vành, chạch, rùa.
- 7 HS đọc to trước lớp. 
- HS đọc phần chú giải. 
- 7 HS đọc. 
- Luyện đọc nhóm đôi.
- 1 HS đọc cả bài.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- 1 HS đọc câu hỏi.
- Thảo luận nhóm 4.
- Gắn bảng nhóm, cử đại diện trình bày
- Nhận xét, bổ sung. 
- Ngắn gọn, có hình ảnh, có vần điệu. 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS nêu 
- Những biểu hiện HS không có ý chí:
+ Bị điểm kém là chán nản.
+ Hơi bị mệt là muốn nghỉ học.
+ Thấy viết mất kiếm cớ không làm bài. 
- HS theo dõi trên bảng phụ. 
- 2 HS đọc cả bài.
- Luyện học thuộc lòng trong nhóm 4.
- Mỗi HS đọc thuộc lòng 1 câu theo đúng vị trí của mình.
- 3 HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét, điều chỉnh. 
- 1 hs trả lời. 
- Lắng nghe và thực hiện.
2p
4p
27p
2p
------------------------------------------------- 
Tiết 2: TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I. MỤC TIÊU
 - Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0; vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
 - Bài tập cần làm: Bài 1; 2.
 - KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG
 - GV : SGK, BP
 - HS : SGK , vở toán ôli, nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Tính chất kết hợp của phép nhân
 - Nhận xét, ghi điểm
 B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài
 2. Nội dung
a) HĐ1: HS biết cách thực hiện phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0
 - GV viết bảng phép tính 1324 x 20
- Có thể nhân 1324 x 20 như thế nào?
 - GV hướng dẫn : 20 = 10 x 2
 1324 x 20 = 1324 x (10 x 2)
 = (1324 x 2) x 10
 =2648 x 10
 =26480
-Ta có: 1324 x 20 = 26480
-Ta có thể đặt tính rồi nhân
 b)HĐ2: Nhân các số tận cùng là chữ số 0
- GV ghi bảng 230 x 70 (GV hướng dẫn tương tự như trên)
c) HĐ3: Thực hành luyện tập
 Bài 1 :
- Gọi 1 HS nêu y/c bài 
- GV nhận xét 
Bài 2 :
 - Gọi HS đọc yêu cầu BT 
 - Yêu cầu HS nêu cách àm
- Nhận xét
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hai em làm bài 2.(Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân để làm.)
- Lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS rút ra nhận xét: Khi thực hiện nhân 1324 x 20 ta chỉ việc thực hiện tính nhân 1324 x 2 rồi thêm vào 1 chữ số 0 vào bên phải tích
- HS nêu cách thực hiện-GV làm bảng
- Vài HS nhắc lại cách nhân
- Viết thêm vào bên phải tích của 1324 x 2 một chữ số 0
- 1 HS lên thực hiện - lớp làm bảng con
a) 1342 b) 13546 c) 5642
 x 40 x 30 x 200
 53680 406380 1128400
- 1 HS nêu
- HS nêu cách làm và kết quả.
a/ 407800, b/69000, c/1160000
4p
29p
2p
------------------------------------------------- 
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU
 - Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề tài trong SGK.
 - Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra.
 - KNS: Thể hiện sự tự tin; Lắng nghe tích cực; Giao tiếp; Thể hiện sự thông cảm 
II. ĐỒ DÙNG
 - GV : SGK, BP
 - HS : SGK ,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 cặp HS thực hiện trao đổi với người thân về nguyện vọng học thêm môn năng khiếu .
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
a) HĐ1: Phân tích đề bài 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cuộc trao đổi giữa ai với ai ?
- Nội dung trao đổi là gì ?
- Khi trao đổi cần chú ý điều gì ?
b) HĐ2: HD HS thực hiện cuộc trao đổi
- Gọi 1 HS đọc gợi ý 1 ở bảng lớn .
- Gọi HS đọc tên các truyện , nhân vật mình chọn .
- Gọi HS đọc gợi ý 2,3 .
- Gọi 2 cặp HS lên thực hiện hỏi đáp
- Người nói chuyện với em là ai ?
- Em xưng hô như thế nào ?
- Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện ?
c) HĐ3: Thực hành trao đổi
- GV nêu tiêu chí đánh giá , cho điểm nhận xét từng cặp .
3. Củng cố-dặn dò :
- Gọi HS nêu lại nội dung vừa học
- nhận xét tiết học
- 4 HS thực hiện theo y/c.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc đề.
- Giữa em với một người thân trong gia đình : bố , mẹ , anh , chị 
- Về 1 người có ý chí nghị lực vươn lên .
- Nội dung truyện đó phải cả hai người cùng biết và khi trao đổi phải tỏ thái độ khâm phục nhân vật trong truyện.
- 1 hs đọc .
- HS nối tiếp nhau nói tên nhân vật mình chọn
- Lớp đọc thầm và xác định nội dung trao đổi
- HS khá giỏi làm mẫu
- Lớp đọc thầm và xác định hình thức trao đổi.
- Bố, mẹ hoặc anh...
- Gọi bố xưng con,...
- Bố chủ động nói chuyện với em vì bố rất khâm phục nhân vật trong truyện,...
- HS thực hành trao đổi theo cặp
- Từng cặp thi đóng vai trao đổi 
- Lớp nhận xét
- 1 HS nêu
4p
29p
2p
------------------------------------------------------ 
Tiết 4 : LỊCH SỬ
NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. MỤC TIÊU 
 - Nêu được những lý do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
 - Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
 - KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác; quản lý thời gian.
II. ĐỒ DÙNG
 - GV : SGK, bản đồ hành chính Việt Nam 
 - HS : SGK ,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng trả lời:
1) Hãy trình bày tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược?
2) Em hãy nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
a) Hoạt động 1: Tìm hiểu: Nhà Lý - sự nối tiếp nhà Lê
- Gọi HS đọc SGK/30 từ Năm 2005 ...nhà Lý bắt đầu từ đây

File đính kèm:

  • docTuan 11 lop 4 chuan khong can chinh.doc