Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Chú đất nung

Bài 1: Xác định danh từ, TT, ĐT trong đoạn văn sau:

 a. Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.

 b. Quê hương là cánh diều biếc

 Tuổi thơ con thả trên đồng

 Quê hương là con đò nhỏ

 Êm đềm khua nước ven sông.

 

doc61 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Chú đất nung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Thế nào là kết bài mở rộng?
+ Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?
*Bài 2: - HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
+ Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì?
- Muốn tả đồ vật tinh tế, tỉ mỉ ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không nên tả hết mọi chi tiết, mọi bộ phận vì như vậy sẽ lan man. Dài dòng.
3. Phần ghi nhớ.
- HS đọc phần ghi nhớ.
4. Luyện tập - HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
- HS trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi.
+ Câu văn nào tả bao quát cái trống?
+ Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả?
- HS viết thêm mở bài và kết bài cho toàn thân bài trên.
- HS trình bày bài làm. T sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, liên kết câu cho từng HS và ghi điểm những em viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- T hỏi: Khi viết bài văn miêu tả cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn mở bài, kết bài và chuẩn bị bài sau.
----------------------------a&b----------------------------
Toán
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
 	-Biết cách thực hiện phép chia một tích cho một số 
 	-Áp dụng phép chia một tích cho một số để giải các bài toán có liên quan 
II. Các hoạt động D-H:
1. Giới thiệu tính chất một tích chia cho một số 
 	*Tính và so sánh giá trị các biểu thức 
- T viết lên bảng ba biểu thức: 
(9 x 15) : 3 ; 	9 x (15 : 3) ; 	 (9 : 3) x 15
 	- HS tính giá trị của các biểu thức trên rồi so sánh các giá trị đó với nhau. 
(9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45
9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
(9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45
 	-Vậy: (9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15 
 	*Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: 
 	- T viết lên bảng hai biểu thức: 
(7 x 15) : 3 ; 	7 x (15 : 3)
 	- Các em hãy tính giá trị của các biểu thức trên. 
 	- Các em hãy so sánh giá trị của các biểu thức trên. 
 	- Vậy ta có (7 x 15) : 3 = 7 x (15 : 3) 
 	* Tính chất một tích chia cho một số 
 	- Biểu thức (9 x 15) : 3 có dạng như thế nào ? 
 	- Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào ? 
 	- Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của (9 x 15) : 3 ? (Gợi ý dựa vào cách tính giá trị của biểu thức 9 x (15 : 3) và biểu thức (9 : 3) x 15 
 	- T hỏi: 9 và 5 là gì trong biểu thức (9 x 15 ) : 3 ?
 	- Với biểu thức (7 x 15) : 3 tại sao chúng ta không tính (7 : 3) x 15 ? 
 	- T nhắc HS khi áp dụng tính chất chia một tích cho một số nhớ chọn thừa số chia hết cho số chia. 
 	2. Luyện tập 
 	*Bài 1: - HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài vào vở 2 HS làm ở bảng lớp. 
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng và hỏi 2 HS vừa làm bài trên bảng: Em đã áp dụng tính chất gì để thực hiện tính giá trị của biểu thức bằng hai cách. Hãy phát biểu tính chất đó? 
*Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập. 
 	+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- T ghi biểu thức lên bảng (25 x 36) : 9 
 	- HS1: Tính theo cách thông thường (trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau), HS 2 tính theo cách em cho là thuận tiện nhất. 
 	- T hỏi : Vì sao cách 2 làm thuận tiện hơn cách làm thứ nhất. 
 	*Bài 3: (Nếu còn thời gian) - HS đọc đề bài. 
 	- HS tóm tắt bài toán. 
 	- T hỏi: Cửa hàng có bao nhiêu mét vải tất cả ?
 	- Cửa hàng đã bán bao nhiêu phần số vải đó ? 
 	- Vậy cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải ?
 	- Ngoài cách giải trên bạn nào còn có cách giải khác ? 
 	- T yêu cầu HS trình bày lời giải vào vở.
	- Lớp cùng T chữa bài, chốt kết quả đúng, VD:
 	Giải 
Số mét vải cửa hàng có là
30 x 5 = 150 (m)
Số mét vải cửa hàng đã bán là
150 : 5 = 30 (m)
Đáp số: 30 m
 	4. Củng cố, dặn dò :
 	- Nhận xét tiết học. 
 	- Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau .
----------------------------a&b----------------------------
Khoa học
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 	- Kể được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
 	- Có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy- học:
 	- Các hình minh hoạ trong SGK trang 58, 59 (Phóng to nếu có điều kiện).
 	- Sơ đồ dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy nước (dùng ở bài 27).
 	- HS chuẩn bị giấy, bút màu.
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 	- Dùng sơ đồ mô tả dây chuyển sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy.
 	- Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ?
 	- T nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới:
 	* Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. 
 	- T tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.
 	-Chia lớp thành các nhóm nhỏ, đảm bảo một hình vẽ có 2 nhóm thảo luận.
 	-Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ được giao.
 	-Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
 	+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?
 	+ Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm ? Vì sao ?
- T giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 	- Các nhóm trình bày, các nhóm có cùng nội dung bổ sung.
 	- T nhận xét và tuyên dương các nhóm.
 	- 2 HS đọc mục Bạn cần biết.
 	* Hoạt động 2: Liên hệ.
 	- T giới thiệu: Xây dựng nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào cải tiến, cải tạo và bảo vệ hệ thống nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nước mưa,  là công việc làm lâu dài để bảo vệ nguồn nước. Vậy các em đã và sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước.
 	- HS phát biểu.
 	- T nhận xét và khen ngợi HS có ý kiến tốt.
 	* Hoạt động 3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi. 
 	- T tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm.
 	- Chia nhóm HS.
 	- Yêu câu các nhóm vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
 	- T hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
 	- Yêu cầu các nhóm thi tranh vẽ và giới thiệu. Mỗi nhóm cử 1 HS làm giám khảo.
 	- T nhận xét và cho điểm từng nhóm.
 	3. Củng cố, dặn dò:
 	- T nhận xét giờ học.
 	- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 	- Dặn HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.
----------------------------a&b----------------------------
Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1)
	I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
 	+ Công lao của các thầy giáo, cố giáo đối với HS.
 	+ HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.
 	+ Có thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- SGK Đạo đức 4.
 	- Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
	III. Các hoạt dộng dạy học:
1. KTBC:
 	+ Nhắc lại ghi nhớ của bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”
 	+ Hãy nêu những việc làm hằng ngày của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”
b. Nội dung: 
*Hoạt động 1: Xử lí tình huống (SGK trang 20, 21)
 	- GV nêu tình huống:
 	- GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK trang 22)
 	- T nêu yêu cầu và chia lớp thành 4 nhóm HS làm bài tập.
 	Việc làm nào trong các tranh (dưới đây) thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
òNhóm 1 : Tranh 1
òNhóm 2 : Tranh 2
òNhóm 3 : Tranh 3
òNhóm 4 : Tranh 4
 	- GV nhận xét và chia ra phương án đúng của bài tập.
 	+ Các tranh 1, 2, 4 : Thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
 	+ Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biểu lộ sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 22)
 	- T chia HS làm 4 nhóm. Mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- T kết luận:
 	+ Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
 	+ Các việc làm a, b, d, đ, e, g là biết ơn thầy giáo, cô giáo.
 	- T mời HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
4. Củng cố, dặn dò:
 	- Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học (Bài tập 4 - SGK trang 23) – Chủ đề kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
 	- Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo (Bài tập 5- SGK trang 23).
-----------------------------a&b----------------------------
Buổi chiều Tiếng Việt
Luyện từ và câu
 LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ 
I. Mục tiêu:
 	- Giúp HS nắm đặc điểm của danh từ, động từ, tính từ. 
 	- Rèn cho HS kĩ năng làm quen với các dạng bài tập về xác định DT, ĐT , TT 
 	- Giáo dục HS thức tự giác học tập, yêu thích môn học.
III. Các hoạt động dạỵ học:
*T hướng dẫn HS nắm đặc điểm danh từ, động từ, tính từ.
- DT là những từ chỉ sự vật (người, con vật, cây cối, đơn vị, khái niệm ....). Có thể kết hợp với số từ đứng trước và các từ ấy , kia, nyà , nọ ... đứng sau).
ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật (Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang ...đứng trước).
TT là những từ miêu tả tính chất, đặc điểm, mức độ, kích thước, dung lượng.....(Có thể kết hợp với các từ rất đứng trước và các từ lắm, quá ... đứng sau).
Bài 1: Xác định danh từ, TT, ĐT trong đoạn văn sau:
	a. Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.
	b.	Quê hương là cánh diều biếc
	Tuổi thơ con thả trên đồng
	Quê hương là con đò nhỏ
	Êm đềm khua nước ven sông.
	c.	Bà đắp thành lập trại
	Chống áp bức cường quyền
	Nghe lời bà kêu gọi
	Cả nước ta vùng lên.
	c. "Bản làng đã thức giấc. Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới".
	d. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
Bài 2: Gạch dưới động từ trong mỗi cụm từ sau:
	a. trông em	d. quét nhà	h. xem truyện
	b. tưới rau	e. học bài	i. gấp quần áo
	c. nấu cơm	g. làm bài tập
Bài 3: Tìm danh từ, động từ trong các câu sau:
	Trên nương, mỗi người một việc, người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô.
	Bài 4: (HS khá giỏi) làm thêm
Hãy tách thành các từ loại (DT, ĐT, TT) trong đoạn thơ sau:
	Bút chì xanh đỏ
	Em gọt hai đầu
	Em thử hai màu
	Xanh tươi, đỏ thắm
	Em vẽ làng xóm
	Tre xanh, lúa xanh
	Sông máng lượn quanh
	Một dòng xanh mát.
----------------------------a&b----------------------------
Toán
BỒI DƯỠNG PHỤ ĐẠO HỌC SINH
I. Muc tiêu: Giúp HS:
- Luyện tập củng cố về toán trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- HS trung bình và yếu làm những bài đơn giản. HS khá, giỏi làm những bài có tính chất nâng cao.
III. Các hoạt động dạỵ học:
1. Bài dành cho HS trung bình, yếu:
- HS nhắc lại cách tìm số trung bình cộng và tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- HS làm bài vào vở.
	- HS chữa bài, nhận xét. T chốt cách giải đúng.
*Bài 1: Một ô tô, giờ thứ nhất chạy được 40 km, giờ thứ hai chạy được 48 km, giờ thứ ba chạy được 53 km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó chạy được bao nhiêu ki-lô-mét?
* Bài 2: Một trường tiểu học có số học sinh của khối lớp Bốn như sau: 
Lớp 4A có 33 học sinh, lớp 4B có 35 học sinh, lớp 4C có 32 học sinh, lớp 4D có 36 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp Bốn có bao nhiêu học sinh?
*Bài 3: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là:
a. 1973 và 129
b. 27689 và 5341
2. Bài dành cho học sinh khá, giỏi:
*Bài 1: Tổng của hai số bằng 105437. Tìm hai số đó biết rằng nếu thêm vào số bé 425 đơn vị thì số lớn hơn số bé 826 đơn vị .
 	- HS đọc bài toán. T gợi ý hướng dẫn:
	+ Để giải được bài toán này ta cần biết gì? (Biết số lớn hơn số bé).
	+ Nếu không thêm vào số bé 425 đơn vị thì số lớn hơn số bé là bao nhiêu?
- HS tự làm, T cùng lớp chốt lời giải đúng, VD:
Giải 
Nếu không thêm vào số bé 425 đơn vị thì số lớn hơn số bé là:
826 + 425 = 1251
Số bé là : (105437 - 1251) : 2 = 52093
Số lớn là : 52093 + 1251 = 53344
Đáp số : Số lớn 53344; Số bé 52093
*Bài 2: Hiệu của hai số bằng 784. Tìm hai số đó biết rằng nếu thêm vào số lớn 1230 đơn vị thì tổng của chúng 14682.
- T hướng dẫn HS thực hiện tượng tự như bài 1.
- HS giải bài vào vở.
- T cùng lớp nhận xét, chốt lời giải đúng, VD:
Giải
Nếu không thêm vào số lớn 1230 đơn vị thì tổng của hai số là:
14682 - 1230 = 13452
Số bé là : ( 13452 - 784) : 2 = 6334
Số lớn là :6334 + 784 = 7118 
Đáp số : Số lớn 7118 ; Số bé 6334
	3. Củng cố, dặn dò:
	- HS trung bình, yếu nhắc lại cách tìm số trung bình cộng và cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
	- T nhận xét tiết học, dặn dò.
----------------------------a&b----------------------------
Sinh hoạt
SINH HOẠT ĐỘI
(Đ/c Toàn tổ chức)
----------------------------a&b----------------------------
KÍ DUYỆT
*Bài 1: Trung bình cộng của ba số là 105. Hãy tìm ba số đó biết rằng số thứ hai gấp đôi số thứ nhất, số thứ ba gấp ba lần số thứ hai.
- HS đọc phân tích bài toán rồi tự giải bài toán, báo cáo kết quả.
- GV nhận xét chữa bài
Bài giải
Tổng của ba số là : 105 x 3 = 315
Ta có sơ đồ sau : Số thứ nhất:
 	Số thứ hai: 315
 	Số thứ ba:
Số thứ nhất là : 315 : ( 1+ 2 +6 ) = 35 
Số thứ hai là : 35 x 2 = 70
Số thứ ba là : 70 x 3 = 210
 	 Đáp số: Số thứ nhất : 35; Số thứ hai : 70; Số thứ ba 210.
*Bài 2: Hai thửa ruộng thu hoạch được 7 tấn 3 tạ thóc. Thửa ruộng thứ nhất thu được nhiều hơn thửa ruộng thứ hai 6 tạ thóc. Hỏi mỗi thửa ruộng thu được bao nhiêu tạ thóc?
- HS đọc phân tích bài toán rồi tự giải bài toán, báo cáo kết quả
- GV nhận xét chữa bài
+Bài 4: Một trại chăn nuôi có tổng số gà và vịt là 5650 con. Nếu trại đó bán đi 250 con gà thì số gà còn lại nhiều hơn số vịt là 70 con. Hỏi lúc đầu trại đó có bao nhiêu con gà? Bao nhiêu con vịt ?
Giải
Lúc đầu số gà nhiều hơn số vịt là: 250 +70 = 320 (con )
Lúc đầu số vịt là : ( 5650 – 320 ) = 2665 (con )
Lúc đầu số gà là: 2665 + 320 = 2985 ( con )
Đáp số : 2665 con vịt; 2985 con gà
C. Củng cố ,dặn dò:
- HS nhắc lại một số kiến thức cần ghi nhớ.
- GV hệ thống toàn bộ kiến thức đã học
- Dặn về nhà học thuộc kiến thức cần ghi nhớ.Xem lại các bài đã làm.
Luyện tập, bồi dưỡng Tập Làm văn
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS: Luyện tập cách trao đỏi ý kiến với người thân.
II. Các hoạt động D-H
 	1. Các kiến thức cần ghi nhớ.
- T giới thiệu bài và hỏi: +Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì ?
- H trả lời T nhận xét và hoàn thiện câu trả lời của H.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài
- T ghi đề bài lên bảng.
*Đề bài: Em và anh trai của mình cùng đọc truyện Bàn chân kì diệu. Em trao đổi với anh trai về quyết tâm, nghị lực đáng khâm phục của anh Nguyễn Ngọc Ký.
 	Hãy cùng bạn đóng vai để thực hiện cuộc trao đổi trên và ghi lại.
*Bước 1: Tìm hiểu đề bài
- H đọc thầm yêu cầu của đề và trả lời các câu hỏi sau:
 	+ Nội dung cần trao đổi là gì ?
+ Mục đích trao đổi để làm gì ?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào ?
*Bước 2: - H trao đổi theo nhóm đôi (Một HS khá (giỏi) cặp với 1 HS trung bình (yếu) và ghi nội dung trao đổi vào vở. 
- T quan sát và giúp đỡ thêm
*Bước 3: Gọi một số nhóm trình bày trước lớp. 
- T: Yêu cầu những HS khá giỏi trình bày phần khó, những HS trung bình, yếu được trình bày phần đơn giản hơn.
- T và lớp nhận xét, biểu dương những bạn thực hiện tốt việc trao đổi ý kiến theo yêu cầu bài tập.
3. Củng cố, dặn dò:
- T: Nhận xét giờ học, nhắc HS ghi lại vào vở những điều đã trao đổi ở lớp.
----------------------------a&b----------------------------
Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
 (Tạ Duy Anh)
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ con khi chơi thả diều.
- Hiểu các từ mới trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi mang lại cho đám trẻ mục đồng.
II. Đồ dùng D-H
- Tranh trong SGK
III. Các hoạt động D-H
Bài cũ: 
- HS1: Đọc đoạn đầu của bài chú Đất Nung (phần 2). 
+ Hãy kể lại tai nạn của hai người bột 
- HS2: Đọc đoạn còn lại
+ Câu nói cộc tuếch của Đất Nung cuối bài có ý nghĩa gì? Bài đọc nói về điều gì?
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- T: Chia đọc bài đọc: 2 đoạn.
- HS: Nối tiếp đọc đoạn .
+ Lượt 1: Luyện đọc các từ: Cánh diều, huyền ảo
+ Lượt 2: Đọc câu “Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh ầy xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”.
+ Lượt 3: HS nêu giọng đọc toàn bài: Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ con khi chơi thả diều.
T: Đọc giọng vui, tha thiết, nhấn giọng ở những từ ngữ có tác dụng gợi tả, gợi cảm thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của đám trẻ khi chơi thả diều.
+ Lượt 4: Chú giải các từ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao. 
- HS: Luyện đọc nhóm 2
- HS: 1em đọc toàn bài
- T: Đọc diễn cảm toàn bài.
 	b. Tìm hiểu bài: 
+ Tác giả dùng chi tiết nào để tả vẻ đẹp của những cánh diều?
- T: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào? (Các bạn hò hét nhau thả diều thi và sung sướng đến phát dại nhìn lên trời).
+ Vây trong phân vừa tìm hiểu, tác giả muốn nói với các em điều gì? (Vẻ đẹp của những cánh diều và niềm vui của các bạn khi thả diều).
	+ Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
	+ Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói gì về cánh diều tuổi thơ? (ý b)
+ Đoạn 2 cho em biết điều gì? (Trò chơi thả diều đem đến cho trẻ em những ước mơ đẹp).
- HS: Nhắc lại ý đoạn 2.
- T nêu câu hỏi liên hệ: Trong các em ai đã từng chơi trò thả diều? Khi đó em thường gởi theo cánh diều điều gì?
c. Đọc diễn cảm
- HS: 2 em nối tiếp đọc lại toàn bài
- HS: 1em nhắc lại giọng đọc toàn bài
- (HS1: Theo em đọc đoạn này với giọng vui tươi, hồ hởi, nghỉ lâu hơn sau dấu 3 chấm; HS2: em đồng ý với cách đọc của bạn, và em nhấn giọng ở các từ: nâng lên, hò hét, mềm mại, phát dại, vi vu trầm bổng, gọi thấp xuống).
- HS: Luyện đọc diễn cảm trong nhóm 2, các nhóm tự nhận xét cho nhau (Lớp trưởng điều khiển).
- Lớp bình chon nhóm có bạn đọc tốt nhất.
3. Củng cố:
- Bài đọc nói về điều gì? (Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi mang lại cho đám trẻ mục đồng).
- T: Đó là nội dung chính của bài tập đọc. HS nhắc lại nội dung của bài.
- T: Nhận xét giờ học nhắc HS đọc lại bài ở nhà.
-----------------------------a&b----------------------------
Kĩ thuật
(Đ/c Long dạy)
----------------------------a&b----------------------------
Toán
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
 	- Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
 	- Áp dụng để tính nhẩm. 
II. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ: 
- HS: 2em làm lại bài tập 1 tiết trước, 1 em nhắc lại cách chia một tích cho một số
B. Bài mới
1. Ví dụ
a. Phép chia 320 : 40 (trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng).
- T ghi phép chia 320 : 40 và yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. 
 	- Vậy 320 chia 40 được mấy ? 
 	- Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4 ? 
 	- Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32, của 40 và 4 
- T: Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4. 
- HS đặt tính và thực hiện tính 320 : 40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. 
320 40 
 0 8
- T nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng
c) Phép chia 32 000 : 400 (trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia). 
- T ghi phép chia 32000 : 400, yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên.
 	- Vậy 32 000 : 400 được bao nhiêu? 
 	- Em có nhận xét gì về kết quả 32 000 : 400 và 320 : 4 ? 
 	- Em có nhận xét gì về các chữ số của 32000 và 320, của 400 và 4. 
- T: Vậy để thực hiện 32000 : 400 ta chỉ việc xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép ch

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4Tuan 14.doc