Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Người tìm đường lên các vì sao

- Hiểu được nhận xét chung của T về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.

- Biết sửa lỗi của bạn và lỗi của mình.

- Có tinh thần học hỏi những câu văn hay của bạn.

II. Đồ dùng D-H

- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: Chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp cần chữa chung cho cả lớp.

III. Các hoạt động D-H

 

doc28 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Người tìm đường lên các vì sao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể hiện của đặc điểm, tính chất.
- 1em tìm từ chỉ các mức độ khác của màu đỏ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS: Trao đổi theo nhóm đôi, làm bài vào vở, 3 cặp làm vào phiếu to, đính bảng.
- HS: những em làm bài trên phiếu đọc bài làm của mình.
- Lớp cùng T nhận xét, chốt lời giải đúng.
a. Các từ nói lên ý chí nghị lực của con người: Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng,
b. Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người: Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai.
*Bài 2: HS đọc yêu cầu và nọi dung bài tập, làm bài cá nhân vào vở.
- HS: Nối tiếp đọc 2câu của mình.
- T: Nghe và nhận xét, sửa những câu chưa phù hợp.
*Bài 3: - HS đọc yêu càu bài tập:
- Hỏi: + Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì?
+ Bằng cách nào em biết được người đó?
- Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ đã học hoặc đã viết có nội dung Có chí thì nên.
- HS tự làm bài. T nhắc HS: Để viết đoạn văn hay các em có thể sử dụng các câu tục ngữ, thành ngữ vào đoạn mở đoạn hay kết đoạn.
- HS trình bày đoạn văn. T nhận xét, chữa lỗi dùng từ, đặt câu (nếu có) cho từng HS.
- Cho điểm những bài văn hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại các từ ngữ ở BT1 và viết lại đoạn văn (nếu chưa đạt) và chuẩn bị bài sau.
-----------------------------a&b----------------------------
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục đích yêu cầu
- Kể được câu chuyện mình chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
- Lới kể tự nhiên, sáng tạo, kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Hiểu được nội dung chuyện, ý nghĩa của các câu chuyện mà bạn kể.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
II. Đồ dùng D-H
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
- Mục gợi ý 2 viết trên bảng phụ.
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ
- Gọi 2 HS kể lại chuyện em đã nghe, đã học về người có nghị lực.
2. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài
* Đề bài: Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
- HS: Vài em nối tiếp đọc đề bài, T gạch chân dưới các ngữ quan trọng trong đề bài
- HS: 3 em nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý ở SGK
- HS: Nối tiêp nhau nêu câu chuyện mình sẽ kể 
- T lưu ý HS: + Lập nhanh dàn ý trước khi kể ; dùng từ xưng hô tôi 
3. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
a) Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình
b) Thi kể chuyện trước lớp,
- HS: Nối tiếp nhau thi kể chuỵên trước lớp, mỗi em kể xong trao đổi cùng bạn về nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
- Lớp cùng T nhận xét, cho điểm, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò
- T nhận xét giờ học, yêu cầu HS kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Xem trước bài kể chuyện tuần 14.
----------------------------a&b----------------------------
Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2009
Thể dục
BÀI 26
 I. Mục tiêu:
 - Ôn từ động tác 4 đến động tác 8 của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác đúng thứ tự và biết phát hiện ra chỗ sai để tự sửa hoặc sửa cho bạn
 - Trò chơi Chim về tổ. Yêu cầu chơi nhiệt tình, thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi.
 II. Địa điểm, phương tiện:
 - Địa điểm: Sân trường. Yêu cầu vệ sinh và an toàn.
 - Phương tiện: 1-2 còi.
 III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
	1. Phần mở đầu:
	- Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 	- T phổ biến nội dung nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 
- HS: Khởi động: 
 	+ Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. 
 + Trò chơi: “Trò chơi hiệu lệnh”. 
	2. Phần cơ bản:
	a) Trò chơi vận động
	- Trò chơi Chim về tổ
	- GV nêu tên trò chơi, nhắc cách chơi, HS chơi
	b) Bài thể dục phát triển chung
	- Ôn từ động tác 4 đến động tác 8 của bài thể dục phát triển chung (2-3 lần), mỗi động tác 2x8 nhịp. 
	- Sau mỗi lần tập, T nhận xét ưu nhược điểm của lần tập đó.
	- Trong quá trình tập, T có thể dừng lại ở từng nhịp để sửa sai.
	- T chia tổ để HS tập theo nhóm ở các vị trí đã được phân công.
	- Ôn toàn bài (2 lần): Cán sự lớp điều khiển
	3. Phần kết thúc:
	- HS: Tập một số động tác thả lỏng.
	- T: Hệ thống bài.
	- T: Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
	- T: Giao bài tập về nhà.
----------------------------a&b----------------------------
Tập đọc
VĂN HAY CHỮ TỐT
 (Theo Truyện đọc lớp 1)
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể từ tốn, đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến cấu chuyện, với nội dung ca ngợi quyết tam và sự kiên trì của Cao Bá Quát.
- Hiểu ý nghĩa các từ trong bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát.
II. Đồ dùng D-H
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bài viết chữ đẹp của một số H trong lớp.
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ
- HS: 2em nối tiếp đọc bài: Người tìm đường lên các vì sao, trả lời câu hỏi.
- HS: 1 em nhắc lại nôị dung bài trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- T chia đoạn bài đọc: 3 đoạn
- HS: Nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp, T kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc từ khó: khẩn khoản, vạch.
+ Câu: Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay/ vẫn bị thầy cho điểm kém.
+ Tìm hiểu giọng đọc toàn bài, giọng các nhân vật.
+ Chú giải các từ ở SGK.
- HS: Luyện đọc theo cặp.
- HS: 2em đọc trước lớp.
- T: Đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Vì sao thuở đi học Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém?
+ Bà cụ hàng xóm nhờ ông làm gì?
+ Thái độ của Cao Bá Quát ra sao khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm?
- Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát ân hận?
+ Theo em khi bà cụ bị quan thét lính đuổi về Cao Bá Quát có cảm giác thế nào?
- Đoạn 2 có nội dung chính là gì?
- HS đọc đoạn còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
+ Qua việc luyện viết chữ em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào?
+ Theo em nguyên nhân nào khiến Cáo Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt?
- HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 4.
 	c) Đọc diễn cảm:
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đọan của bài, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.
- T: Đưa ra đoạn văn cần luyện đọc.
- T cùng HS tìm hiểu cách đọc phân vai. 
- HS: Luyện đọc theo cách phân vai theo nhóm 3.
- HS: Thi đọc theo cách phân vai giữa các nhóm.
- Lớp cùng T bình chịn bạn đọc tốt, đọc đúng giọng nhân vật.
3. Củng cố dặn dò
- T: Câu chuyện nói về điều gì? (Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát).
- T: Nhận xét giờ học, yêu cầu HS đọc lại bài ở nhà.
----------------------------a&b----------------------------
Toán
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép nhân với số có 3 chữ số (trường hợp có chữ số hàng chục là 0). 
- Áp dụng phép nhân với số có 3 chữ số để giải các bài toán có liên quan
II. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ:
- HS: 3em lên bảng làm lại bài tập 1, lớp làm vào nháp.
- HS: Nhác lại cách nhân với số có ba chữ số.
B. Bài mới
1. Giới thiệu cách đặt tính và tính
- T viết bảng phép nhân 258 x 203= ? 258
- HS thực hiện đặt tính để tính. X 203
 	 774
 	 000
 516
 52 374
 	- Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai của phép nhân 258 x 203 ? 
 	- Vậy nó có ảnh hưởng đến việc cộng các tích riêng không ? 
- T: Tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên khi thực hiện đặt tính 258 x 203 chúng ta không thể viết tích riêng này. Khi đó ta viết như sau : 
 258
 x 203
 774
 516 
 52374
- T lưu y HS khi viết tích riêng thứ ba 516 phải lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất. 
- HS thực hiện đặt tính và tính lại phép nhân 258 x 203 theo cách viết gọn.
2. Luyện tập 
 	*Bài 1: HS tự đặt tính và tính vào bảng con
- T: Kiểm tra kết quả và yêu cầu một số HS giải thích kết quả
* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS thực hiện phép nhân 456 x 203, sau đó so sánh với 3 cách thực hiện phép nhân này trong bài để tìm cách nhân đúng, cách nhân sai .
 	- Theo các em vì sao cách thực hiện đó sai? 
*Bài 3: (Nếu còn thời gian) - HS đọc đề 
- HS tự làm bài vào vở.
- T: Chấm bài, nhận xét và cho điểm HS 
Tóm tắt
 	1 ngày, 1 con gà ăn : 104 g
10 ngày, 375 con gà ăn : .g
Bài giải
Số kg thức ăn trại đó cần cho 1 ngày là:
104 x 375 = 39 000 (g)
 39 000 g = 39 kg
Số kg thức ăn trại đó cần trong 10 ngày là
39 x 10 = 390 (kg)
Đáp số: 39 kg
4. Củng cố, dặn dò :
 	- Nhận xét tiết học. 
 	- Dặn dò HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
-----------------------------a&b----------------------------
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu
- Hiểu được nhận xét chung của T về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi của bạn và lỗi của mình.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn hay của bạn.
II. Đồ dùng D-H
- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: Chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp cần chữa chung cho cả lớp.
III. Các hoạt động D-H
1. Nhận xét chung bài làm của HS :
- HS đọc lại đề bài.
+ Đề bài yêu cầu điều gì?
- Nhận xét chung.
+ Ưu điểm: Hầu hết các em đều kể được câu chuyện theo yêu cầu đề. Có nhiều em thể hiện được sự sáng tạo trong khi kể. Câu từ đầy đủ, chữ viết khá đẹp và rõ ràng
+ Khuyết điểm: Một số em viết câu chưa đúng, câu quá dài hoặc câu bị lỡ.
- Hầu như cả lớp không ai viết mở bài theo cách phân vai và kết bài theo lối mở rộng nên kết quả bài viết không cao.
- T: Trả bài cho HS .
 	2. Hướng dẫn chữa bài:
- HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh. Viết lại mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện em kể.
 	3. Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt:
- HS đọc đoạn văn hay, bài được điểm cao đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, T hỏi để HS tìm ra: cách dùng từ, lối diễn đạt, ý hay,
 	4. Hướng dẫn viết lại một đoạn văn:
+ Mở bài trực tiếp viết lại thành mở bài gián tiếp.
+ Kết bài không mở rộng viết thành kết bài mở rộng.
- HS đọc các đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét từng đoạn văn của HS để giúp HS hiểu các em cần viết cẩn thận vì khả năng của em nào cũng viết được văn hay.
 	5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà mượn bài của ngưỡng bạn điểm cao đọc và viết lại thành bài văn.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
----------------------------a&b----------------------------
Khoa học
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 	- Biết được nước sạch và nước bị ô nhiễm bằng mắt thường và bằng thí nghiệm.
 	- Biết được thế nào là nước sạch, thế nào là nước bị ô nhiễm.
 	- Luôn có ý thức sử dụng nước sạch, không bị ô nhiễm
II. Đồ dùng D-H
 	- HS chuẩn bị theo nhóm:
 	+ Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng như rửa tay, giặt khăn lau bảng), một chai nước giếng hoặc nước máy.
 	+ Hai vỏ chai.
 	+ Hai phễu lọc nước; 2 miếng bông.
 	- Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá. 
III. Các hoạt động D-H
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS 
 	1. Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật, thực vật ?
 	2. Nước có vai trò gì trong đời sống và sản xuất nông nghiệp? Cho ví dụ.
B. Dạy bài mới:
1. Hoạt động 1: Làm thí nghiệm: Nước sạch, nước bị ô nhiễm.
- HS tiến hành làm thí nghiệm theo định hướng sau:
 	- Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo việcchuẩn bị của nhóm mình.
- 1 HS đọc to thí nghiệm trước lớp. Các nhóm làm việc và ghi kết quả ra phiếu.
- T giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- HS: 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. T chia bảng thành 2 cột và ghi nhanh những ý kiến của nhóm, tuyên dương ý kiến hay của các nhóm.
 	- T: Kết luận: Nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất, cát và các vi khuẩn sinh sống. Nước sông có nhiều phù sa nên có màu đục, nước ao, hồ có nhiều sinh vật sống như rong, rêu, tảo nên thường có màu xanh. Nước giếng hay nước mưa, nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát, 
 	2. Hoạt động 2: Nước sạch, nước bị ô nhiễm. 
 	- T: Phát phiếu bảng tiêu chuẩn cho từng nhóm.
- HS thảo luận và đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đặt ra. Kết luận cuối cùng sẽ do thư ký ghi vào phiếu.
 	- HS: 2 đến 3 nhóm đọc nhận xét của nhóm mình và các nhóm khác bổ sung
 	- Yêu cầu các nhóm bổ sung vào phiếu của mình nếu còn thiếu hay sai so với phiếu trên bảng.
3. Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai. 
- T đưa ra kịch bản cho cả lớp cùng suy nghĩ: Một lần Minh cùng mẹ đến nhà Nam chơi. Mẹ Nam bảo Nam đi gọt hoa quả mời khách. Vội quá Nam liền rửa dao vào ngay chậu nước mẹ em vừa rửa rau. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Nam.
 	- T: Nếu em là Minh em sẽ nói gì với bạn ?
 3. Củng cố, dặn dò:
 	- Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
----------------------------------a&b----------------------------
Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2009
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về : 
 	- Nhân với số có hai, ba chữ số. 
 	- Áp dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, tính chất nhân 1 số với tổng (hoặc một hiệu) để tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện. 
 	- Tính giá trị của biểu thức số, giải bài toán có lới văn.
II. Các hoạt động D-H
*Bài 1:HS tự làm bài
- T: chữa bài và yêu cầu HS 
 	+ Nêu cách nhân nhẩm 345 x 200
 	+ Nêu cách thực hiện 273 x 24 và 403 x 364 
* Bài 3: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- T: Cùng HS thực hiện 1 phép tính:
142 x 12 + 142 x 18 = 142 x (12 + 18) 
	 = 142 x 30 = 4260
- T: Các em đã sử dụng tính chất gì của phép nhân để thực hiện? (Nhân một số với một tổng, nhân với số có tận cùng là chữ số 0).
- HS: Tự làm các trường hợp còn lại, sau đó 2 em chữa bài bảng lớp
 	*Bài 5 : HS nêu đề bài
 	- Hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b thì diện tích của hình được tính như thế nào ? 
- HS làm phần a. 
- T hướng dẫn HS làm phần b. 
 	+ Gọi chiều dài ban đầu là a khi tăng lên hai lần thì chiều dài mới là bao nhiêu ? 
 	+ Khi đó diện tích của hình chữ nhật mới là bao nhiêu ?
 	- Vậy khi tăng chiều dài lên hai lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật tăng lên bao nhiêu lần ? 
*Bài 2 : (Nếu còn thời gian) - HS nêu đề bài, sau đó tự làm bài.
- T chữa bài, yêu cầu HS nêu cách nhân nhẩm 95 x11.
 	- Nhận xét cho điểm HS. 
*Bài 4: (Nếu còn thời gian) - HS đọc đề bài trước lớp. 
- T cùng HS phân tích bài toán và đưa ra cách giải
Cách 1: Bài giải
Số bóng điện cần để lắp đủ 32 phòng là
8 x 32 = 256 (bóng)
Số tiền cần phải mua bóng điện lắp đủ cho 32 phòng là
3 500 x 256 = 896 000 (đồng)
Đáp số : 896 000 đồng
 	- T chữa bài gợi ý để HS nêu được cả 2 cách giải 
4. Củng cố, dặn dò :
 	- Nhận xét tiết học 
 	- Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau .
------------------------------a&b----------------------------
Luyện từ và câu
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
I. Mục đích yêu cầu
- Hiểu tác dụng của câu hỏi.
- Biết dấu hiệu chính của dấu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
- Xác định được câu hỏi trong đoạn văn.
- Biết đặc câu hỏi phù hợp với nội dung và mục đích.
II. Đồ dùng D-H
- Giấy khổ to, kẻ sẵn cột ở bài tập 1 và bút dạ.
- Bảng phụ ghi sẵn đáp án và phần nhận xét.
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ
- HS đọc lại đoạn văn viết về người có ý chí nghị lực nên đã đạt được thành công.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phần Nhận xét
*Bài 1: - HS mở SGK trang 125 đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao và tìm các câu hỏi trong bài.
- HS phát biểu. T ghi nhanh câu hỏi trên bảng.
 	*Bài 2, 3:
 	+ Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai?
+ Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
+ Câu hỏi dùng để làm gì?
+ Câu hỏi dùng để hỏi ai?
- T: Treo bảng phụ, phân tích cho HS hiểu.
Câu hỏi
Của ai
Hỏi ai
Dấu hiệu
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được
Xi-ô-cốp-xki
Tự hỏi mình
- Từ vì sao.
- Dấu chấm hỏi.
2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Một người bạn.
Xi-ô-cốp-xki
- Từ thế nào.
- Dấu chấm hỏi.
+ Câu hỏi hay còn gọi là câu nghi vấn dùng để hỏi những điều mà mình cần biết.
+ Phần lớn câu hỏi là dùng để hỏi người khác, nhưng cũng có khi là để tự hỏi mình.
+ Câu hỏi thường có các từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao không,Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
 	3. Ghi nhớ:
- HS đọc phần ghi nhớ.
- HS đọc phần câu hỏi để hỏi người khác và tự hỏi mình.
 	4. Hướng dẫn làm bài tập:
 	*Bài 1: - HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Chia nhóm 4 HS, phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Bài 2: - HS đọc yêu cầu và mẫu.
- T viết bảng câu văn: Về nhà, bà kể lại chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.
- 2 HS giỏi lên thực hành hỏi - đáp 
- HS thực hành hỏi - đáp theo cặp, sau đó tiến hành trước lớp
- Nhận xét về cách đặt câu hỏi, ngữ điệu trình bày và cho điểm từng HS .
Ví dụ:
Từ đó, ông dốc sức luyện chữ viết sao cho đẹp.
1. Cao Bá Quát dốc sức làm gì?
2. Vì sao Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ.
3. Từ khi nào, Cáo Bá Quát dốc sức luyện chữ?
 	*Bài 3: - HS đọc yêu cầu và mẫu.
- HS tự đặt câu.
- T: Nhận xét tuyên dương HS đặt câu hay, hỏi đúng ngữ điệu.
5. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi: Nêu tác dụng và dấu hiệu nhận biết câu hỏi.
- Dặn HS về nhà học bài và viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) trong đó có sử dụng câu hỏi.
----------------------------a&b----------------------------
Âm nhạc
(Đ/c Gấm dạy)
----------------------------a&b----------------------------
Lịch sử
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI
I. Mục tiêu
- HS biết trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý.
 	- Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu.
 	I. Đồ dùng D-H
Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai.
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ: -Vì sao đến thời Lý đạo phật trở nên thịnh đạt nhất ?
 	- Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì?
3. Bài mới :
1. Chuẩn bị kháng chiến
 	- GV giới thiệu về Lý Thường Kiệt: Sinh năm 1019, mất năm 1105. Ông là người làng An Xá, huyện Quảng Đức. Ông là người giàu mưu lược, có biệt tài làm tướng, làm quan 3 đời vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông. Có công lớn trong KC chống giặc Tống xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền nước ta.
HS thảo luận: Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau:
 	+ Để xâm lược nước Tống.
 	+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
 	+ Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
2. Diễn biến cuộc kháng chiến 
- HS: Làm vịêc nhóm 5 đẻ thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến theo các câu hỏi gợi ý sau
 	+ Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
 	+ Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào ?
 	+ Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào ? Do ai chỉ huy ?
 	+ Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này.
 	+ Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?
- HS: Đại diện nhóm lên chỉ vào lược đồ thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến.
- T: Thuật lại và giới thiệu thêm.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc kháng chiến
- HS đọc SGK từ sau hơn 3 tháng.được giữ vững.
+ Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?
- Nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm. Lý Thường Kiệt là một tướng tài (chủ động tấn công sang đất Tống; Lập phòng tuyến sông Như Nguyệt).
 	*Hoạt động cá nhân :
- Ý nghĩa của cuộc kháng chiến.
- HS: Thảo luận nhóm đôi để rút ra ý nghĩa của cuộc kháng chiến
+ Khẳng định tinh thần yêu nước, tài trí của cha ông ta.
+ Nền độc lập được giữ vững.
4. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc phần bài học.
 	- HS:Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: “Nhà Trần thành lập”.
 	- T nhận xét tiết học.
----------------------------a&b----------------------------
Địa lí
NGƯỜ

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4Tuan 13.doc