Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Ôn tập cuối học kì I (tiết 1)

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

 - Nhận biết về danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định các bộ phận của câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai? (BT2).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Phiếu thăm, bảng phụ kẻ 2 bảng để HS làm BT2 (THDC 2003)

2. Học sinh: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

1. Ổn định tổ chức (1 phút): Lớp hát, chuẩn bị sách vở,

2. Bài cũ (1 - 2 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 

doc16 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Ôn tập cuối học kì I (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cuối học kì I
I. Mục tiêu:
	- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng của HS trong HKI
	- HS trả lời đúng các CH và BT, trình bày đẹp.
II. Đồ dùng dạy- học:
1. Giáo viên: đề, đáp án, biểu điểm ...
2. Học sinh: Vở KT
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Đề bàI: (GV phát đề cho từng HS, HD cách làm vào vở)
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Khí hậu Tây Nguyên có:
A. Hai mùa
C. Hai mùa rõ rệt: mùa hạ và mùa đông
B. Bốn mùa
D. Hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
Câu 2. Lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường được tổ chức vào mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân và mùa hạ
C. Mùa xuân và mùa thu
B. Mùa hạ và mùa thu
D. Mùa đông và mùa hạ
Câu 3. Trung du Bắc Bộ là vùng:
A. Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải
C. Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải
B. Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải
D. Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải
Câu 4. Đê ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu có tác dụng:
Làm cho địa hình đồng bằng có nơi cao, nơi thấp.
Làm đường giao thông.
Tránh ngập lụt cho ruộng đồng, nhà cửa.
Làm đường giao thông ven sông.
II. Phần tự luận (6 điểm): Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Nhờ đâu mà đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước? 
Câu 2. Nêu những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học hàng đầu của nước ta.
Câu 3. Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát.
B. Hướng dẫn chấm:
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Khoanh vào mỗi câu trả lời đúng cho 1 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
D
C
C
C
II. Phần tự luận : (6 điểm)	Câu 1: (1,5 điểm) 	Câu 2: (3 điểm)	Câu 3: (1,5 điểm)
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
chính tả (T.18)
Ôn tập cuối học kì I (tiết 2)
I. MụC tiêu:
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
	- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).
II. Đồ DùNG DạY HọC:
1. giáo viên: Phiếu thăm, bảng phụ(THDC 2003) BT 1
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU :
1. ổn định tổ chức (1 phút): Lớp hát, chuẩn bị sách vở,
2. Bài cũ (1 - 2 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
a). Kiểm tra tập đọc - HTL: (5 – 8 em)
- Gọi từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị 1-2 phút
- Từng HS lên đọc bài (TĐ), hoặc đọc thuộc (bài thơ) rồi trả lời CH do GV đưa ra.
- GVnhận xét, cho điểm.
b). Bài tập 2. HS đọc yêu cầu của BT.
- HS tự làm vào VBT 
- HS trình bày bài làm.
* GV nhận xét chốt lại những câu đặt đúng, đặt hay.
VD: +Nhờ thông minh, ham học và có chí Nguyễn Hiền đã trở thành trạng nguyên trẻ nhất nước ta.
+ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành danh hoạ nổi tiếng thế giới nhờ thiên tài và khổ công rèn luyện.
+ Xi-ôn-cốp-xki đã đạt được ước mơ từ thuở nhỏ nhờ tài năng và nghị lực phi thường.
+ Nhờ khổ công luyện tập, Cao Bá Quát đã nổi danh là người viết chữ đẹp.
+ Bạch Thái Bưởi là người kinh doanh tài ba, chí lớn.
c). Bài tập 3. HS đọc yêu cầu BT 3.
- GV giao việc: BT đưa ra 3 trường hợp a,b,c các em có nhiệm vụ phải chọn câu thành ngữ, tục ngữ để khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn trong đúng từng trường hợp
- Cho HS làm bài. GV phát giấy cho 3 HS làm bài.
- HS trình bày. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
a/ Cần khuyến khích bạn bằng các câu: Có chí thì nên; Có công mài sắt, có ngày nên kim; Người có chí thì nên/ Nhà có nền thì vững.
b/ Cần khuyên nhủ bạn bằng các câu: Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo; Lửa thử vàng, gian nan thử sức; Thất bại là mẹ thành công; Thua keo này, bày keo khác.
c/ Cần khuyên nhủ bằng các câu: Ai ơi đã quyết thì hành/ Đã đan thì lặn tròn vành mới thôi. Hãy lo bền chí câu cua/ Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai.
4. Tổng kết – Củng cố (1-2 phút): Khái quát ND bài. 
5. Dặn dò (1 phút): Nhận xét, đánh giá giờ học.
Toán (T.87)
Dấu hiệu chia hết cho 3
I. MụC TIÊU: Giúp học sinh hiểu:
	- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
	- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
II. Đồ DùNG DạY HọC :
1. giáo viên: SGK, bảng phụ(THDC 2003)
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU :
1. ổn định tổ chức (1 phút): Lớp hát, chuẩn bị sách vở,
2. Bài cũ (1- 2 phút): HS làm lại BT 3 nhận xét.
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
a). Dấu hiệu chia hết cho 3
Lấy VD về số chia hết cho 3? Số không chia hết cho3?( GV ghi 2 cột )
+ Nhìn lại các số ở cột bên trái, nhận xét tổng các chữ số của các số này có chia hết cho 3 không?
- GV kết hợp ghi bảng, chốt: 
 + Nêu dấu hiệu chia hết cho 3?
+ Nhìn lại các số ở cột bên trái, nhận xét tổng các chữ số của các số này có chia hết cho 3 không? GV chốt: 
* Kết luận: ( SGK)
b). Luyện tập
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lần lượt làm miệng và nêu cách làm.
- GV nhận xét và ghi ý đúng: 
Bài tập 2: Cho HS làm tương tự như bài 1.
1. Dấu hiệu chia hết cho 3
Số chia hết cho 3
Số không chia hết cho 3
 63 : 3 = 21
 9 : 3 = 3
123 : 3 = 41 
91 : 3 = 30 (dư 1)
 8 : 3 = 2 (dư 2) 
 125 : 3 = 41 (dư2)
(*)Dấu hiệu:
* 63 : 3 = 21, ta có: 6 + 3 = 9 
 9 chia hết cho 3 
* 91 : 3 = 30 (dư 1) ta có: 9 + 1 = 10
 10 không chia hết 3
(*) Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
(*) Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3.
2. Luyện tập
Bài tập 1. Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 3
- Số chia hết cho 3 là: 231; 1872; 92313.
Bài tập 2. Củng cố khắc sâu về dấu hiệu số không chia hết cho 3
4. Tổng kết – Củng cố (1-2 phút): Khái quát ND bài. 
5. Dặn dò (1 phút): Nhận xét, đánh giá giờ học.
luyện từ và câu (t.35)
Ôn tập cuối học kì I (tiết 3)
I. MụC TIÊU:
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
	- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (BT2).
II. Đồ DùNG DạY - HọC:
1. giáo viên: Phiếu thăm 
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ YếU:
1. ổn định tổ chức (1 phút): Lớp hát, chuẩn bị sách vở,
2. Bài cũ (1- 2 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
a). Kiểm tra tập đọc - HTL: (5 – 8 em)
- Gọi từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị 1-2 phút
- Từng HS lên đọc bài (TĐ), hoặc đọc thuộc ( bài thơ) rồi trả lời CH do GV đưa ra.
- GVnhận xét, cho điểm.
b). Bài tập 2. HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nêu lại yêu cầu: Các em phải làm đề bài tập làm văn: Kể chuyện ông Nguyễn Hiền phần mở bài theo kiểu gián tiếp, phần kết bài theo kiểu mở rộng.
- HS đọc thầm lại truyện Ông Trạng thả diều (SGK Tr. 104)
- HS đọc lại 2 cách mở bài (SGK Tr. 142)
- HS đọc lại 2 cách kết bài (SGK Tr. 122)
- HS làm bài vào VBT: Mỗi em viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho chuyện về ông Nguyễn Hiền. 
- GV quan sát theo dõi, giúp đỡ.
- HS nêu miệng, nhận xét
- GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn 2 cách mở bài lên để HS đọc.
VD: Nước ta có những thần đồng bộc lộ tài năng từ rất nhỏ. Đó là trường hợp chú bé Nguyễn Hiền. Nguyễn Hiền nhà nghèo phải bỏ học, nhưng nhờ có chí vươn lên đã tự học và trở thành Ông Trạng khi mới 13 tuổi. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Nhân Tông.
 Câu chuyện về vị Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam làm em càng thấm thía hơn lời khuyên của cha ông: “Có chí.... nên kim”
4. Tổng kết – Củng cố (1-2 phút): Khái quát ND bài. 
5. Dặn dò (1 phút): Nhận xét, đánh giá giờ học.
 - Yêu cầu HS nhớ ghi nhớ những nội dung đã học.
 - Về nhà hoàn chỉnh phần mở bài, kết bài và viết lại vào vở.
Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011
kể chuyện (t.18)
Ôn tập cuối học kì I (tiết 4)
I. MụC TIÊU:
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
	- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng CT (tốc độ viết khoảng 80 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan). Với HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ viết trên 80 chữ/15 phút); hiểu nội dung của bài.
II. Đồ DùNG DạY- HọC:
1. giáo viên: Phiếu thăm 
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU:
1. ổn định tổ chức (1 phút): Lớp hát, chuẩn bị sách vở,
2. Bài cũ (1 - 2 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
 a). Kiểm tra tập đọc - HTL: (5 – 8 em)
- Gọi từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị 1-2 phút
- Từng HS lên đọc bài (TĐ), hoặc đọc thuộc (bài thơ) rồi trả lời CH do GV đưa ra.
- GVnhận xét, cho điểm.
b). Hướng dẫn nghe- viết chính tả:
- GV đọc bài chính tả.
- Cho HS đọc thầm bài thơ.
+ Nêu nội dung của bài chính tả? (Hai chị em bạn nhỏ tập đan. Từ bàn tay của chị, của em, những mũ khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha dần hiện ra).
* GV chốt: Đôi que đan là bài thơ rất hay của tác giả Phạm Hổ. Bài thơ không chỉ nói về sự khéo léo của hai chị em bạn nhỏ mà còn nói về tấm lòng của hai chị em với những người thân yêu trong gia đình.
- HS đọc thầm lại bài, chú ý những chữ dễ nhầm
- HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: 
- GV đọc cho HS viết.
- GV Chấm , chữa bài.
- GV chấm bài .
- Nhận xét chung.
1. Kiểm tra tập đọc- HTL
2. Nghe- viết: Đôi que diêm
 Luyện viết:
- chăm chỉ, giản dị, dẻo dai.
4. Tổng kết – Củng cố( 1-2 phút): Khái quát ND bài. 
5. Dặn dò ( 1 phút): Nhận xét, đánh giá giờ học.
Toán (T.88)
Luyện tập
I. MụC TIÊU:
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
II. đồ dùng dạy – học: 
1. giáo viên: SGK, bảng phụ(THDC 2003)
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC CHủ YếU:
1. ổn định tổ chức (1 phút): Lớp hát, chuẩn bị sách vở.
 2. Bài cũ (1 - 2 phút): HS làm lại BT 3, nhận xét.
 + Dấu hiệu cha hết cho 2; 5; 9; 3 ?
- Dấu hiệu chia hết cho 2; 5: căn cứ vào chữ số tận cùng
- Dấu hiệu chia hết cho 9; 3: căn cứ vào tổng các chữ số
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
Bài tập 1: HS nêu yêu cầu BT
- GV cho HS tự làm bài vào vở. HS lần lượt làm từng phần a, b, c. 
- GV và HS thống nhất kết quả đúng:
- HS đổi vở kiểm tra, nhận xét:
Bài tập 2: HS nêu yêu cầu BT
- GV cho HS tự làm bài, sau đó nêu miệng 
- GV chốt, HS đổi vở chữa bài.
Bài tập 3: GV cho HS tự làm bài rồi cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau. 
Bài tập 1. Củng cố dấu hiệu chia hết cho 9, chia hết cho 3
a). Các số chia hết cho 3 là: 4563; 2229; 3576; 66816.
b). Các số chia hết cho 9 là: 4563; 66816.
c). Các số chia hết cho cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 2229; 3578.
Bài tập 2. Củng cố dấu hiệu chia hết
a). 945.
b). 225; 255; 285.
c). 762; 768.
Bài tập 3. Củng cố dấu hiệu chia hết
a - Đ 
b - S
c- S 
d- Đ.
4. Tổng kết – Củng cố( 1-2 phút): Khái quát ND bài. 
5. Dặn dò ( 1 phút): Nhận xét, đánh giá giờ học.
Tập đọc (t.36)
Ôn tập cuối học kì I (tiết 5)
I. MụC TIÊU:
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
	- Nhận biết về danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định các bộ phận của câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai? (BT2).
II. Đồ DùNG DạY HọC:
1. giáo viên: Phiếu thăm, bảng phụ kẻ 2 bảng để HS làm BT2 (THDC 2003)
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ YếU :
1. ổn định tổ chức (1 phút): Lớp hát, chuẩn bị sách vở,
2. Bài cũ (1 - 2 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
a). Kiểm tra tập đọc - HTL:( 5 – 8 em)
- Gọi từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị 1-2 phút
- Từng HS lên đọc bài (TĐ), hoặc đọc thuộc (bài thơ) rồi trả lời CH do GV đưa ra.
- GVnhận xét, cho điểm.
b). Bài tập 2. 
- HS đọc yêu cầu BT 2.
- GV nói lại yêu cầu: BT cho 1 đoạn văn. Trong đoạn văn đó có một số danh từ, động từ, tính từ. Nhiệm vụ của các em là chỉ rõ từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ. Sau đó đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
- HS trao đổi nhóm đôi rồi làm bài vào VBT
- Cho HS trình bày
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
1. Kiểm tra tập đọc- HTL
2. Bài tập 2
a). Các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn.
- Danh từ: Buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố,, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, míng, hổ, quần áo, sân, H’mông, Tu Di, Phù Lá.
- Động từ: dừng lại, chơi đùa.
- Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
b). Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
- Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ.
(Buổi chiều xe làm gì?)
- Nắng phố huyện vàng hoe.
(Nắng phố huyện như thế nào?)
- Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá, cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.
(Ai đang chơi đùa trước sân?)
4. Tổng kết – Củng cố (1-2 phút): Khái quát ND bài. 
5. Dặn dò (1 phút): Nhận xét, đánh giá giờ học.
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
Tập làm văn (t.35)
Ôn tập cuối học kì I (tiết 6)
I. MụC TIÊU:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (Những em chưa được kiểm tra)
	- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật quan sát đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài viết.
II. Đồ DùNG DạY - HọC:
1. giáo viên: Phiếu thăm, bảng phụ (THDC 2003)
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ YếU:
1. ổn định tổ chức (1 phút): Lớp hát, chuẩn bị sách vở,
2. Bài cũ (1 - 2 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
a). Kiểm tra tập đọc - HTL: (Những em chưa được kiểm tra)
- Gọi từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị 1-2 phút
- Từng HS lên đọc bài (TĐ), hoặc đọc thuộc (bài thơ) rồi trả lời CH do GV đưa ra.
- GVnhận xét, cho điểm.
b). Bài tập 2. 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: Các em có hai nhiệm vụ. Một là quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý, viết bài kiểu gián tiếp và phần kết bài mở rộng.
- Cho HS làm bài. GV treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật.
 - Cho HS trình bày bài làm
- GV nhân xét và giữ lại trên bảng dàn ý tốt nhất. Có thể GV đã chuẩn bị trước ở nhà dàn ý tả một đồ dùng học tập nào đó và đưa dàn ý đó lên để chốt lại một dàn ý về bài văn miêu tả đồ vật .
1. Kiểm tra TĐ- HTL
2. Bài tập 2. 
a). Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý
VD: Dàn bài miêu tả cái bút
* Mở bài: Giới thiệu cái bút quý do ông em tặng nhân dịp sinh nhật.
* Thân bài: + Tả bao quát: 
- Hình dáng thon, mảnh, vát lên ở cuối như đuôi máy bay
- Chất liệu: bằng nhựa cứng, chắc tay
- Màu: xanh đen, không lẫn với bút của ai; nắp bút cũng làm bằng nhựa đậy rất kín; trang trí
- Cái cài: bóng,...
 + Tả bên trong: 
- Ngòi bút: sáng loáng, thanh,...
- Nét viết: thanh đậm, .....
* Kết bài: Em giữ gìn cây bút cẩn thận, ..... như có ông bên cạnh.
b). Viết phần mở bài, phần kết bài.
4. Tổng kết - Củng cố (1- 2 phút): Khái quát ND bài
5. Dặn dò (1-2 phút): - Nhận xét tiết học .
 - HS ghi nhớ những nội dung đã học.
 - Về nhà sửa lại dàn ý, hoàn chỉnh mở bài, kết bài, viết lại vào vở.
Toán (T.89)
Luyện tập chung
I. MụC TIÊU: Giúp học sinh:
	- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2; 3; 5; 9 trong các tình huống đơn giản.
II. Đồ DùNG DạY - HọC :
1. giáo viên: SGK, bảng phụ (THDC 2003)
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ YếU:
1. ổn định tổ chức (1 phút): Lớp hát, chuẩn bị sách vở,
2. Bài cũ (1 - 2 phút): Nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3? VD
3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và phương pháp
Bài tập 1: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT
- HS nêu miệng, GV ghi lên bảng
- Cả lớp nhận xét và sửa bài.
Bài tập 2: GV yêu cầu HS đọc BT.
a). HS nêu miệng cách làm
- HS làm vào nháp, nêu : 
b). HD tương tự. 
c). GV cho HS nêu cách làm. Sau đó cho HS tự làm vào vở rồi GV chữa bài.
Bài tập 3: GV cho HS làm bài vào vở, rồi cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
Bài tập 1. Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3. 
a). Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766.
b). Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35766.
c). Các số chia hết cho 5 là: 7435; 2050
d). Các số chia hết cho 9: 35766.
Bài tập 2. Củng cố, NC nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3 
a). Số chia hết cho 2 và 5 là:64620; 5270.
b). Số chia hết cho 3 và 2 là: 57 234; 
64 620
c). Số chia hết cho 2; 5; 3;9 là: 64 620.
Bài tập 3. Củng cố, NC nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3
a). 528; 558; 588.
b). 603; 693.
c). 240.
d). 354.
4. Tổng kết - Củng cố (1-2 phút): Khái quát ND bài
5. Dặn dò (1 phút): Nhận xét tiết học, HD về nhà.
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
luyện từ và câu (t.36)
Kiểm tra: Đọc hiểu- luyện từ và câu
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng và kĩ năng đọc hiểu của HS trong HKI
- HS trả lời đúng các CH và BT, trình bày đẹp. 
II. Đồ dùng dạy- học:
1. Giáo viên: đề, đáp án, biểu điểm ...
2. Học sinh: Vở KT
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Đề bàI: (GV phát đề cho từng HS, HD cách làm vào vở)
	Đọc thầm bài “Về thăm bà” (SGK tập 1 – trang 177), sau đó trả lời hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu sau:
1. Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho ta thấy bà của Thanh đã già?
	A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
	B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
	C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
2. Tập hợp nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói lên tình cảm của bà đối với Thanh?
	A. Nhìn cháu bằng đôi mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.
	B. Nhìn cháu bằng đôi mắt âu yếm, mến thương.
	C. Nhìn cháu bằng đôi mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.
3. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà?
	A. Có cảm giác thong thả, bình yên.
	B. Có cảm giác được bà che chở.
	C. Có cảm giác được bà che chở, thong thả, bình yên.
4. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?
	A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà.
	B. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.
	C. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.
5. Trong truyện “Về thăm bà” những từ nào cùng nghĩa với từ “hiền”?
	A. Hiền hậu, hiền lành.
	B. Hiền từ, hiền lành.
	C. Hiền từ, âu yếm.
6. Câu “Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế” có mấy động từ, mấy tính từ?
	A. Một động từ, hai tính từ. Các từ đó là:
	- Động từ: ..
	- Tính từ: 
	B. Hai động từ, hai tính từ. Các từ đó là:
	- Động từ: ...
	- Tính từ: .
	C. Hai động từ, một tính từ. Các từ đó là:
	- Động từ: 
	- Tính từ: .
7. Câu “Cháu đã về đấy ư?” được dùng làm gì?
	A. Dùng để hỏi.
	B. Dùng để yêu cầu, đề nghị.
	C. Dùng thay cho lời chào.
8. Trong câu “Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ”, bộ phận nào làm chủ ngữ?
	A. Thanh.
	B. Sự yên lặng.
	C. Sự yên lặng làm Thanh.
B. Đáp án và cách cho điểm
Câu 1: ý C (1đ)	Câu 2: ý A (1đ)	Câu 3: ý C (1đ)
Câu 4: ý B (1đ)	Câu 5: ý B (1,5đ)	Câu 6: ý B (1,5đ)
Câu 7: ý C (1,5đ)	Câu 8: ý B (1,5đ)
Tập làm văn (t.36)
Kiểm tra: Chính tả- tập làm văn
I. Mục tiêu:
	- Kiểm tra khả năng nắm kiến thức của HS trong HKI
	- HS viết đúng thể loại bài yêu cầu, viết đẹp, đúng chính tả, trình bày đẹp.
II. Đồ dùng dạy- học:
1. Giáo viên: đề, đáp án, biểu điểm ...
2. Học sinh: Vở KT
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. đề bài:
1. Chính tả: 
Nghe – viết: Chiếc xe đạp của chú Tư (sgk trang 179)
2. Tập làm văn
đề bài : Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi ma em yêu thích.
	Em hãy:
	- Viết mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
	- Viết một đoạn văn ở phần thân bài.
B. Hướng dẫn chấm:
1. Chính tả: Bài viết đúng chính tả, rõ ràng, sạch đẹp,... : 4 điểm
 	- Nếu HS viết sai trừ điểm: mỗi lỗi trừ 0,5 điểm
 	- Nếu chữ không đúng độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày chưa sạch đẹp,... trừ toàn bài: 0,5 điểm
2. Tập làm văn: (6 điểm)
	+ Mở bài: 2 điểm
	+ Thân bài: 4 điểm 
	- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đặt câu đúng, câu hay, không mắc lỗi chính tả quá 4 lỗi.
Toán (T.90)
Kiểm tra định kì cuối học kì I
(Theo đề chung của khối)
i. Mục 

File đính kèm:

  • docTUAN 18 SUA 11-12.doc
Giáo án liên quan