Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Những hạt thóc giống (tiếp)

v Kiến thức :Hiểu các từ ngữ , ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: Khuyên con người hãy cảnh giác + thông minh như gà trống, chớ tin những lời ngọt ngào những kẻ xấu như Cáo.

v Kĩ năng :Đọc trôi chảy,lưu loát bài thơ:Biết đọc bài với giọng vui,dí dỏm.

v Thái độ : Giáo dục HS hãy cảnh giác trước những lời ngon ngọt

 

doc18 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Những hạt thóc giống (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mọi người đã làm gì? Chôm làm gì?
+1 HS trả lời.
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
HS trả lời lưu ý (HS TB – yếu )
- HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Thái độ của mọi ngưòi như thế nào khi nghe Chôm nói sự thật?
HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời
- HS đọc đoạn cuối bài và trả lời câu hỏi:Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
- 2đến 3 HS trả lời.
Kết luận : Câu chuyện ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
(12’)
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
Mục tiêu : Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi
Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài. GV hướng dẫn để các em tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện diễn cảm. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
GV hướng dẫn LĐ diễn cảm đoạn 2, 3 
- GV đọc mẫu đoạn 2, 3.
- Nghe GV đọc.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS yêu cầu luyện đọc theo hình thức phân vai.
- Thực hành luyện đọc trong nhóm theo từng vai .
- Tổ chức cho một vài nhóm HS thi đọc trước lớp
- 3 đến 4 nhóm HS thi đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
(3’)
 Củng cố, dặn dò :
- Câu chuyện này muốn nói với em điều gì?
- 1HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn : 17 – 09 – 11
Ngày dạy : 20 – 09 – 11
CHÍNH TẢ
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU
Kiến thức :Nghe – viết đúng chính tả đoạn văn trong bài Những hạt thóc giống.
Kĩ năng : HS trình bày đúng một đoạn văn trong bài Những hạt thóc giống. 
Nắm được qui tắc viết chính tả các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l / n, en / eng.
Thái độ :Giáo dục HS ý thức rèn chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : nghỉ chân, dân dâng, vầng, trên sân, tiễn chân,
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
(20’)
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết 
Mục tiêu : Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Những hạt thóc giống. 
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn cần viết 1 lượt.
- Đoạn văn có mấy câu? Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào ? 
- 1 HS trả lời
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- 1 HS trả lời
- Lời nói trực tiếp của các nhân vật phải viết như thế nào?
- Lời nói trực tiếp của các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: luộc kĩ, dõng dạc, truyền ngôi,
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
(10’)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Mục tiêu :Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm, vần dễ lẫn: l/n, en/eng.
Bài 2:
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Chia lớp thành 4 đội, HS chơi trò thiø tiếp sức. Trong 5 phút, đội nào điền từ đúng, nhanh là đội thắng cuộc.
- Các đội lên bảng điền từ theo hình thức tiếp nối. Mỗi HS điền một từ, sau đó chuyền viết cho bạn khác trong đội lên bảng tìm.
- GV cùng HS kiểm tra bài cuả từng đội. Tuyên dương đội thắng cuộc. 
- Lời giải: 
b) chen chân – len qua – leng keng- áo len – màu đen – khen em
- Yêu cầu HS cả lớp đọc lại đoạn văn đã điền.
-Đọc đoạn văn đã điền trên bảng.
(3’)
 Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. 
- Dặn HS về nhà xem lại BT2. Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy : 20 – 09 – 11
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC- TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU
Kiến thức : Biết thêm 1 số từ ngữ về chủ điểm trung thực – tự trọng
Kĩ năng : Tìm được 1,2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được. Nắm được nghĩa từ “ Tự trọng”
Thái độ :Giáo dục HS ý thức sử dụng chính xác, hợp lý từ ngữ thuộc chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Từ điển HS.
 Bảng phụ viết sẵn BT 3,4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- KT bài :"Luyện tập từ láy và từ ghép "
	+ 1 HS làm BT 2 của tiết trước.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
29’
Hoạt động 1 : Luyện tập.
Mục tiêu :-Mở rộng vốn từ thuộc chủđiểm: Trung thực, tự trọng, biết sử dụng những từ đã học để đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
- Biết được những thành ngữ gắn với chủ điểm.
Bài 1:
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- 1 HS đọc toàn yêu cầu bài tập.
- GV phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi, làm bài.
- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt ý: 
 + Từ cùng nghĩa với trung thực là: thẳng thắn,thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà,
 + Từ trái nghĩa với trung thực là: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan,
- HS làm bài vào vở theo lời giải đúng
Bài 2:
-GV hướng dẫn HS làm bài
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS đặt câu
- HS suy nghĩ, mỗi em đặt 1 câu với 1 từ cùng nghĩa với trung thực,1 câu với 1 từ trái nghĩa với trung thực.
- 1 số HS nối tiếp nhau đọc những câuvăn đã đặt.
- GV nhận xét nhanh.
Bài 3:
- GV hướng dẫn HS làm bài
- HS đọÏc thầm yêu cầu.
- Từng cặp trao đổi. Các em có thể sử dụng từ điển để tìm nghĩa của từ tự trọng.Đối chiếu nghĩa tìm được trong từ điển với các nghĩa ghi ởcác dòng a,b,c,d đểtìm lời giải.
- GV dán lên bảng 2,3 tờ phiếu.
- 2,3 HS lênbảng thilàm bài-khoanh tròn chữ cái trước câu trảlời đúng.
- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét, chốt lại. 
Bài 4:
- GV hướng dẫn HS làm bài
- 1 HS đọc yêucầu củabài
- Từng cặp trao đổi, trả lời câu hỏi
- GV mời HS lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét
- 2,3 HS lên bảng làm bài trên phiếu: gạch dưới bằng bút đỏ trước các thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực, gạch dưới bằngbút xanh dưới các thành ngữ nói về lòng tự trọng sau đó đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét.
(3’)
Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
- Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ trong bài học, chuẩn bị bài tiết sau: "Danh từ". 
Ngày soạn : 18 – 09 – 11
Ngày dạy : 21 – 09 – 11
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU
Kiến thức : Biết tìm đề tài của truyện đúng với chủ điểm về tính trung thực.
Kĩ năng :Biết kể câu chuyện có cốt truyện,có nhiệm vụ,có ý nghĩa – kể bằng lời của mình. Biết trao đổi với bạn bè về nội dung câu chuyện.
Thái độ :Giáo dục HS phát huy tính trung thực
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Một số truyện viết về tính trung thực.
Bảng phụ viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức(1’ )
2. Kiểm tra bài cũ (5’ )
Gọi 1 HS kể lại 1, 2 đoạn câu chuyện Một nhà thơ chân chính. Sau đó nói ý nghĩa của câu chuyện.
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
(27’)
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS kể chuyện, 
Mục tiêu : 
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Biết nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài. 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV gọi 1 HS đọc lần lựơt các gợi ý 1-2-3-4.
- GV nhắc HS : Em nên kể những câu chuyện ngoài SGK. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài SGK, em có thể chọn một truyện trong SGK đã nêu làm ví du. Khi ấy , em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn ham đọc truyện, nghe được nhiều nên tự tìm được câu chuyện.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi y ù1-2-3-4.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
Kể chuyện trong nhóm
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Thi kể chuyện trước lớp
- Cho HS thi kể chuyện.
- 4 HS thi kể.
- Yêu cầu mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa của câu chuyện. 
- HS kể chuyện xong, nói ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét, bình chọn bạn kể tốt nhất.
- Lớp nhận xét.
(4’)
Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân, xem trước nội dung tiết kể chuyện tuần 6.
Ngày soạn : 18 – 09 – 10 
Ngày dạy : 21 – 09 – 10 TẬP ĐỌC
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC TIÊU
Kiến thức :Hiểu các từ ngữ , ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: Khuyên con người hãy cảnh giác + thông minh như gà trống, chớ tin những lời ngọt ngào những kẻ xấu như Cáo.
Kĩ năng :Đọc trôi chảy,lưu loát bài thơ:Biết đọc bài với giọng vui,dí dỏm.
Thái độ : Giáo dục HS hãy cảnh giác trước những lời ngon ngọt
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc. 
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức(1’ )
2. Kiểm tra bài cũ (5’ )
Hai HS tiếp nối nhau đọc bài Những hạt thóc giống và trả lời các câu hỏi 1, 3
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
(11’)
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
Mục tiêu : Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. 
- Đọc từng đoạn của bài thơ.
 + Yêu cầu HS đọc từng đoạn của bài thơ. 
+ Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm, cách đọc cho các em.
+ HS tiếp nối nhau đọc đoạn của bài thơ ; đọc 2-3 lượt. 
+ Sửa lỗi phát âm , cách đọc theo hướng dẫn của GV.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
- Đọc theo cặp
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc cả bài.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, thể hiện giọng đọc như đã xác định ở Mục tiêu. 
- Theo dõi GV đọc mẫu.
(10’)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
 Mục tiêu :- HS hiểu ý ngầm sau lời nói ngọt ngào của Cáo và Gà Trống.
- Hiểu ý nghĩa của bài Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời các câu hỏi :
+ Gà Trống đứng ở đâu, Cáo đứng ở đâu?
+ Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất? 
+ 1 HS trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV
+ Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt?
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời các câu hỏi : 
+ Vì sao Gà Trống không nghe lời Cáo?
1 HS đọc và trả lời theo câu hỏi của GV ( Lưu ý HS TB – Yếu)
+ Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì?
+ 1 HS trả lời.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời các câu hỏi :
+ Thái độ cuả Cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói?
HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời
+ Thấy Cáo bỏ chạy thái độ của Gà ra sao?
+ Theo em, Gà thông minh ở điểm nào?
- HS đọc câu hỏi 4 suy nghĩ lựa chọn ý đúng phát biểu.
-Ý đúng là ý 3.
(11’)
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ 
Mục tiêu : Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ cuối mỗi dòng thơ. Biết đọc bài với giọng vui, dí dỏm thể hiện được tâm trạng và tính cách của nhân vật.
 - HTL bài thơ. 
Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ.
GV hướng dẫn LĐ diễn cảm đoạn 1, 2 theo cách phân vai. 
- GV đọc diễn cảm khổ 1, 2.
- Nghe GV đọc.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS yêu cầu luyện đọc theo hình thức phân vai.
- Thực hành luyện đọc trong nhóm theo từng vai: người dẫn chuyện, Gà Trống, Cáo.
- Tổ chức cho một vài nhóm HS thi đọc trước lớp
- 3 đến 4 nhóm HS thi đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
Yêu cầu HS tự HTL bài thơ.
- HS tự HTL bài thơ.
Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. 
- 3 đến 4 HS thi đọc.
(4’)
Củng cố, dặn dò 
- GV gọi 1 đến 2 HS nhận xét về Gà Trống và Cáo.
- 1 đến 2 HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà HTL bài thơ và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn : 19 – 09 – 11
Ngày dạy : 22 – 09 – 11
TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức ( đủ 3 phần : đầu thư, phần chính, phần cuối thư )
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Giấy viết thư, phong bì, tem thư.
Bảng phụ viết vắn tắt những nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV cuối tuần 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Bài mới
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
(1’)
Giới thiệu bài 
 GV giới thiệu mục đích, yêu cầu của giờ kiểm tra. 
- Nghe GV giới thiệu bài.
(7’)
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của đề bài 
Mục tiêu :
 HS nắm chắc hơn mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản kết cấu thông thường của một bức thư.
- Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của một lá thư. 
- 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của một lá thư.
- GV dán bảng nội dung ghi nhớ.
- 1 HS yếu nhắc lại.
- GV đọc và viết đề kiểm tra lên bảng.
- GV nhắc các em chú ý:
+ Lời lẽ trong thư cần chân thành, thể hiện sự quan tâm.
+ Viết xong thư, em cho vào phong bì, ghi ngoài phong bì tên, địa chỉ người gửi ; tên, địa chỉ người nhận.
- Gọi HS nói đề bài và đối tượng em chọn để viết thư.
- Một vài HS nói đề bài và đối tượng em chọn để viết thư.
(20’)
Hoạt động 2 : HS thực hành viết thư 
Mục tiêu : Củng cố kĩ năng viết thư : HS viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn bày tỏ tình cảm chân thành, đúng thể thức (đủ 3 phần :đầu thư, phần chính, phần cuối thư)
- Yêu cầu HS cả lơp viết thư.
- Thực hành viết thư
- Cuối giờ, yêu cầu HS đặt lá thư đã viết phong bì, viết địa chỉ ngươì gửi, người nhận, nộp cho GV.
- HS đặt lá thư đã viết phong bì, viết địa chỉ ngươì gửi, người nhận, nộp cho GV.
(3’)
 Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn một số HS kém, viết bài chưa đạt về nhà viết thêm một lá thư khác, nộp vào tiết học tới. 
Ngày soạn : 20 – 09 – 11 
Ngày dạy : 23 – 09 – 11
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DANH TỪ
I. MỤC TIÊU
Kiến thức :HS biết định nghĩa khái quát: Danh từ là những từ chỉ người, vật, khái niệm hoặc đơn vị.
Kĩ năng : - HS nhận biết được danh từ trong câu.
Biết đặt câu với danh từ.
Thái độ : giáo dục HS biết dùng danh từ khi đặt câu
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ ở mục 1.
4,5 tờ giấy viết sẵn nộidung ởmục 2 đểcác nhóm làm việc, tranh ảnh về 1số danh từ trong đoạn thơ: mưa, con sông, rặng dừa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- KT bài :"Mở rộng vốn từ: trung thực- tự trọng "
	+ 1 HS làm BT 1.
	+ 1 HS làm BT 3.
	+ 1 HS làm BT 5.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15’
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm.
Mục tiêu : HS biết định nghĩa khái quát của danh từ lànhững từ chỉ người, vật, khái niệm hoặc đơn vị.
1, Phần Nhận xét:
-GV hướng dẫn HS làm BT 1
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn cách tìm danh từ.
 - Gv chốt lại (SGV).
-1HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần nhận xét
- GV hướng dẫn HS làmBT 2, Gv phát 4,5 phiếu cho nhóm. 
- Gv chốt lại lời giải đúng.
Căn cứ vào 2 BT trên cho HS định nghĩa danh từ.
- 1 HS làm bảng phụ, HS làm vàovở.
- HS làm việc theo nhóm.
2, Phần ghi nhớ:
- 2,3 HS đọc phần ghi nhớ.
- GV giải thích nội dung ghi nhớ, phân tích các ví dụ làm mẫu.
15’
Hoạt động 2 : Luyện tập
Mục tiêu : 
- Nhận biết được danh từ trong câu.
- Biết đặt câu với danh từ
Bài 1:
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- 1 HS đọc toàn yêu cầu bài tập.
- GV chốt ý: danh từ: điểm, đạo đức, kinh nghiệm cách mạng.
- HS làm bài.
Bài 2:
-GV hướng dẫn HS làm bài
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV gợi ý: Đặt câu với các từ ở BT 1
- GV gọi HS khá giỏi làm trên bảng.
- Trao đổi nhóm.
- Các nhóm thi tìm đúng, nhanh.
- GV gắn bảng kết quả để chốt lại.
(3’)
Củng cố, dặn dò
- Danh từlà gì? Nêu ví dụ.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
- Dặn dò HS về nhà tìm hiểu những danh từ chỉ đơn vị, hiện tượng tự nhiên, chuẩn bị bài tiết sau: "Danh từ chung và danh từ riêng". 
Ngày soạn : 20 – 09 – 11 
Ngày dạy : 23 – 09 – 11
TẬP LÀM VĂN
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU
Kiến thức :- Có hiểu biết đầu về đoạn văn kể chuyện.
Kĩ năng : - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập dựng một đoạn văn kể chuyện.
Thái độ : - giáo dục HS biết tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn nôi dung BT1(phần Nhận xét).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Bài mới
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
 Sau khi đã luyện tập xây dựng cốt truyện, các em sẽ học về đoạn văn để có những hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện. Từ đó biết vận dụng những hiểu biết đã có, tập tạo lập đoạn văn kể chuyện.
- Nghe GV giới thiệu bài.
(14’)
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm 
Mục tiêu :
 Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
a) Phần Nhận xét
Bài 1, 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1, 2.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc thầm truyện Những hạt thóc giống.
- HS đọc thầm truyện Những hạt thóc giống.
- Từng cặp trao đổi, làm bài trên tờ phiếu GV phát
- Làm việc theo cặp.
- Gọi đại diệân các nhóm trình bày ý kiến.
- Đại diệân các nhóm trình bày ý kiến.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Cả lớp theo dõi và tự 

File đính kèm:

  • doctieng viet 2011 2011 cktkn gdkns.doc