Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

Sau bài học HS biết :

-Kể ra vai trò của chất khóang đối với đời sống thực vật

-Trình bày nhu cầu của các chất khóang của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt .

II .CHUẨN BỊ:

Sưu tầm tranh ,ảnh cây ,lá cây , bao bì quảng cáo cho các loại phân bón

III . CÁC HOẠT ĐỘNG

 

doc24 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iọng kể, nhìn vào các bạn là những người đang nghe mình kể.
-Vớinhững câu truyện khá dài các em có thể kể 1-2 đoạn.
- Thực hành kể chuyện và trao đổi nội dung câu chuyện
- Cho HSkể theo nhóm đôi kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Kể xong, các em trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- GV dán tiêu chuẩn đánh giá bìa kể chuyện, nhắc nhở các em chăm chú nghe bạn kể để đặt câu hỏi cho bạn, chấm điểm cho các bạn theo tiêu chí đã nêu.
- Cho HStiếp nối nhau kể.Mỗi em kể xong, cùng các bạn đối thoại nói ý nghĩa đặt câu hỏi cho các bạn.
- Cho HSbình chọn bạn co ùtruyện hay nhất , bạn kể hay nhất, bạn đặt câu hỏi hay nhất.
3/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài kể về một cuộc du lịch hoặc cắm trai mà em được tham gia của tuần 31.
- HS kể truyện “Đôi cánh của ngựa trắng”. Nêu ý nghĩa của truyện
- HSgiới thiệu.
- 1 HS đọc đề bài
- 2 HS đọc nối tiếp nhau , lớp theo dõi SGK.
- HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện mình kể.
- 1 HSđọc.
- HSthực hiện.
- 1 HS đọc tiêu chí.
- HS thực hiện.
- HSbình chọn.
- HSlắng nghe.
 Thứ tư ngày16 tháng 4 năm 2008.
Tập đọc: DÒNG SÔNG MẶC ÁO 
I.Mục tiêu Giúp HS .
- Đọc đúng các tiếng ,từ khó : ráng vàng ,vầng trăng ,
 - Đọc lưu loát toàn bài .Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui ,dịu dàng và dí dỏm thể hiện niềm vui ,sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương .
- Hiểu từ : ngẩn ngơ ,thơ thẩn ,
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương .
- Học thuôc lòng bài thơ .
II.Chuẩn bị đồ dùng dạy học Tranh ảnh về dòng sông 
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
I.Bài cũ :-Gọi HS lên bảng.
- GV nhận xét , ghi điểm .
2.Bài mới : 
A.Giới thiệu bài mới 
BHướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
§ Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện đọc 
-YC HS mở SGK 118, gọi 1 HS đọc .
- GV chia hai đoạn .
- Lượt 1 :GV sửa lôi phát âm ,ngắt giọng cho HS .HS luyện đọc từ khó .
Lượt 2 : Kết hợp giải nghĩa và mở rộng từ : Ngẩn ngơ,..
Lượt 3 : HS luyện đọc ,GV sửa sai nếu có .
HS luyện đọc theo cặp .
GV đọc mẫu .
§ Hoạt động 2 :
§ Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ ,và thảo luận cặp TLCH :
- GV nhân5 xét và chốt ý .
- GV : Cách nói “ Dòng sông mặc áo có gì hay ?
- GV : Trong bài thơ có rất nhiều hình ảnhđẹp.Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ? 
- GV : 8 dòng thơ đầu miêu tả điều gì ? 
- 6 dòng thơ cuối cho biết điều gì ?
.GV nhận xét ,ghi bảng .
§ Hoạt động 3 :
§ Đọc diễn cảm và HTL 
- GV treo bảng phụ ghi đoạn 2 .GV đọc mẫu .
- GV nhận xét , ghi điểm . 
./ Củng cố dặn dò :
- GV bài thơ cho em biết điều gì ? 
- GDTT : Bài thơ cho ta thấy đất nước có những dòng sông đẹp làm chúng ta thêm yêu quê hương và tự hào về cảnh đẹp của đất nước mình .
- Nhận xét , dặn dò.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc bài thơ hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất và TLCH về nội dung bài .
- HS tiếp nối nhau đọc hai đoạn của bài thơ (3 lượt).
- Đoạn 1 : Từ đầu sao lên .
- Đoạn 2 : phần còn lại .
- Vì sao tác giả nói là dòng sông” điệu “?
- Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để tả cái rất điệu của dòng sông ?
-“Ngẩn ngơ” nghĩa là gì ?
* HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi : Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong ngày? Hãy tìm những từ ngữ ,hình ảnh nói lên sự thay đổi ấy ? 
-HS phát biểu ý kiến,GV nhận xét .
- HS trả lời .
- HS nêu nội dung chính của bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ .HS lớp đọc thầm ,tìm cách đọc hay.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm .
- HS nhẩm đọc thuộc lòng từng đoạn của bài thơ .
Toán: ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I.Mục tiêu Giúp HS: Biết cách tính độ dài thật trên mặt đất từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ bản đồ. 
II.Chuẩn bị đồ dùng dạy học Bản đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi (vẽ sẵn trên bảng phụ)
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ
2.Bài mới : 
A.Giới thiệu bài .
B.Giới thiệu bài toán 1
-GV treo bản đồ (bảng hụ) và nêu bài toán. 
-GV hướng dẫn giải.
C.Giới thiệu bài toán 2
-Gọi HS đọc
-GV hướng dẫn.
-Yêu cầu trình bày lời giải bài toán.
3.Thực hành
*Bài 1
-GV yêu cầu HS đọc đề toán.
-Yêu cầu đọc cột số thứ nhất.Hỏi:
 +Hãy đọc tỉ lệ bản đồ?
 +Độ dài thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu?
 +Vậy độ dài thật là bao nhiêu?
 +Vậy điền mấy vào ô trống thứ nhất?
-Yêu cầu HS làm tương tự các trường hợp còn lại.
*Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng,sau đó đưa ra kết luận đúng.
*Bài 3 (tiến hành như bài 3)Kquả: 675 km.
4.Củng cố,dặn dò
-Tổng kết giờ học.
-Dặn về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-Bài tập 2 SGK/tr 155.
-HS quan sát,nghe nêu và nêu lại bài toán.
-HS trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
-HS trình bày(như SGK)
-1 HS đọc trước lớp.
-HS trả lời câu hỏi hướng dẫn.
-HS trình bày như SGK.
-1 HS đọc đề.
-Trả lời câu hỏi.
-1 HS chữa bài trước lớp,cả lớp theo dõi,chữa bài.
-1 HS đọc đề.1 HS lên bảng làm bài.Cả lớp làm vào vở.
-Đáp số: 8 m.
Tập làm văn LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT 
I.Mục tiêu:
 -Biết cách quan sát con vật,chọn lọc các chi tiết chính,cần thiết để miêu tả.
 -Tìm được các từ ngữ,hình ảnh sinh động,phù hợp làm nổi bật ngoại hình,hoạt động của con vật định 
 miêu tả.
II.Đồ dùng dạy- học
 -Tranh minh họa đàn ngan trong sách giáo khoa.
 -Bản lớp viết sẵn bài văn đàn ngan mới nở.
 -HS sưu tầm các tranh, ảnh về chó,mèo.
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
I.Kiểm tra bài cũ
-Gọi HS lên bảng.
II.Dạy-học bài mới
 1.Giới thiệu bài.
 2.Luyện tập
a)Bài 1
-GV treo tranh minh họa.Gọi HS đọc bài văn
-GV giới thiệu (đi đến phân tích bài văn)
b)Bài 2
 * Hỏi:
-Để miêu tả đàn ngan,tác giả đã quan sát những bộ phận nào của chúng?
-Những câu văn nào miêu tả đàn ngan mà em cho là hay?
 *Yêu cầu HS ghi lại vào vở (từ ngữ,hình ảnh)
 *Kết luận.
c)Bài 3
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Kiểm tra việc HS lập dàn ý.
-GV hỏi:
+Khi tả ngoại hình (chó,mèo)em cần tả những bộ phận nào?
_Yêu cầu HS ghi kết quả quan sát vào vở.
-GV gợi ý (chú ý đặc điểm nổi bật)
-GV viết trên bảng hai cột (các bộ phận-từ ngữ miêu tả chó-mèo)
-Gọi HS đọc kết quả quan sát,GV ghi vào bảng.
-Nhận xét ,khen ngợi HS biết dùng từ ngữ,hình ảnh sinh động.
d)Bài 4
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV đinh hướng (ngoài miêu tả ngoại hình,các em còn phải quan sát thật kĩ hoạt động của con vật,chú ý đặc điểm nổi bật)
-Yêu cầu HS làm vào vở.
-Gọi HS đọc kết quả quan sát,GV ghi vào bảng.
-Nhận xét,khen ngợi.
 3.Củng cố,dạn dò
-Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà hoàn thành 2 đoạn văn miêu tả và chuẩn bị bài sau “Điền vào giấy tờ in sẵn”
-Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
-Đọc dàn ý chi tiết tả con vật nuôi trong nhà.
-2 HS đọc bài văn.
-HS đọc thầm bài,trao đổi và tiếp nối nhau trả lời trước lớp.
-Tác giả đã miêu tả các bộ phận:hình dáng,bộ lông,đôi mắt,cái mỏ,cái đầu,hai cái chân.
-HS tự nêu ý kiến.
-Ghi vào vở.
-Lắng nghe.
-HS trả lời.
+(bộ lông,cái đầu,hai tai,đôi mắt,bộ ria,bốn chân,cái đuôi)
-Làm bài.
-3 đến 5 HS đọc kết quả quan sát.
-1HS đọc bài.
-Làm bài.
-3 đến 5 HS đọc.
-Ghi những từ ngữ hay vào vở.
 Khoa học NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT
I .MỤC TIÊU:
Sau bài học HS biết :
-Kể ra vai trò của chất khóang đối với đời sống thực vật
-Trình bày nhu cầu của các chất khóang của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt .
II .CHUẨN BỊ:
Sưu tầm tranh ,ảnh cây ,lá cây , bao bì quảng cáo cho các loại phân bón 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1/ KTBC
-Gọi HS lên trả bài.
2/ Bài mới
HĐ1:Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với thực vật
-Cho HS hoạt động nhóm.
-Gọi HS trình bày.
-KL:Trong quá trình sống cây cần cung cấp đầy đủ chất khoáng .Bởi các chất khoáng đã tham gia vào thành phần cấu tạo và các hoạt động sống của cây.
HĐ2:Tìm hiểu nhu cầu các chất khóang của thực vật 
Mục tiêu :
-Nêu 1 số VD về các loại cây khác nhau hoặc cùng 1 cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần lượng khóang khác nhau .
-Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu chất khoáng của cây.
*Bước 1:Phát phiếu học tập
KL: Như Mục bạn cần biết
HĐ 3:Củng cố dặn dò
-Các loại cây cần lượng chất khoáng như thế nào?
 -Để cây tăng năng suất người ta cần làm gì?
GDTT:HS biết vận dụng kiến thức đãhọc:biết bón phân đúng lượng ,đúng cách để thu hoạch được cao .
-Nêu nhu cầu về nước của cây?
-Để cây phát triển tốt và đạt năng suấtcao,người ta làm gì ?
Quan sát hình (118/ SGK ) Hđộng nhóm.
-Hình b,c ,d cây thiếu chất khoáng gì ?Kết quả ra sao?
Cây hình a,b c, d cây nào phát triển tốt nhất ? Giải thích ?Điều đó em rút ra kết luận gì ?
-Cây nào phát triển kém nhất ?Tại sao ?Điều đó em rút ra kết luận điều gì ?
-Hoạt động cả lớp
- Các nhóm báo cáo
Bước 2 : HS làm việc theo nhóm 6
Bước 3: Làm việc cả lớp
Các nhóm báo cáo:Tên các chất khoáng cây cần nhiều hơn
Tên cây
 Ni-tơ 
 Ka-li
Phốt pho
Lúa
 X
 X
Ngô
 X
 X
Khoai lang
 X
Cà chua
 X
 X
Đay 
 X
Cà rốt
 X
Rau muống
 X
Cải củ
 X
Lịch sử: NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG
I.Mục tiêu :
 -HS biết kể được một số chính sách về kinh tế và văn hóa của Quang Trung .
 -Tác dụng của chính sách đó.
II.Chuẩn bị đồ dùng dạy-học
 -Thư Quang Trung gửi cho Nguyễn Thiếp.
 -Các bản chiếu của vua Quang Trung ( nếu có) .
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ 
-GV nhận xét ghi điểm 
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài Giới thiệu,ghi đề bài.
b.Phát triển bài: GV trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh: ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển .
*Hoạt động nhóm 
 -GV phân nhóm, phát PHT và yêu cầu các nhóm thảo luận
 -GV kết luận :Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông”(dân lưu tán phải trở về quê cày cấy ) ;đúc tiền mới ;yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa; mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán .
*Hoạt động cả lớp 
-GV trình bày việc Quang Trung coi trọng chữ Nôm ,ban bố “ Chiếu học tập”.
 GV đưa ra hai câu hỏi :
 +Tại sao vua Quang trung lại đề cao chữ Nôm mà không đề cao chữ Hán ?
 +Em hiểu câu : “xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào ?
- GV kết luận : Đây là một chính sách mới tiến bộ của vua Quang Trung.Việc đề cao chữ Nôm thành chữ viết nước nhà thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc của nhà Tây Sơn.
*Hoạt động cả lớp 
 -GV trình bày sự dang dở của các công việc mà Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với Quang Trung .
 -GV cho HS phát biểu cảm nghĩ của mình về vua Quang Trung.
4.Củng cố 
 -GV cho HS đọc bài học trong SGK .
 -Quang Trung đã làm gì để xây dựng đất nước?
 -Những việc làm của vua Quang Trung có tác dụng gì ?
5.Tổng kết - Dặn dò
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Nhà Nguyễn thành lập”.
 -Nhận xét tiết học 
-Em hãy tường thuật lại trân Ngọc Hồi -ĐốngĐa 
-Nêu ý kết quả và ý nghĩa của trận Đống Đa.
-Các nhóm thảo luận vấn đề sau :
 +Nhóm 1 :Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ?
 + Nhóm 2 :Nội dung và tác dụng của chính sách đó như thế nào ? 
-HS nhận PHT.
-HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả .
-HS các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
-HS trả lời.
-HS theo dõi .
-HS phát biểu theo suy nghĩ của mình.
-3 HS đọc .
-HS trả lời .
-HS cả lớp .
	 Thứ năm ngày17 tháng 4 năm 2008.
Đạo đức BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 I.Mục tiêu : Học xong bài này, HS có khả năng :
 1.Hiểu : Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau . Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường tronh sạch.
 2.Biết: Bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch . 
 3.Thái độ: Đồng tình , ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị đddh: 
 - Các tấm bìa màu xanh đỏ , trắng.
 - SGK Đạo đức 4
 - Phiếu giao việc.
 III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động 1 Liên hệ thực tiễn
Hỏi : Hãy nhìn quanh lớp và cho biết . hôm nay vệ sinh lớp mình như thế nào? 
- Nếu lớp có rác.Hỏi : theo em , những rác đó do đâu mà có ? 
- Yêu cầu HS nhặt rác xung quanh mình. 
 Giới thiệu “ Bảo vệ môi trường “. GV ghi tựa lên bảng
Hoạt động 2 Trao đổi thông tin
-Yêu cầu HS đọc các thông tin thu thập và ghi chép về môi trường . 
- Yêu cầu đọc các thông tin trên SGK .
- Qua các thông tin , số liệu nghe được , em có nhận xét gì về môi trường mà chúng ta đang sống?
- Theo em, môi trường đang ở tình trạng như vậy là do những nguyên nhân nào?
- Nhận xét câu trả lời của học sinh.
Kết luận: Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng , xuất phát nhiều nguyên nhân : khai thác tài nguyên bừa bãi , sử dụng không hợp lý
Hoạt động 3 Đề xuất ý kiến
-GV tổ chức cho HS chơi :Trò chơi” Nếuthì”
-Dãy 1: Nếu chặt phá rừng.
-Dãy 2: . Thì sẽ làm xói mòn đất và gây lũ lụt.
Trả lời đúng, hợp lý, mỗi dãy sẽ ghi được 5 điểm. Dãy nào nhiều điểm hơn dãy đó thắng.
-Nhận xét học sinh chơi.
-Như vậy, để giảm bớt sự ô nhiễm của môi trường, chúng ta cần và có thể làm được những gì?
-Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Kết luận: Bảo vệ môi trường là điều cần thiết mà ai cũng phải có trách nhiệm thực hiện.
4/ Củng cố,dặn dò
- Rút ra ghi nhớ.
- Để bảo vệ môi trường chúng ta phải làm gì?
- GV nhận xét tiết học .
- Lớp hát
- Học sinh trả lời .
- Do một số bạn ở lớp vứt ra .
- Mỗi học sinh tự nhặt rác xung quanh mình và vứt vào thùng rác ở cuối lớp
- Các cá nhân HS đọc 
-1 HS đọc .
*Môi trường đang sống đang bị ô nhiễm.- Môi trường đang sống bị đe doạ như: ô nhiễm nước, đất bị hoang hóa, cằn cỗi- Tài nguyên môi trường đang bị cạn kiệt dần
*Khai thác rừng bừa bãi .- Vứt rác bẩn xuống sông ngòi , ao hồ.- Đổ nước thải ra sông.- Chặt phá cây cối.
- Lớp nhận xét bổ sung.
-Nghe phổ biến luật chơi.
- Tiến hành chơi thử.
- Tiến hành chơi.
-Không chặt cây, phá rừng bừa bãi .
- Không vứt rác vào ao hồ
- Xây dựng hệ thông lọc nước.
- Các nhà máy hạn chế xả khỏi của các chất thải
- Học sinh trả lời.
- HS lắng nghe.
Toán ỨNG DỤNG CỦA BẢN ĐỒ (TT)
I.Mục tiêu Giúp HS biết cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ dựa vào độ dài thật và tỉ lệ bản đồ.
II.Các hoạt động dạy-học chủ yếu
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ Gọi 2 HS lên bảng.
-GV nhận xét và cho điểm.
2.Dạy-học bài mới
 a)Giới thiệu bài
 b)Hướng dẫn giải toán
*Bài toán 1
-Yêu cầu HS đọc bài.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán
-GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
-Nhận xét bài làm của HS trên bảng.
*Bài toán 2
-Gọi HS đọc đề
-GV hỏi :
 +Bài toán cho em biết những gì ?
 +Bài toán hỏi gì ?
-GV yêu cầu HS làm bài (nhắc đơn vị đo của Qđ thật và Qđ thu nhỏ phải đồng nhất)
-GV nhận xét bài làm của HS.
3.Luyện tập
*Bài 1
-Yêu cầu HS đọc đề.
-Yêu cầu đọc lần lượt các cột và GV hỏi gợi ý HS trả lời,làm bài.
-Gọi 1 HS chữa bài trước lớp.
-Nhận xét,cho điểm HS.
*Bài 2
-Gọi HS đọc đề sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
*Bài 3
-GV gọi HS đọc đề bài toán.
-GV hỏi :
 +Bài toán cho biết những gì ?
 +Bài toán hỏi gì ?
-GV yêu cầu HS làm bài.
-Nhận xét bài làm của HS trên bảng.
4.Củng cố,dặn dò
-GV yêu cầu HS nêu cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ khi biết độ dài trong thực tế và tỉ lệ bản đồ.
-GV tổng kết giờ học,dăn về nhà chuẩn bị các dụng cụ để tiết sau thực hành.
-2 HS lên bảng làm bài (SGK)
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
-Trả lời câu hỏi :
+Khoảng cách giữa hai điểm A và B trên sân trường dài bao nhiêu mét ?
 +Bản đồ được vẽ theo tỉ lệ nào ?
 +Bài yêu cầu em tính gì ?
 +Làm thế nào để tính được ?
 +Khi thực hiện lấy độ dài thật giữa hai điểm A và B chia cho 500 cần chú ý điều gì ?
-1 HS lên bảng,cả lớp làm vào vở.Đáp số : 4 cm
-1 HS đọc trước lớp.
-HS tìm hiểu đề và trả lời.
-HN-Sơn Tây dài 41 km.Tỉ lệ bản đồ 1:1000000
-Quãng đường HN-Sơn Tây thu nhỏ ? mm.
-1 HS lên bảng giải.Lớp làm vào vở.
Đáp số : 41 mm.
-1 HS đọc.
-HS cả lớp làm bài,sau đó theo dõi bài chữa của bạn.
-1 HS đọc .1 HS lên bảng làm bài.Đáp số :12cm
-1 HS đọc.
-Trả lời (theo đề bài)
-Đáp số : Chiều dài 3 cm.Chiều rộng 2 cm. 
-1 HS nêu,cả lớp theo dõi và nhận xét.
Luyện từ và câu CÂU CẢM
I.Mục tiêu 
-Hiểu được cấu tạo và tác dụng của câu cảm.
-Nhận diện được câu cảm.
-Biết chuyển các câu kể thành câu cảm
-Biết sử dụng câu cảm trong các tình huống cụ thể.
II.Chuẩn bị đồ dùng dạy-học
-Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn: -Chà,con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao!
 -A!Con mèo này khôn thật!
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ
-Gọi 3 HS đọc đoạn văn viết về du lịch hoặc thám hiểm.
-Nhận xét,cho điểm từng HS.
2.Dạy-học bài mới
a)Giới thiệu bài.(Tình huống vàobài“Câucảm”)
b)Tìm hiểu ví dụ
*Bài 1,2,3
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung ở bài 1.
-Hỏi:+Hai câu văn trên dùng để làm gì?
 +Cuối các câu văn trên có dấu gì?
-Kết luận:Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc:vui mừng,thán phục,đau xót,ngạc nhiên...của người nói.Trong câu cảm thường có các từ ngữ:ôi,chao,chà,trời,quá,lắm,thật...,khi viết cuối câu thường có dấu chấm than.
c)Ghi nhớ
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
-GV yêu cầu:Em hãy đặt một số câu cảm.
-Nhận xét,khen ngợi HS hiểu bài nhanh.
3.Luyện tập
*Bài 1
-Gọi HS đọc đề bài tập.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV nhận xét câu HS làm trên bảng.
-Gọi HS có cách nói kh

File đính kèm:

  • docTUAN 30.doc