Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Bốn anh tài (tiết 1)
G: Nêu yêu cầu của bài, nhắc H:
+Viết kết bài mở rộng dựa trên dàn ý
+Viết kết bài không trùng với loài cây em chọn ở bài tập 4
H: Viết đoạn văn, nối nhau đọc bài trước lớp.
n tay.cứu được quãng đê sống lại. H: Đọc lướt toàn bài, trả lời: +Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào? H: Đọc thầm đoạn 1, trả lời: +Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe doạ của cơn bão biển. H: Đọc đoạn 2, trả lời: +Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả NTN ở đoạn 2 ? +Trong đoạn 1 và 2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả? +Các hình ảnh này có tác dụng gì ? H : Đọc thầm đoạn 3 , trả lời : +Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển ? c-Đọc diễn cảm (12’) H : 3 em nối tiếp đọc bài. G: Hướng dẫn để H đọc diễn cảm được bài đúng. H: Luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3 trước lớp. III-Củng cố, dặn dò: (3’) Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ đê biển. G: Hỏi về ý nghĩa bài văn H: Trả lời trước lớp. G: Nhận xét giờ học. Thứ ba ngày 7 tháng 3 năm 2006 Chính tả (Nghe - viết) Thắng biển A-Yêu cầu 1-Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài đọc Thắng biển. 2-Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai chính tả: l/n, in/inh. B-Đồ dùng - Bảng phụ viết nội dung bài 2a. C-Hoạt động dạy học Nội dung Cách thức tổ chức I-Kiểm tra: (4’) Viết các từ: câu chuyện, truyện cổ tích, kể chuyện, truyện đọc, lưỡng lự H: 2 em lên bảng viết các từ G đọc. -Lớp nhận xét. G: Đánh giá, cho điểm. II-Bài mới 1-Giới thiệu bài: (1’) 2-Hướng dẫn nghe viết (18’) *Từ ngữ: Lan rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng,.. H: 1 em đọc 2 đoạn văn cần viết chính tả trong bài Thắng biển. -Lớp theo dõi SGK. G: Nhắc H chú ý cách trình bày bài, những từ ngữ mình dễ viết sai. -Đọc từng câu, bộ phận ngắn choH viết -Đọc cho H soát lỗi. -Chấm 7 - 10 bài, nhận xét. 3-Hướng dẫn làm bài tập (10’) Bài 2a: Nhìn lại - khổng lồ - ngọn lửa - búp nõn - ánh nến - lóng lánh - lung linh - trong nắng - lũ lũ - lượn lên - lượn xuống. G: Nêu yêu cầu bài tập. H: Làm bài vào vở BT. -Đại diện một nhóm 5 em lên thi tiếp sức điền vào bài tập, 1 em đọc lại bài đã hoàn chỉnh. G: Chốt lại lời giải đúng. III-Củng cố, dặn dò: (3’) G: Nhận xét giờ học. -Yêu cầu H về tìm và viết vào vở 5 từ bắt đầu bằng n, 5 từ bắt đầu bằng l Luyện từ và câu Luyện tập về câu kể ai - là gì? A-Yêu cầu 1-Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai - là gì?: tìm được câu kể Ai - là gì? trong đoạn văn, nắm được tác dụng của mỗi câu, xác định được bộ phận CN và VN trong các câu đó. 2-Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai - là gì?. B-Hoạt động dạy học Nội dung Cách thức tổ chức I-Kiểm tra: (4’) Bài tập 4 (Tiết trước) H: 1 em đọc lại bài tập 4. G: Nhận xét, đánh giá. II-Bài mới 1-Giới thiệu bài (1’) 2-Hướng dẫn làm bài tập (30’) Bài 1: Tìm câu kể Ai là gì? và nêu tác dụng của mỗi câu: Ng Tri Phương là người Thừa Thiên.- Giới thiệu. Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.- Nêu nhận định Ông Năm là dân ngụ cư ở vùng này.- Giới thiệu Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. - Nêu nhận định G: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. H: Đọc yêu cầu bài, tìm các câu kể ai là gì? Có trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó. -Phát biểu ý kiến. G : Nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 2 : Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm : H: Đọc yêu cầu bài, làm bài. -Phát biểu ý kiến. G : Kết luận Bài 3 : VD : Khi chúng tôi đến, Hà nằm trong nhà, bố mẹ Hà mở cửa đón chúng tôi. Chúng tôi lễ phép chào hai bác. Thay mặt cả nhóm, tôi nói với hai bác : -Thưa hai bác, hôm nay nghe tin bạn Hà ốm, chúng cháu đến thăm Hà. Cháu giới thiệu với hai bác: Đây là . H : Đọc yêu cầu bài. G : Gợi ý : +Em cần tưởng tượng tình huống cùng các bạn đến nhà Hà lần đầu. Gặp bố, mẹ Hà, trước hết cần chào hỏi, nói lí do đến thăm, sau đó hiới thiệu từng bạn. -1 em làm mẫu -Lớp viết đoạn giới thiệu vào vở. -Đọc trước lớp đoạn văn, chỉ rõ câu kể Ai là gì có trong đoạn văn đó. G : Nhận xét, chấm điểm III-Củng cố, dặn dò : (3’) G : Nhận xét giờ học. -Yêu cầu H về nhà sửa chữa viết lại đoạn văn vào vở. Thứ tư ngày 8 tháng 3 năm 2006 Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc A-Yêu cầu 1-Rèn kĩ năng nói: -Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (hoặc đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng dũng cảm của con người. -Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (hoặc đoạn truyện). 2-Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể nhận xét đúng lời kể của bạn. B-Đồ dùng - Sưu tầm truyện viết về lòng dũng cảm của con người. - Bảng phụ viết sẵn đề bài kể chuyện. C-Hoạt động dạy học Nội dung Cách thức tổ chức I-Kiểm tra: (4’) Kể chuyện Những chú bé không chết, trả lời : Vì sao truyện có tên là “Những chú bé không chết”? H: 2 em kể và trả lời trước lớp. G: Nhận xét, đánh giá. II-Bài mới 1-Giới thiệu bài: (1’) 2-Hướng dẫn kể chuyện (30’) a-Tìm hiểu yêu cầu bài *Đề bài: Kể một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em được nghe hoặc được đọc. H: 1 em đọc đề bài. G: Gạch dưới những từ ngữ quan trọng. H: Nối tiếp đọc các gợi ý. -Nối tiếp giới thiệu câu chuyện của mình chọn. . b-Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện H: Kể theo nhóm đôi, trao đổi ý nghĩa. -Thi kể trước lớp -Bình chọn người kể lôi cuốn, có câu chuyện hay nhất. III-Củng cố, dặn dò: (3’) G: Nhận xét giờ học. -Yêu cầu H về kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân. -Dặn chuẩn bị cho bài sau. Tập đọc Ga-vrốt ngoài chiến luỹ A-Yêu cầu 1-Đọc trôi chảy toàn bài, Đọc đúng, lưu loát các tên riêng nươc ngoài (Ga-vrốt, ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc), lời đối đáp giữa các nhân vật. Giọng đọc phù hợp với lời nói của từng nhân vật, với lời dẫn truyện ; thể hiện được tình cảm hồn nhiên và tinh thần dũng cảm của Ga-vrốt ngoài chiến luỹ. 2-Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt. B-Đồ dùng - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. C-Hoạt động dạy học Nội dung Cách thức tổ chức I-Kiểm tra: (4’) Đọc bài Thắng biển, trả lời câu hỏi trong bài. H: 2 em đọc và trả lời trước lớp. G: Nhận xét, đánh giá. II-Bài mới 1-Giới thiệu bài: (1’) 2-Luyện đọc và tìm hiểu bài a-Luyện đọc: (8’) Ga-vrốt, ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc H: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài G: Kết hợp viết bảng hướng dẫn phát âm đúng các tên riêng nước ngoài, lưu ý các câu hỏi, câu cảm, câu khiến. H: Luyện đọc theo cặp. -2 em đọc cả bài. G: Đọc diễn cảm bài văn. b-Tìm hiểu bài (10’) -Ga-vrốt nghe nói nghĩa quân sắp hết đạn nên ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn, giúp nghĩa quân tiếp tục chiến đấu. Dưới làn mưa đạn của địch ; Cuốc-phây-rắc thét giục cậu quay vào chiến luỹ nhưng cậu vân nán lại để nhặt đạn ; lúc ẩn, lúc hiện giữa làn đạn giặc, chơi trò ú tim với cái chết -Vì hình ảnh Ga-vrốt bất chấp nguy hiểm, len lỏi giữa chiến trường nhặt đạn cho nghĩa là một hình ảnh rất đẹp, chú bé có phép như thiên thần, đạn giặc không đụng tới được. -Ga-vrốt là một cậu bé anh hùng H: Đọc lướt phần đầu truyện, trả lời: +Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì? H: Đọc đoạn còn lại, trả lời: +Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt ? H: Đọc đoạn cuối, trả lời: +Vì sao tác giả lại nói Ga-vrốt là thiên thần? +Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt. c-Đọc diễn cảm (13’) H: 4 em nối tiếp đọc truyện theo cách phân vai. G: Hướng dẫn các em đọc đúng, đọc diễn cảm lời các nhân vật. H: Luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn truyện. III-Củng cố, dặn dò: (3’) G: Nhận xét giờ học. -Yêu cầu H tiếp tục luyện đọc theo cách phân vai. Thứ năm ngày 9 tháng 3 năm 2006 Tập làm văn Luyện tập xây dựng kết bài Trong bài văn miêu tả cây cối A-Yêu cầu 1-H nắm được hai kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng) trong bài văn tả cây cối. 2-Luyện tập viết đoạn kết bài trong bài văn tả cây cối theo cách mở rộng. B-Đồ dùng - Tranh ảnh một số loài cây. - Bảng phụ viết dàn ý quan sát. C-Hoạt động dạy học Nội dung Cách thức tổ chức I-Kiểm tra: (4’) Đọc mở bài giới thiệu chung về cái cây em định tả (Tiết trước) H: 2 em đọc mở bài của mình. G: Nhận xét, đánh giá. II-Bài mới 1-Giới thiệu bài: (1’) 2- Hướng dẫn luyện tập (30’) Bài 1: Có thể dùng các câu ở đoạn a, b để kết bài. G: Giới thiệu trực tiếp. H: Đọc yêu cầu bài tập, trao đổi với bạn, trả lời câu hỏi của bài. -Phát biểu ý kiến trước lớp. G: Chốt lại lời giải đúng. Bài 2: G: Kiểm tra sự chuẩn bị của H. H: Đọc yêu cầu bài, suy nghĩ trả lời từng câu hỏi trong SGK. -Tiếp nối nhau trả lời từng câu theo dàn ý trên bảng phụ. G: Nhận xét, góp ý. Bài 3: Viết một kết bài mở rộng G: Nêu yêu cầu của bài, nhắc H: +Viết kết bài mở rộng dựa trên dàn ý +Viết kết bài không trùng với loài cây em chọn ở bài tập 4 H: Viết đoạn văn, nối nhau đọc bài trước lớp. -Cả lớp và G nhận xét, khen ngợi bài hay. Bài 4: Viết kết bài mở rộng cho một trong các đề sau: a-Cây tre ở làng quê b-Cây tràm ở quê em c-Cây đa cổ thụ ở đầu làng H : Đọc yêu câu bài -Viết đoạn kết bài. -Tiếp nối nhau đọc trước lớp. -cả lớp và G nhận xét. G: Chấm điểm bài hay. III-Củng cố, dặn dò: (3’) G: Nhận xét giờ học. -Yêu cầu về hoàn chỉnh đoạn văn ở BT4, xem trước bài sau. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: dũng cảm A-Yêu cầu 1-Tiếp tục mở rộng hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm dũng cảm. Biết một số thành ngữ gắn với chủ điểm. 2-Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. B-Đồ dùng -Bảng phụ viết sẵn nội dung BT1, 4 C-Hoạt động dạy học Nội dung Cách thức tổ chức I-Kiểm tra: (4’) Bài tập 3 (Tiết trước) H: 2 em đóng vai giới thiệu với bố mẹ Hà về từng người trong nhóm. G: Nhận xét, đánh giá. II-Bài mới 1-Giới thiệu bài: (1’) 2-Hướng dẫn luyện tập (30’) Bài 1: Tìm từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm +Cùng nghĩa: can đảm, can trường, gan, gan dạ, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, anh hùng, anh dũng, quả cảm +Từ trái nghĩa: nhát, nhát gan, hèn nhát, nhút nhát, đớn hèn, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược, G: Nêu mục đích yêu cầu giờ học. H: Đọc yêu cầu bài tập. G: Gợi ý: +Từ cùng nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau. +Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. H: Làm bài theo nhóm. -Đại diện nhóm trình bày kết quả. -Cả lớp nhận xét, tính điểm. -Làm bài vào vở theo đáp án đúng. Bài 2: Đặt câu với một trong các từ tìm được VD: Cả tiểu đội chiến đấu rất anh dũng Các chiến sĩ trinh sát rất gan dạ, thông minh. Phải bạo gan lắm nó mới dám đi qua ngôi nhà hoang ấy. Nó vốn nhát gan không dám đi tối đâu Bạn ấy rất hiểu bài nhưng nhút nhát không dám phát biểu. H: Nêu yêu cầu bài. -Mỗi em đặt ít nhất một câu với một từ ở bài tập 1. -Tiếp nối nhau đọc câu vừa đặt. G: nhận xét, đánh giá. Bài 3:Chọn từ thích hợp Dũng cảm bênh vực lẽ phải. Khí thế dũng mãnh Hi sinh anh dũng H: Đọc yêu cầu bài. G: Gợi ý: Lần lượt thử điền 3 từ cho sẵn sao cho tạo ra tập hợp từ có nội dung thích hợp. H: Suy nghĩ phát biểu ý kiến. G: Nhận xét, chốt đúng. Bài 4: 2 thành ngữ nói về lòng dũng cảm: Vào sinh ra tử Gan vàng dạ sắt H: Đọc yêu cầu bài và các thành ngữ. -Từng cặp trao đổi, trình bày kết quả. G: Chốt đúng H: Nhẩm học thuộc lòng các thành ngữ. Bài 5: Đặt câu: Bố tôi đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường Quảng Trị. Chú bộ đội đã từng vào sinh ra tử nhiều lần. Bộ đội ta là những người gan vàng dạ sắt. H: 1 em nêu lại yêu cầu bài tập. -Suy nghĩ đặt câu -Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. -Cả lớp nhận xét, sửa chữa. G: Đánh giá. III-Củng cố, dặn dò: (3’) G: Nhận xét giờ học. -Yêu cầu H về nhà đặt thêm 2 câu với hai thành ngữ BT4, HTL các thành ngữ Thứ sáu ngày 10 tháng 3 năm 2006 Tập làm văn Luyện tập miêu tả cây cối A-Yêu cầu 1-H luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước : lập dàn ý, viết từng đoạn (mở bài, thân bài, kết bài). 2-Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài (kiểu trực tiếp, gián tiếp) ; đoạn thân bài ; đoạn kết bài (kiểu mở rộng, không mở rộng). B-Hoạt động dạy học Nội dung Cách thức tổ chức I-Kiểm tra: (4’) Đọc đoạn kết bài mở rộng (tiết trước) H: 2 em đọc bài của mình. G: Nhận xét, đánh giá. II-Bìa mới 1-Giới thiệu bài: (1’) 2-Hướng dẫn làm bài tập a-Tìm hiểu yêu cầu của bài tập (5’) *Đề bài : Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em thích. G : Nêu yêu cầu giờ học H : 1 em đọc yêu cầu của đề bài. G: Gạch chân những từ ngữ quan trọng H: Vài em nói cây mình chọn. -4 em nối tiếp đọc gợi ý, lớp theo dõi G: Nhắc viết nhanh dàn ý, sau mới viết bài. b-H viết bài ( 25’) H: Lập dàn ý, tạo lập từng đoạn, hoàn chỉnh cả bài viết vào vở. -Tiếp nối nhau đọc bài của mình. -Lớp nhận xét. G: Đánh giá khen ngợi bài viết tốt. III-Củng cố, dặn dò: (3’) G: Nhận xét giờ học. -Yêu cầu H viết chưa đạt về viết lại. -Dặn chuẩn bị cho bài kiểm tra viết giờ sau Tuần 27 Thứ hai ngày 13 tháng 3 năm 2006 Tập đọc Dù sao trái đất vẫn quay A-Yêu cầu 1-Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tên riêng nước ngoài. -Biết đọc diễn cảm bài văn, ca ngợi lòng dũng cảm của hai nhà bác học. 2-Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. B-Đồ dùng - Tranh chân dung hai nhà bác học. C-Hoạt động dạy học Nội dung Cách thức tổ chức I-Kiểm tra: (4’) Đọc bài : Ga-vrốt ngoài chiến luỹ. H: Đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi. G: Nhận xét, đánh giá. II-Bài mới 1-Giới thiệu bài: (1’) 2-Luyện đọc và tìm hiểu bài a-Luyện đọc: (8’) -Cô-péc-ních, Ga-li-lê H: Đọc nối tiếp theo đoạn. G: Hướng dẫn H luyện phát âm các tên riêng. -Giúp H hiểu các từ khó trong bài. H: Luyện đọc theo cặp. -1, 2 em đọc cả bài. G: Đọc diễn cảm bài. b-Tìm hiểu bài: (10’) -Lúc đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ -Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại -Nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc-ních. -Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của chúa trời. -Hai nhà bác học dám nói ngược lại với những lời phán bảo của chúa trời -Các ông biết việc làm đó nguy hại đến tính mạng. -Ga-li-lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày.. H: Đọc thầm bài, trả lời: +ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác với các ý kiến chung lúc bấy giờ? +Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? +Vì sao toà án lúc ấy lại sử phạt ông? +Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? c-Đọc diễn cảm (14’) H: 3 em đọc nối tiếp nhau 3 đoạn. G; Hướng dẫn H tìm đúng giọng đọc. H: Luyện đọc. -Thi đọc diễn cảm. G: Khen ngợi những H đọc diễn cảm tốt. III-Củng cố, dặn dò: (3’) G: Nhận xét giờ học. -Dặn H về đọc bài và chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 14 tháng 3 năm 2006 Chính tả Bài thơ về tiểu đội xe không kính A-Yêu cầu 1-Nhớ và viết lại bài chính tả. Biết cách trình bày các dòng thơ theo thể thơ tự do và trình bày các khổ thơ. 2-Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn: s/x - dấu hỏi/ dấu ngã. B-Hoạt động dạy học Nội dung Cách thức tổ chức I-Kiểm tra: (4’) Viết các từ ngữ bắt đầu băng âm l/n H: Viết các từ theo lời đọc của G. G: Nhận xét, đánh giá. II-Bài mới 1-Giới thiệu bài: (1’) 2-Hướng dẫn H nhớ viết (20’) -Xoa mắt đắng, đột ngột, sa, ùa vào, ướt. H: Đọc yêu cầu bài. -Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối. -Đọc thầm nhớ lại bài. G: Nhắc H cách trình bày. H: Chú ý những từ dễ viết sai chính tả. -Nhớ lại để viết. -Đổi vở soát lỗi chính tả. G : Chấm 7 - 10 bài, nhận xét. 3-Hướng dẫn làm bài tập (12’) Bài 2: a-Trường hợp chỉ viết với s b-Trường hợp chỉ viết với x H: Giải thích yêu cầu bài. -Làm bài tập theo nhóm. H: Càng tìm được nhiều từ càng tốt. +Chỉ tìm tiếng có nghĩa. H : Đại diện các nhóm trình bày. -Lớp kết luận nhóm thắng cuộc. Bài 3: Gạch bỏ những tiếng viết sai chính tả, viết lại tiếng thích hợp để hoàn chỉnh câu văn. a-Sa mạc - xen kẽ b-Đáy biển - thung lũng H: Đọc thầm đoạn văn, xem tranh minh hoạ. -Lên bảng điền. G: Nhận xét, chốt lại. III-Củng cố, dặn dò: (3’) G: Nhận xét giờ học. Luyện từ và câu Câu khiến A-Yêu cầu 1-Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến. 2-Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến. B-Đồ dùng - Bảng phụ. C-Hoạt động dạy học Nội dung Cách thức tổ chức I-Kiểm tra: (4’) +Nêu từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ dũng cảm. H: 2 em nêu trước lớp. G: Nhận xét, đánh giá. II-Bài mới 1-Giới thiệu bài: (1’) 2-Nhận xét (13’) Bài 1, 2: -Mẹ mời sứ giả vào đây cho con ! +Dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào. +Dấu ! ở cuối câu. H: Đọc yêu cầu bài. -Suy nghĩ phát biểu. G : Chốt lại lời giải đúng. Bài 3: Đặt câu để mượn quyển vở của bạn. -Cho mình mựơn quyển vở của cậu với. -Làm ơn cho tớ mượn quyển vở của bạn một lát. H : Đọc yêu cầu bài. -Nối tiếp nhau đặt câu. G : Cùng lớp nhận xét từng câu và rút ra kết luận. 3-Ghi nhớ : (3’) H : Rút ra kết luận. - 2em nhắc lại. 4-Luyện tập (12’) Bài 1 : Gạch dưới câu khiến trong mỗi đoạn văn sau. Đoạn a : Hãy gọi người hàng hành vào đây cho ta ! Đoạn b :Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé ! Đừng có nhảy lên boong tàu ! Đoạn c : Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương ! H : 4 em nối tiếp đọc yêu cầu BT1. -Làm bài trao đổi cặp đôi. -Đọc câu văn đúng giọng phù hợp. G: Nhận xét. Bài 2 : Tìm các câu khiến trong SGK Toán, Tiếng Việt: H: Nêu yêu cầu bài. -Trao đổi nhóm. -Nêu những câu khiến đã tìm được. -Lớp nhận xét. G: Nhận xét - tính điểm. Bài 3: Đặt câu khiến: -Với bạn: Cho mình mượn bút của bạn một tí. -Với cô giáo: Em xin phép cô cho em vào lớp ạ. H: Nêu yêu cầu bài. -Đặt câu khiến vào vở. -Nêu miệng trước lớp. G: Cùng lớp nhận xét. III-Củng cố, dặn dò: (3’) G: Nhận xét giờ học. -Dặn xem trước bài sau. Thứ tư ngày 15 tháng 3 năm 2006 Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia A-yêu cầu 1-Rèn kĩ năng nói: -H chọn được một câu chuyện về lòng dũng cảm mình đã chứng kiến hoặc tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. -Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. 2-Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. B-Đồ dùng - Tranh minh hoạ SGK C-Hoạt động dạy học Nội dung Cách thức tổ chức I-Kiểm tra: (4’) +Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, đươc đọc nói về lòng dũng cảm. H: 2 em kể trước lớp. G: Nhận xét, đánh giá. II-Bài mới 1-Giới thiệu bài: (1’) 2-Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề (5’) *Đề bài: Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia G: Nêu mục đích, yêu cầu giờ học. H: 1 em đọc đề bài. G: Chép đề lên bảng, gạch chân những từ ngữ quan trọng. H: 4 em nối tiếp đọc 4 gợi ý trong SGK -Lớp theo dõi SGK, xem tranh minh hoạ gợi ý đề tài kể chuyện. -Nối tiếp nói đề tài câu chuyện của mình chọn kể. 3-Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (25’) H: kể chuyện theo cặp. -Thi kể trước lớp, kể xong, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. -Lớp và G nhận xét, tính điểm. -Cả lớp bình chọn người có câu chuyện hay nhất, người kể lôi cuốn nhất. III-Củng cố, dặn dò: (3’) G: Nhận xét giờ học. -Yêu cầu H về kể lại câu chuyện cho người thân và viết vào vở câu chuyện đã kể ở lớp. -Dặn xem trước bài sau. Tập đọc Con sẻ A-Yêu cầu 1-Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ. Biết đọc diễn cảm bài văn - chuyển giọng linh hoạt, phù hợp với diễn biến câu chuyện: hồi hộp, căng thẳng (ở đoạn đầu - tả sự đối đầu giữa sẻ mẹ và chó săn) ; chậm rãI, thán phục (ở đoạn sau - sự ngưỡng mộ của tác giả trước tình mẹ con thiêng liêng, hành động dũng cảm bảo vệ con sẻ mẹ). 2-Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già. B-Đồ dùng - Tranh minh hoạ bài học SGK. C-Hoạt động dạy học Nội dung Cách thức tổ chức I-Kiểm tra: (4’) Đọc bài “Dù sao trái đất vẫn quay!” +Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? H: 2 em đọc bài trước lớp. G: Nhận xét, đánh giá. II-Bài mới 1-Giới thiệu bài: (1’) 2-Luyện đọc và tìm hiểu bài a-Luyện đọc (8’) *Từ khó: tuồng như, khản đặc, náu, bối rối, kính cẩn H: Nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài. G: Hướng dẫn quan sát tranh minh hoạ -Giúp H hiểu từ
File đính kèm:
- giao an tieng viet ki II lop 4.doc