Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - Tiết 34 : Rất nhiều mặt trăng

GV hỏi: Các số chia hết cho 2 là các số có chữ số cuối cùng (hàng đơn vị) là số chẵn hay lẻ?

GV chốt: Các số chia hết cho 2 là các số chẵn (vì các chữ số hàng đơn vị đều là các số chẵn). Rồi GV yêu cầu HS tự tìm ví dụ về số chẵn (số có thể gồm nhiều chữ số)

 

doc42 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - Tiết 34 : Rất nhiều mặt trăng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cho các nhóm.
Hình vẽ trong SGK.
Đồ dùng thí nghiệm theo nhóm như trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
4 phút
30 phút
4 phút
1 phút
1.Ổn định:
2.Bài cũ: 
Xác định lại thành phần của không khí gồm khí ô-xi duy trì sự cháy và ni-tơ không duy trì sự cháy.
Ngoài các chất mình đã học, trong không khí gồm những chất gì?
GV nhận xét, chấm điểm 
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” 
Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống kiến thức về:
Tháp dinh dưỡng cân đối
Một số tính chất của nước và không khí; thành phần của nước và không khí.
Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện.
- GV yêu cầu HS thi hoàn thiện và trình bày trước lớp.
- GV viên chấm điểm, đội nào cao điểm nhất sẽ thắng.
- GV chuẩn bị một phiếu ghi sẵn câu hỏi ở trang 62/SGK.
- GV cho đại diện nhóm lên bốc thăm trả lời những câu hỏi, nhóm nào có nhiều bạn trả lời đúng sẽ thắng.
GV chốt ý.
4.Củng cố 
Cho HS nhắc lại những kiến thức đã học.
GV nhận xét 
5.Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Ôn tập & kiểm tra học kì I (tt) 
HS trả lời
HS nhận xét
HS thi hoàn thiện bảng “Tháp dinh dưỡng cân đối”
Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
-Từng đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi mà mình bốc thăm.
HS thực hiện 
Ngày soạn: 04/12/2010
Ngày dạy: 08/12/2010
Tốn
BÀI: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
.MỤC TIÊU :
Giúp HS
+ Nắm được dấu hiệu chia hết cho 2 & không chia hết cho 2
Nắm được khái niệm số chẵn & số lẻ.
 + Vận dụng để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 2 & không chia hết cho 2.
 + Tính chính xác trong tốn .
II.CHUẨN BỊ:
Vở 
Giấy khổ lớn có ghi sẵn các bài toán chia (cột bên trái: các số chia hết cho 2, cột bên phải: 
các số không chia hết cho 2)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
5 phút
30 phút
4 phút
1 phút
1.Ổn định : 
2.Bài cũ: 
- GV ôn lại cho các em thế nào là chia hết & thế nào là không chia hết (chia có dư) thông qua các ví dụ đơn giản như: 18 : 3 = 6 hoặc 19 : 3 = 6 (dư 1). Khi đó 18 chia hết cho 3, 19 không chia hết cho 3
3.Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2.
a) GV đặt vấn đề: 
Mục tiêu: Giúp HS hiểu vì sao cần phải học các dấu hiệu chia hết mà không thực hiện luôn các phép tính chia.
- Trong toán học cũng như trong thực tế, ta không nhất thiết phải thực hiện phép chia mà chỉ cần quan sát, dựa vào dấu hiệu nào đó mà biết một số có chia hết cho một số khác hay không. Các dấu hiệu đó gọi là dấu hiệu chia hết. Việc tìm ra các dấu hiệu chia hết không khó, cả lớp sẽ cùng nhau tự phát hiện ra các dấu hiệu đó. Trước hết là tìm dấu hiệu chia hết cho 2.
b) GV cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2.
Mụctiêu : Giúp HS tự tìm ra kiến thức: dấu hiệu chia hết cho 2
Các bước tiến hành
+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 2 & vài số không chia hết cho 2.
+ Bước 2: Tổ chức thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2
+ GV giao cho mỗi nhóm giấy khổ lớn có 2 cột có ghi sẵn các phép tính
+ Các nhóm tính nhanh kết quả & ghi vào giấy
+ HS chú ý các số chia hết có số tận cùng là các số nào, các số không chia hết có số tận cùng là các số nào để từ đó có thể rút ra kết luận
+ Bước 3: GV cho HS nhận xét gộp lại: “Các số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2”.
+ Tiếp tục cho HS quan sát cột thứ hai để phát hiện các số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 thì không chia hết cho 2 (các phép chia đều có số dư là 1)
+ Bước 4: Yêu cầu vài HS nhắc lại kết luận trong bài học.
+ Bước 5: GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.
Hoạt động 2: GV giới thiệu số chẵn & số lẻ.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu số chẵn là những số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 (các số chẵn). Số lẻ là những số có tận cùng là 1, 3, 5, 7 (số lẻ)
GV hỏi: Các số chia hết cho 2 là các số có chữ số cuối cùng (hàng đơn vị) là số chẵn hay lẻ?
GV chốt: Các số chia hết cho 2 là các số chẵn (vì các chữ số hàng đơn vị đều là các số chẵn). Rồi GV yêu cầu HS tự tìm ví dụ về số chẵn (số có thể gồm nhiều chữ số)
GV hỏi: số như thế nào được gọi là số chẵn?
Đối với số lẻ: Tiến hành tương tự như trên.
Hoạt động 3: Thực hành
Mụctiêu: Giúp HS vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 2 & không chia hết cho 2.
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS chọn ra các số chia hết cho 2 & điền vào dòng để trống trong VBT.
Yêu cầu HS giải thích lí do vì sao chọn số đó.
Bài tập 2:
GV yêu cầu HS đọc lại yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS làm bài.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS tự làm vào vở, sau đó chữa miệng.
Bài tập 4:
Yêu cầu HS tự làm, sau đó vài HS chữa bài trên bảng lớp.
4.Củng cố 
Cho HS nhắc lại những dấu hiệu chia hết cho 2
GV nhận xét 
5.Dặn dị:
Chuẩn bị bài: Dấu hiệu chia hết cho 5.
HS nêu
HS nhận xét
HS tự tìm & nêu
HS thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2.
HS thực hiện theo nhĩm 
Vài HS nhắc lại.
HS nêu
Vài HS nhắc lại.
HS nêu
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS làm bài
HS sửa bài
Các số chia hết cho 2 là:98,1000,744,7 536,
5 782
Các số khơng chia hết cho 2: 35,89,867,
84 638, 8 401.Vì các số chia hết cho 2 là các số cĩ số tận cùng là : 0,2,4,6,8.
HS làm 
20,34, 46,78.
235, 341,457.
346,436,643,463,364,634
340,342,344,346,348,350.
8 347,8 349, 8 351, 8 353,8 355,8 357.
HS nêu 
Ngày soạn: 04/12/2010
Ngày dạy: 08/12/2010
Kể chuyện
BÀI: MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ 
I.MỤC TIÊU :
+ Dựa vào lời kể của GV & tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
Hiểu nội dung câu chuyện: Cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật tự nhiên. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú & bổ ích. 
+ Có khả năng tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. 
 + Tính mạnh dạn tự tin khi kể, luơn tìm tịi học hỏi.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
4 phút
30 phút
4 phút
1 phút.
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: Kể chuyện được chứng kiến, tham gia. 
Yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện được chứng kiến, tham gia
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Câu chuyện Một phát minh nho nhỏ các em sẽ được nghe hôm nay kể về tính ham quan sát, tìm tòi, khám phá những quy luật trong thế giới tự nhiên của một nữ bác học người Đức thuở còn nhỏ. Đó là bà Ma-ri-a Gô-e-pớt May-ơ (sinh năm 1906 – mất năm 1972) 
Hoạt động 2: HS nghe kể chuyện 
GV kể lần 1
GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ 
GV kể lần 2
GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ 
Phần lời ứng với:
Tranh 1:
+ Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.
Tranh 2:
+ Ma-ri-a tò mò, lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm. 
Tranh 3:
+ Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện & trêu em.
Tranh 4:
+ Ma-ri-a & anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra.
Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho hai con. 
GV kể lần 3
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
Hướng dẫn HS kể chuyện 
GV mời HS đọc yêu cầu của từng bài tập 
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
Trao đổi ý nghĩa câu chuyện
Yêu cầu HS trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
GV nhận xét, chốt lại 
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
4.Củng cố 
Cho HS kể lại câu chuyện 
GV nhận xét 
5.Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: 
HS kể 
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
- HS nghe & giải nghĩa một số từ khó 
- HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ 
- HS nghe
HS đọc lần lượt từng yêu cầu của bài tập 
a) Kể chuyện trong nhóm
HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm tư (4 HS)
Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
b) Kể chuyện trước lớp 
Vài tốp HS thi kể chuyện từng đoạn theo tranh trước lớp
Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện
HS trao đổi, phát biểu
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
2-4 HS kể 
Ngày soạn: 04/12/2010
Ngày dạy: 10/12/2010
Địa lí
 ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
	Nội dung ôn tập và kiểm tra định kì:
	 Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trang du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
II. CHUẨN BỊ:
Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.
Lược đồ khung Việt Nam treo tường và cá nhân.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Thủ đô Hà Nội
- Tìm những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
 + Trung tâm chính trị
 + Trung tâm kinh tế
 + Trung tâm văn hoá, khoa học
- Nhận xét kiểm tra bài cũ
3) Dạy bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài: Ôn tập, kiểm tra cuối học kì I
 b/ Hướng dẫn ôn tập:
 Giáo viên chia nhóm, treo bản đồ Việt Nam hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi sau:
 + Nêu đặc điểm địa hình Hoàng Liên Sơn? 
 + Khí hậu nơi đây như thế nào?
 + Nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ?
 + Cây trồng chủ yếu ở đây là gì?
 + Kể tên những cây trồng vật nuôi ở Tây Nguyên?
 + Kể tên những lễ hội ở Tây Nguyên
 + Nêu đặc điểm của vùng đồng bằng Bắc Bộ?
 + Nhờ đâu vùng đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?
 + Kể tên 1 số loại cây trồng, vật nuôi ở vùng đồng bằng Bắc Bộ?
- Mời học sinh trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại nội dung đúng 
3) Củng cố:
- Giáo viên cho học sinh chơi trò “Đố bạn”
 Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm: học sinh nhóm này nêu câu hỏi – học sinh nhóm kia trả lời – Tổ trọng tài nhận xét cho điểm.
 Hết thời gian quy định nhóm nào nhiều điểm hơn nhóm đó thắng.
 Giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4) Nhận xét, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết ôn tập
- Dặn học sinh chuẩn bị kiểm tra cuối học kì I.
- Hát tập thể
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu 
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh hình thành nhóm, xem bản đồ và thảo luận:
 + Là dãy núi đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
 + Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm 
Là vùng đồi, sườn thoải, xếp cạnh nhau như cái bát úp
Cây trồng chủ yếu ở đây là cây chè, cọ và cây ăn quả như: vải, dứa, cam
 + Những cây trồng vật nuôi ở Tây Nguyên:
 Cây trồng: tiêu, cà phê, cao su 
 Vật nuôi: trâu, bò, voi 
 + Lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới
 + Do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Đặc điểm của vùng đồng bằng Bắc Bộ địa hình tương đối bằng phẳng l2 đồng bằng lớn thứ hai của cả nước, rộng khoảng 15000 km2 
 + Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh ngiệm trồng lúa
 + Một số loại cây trồng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ như lúa, ngô, khoai, cây ăn quả, các loại rau xứ lạnh 
 Vật nuôi: gia súc, gia cầm, đánh bắt cá tôm 
- Học sinh trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại nội dung đúng 
- Học sinh thực hiện chơi như hướng dẫn
- Học sinh cùng giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 04/12/2010
Ngày dạy: 08/12/2010
Lịch sử (tiết 17)
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	Hệ thống lại các sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn một nghìn đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng thời gian
- Một số tranh ảnh lấy từ bài 1 đến bài 16
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
4’
1’
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ:
 Nêu một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân Mông – Nguyên.
3) Tổ chức ôn tập: 
 a/ Giới thiệu bài: Ôn tập
Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
- Giáo viên gắn lên bảng bảng thời gian và yêu cầu học sinh ghi nội dung từng giai đoạn tương ứng với thời gian
- Yêu cầu học sinh trình bày bằng lời các giai đoạn lịch sử vừa ghi
 - Nhận xét, bổ sung chốt lại
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi:
 - Đinh Bộ Lĩnh có công gì với đất nước?
 - Đại La được chọn làm kinh đô năm nào? Do ai đứng đầu?Vì sao Lí Thái Tổ chọn Đại La làm kinh đô? 
 - Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
 - Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?
 - Ý chí quyết tâm chống quân xâm lược Mông – Nguyên như thế nào?
- Cho học sinh các nhóm thảo luận 
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại nội dung chính 
 b/ Củng cố: 
 Yêu cầu HS nêu lại nội dung vừa ôn tập
 c/ Nhận xét, dặn dò: 	
 - Nhận xét tiết ôn tập
 - Dặn học sinh chuẩn bị kiểm tra HKI	
- Hát tập thể 
- Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào sự kiện Hội nghị Duyên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểuàa Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quan ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
- Học sinh theo dõi
- Học sinh theo dõi và lên bảng ghi nội dung từng giai đoạn tương ứng với thời gian
- Học sinh trình bày bằng lời các giai đoạn lịch sử vừa ghi
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
* Học sinh hình thành nhóm, nhận yêu cầu thảo luận:
 - Đinh Bộ Lĩnh xây dựng lực lượng ở Hoa Lư rồi đem quân đi đánh các sứ quân được nhân dân ủng hộ đánh đâu thắng đấy. Năm 968 ông đãthống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình.
 - Đại La được chọn làm kinh đô năm 1010. Do Lý Thái Tổ đứng đầu. Đại La ở trung tâm đất nước, đất rộng, bằng phẳng, lại màu mỡ,muôn vật phong phú tốt tươi, dân không khổ vì ngập lụt.
 - Lý Huệ Tông không có con trai, nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, nhường ngôi cho chồng. Năm 1226 nhà Trần thành lập.
 - Để củng cố, xây dựng đất nước nhà Trần đã:
 + Lập thêm Hà đê sứ, . . . .khẩn hoang.
 + Trai tráng 18 tuổi được tuyển vào quân đội thời bình tham gia sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
 - Ý chí quyết tâm chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhân dân ta được thể hiện:
+ Trần Thủ Độ nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo.”
+Các bô lão đồng thanh hô vang “Đánh”.
+ Trần Hưng Đạo viết Hịch tướng sĩ . . . .
+ Binh sĩ thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”
- Học sinh các nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại nội dung
- HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp
- HS nhận xét
Ngày soạn: 04/12/2010
Ngày dạy: 08/12/2010
Tập đọc
BÀI: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (tt)
I.MỤC TIÊU :
+ Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu nội dung bài: Trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn. 
 + HS đọc lưu loát toàn bài
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt (căng thẳng ở đoạn đầu; nhẹ nhàng ở đoạn sau). 
Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.
 + Biết thể hiện cái nhìn riêng của mình về thế giới xung quanh. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
4 phút
30phút
4 phút
1 phút
1.Ổn định : 
2.Bài cũ: Rất nhiều mặt trăng 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc 
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
Giới thiệu bài
Trong tiết tập đọc trước, các em đã 
biết phần đầu truyện Rất nhiều mặt trăng. Tiết học này, chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo câu chuyện.
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
Nhà vua lo lắng về điều gì?
Nhà vua cho vời các vị đại thần & các nhà khoa học đến để làm gì?
Vì sao một lần nữa các vị đại thần & các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?
- GV nhận xét & chốt ý 
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại 
Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
Công chúa trả lời thế nào?
Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì? Chọn câu trả lời hợp với ý của em nhất? 
GV nhận xét & chốt ý 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong b

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4 CKT tuan 17 3 cot .doc