Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - Kể chuyện - Tuần 7 - Trận bóng dưới lòng đường (2 tiết)

Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ (6)

v Mục tiêu :

Học thuộc lòng bài thơ.

v Cách tiến hành :

Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3)

- Hỏi: em đã làm được những gì để góp vào niềm vui chung của cuộc sống ?

- Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau

 

doc16 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - Kể chuyện - Tuần 7 - Trận bóng dưới lòng đường (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đọc tốt. 
KỂ CHUYỆN
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 5 : Xác đinh yêu cầu (2’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 55, SGK.
- Kể lại một đoạn của câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường theo lời một nhận vật. 
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Các nhận vật của truyện là: Quang, Vũ, Long, bác đi xem máy, bác đứng tuổi , cụ già, bác đạp xích lô. 
- Đoạn 1 có những nhân vật nào tham gia câu chuyện ? 
- Đoạn 1 có 3 nhận vật là Quang, Vũ, Long và bác đi xe máy. 
- Vậy nếu chọn kể đoạn 1, em sẽ đóng vai một trong 3 nhân vật trên để kể. 
- GV hỏi tương tự với đoạn 2 và đoạn 3 để HS xác định được nhận vật mà mình sẽ đóng vai để kể.
- Đoạn 2 có 5 nhận vật là Quang, Vũ, Long, bác đứng tuổi và cụ già. 
- Đoạn 3 có 4 nhận vật là Quang, cụ già, bác đứng tuổi, bác đạp xích lô. 
- Khi đóng vai nhân vật trong truyện kể, em phải chú ý điều gì trong cách xưng hô ? 
- Phải chọn xưng hô là tôi (hoặc mình, em) và giữ cách xưng hô ấy từ đầu đến cuối câu chuyện, không được thay đổi. 
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’)
Mục tiêu :
- Kể lại được một đọan của câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
Cách tiến hành :
Kể mẫu. 
- Gọi 3 HS khá kể chuyện trước lớp, mỗi HS kể một đoạn truyện. 
- 3 HS kể, sau mỗi lần có bạn kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
Kể theo nhóm 
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 HS, yêu cầu mỗi em chọn một đoạn truyện và kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
- Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho nhau. 
Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện. 
- 2 đến 3 HS thi kể 1 đoạn trong truyện. 
- Tuyên dương HS kể tốt. 
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện đúng, hay nhất. 
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- Hỏi : Khi đọc câu chuyện này, có bạn nói Quang thật là hư. Em có đồng tình với ý kiến của bạn đó không ? Vì sao ?
- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em. 
- GV hướng dẫn để HS nhận thấy rằng Quang và các bạn có lỗi là đá bóng dưới lòng đường và làm cụ già bị thương nhưng em đã biết ân hận. Quang là cậu bé giàu tình cảm, khi nhìn cái lưng của ông cụ, em nghĩ đến cái lưng của ông nội mình và mếu máo xin lỗi ông cụ. 
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ ... ngày ...tháng ... năm 20.
CHÍNH TẢ 
TUẦN 7 
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU
- Chép và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng BT 2 a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào bảng BT3 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. 
- Đoạn văn chép sẵn trên bảng.
- Bài tập 2 viết 3 lần trên bảng. 
- Bài tập 3 viết vào giấy to (8 bản) + bút dạ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- 3 HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ sau: nhà nghèo, ngoẹo đầu, cái gương, vườn rau. 
- 3 HS đọc lại 27 chữ cái đã học. 
- Nhận xét, cho điểm HS. 
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
 - Giờ chính tả này các em sẽ viết dưới cuối trong bài Trận bóng dưới lòng đường, làm các bài tập chính tả và học thuộc 11 chữ cái tiếp theo. 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (22’)
Mục tiêu : 
 - Chép lại chính xác đoạn từ Một chiếc xích lô  xin lỗi cụ trong bài Trận bóng dưới lòng đường. 
- Củng cố cách viết đoạn văn có câu đối thoại. 
Cách tiến hành : 
a) Trao đổi về nội dung đoặn văn. 
- GV đọc đoặn văn một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại. 
- 2 HS đọc lại đoặn văn, cả lớp theo dõi và đọc thàm theo. 
- Hỏi : Vì sai Quang lại ân hận sau sự việc mình gây ra ? 
- Vì cậu nhìn thấy cái lưng còng của ông cụ giống ông nội mình. 
- Sau đó Quang sẽ làm gì ? 
- Quang chạy theo chiếc xích lô và mếu máo xin lỗi cụ .
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Trong đoặn văn có những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ? 
- Các chữ đầu câu phải viết hoa, tên riêng phải viết hoa. 
- Những dấu câu nào được sử dụng trong đoặn văn trên ? 
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm than, dấu ba chấm. 
- Lời các nhân vật được viết như thế nào ? 
- Lời các nhân vật được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
c) Hướng dẫn viết từ khó 
- GV đọc các từ khó : xích lô, quá quắt, bỗng, 
- 3 HS viết bảng lớp. HS viết bảng con, 
- Yêu cầu HS đọc lại các từ trên. 
- Đọc các từ trên bảng. 
- Theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho HS. 
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (7’)
Mục tiêu : 
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc iên/iêng. 
- Điềm đúng và học thuộc 11 tên chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái. 
Cách tiến hành : 
Bài 2b
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- 1 HS đọc yeu cầu trong SGK. 
- Yêu cầu HS tự làm 
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp lam nháp. 
- Chỉnh sửa và chốt lại lời giải đúng. 
- HS làm bài vào vở. 
Trên trời có giếng nước trong Con kiến chẳng lọt, con ong chẳng vào.
(Là quả dừa)
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- HS đọc yêu cầu trong SGK. 
- Phát giấy chép sẵn bài 3 và bút cho các nhóm. 
- Nhận đồ dùng học tập. 
- Yêu cầu HS tự làm. GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. 
- HS tự làm trong nhóm. 
- Gọi 2 nhóm dán bài lên bảng. 
- Dán bài lên bảng. 
- Gọi các nhóm khác bổ sung. 
- Chốt lại lời giải đúng. 
- Lời giải. 
- Xoá từng cột chữ và cột tên chữ yêu cầu HS học thuộc và viết lại. 
- Yêu cầu HS viết lại vào vở. 
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc tất cả các chữ cái đã học, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. 
RKN
...
.
Thứ ... ngày ...tháng ... năm 20.
TẬP ĐỌC 
TUẦN 7 
BẬN
I. MỤC TIÊU 
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi.
- Hiểu nội dung: mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đồi ( trả lời được câu hỏi 1,2,3; thuộc một số câu trong bài thơ)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU 
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
- HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc lừa và ngựa
2. Dạy - học bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1 : Luyện đọc (15’)
Mục tiêu : 
- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
Cách tiến hành :
a) Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng vui tươi, khẩn trương
- Theo dõi Gv đọc mẫu 
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dể lẫn 
- Mỗi HS đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài .Đọc 2 vòng .
- H/ dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó : 
- Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ trứơc lớp (Đọc 2 lượt) 
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV
- Giải nghĩa các từ khó : 
+ Cho HS xem tranh ảnh về sông Hồng và giới thiệu : Đây là con sông lớn nhất miền bắc nước ta, sông chảy qua Hà Nội. Nước sông có nhiều phù sa nên có màu đỏ vì thế gọi là sông Hồng.
+ Y/cầu HS đọc chú giải từ vào màu, đánh thù 
- Đọc chú giải trong SGK
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp vòng 2, mỗi HS đọc một đoạn 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài, vả lớp theo dõi trong SGK.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm 
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm 
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối
- Yêu cầu học sinh các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bì thơ 
- Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 3 tổ đọc từ đầu đến hết bài 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (6’)
Mục tiêu :
 HS hiểu nội dung của bài.
 Cách tiến hành : 
- GV gọi một hs đọc lại cả bài trước lớp 
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK 
- Mọi ngưòi mọi vật xung quanh em bé đều bận những việc gì?
- HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ cần nêu 1 ý : Trời thu bận xanh, Sông Hồng bận chảy ; xẻ bận chạy; lịch bận tính ngày 
- Bé bận những việc gì ?
- Bé bận ngủ, bạn bú, bận chơi,bận tập khóc cười, bận nhìn ánh sáng 
- Vì sao mọi ngưòi , mọi vật đều bận và vui ?
- HS tự do phát biểu ý kiến :
+ Vì mọi người bận làm những công việc có ích cho cuộc sống nên mang lại niềm vui.
+ Vì khi được làm việc tốt cho mọi người đều thấy vui 
+ Vì bận làm việc, làm cho mọi người vui vẽ..
Kết luận :
Bài thơ cho ta thấy mọi người, mọi vật đều bạ rộn để làm những công việc có ích cho đời, đem những niềm vui nhỏ góp vào niềm vui chung của cuộc sống 
Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ (6’)
Mục tiêu :
Học thuộc lòng bài thơ.
 Cách tiến hành :
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- Hỏi: em đã làm được những gì để góp vào niềm vui chung của cuộc sống ?
- 2 đến 3 học sinh trả lời 
- Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ ... ngày ...tháng ... năm 20.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI.
SO SÁNH
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Biết thêm được một số kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người (BT1).
- Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em (BT2, BT 3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Viết sẵn các câu thơ trong bài tập 1 lên bảng. 
- Bảng phụ chia thành 2 cột và ghi : Từ chỉ hoạt động/ Từ chỉ trạng thái. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
- HS lên bảng làm bài tập sau: 
+ Đặt câu có từ : Khai giảng, lên lớp. 
+ Thêm dấu phẩy vào chổ thích hợp trong các câu sau: 
a) Ban Ngọc bạn Lan và tôi cùng học lớp 3D. 
b) Tùng là học sinh giỏi lễ phép và biết đoàn kết với bạn bè. 
c) Bác Hồ khuyên các cháu thiếu nhi chăm chỉ thi đua để tham gia hoà bình. 
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
2. Dạy - học bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng. 
- Nghe GV giới thiệu bài. 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (27’)
Mục tiêu :
- Biết được kiểu so sánh mới: so sánh sự vật với con người. 
- Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái: tìm được các từ chỉ hoạt động trạng thái của bài tầp đọc Trận bóng dưới lòng đường, trong bài tập làm văn cuối tuần 6. 
Cách tiến hành :
Bài 1 
- Gọi 1 HS đọc đề bài. 
- 1 HS đọc toàn bộ đề bài trước lớp, HS thứ 2 đọc lại các câu thơ của bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài. 
- 4 HS lên bảng làm bài (gạch chân dưới các hình ảnh so sánh) mỗi HS làm 1 phần. HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập. 
- Chữa bài và cho điểm HS.
a) Trẻ em như búp trên cành. 
b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ. 
c) Cây pơ-mu im như người lính canh
d) Bà như quả ngọt chín rồi. 
Bài 2 
- Gọi HS đọc đề bài. 
- 2 HS đọc đề bài (đọc 2 lần), cả lớp đọc thầm theo. 
- Hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ được kể lại ở đoạn truyện nào ? 
- Đoạn 2 và đoạn 2. 
- Vậy muốn tìm các từ chỉ hoạt động chới bóng của bạn nhỏ chúng ta cần đọc kĩ đoạn1 và đoạn 2 của bài. 
- 1 HS đọc lại đoạn 1 và 2 của bài Trận bóng dưới lòng đường. 
- Yêu cầu HS tìm các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ theo yêu cầu. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
- Yêu cầu HS đọc và nhận xét các từ bạn tìm được trên bảng . 
- Một số HS nhận xét. 
- Kết luận về lời giải đúng. 
- Các từ chỉ hoạt động chơi bóng là: Cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bòng, sút bóng, chơi bóng. 
- Tiến hành tương tự với phần b)
- các từ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây tai nạn cho cụ già là : hoảng sở, sợ tái người.
Bài 3 
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó đọc đề bài tập làm văn tuần 6. 
-1 HS đọc đề bài 3,1 HS đọc đề bài tập làm văn. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- Làm việc cá nhân .
- Chữa bãi: GV gọi 1 HS đọc từng câu trong bài tập làm văn của mình. Gọi 3 HS lên bảng, theo dõi bài đọc của bạn và ghi các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong từng câu văn lên bảng. Cả lớp và GV đối chiếu với bài làm của bạn đó. 
- Nhận xét và cho điểm HS. 
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS làm lại các bài tập trên, tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong bài tập đọc Bận. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ ... ngày ...tháng ... năm 20.
TẬP VIẾT 
ÔN CHỮ HOA E Ê
I. MỤC TIÊU 
- Viết đúng chữ hoa E (1 dòng) Ê (1 dòng) viết đúng tên riêng Ê – đê (1 dòng) và câu ứng dụng Em thuận anh hoà... có phúc (1 lần) bằng chữ viết cỡ nhỏ 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu chữ hoa E, Ê.
- Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. 
- Vở Tập viết 3, tập một. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Thu vở của 1 số HS để chấm bài về nhà. 
- 2 HS lên bảng viết từ Kim Đồng, Dao sắc, HS dưới lớp viết vào bảng con. 
- Chỉnh sữa lỗi cho HS. - Nhận xét vở đã chấm. 
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài
- Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa E, Ê, có trong từ và câu ứng dụng.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết trên bảng con (10’)
Mục tiêu : 
- Viết đúng, đẹp chữ hoa E,Ê. Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng giữa các chữ trong từ , cụm từ. 
 Cách tiến hành :
Hướng dẫn viết chữ hoa
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ E, Ê. 
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ? 
- Có các chữ hoa E, Ê. 
- Treo mẫu các chữ viết hoa E, Ê và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2. 
- 2 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi. 
- Viết lại mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. 
b) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV chỉnh sữa lỗi cho từng HS. 
- 2 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con. 
Hưỡng dẫn viết từ ứng dụng
a) Giới thiệu từ ứng dụng 
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng. 
- 1 HS đọc : Ê - đê
- Giới thiệu : Ê-đê là một dân tộc thiểu số, có trên 270.000 người sống chủ yếu ở các tỉnh Đắk Lắk ; Phú Yên; Khánh Hoà. 
b) Quan sát và nhận xét
- Tên dân tộc Ê-đê viết có gì khác với tên riêng của người kinh ? 
- Có dấu hạch nối giữa hai chữ Ê và đê. 
- Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nài ? 
- Chữ Ê, đ có chiều cao 2 li rưỡi, chữ ê cao 1 li. 
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ? 
- Bằng 1 con chữ o.
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng : Ê –đê. 
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. 
- GV chỉnh sữa lỗi cho HS. 
Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng. 
- 3 HS : Em thuận anh hoà là nhà có phúc. 
- Giải thích : Câu tục ngữ ý nói anh em thương yêu nhau, sống hoà thuận là hạnh phúc lớn của gia đình. 
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? 
- Các chữ E, h, l, p cao 2 li rưỡi , chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. 
c) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết từ Em bảng con. GV chỉnh sửa lỗi cho HS. 
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở Tập viết (17’)
Mục tiêu : 
- Viết đúng, đẹp chữ hoa E,Ê, tên riêng và câu ứng dụng. Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ , cụm từ. 
Cách tiến hành :
- Cho HS xem bài viết mẫu trong Vở Tập viết 3, tập một. 
- GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- HS viết: 
+ 1 dòng chữ E , cỡ nhỏ. 
+ 1 dòng chữ Ê, cỡ nhỏ. 
+ 2 dòng Ê-đê, cỏ nhỡ. 
+ 5 dòng câu ứng dụng, cỡ nhỏ. 
- Thu và chấm 5 – 7 bài 
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết thuộc trong vở tập viết 3, tập một và học thuộc câu ứng dụng. 
Thứ ... ngày ...tháng ... năm 20.
CHÍNH TẢ 
TUẦN 7 
BẬN
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 4 chữ.
- Làm đúng TB điền tiếng có vần en / oen (BT2).
- Làm đúng BT (3) a / b chọn 4 trong 6 tiếng, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
- Viết sẵn các baì tập chính tả trên bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi 3 HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ sau: giếng nước, khiêng, viên phấn, thiên nhiên. Cả lớp viết vào giấy nháp. 
- 3 HS đọc lại 38 chữ cái trong bảng chữ cái
- Nhận xét, cho điểm HS 
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- Giờ chính tả hôm nay, các em sẽ viết đoạn thơ cuối bài thơ Bận và làm bài tập chính tả phân biệt en/ oen, tr/ ch hay iên/ iêng 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (21’)
Mục tiêu : 
 - Nghe và viết đúng đoạn từ Cô bận cấy lúa Góp vào đời chung trong bài thơ Bận 
- Trình bày đẹp bài thơ 
Cách tiến hành : 
a) Trao đổi về nội dung bài viết 
- Gv đọc đoạn thơ một lần 
- Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại 
- Bé bận làm gì 
- Bé bận bú, bận chơi, bận khóc, bận cười, bận nhìn ánh sáng 
- Vì sao tuy bận nhưng ai cũng vui?
- Vì mỗi việc làm đều làm cho cuộc đời chung vui hơn .
b) Hướng dẫn trình bày 
- Đoạn thơ viết theo thể thơ nào?
- Đoạn thơ viết theo thể thơ 4 chữ
- Đoạn thơ có mấy khổ ?mỗi khổ có mấy dòng thơ?
- Đoạn thơ có hai khổ, có 14 dòng thơ, khổ thơ có 8 dònh thơ 
- Trong đoạn thơ những chữ nào cần viết hoa?
- Những chữ đầu câu phải viết hoa
- Tên bài và chữ đầu dòng thơ viết như thế nào cho đẹp ?
- Tên bài viết lùi vào 4 ô, chữ đầu câu viết lùi vào 2 ô 
b) Hướng dẫn viết từ khó 
- yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả 
- PB : cấy lúa, khóc cười.
- PN : thổi nấu, ánh sáng .
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được 
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp 
d)Viết chính tả 
e)

File đính kèm:

  • docTV T7 CKT.doc