Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Luyện:Từ ghép - Từ láy

HS làm bài tập sau: Tìm số trung bình cộng cảu câc số sau: 96 ; 121 và 143

- HS làm bài, gv nhận xét ghi điểm.

A. Bài mới. (27p)

1. Làm quen với biểu đồ tranh:

- HS quan sát biểu đồ trong SGK và phát biểu: Biểu đồ trên có hai cột:

+ Cột bên trái ghi tên của năm gia đình: Cô Mai, Cô Lan, Cô Hồng, Cô Đào, Cô Cúc.

+ Cột bên phải nói về số con trai, con gái của mỗi gia đình.

 

doc25 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Luyện:Từ ghép - Từ láy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (3p)
HS nêu cách tím số trung bình cộng ?
* HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (30p)
Bài 1: Viêt số thích hợp vào chỗ chấm
1 dag = ....g	 1 hg = ......dag	 1 phút 5 giây =giây. 1/ 4 ngày = giờ
10 g = ..... dag	 4 kg = .... hg	 5 phút = . giây.	1/ 5 phút = giây.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào nháp.
- HS đại diện hai đội lên thi điền đúng, điền nhanh.
- Học sinh – giáo viên nhận xét.
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm.
Số trung bình cộng của:
a. 69 và 57 là: 
b. 42; 54; 72; 52 là: .
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài nêu cách làm ( GV yêu cầu HS yếu làm được câu a )
- Học sinh làm bài – Giáo viên nhận xét
Bài 3: Số dân của một huyện trong 3 năm liền tăng thêm lần lượt là 480 người, 366 người, 420 người. Hỏi trung bình mỗi năm dân số của huyện đó tăng thêm bao nhiêu người?
- Hs nêu yêu cầu bài toán
- Học sinh nêu cách làm bài – học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng phụ
- Học sinh nhận xét – Giáo viên nhận xét.
Bài 4: Học sinh khá, giỏi làm thêm
Một của hàng xăng dầu trong 3 ngày đầu tuần bán được 2150 L xăng, 4 ngày cò lại trong tuần bán được 2540 L xăng. Hỏi trung bình mỗi ngày trong tuần đó cửa hàng bán được bao nhiêu lít xăng?
* HĐ 3: Củng cố – dặn dò (2p)
HS nêu cách so sánh các số tự nhiên
GV nhận xét tiết học. Tuyên dương HS có ý thức học tốt.
_______________________________
Đạo đức
Biết bày tỏ ý kiến
I. Mục tiêu:
- Biết được: Trẻ em cần phải được bày ý kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
* HS khá, giỏi: Biết:
- Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác
GDMT ở mức độ liên hệ.: Bày tỏ ý kiến về môi trường sống, môi trường lớp học ....
KNS: Kĩ năng trình bày ý kiến, lắng nghe, kiềm chế cảm xúc và kĩ năng tôn trọng, thể hiện sự tự tin.
* Không lựa chọn phương án phân vân. Chỉ có hai phương án: tán thành hay không tán thành.
II.Tài liệu, phương tiện:
HS chuẩn bị, mỗi em 3 tấm bìa trắng.
III. Hoạt động dạy - học:
Bài cũ: ( 5p)
? Em hãy nêu những khó khăn trong học tập và hướng khắc phục ?
Học sinh nêu sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá bằng cách cho điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài: ( 2p)
Tìm hiểu bài: ( 25p)
* Khởi động: Trò chơi: “ Diễn tả”
Cách chơi:
GV chia HS thành 4 nhóm mỗi nhóm 1 bức tranh hoặc đồ vật ngồi thành vòng tròn lần lượt từng người trong nhóm cầm tranh quan sát và nêu nhận xét.
Thảo luận: ? ý kiến của cả nhóm về bức tranh có giống nhau không?
GV kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến khác nhau
* Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm.
- GVchia HS thành nhóm nhỏ giao nhiệm vụ mỗi nhóm 1 tình huống.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân, đến lớp?
GV : Mọi tình huống em nêu rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và cuả trẻ em nói chung.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi.
- GV nêu yêu cầu bài tập - HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả - GV kết luận.
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến ( BT2- SGK)
- GV phổ biến cho học sinh cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm hồ màu.
Màu đỏ: Biểu hiện thái độ tán thành
Màu xanh: Biểu hiện thái độ phản đối
- GV nêu từng ý kiến. HS biểu hiện thái độ và giải thích lí do.
- Thảo luận chung cả lớp
- GV kết luận: Các ý kiến đúng: a),b),c); các ý kiến sai: d)
TH Sử dụng NLTK&HQ: Biết bày tỏ chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả của năng lượng. Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
GDMT Biển - đảo: Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo Việt Nam. Vận động mọi người biết quan tâm giữ gìn bảo vệ tài nguyên biển đảo Việt Nam.
Củng cố – dặn dò : (3p)
- Gv tổng kết bài. GV liên hệ: Các em có quyền bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề mà các em quan tâm, như là các em có thể bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề bảo vệ môi trường xanh – sạch - đẹp; bày tỏ ý kiến đồng tình hay phán đối về hành động của con người đối với môi trường.
- GV nhận xét giờ học.
_____________________________
Hoạt động tập thể: (AT GT)
Bài 1: Biển báo giao thông đường bộ (T1)
I. Mục tiờu:
- HS biết thờm nội dung 12 biển bỏo giao thụng phổ biến.
- HS hiểu ý nghĩa, tỏc dụng của biển bỏo hiệu giao thụng.
- HS nhận biết nội dung của cỏc biển bỏo hiệu ở khu vực gần trường học, gần nhà hoặc thường gặp.
- Khi đi đường cú ý thức chỳ ý đến biển bỏo.
- Tuõn theo luật và đi đỳng phần đường của biển bỏo hiệu giao thụng.
II. Đồ dựng dạy học: 
Cỏc biển bỏo như SGK.
III. Hoạt động dạy học: 
Bài mới:
* Hoạt động 1: ễn và giới thiệu nội dung (15’)
Biển bỏo cấm. 
- Quan sỏt biển bỏo số 101, 102, 112.
- H1: Biển bỏo biểu thị gỡ?( Để cảnh bỏo cỏc tỡnh huống cú thể xảy ra cho người đi đường, ngăn ngừa tai nạn)
- GV nờu: Người đi đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đó bỏo. Biển 101, 102, 112.
- Cho Hs xem biển bỏo số 101, 102, 112.
Biển bỏo nguy hiểm. 
- H2: Hóy nờu nội dung của biển bỏo nguy hiểm.
- GV Giới thiệu biển 204, 210, 211. 
Biển chỉ dẫn. 
- H3: Biển chỉ dẫn giỳp ta biết điều gỡ? Biết được hướng dẫn đi hoặc cỏc điều cần biết khi đi trờn đường. )
* Hoạt động 2: Tỡm hiểu nội dung biển bỏo mới (5’)
- Gọi HS lờn bảng dỏn , vẽ biển bỏo giao thụng . Em đó nhỡn thấy ở đõu ?
- GV chốt : Cỏc biển bỏo này thường đặt ở nơi đi ngược chiều, đường dốc, chỗ cong,.
* Hoạt động 3: Trũ chơi biển bỏo (10’)
- Trũ chơi: Chọn biển bỏo đỳng. 
- Nờu cỏch chơi,luật chơi
- Giỏo viờn hướng dẫn. 
+ GV đưa ra biển bỏo 110 a, 122.
+ Em hóy nhận xột hỡnh dỏng, màu sắc, hỡnh vẽ của biển bỏo ?.
+ Thuộc nhúm biển bỏo nào? .
+ Tương tự GV đưa ra cỏc biển bỏo khỏc HS nhận xột
- Chia lớp thành 4 nhúm . 
- Treo cỏc biển bỏo lờn bảng .
- GV nhận xột sửa sai
- GVKL& cho HS xem biển 423(a, b), 424 a, 434, 443. 
+ Biển bỏo cấm: Biển số 110 a, 122.
+ Biển bỏo nguy hiểm: Biển số 208, 209, 233.
+ Biển bỏo lệnh: Biển 301(a,b,d,e) , 303, 304, 305.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ: (5’)
- Gọi HS đọc lại tờn cỏc biển bỏo đú và núi ý nghĩa, tỏc dụng của biển bỏo đú. 
Biển bỏo hiệu giao thụng gồm cú mấy nhúm là những nhúm nào ?
 Biển bỏo hiệu giao thụng gồm cú 5 nhúm : Biển bỏo cấm, biển hiệu lệnh, chỉ dẫn và biển phụ. Mỗi nhúm cú nhiều biển bỏo, mỗi biển bỏo cú nội dung riờng. 
- Đi đường thực hiện theo biển bỏo giao thụng để an toàn cho bản thõn, thấy biển bỏo mới khụng biết nội dung nờn ghi lại đến lớp cựng thảo luận. 
- Nhận xột tiết học.
________________________________
Thứ năm, ngày 9 tháng 10 năm 2014
Buổi sáng
Tập làm văn
Viết thư (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
Viết đựơc một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức ( đủ 3 phần: phần đầu thư, chính thư, cuối thư).
II. Đồ dùng dạy học:
Giấy viết, phong bì, tem thư.
III. Hoạt động dạy - học:
Giới thiệu mục đích, yêu cầu giờ kiểm tra.
Hướng dẫn HS nắm được yêu cầu của đề bài.
- HS nhắc lại 3 phần của một lá thư
- GV ghi đề bài lên bảng - HS đọc đề trong SGK.
- GV nhắc HS:
+ Có thể chọn 1 trong 4 đề làm bài.
+ Lời lẽ trong thư thân mật, thể hiện sự chân thành.
+Viết xong cho vào phong bì, ghi đầy đủ tên người viết, người nhận địa chỉ vào phong bì.
HS thực hành viết thư - GV theo dõi, giúp đỡ hs yếu.
* Củng cố – dặn dò:
GV thu bài. GV nhận xét.
______________________________
Toán
Biểu đồ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh.
- Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh.
- Bài tập cần làm: Bài1, 2(a, b) – khá, giỏi làm thêm bài 2 c
II. Đồ dùng dạy học:
Hình vẽ trong SGK
III.Hoạt động dạy - học:
Bài cũ: (5p)
- HS làm bài tập sau: Tìm số trung bình cộng cảu câc số sau: 96 ; 121 và 143
- HS làm bài, gv nhận xét ghi điểm.
Bài mới. (27p)
Làm quen với biểu đồ tranh:
- HS quan sát biểu đồ trong SGK và phát biểu: Biểu đồ trên có hai cột:
+ Cột bên trái ghi tên của năm gia đình: Cô Mai, Cô Lan, Cô Hồng, Cô Đào, Cô Cúc.
+ Cột bên phải nói về số con trai, con gái của mỗi gia đình.
- Biểu đồ trên có 5 hàng:
+ Nhìn vào hàng thứ nhất ta biết gia đình cô Mai có hai con gái.
+ Nhìn vào hàng thứ hai ta biết gia đình cô Lan có 1 con trai.
+ Nhìn vào hàng thứ ba ta biết gia đình cô Hồng có 1 con trai và 1 con gái.
Thực hành:
Bài 1: HS quan sát biểu đồ “ Các môn thể thao khối lớp bốn tham gia”.
Hs làm bài theo cặp – trình bày trước lớp.
Gv nhận xét.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài.
- 1 HS làm câu a, 1 HS làm câu b, cả lớp làm vào vở.
a) Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch được năm 2002 là:
10 x 5 = 50(tạ)
50 tạ = 5 tấn
b) Năm 2001 gia đình bác Hà thu hoạch được nhiều hơn năm 2000 số tấn thóc là:
50 – 40 =10 (tạ)
GV hướng dẫn HS khá, giỏi làm câu c.
GV hướng dẫn học sinh khá, giỏi làm
c) Cả ba năm gia đình bác hà htu hoach được só tấn thóc là:
40 + 50 + 30 = 120(tấn )
Năm 2002 được nhiều thóc nhất.
Năm 2001 thu được ít thóc nhất.
Củng cố – dặn dò: (3p)
GV chấm một số vở. GV nhận xét tiết học.
___________________________
Khoa học
Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS có thể:
- Biết đựoc cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nêu lợi ích của muối i - ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao).
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Bài cũ : (5p) Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
Hai HS trả lời. GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới : (28p) GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng
* Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo.
Bước 1: Tổ chức:
- GV chia lớp thành 2 đội.
- Mỗi đội cử ra đội trưởng bốc thăm xem đội nào sẽ trả lời trước.
Bước 2: Cách chơi và luật chơi
Lần lượt mỗi đội sẽ thi nhau kể tên các món ăn chứa nhiều chất béo.
VD: cá rán, thịt rán, chân giò luộc, thịt mỡ, vừng, lạc..
Thời gian chơi 5 phút, đội nào kể được nhiều, đúng là thắng cuộc.
Bước 3: HS chơi. GV, cả lớp theo dõi nhận xét, tuyên bố đội thắng cuộc.
GV cho HS đọc lại các thức ăn chứa nhiều chất béo.
* Hoạt động 2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc ĐV và TV.
- HS dựa vào kết quả hoạt động 1, nêu tên các thức ăn nguồn gốc ĐV và TV.
- GV hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và thực vật?
GV giảng giải thêm cho HS: trong chất béo động vật có chứa nhiều a xít béo no, trong chất béo thực vật chứa nhiều a- xít béo không no, ngoài ra, sử dụng nhiều chất béo động vật làm tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
* Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của muối i- ốt và tác hại của ăn mặn.
- HS giới thiệu tranh ảnh mình đã sưu tầm được.
- GV hỏi: 
+ Khi thiếu i –ốt có thể mắc các căn bệnh nào (bệnh bướu cổ, rối loạn các chức năng và kém phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ).
+ Làm thế nào để bổ sung i-ốt cho cơ thể? (Nên ăn muối có bổ sung i -ốt).
+ Tại sao không nên ăn mặn? (ăn mặn có thể dẫn đến huyết áp tăng cao và mắc một số bệnh về thận).
Củng cố dặn dò: (2p) GV tổng kết bài.
GV nhận xét giờ học.
______________________________
Buổi chiều
Luyện từ và câu
Danh từ
I. Mục tiêu:
- Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng).
- Nhận biết được danh từ chỉ người, vật, hiện tượng trong số các danh từ cho trước.
Chỉ làm bài 1, 2 ở phần nhận xét nhưng giảm bớt yêu cầu tìm danh từ chỉ khái niệm, đơn vị.
II. Đồ dùng day học:
Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học:
Bài cũ: (5p)
- GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ về 2 từ ghép tổng hợp, 2 từ ghép phân loại.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1p)
Phần nhận xét: (10p)
Bài 1: HS đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp đọc thầm
- GV phát phiếu các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Một số HS đọc lời giải đúng.
- Dòng 1: Truyện cổ . - Dòng 2: Cuộc sống, tiếng, xưa.
- Dòng 3: Cơn, nắng, mưa. - Dòng 4: Con, sông, rặng, dừa.
- Dòng 5: Đời, cha ông. - Dòng 6: Con, sông, chân trời.
- Dòng 7: Truyện cổ. - Dòng 8: Ông cha.
Bài 2: HS thảo luận nhóm làm vào phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày. GV nhận xét
- Từ chỉ người: Ông cha, Cha ông. - Từ chỉ vật: Sông, dừa, chân trời
- Từ chỉ hiện tượng: Mưa, nắng
Phần ghi nhớ: ( 5p)
3 HS đọc ghi nhớ SGK.
* GV chấm một số vở, nhận xét.
Củng cố – dặn dò: (4p)
- GV tổng kết bài.
- Gv nhận xét tiết học.
_____________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc: Gà trống và cáo. Ôn từ ghép và từ láy
I. Mục tiêu:
HS đọc lưu loát bài: Gà trống và Cáo, củng cố cho HS về từ ghép và từ láy.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh luyện đọc (15p)
- HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. GV hướng dẫn HS giọng đọc.
- HS luyện đọc theo nhóm 2.
- Một số nhóm học sinh đọc trước lớp.
- HS đọc bài cá nhân – lóp và gv nhận xét.
- Cả lớp bình chọn HS đọc hay nhất – tuyên dương.
* Trả lời câu hỏi.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của bài. Gv nhận xét, bổ sung.
- Hs thi đọc bài – lớp và gv nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (15p)
* Bài tập 1: Xếp các từ sau đây vào hai nhóm: Từ láy và từ ghép
Mặt trời, thấp thoáng, mỉm cười, dập dờn, thơm ngát, đung đưa, tạo thành, lao xao, ngân nga, thánh thót.
- HS đọc yêu cầu bài vào vở- GV chấm bài, nhận xét.
- HS đọc chữa bài.
Từ ghép: mặt trời, mỉm cười .
Từ láy: thấp thoáng, dập dờn.
* Bài tập 2: ( Học sinh khá, giỏi làm thêm )
Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy:
a. cương trực, tự hào, đắn đo, lưỡng lự.
b. Gầy gò, xanh xao, tả tơi, khẩn khoản.
c. Tâm hồn, tự hào, ngạc nhiên, xanh xao.
Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép.
a. cương trực, tự hào, ngạc nhiên, tâm hồn.
b. Gầy gò, xanh xao, tả tơi, khẩn khoản.
c. đắn đo, tự hào, ngạc nhiên, lưỡng lự.
- Học sinh làm bài – so sánh bài bạn.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò: (3p)
Giáo viên nhận xét tiết học.
______________________________
Tự học
Tự ôn luyện: luyện chữ, địa lý, toán
I. Mục tiêu:
Củng cố kiến thức theo nhóm luyện chữ, Địa lý, toán.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học:
Phân nhóm học sinh:
Giáo viên phân học sinh thành 3 nhóm và vị trí ngồi
Nhóm 1: Những học sinh luyện chữ
Nhóm 2: Những học sinh luyện lịch sử
Nhóm 3: Những học sinh luyện toán
Nhiệm vụ của các nhóm:
Nhóm 1: Giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh:
Viết đoạn 1, 2 bài Một người chính trực
- Yêu cầu học sinh viết.
- Học sinh làm bài – giáo viên hướng dẫn thêm.
Nhóm 2: Giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh làm việc theo nhóm.
Câu 1 : Nêu đặc điểm địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn?
Câu 2 : Người dân Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì ? Nghề nào là chính?
- Học sinh làm bài - Giáo viên hướng dẫn thêm cho học sinh yếu.
- Giáo viên nhận xét học sinh đọc bài.
Nhóm 3: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.
Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số:
a. 36 và 50	b. 28, 30 và 42
Bài 2: Lớp 4 A có 29 học sinh, lớp 4 B có 27 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
- Giáo viên hướng dẫn thêm cho học sinh.
- Nhận xét học sinh thực hiện.
Đánh giá kết quả:
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của các nhóm.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương cá nhân thực hiện tốt.
Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
_________________________________
Thứ sáu, ngày 11 tháng 10 năm 2014
Buổi sáng
Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
- Có hiểu biết ban đầu về doạn văn kể chuyện( ND ghi nhớ).
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một được những đoạn văn kể chuyện.
II. Hoạt động dạy - học:
Bài cũ: (5p)
Gv chấm một số vở về nhà sửa bài kiểm tra viết ở tiết trước.
Gv nhận xét.
Bài mới. (28p)
Nhận xét
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc lại chuyện “ Những hạt thóc giống”.
- Phát giấy và bút cho từng nhóm: HS thảo luận và hoàn thành phiếu
- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận lời giải đúng:
+ Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 ( 3 dòng đầu)
+ Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 ( 10 dòng tiếp)
+ Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 ( 4 dòng còn lại)
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
- Một bài văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc.Mỗi sự việc được viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Khi hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.
Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp. Yêu cầu HS tìm một đoạn văn bất kỳ trong các BT đọc, truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu trong đoạn văn đó.
- Gv nhận xét, khen những HS lấy đúng ví dụ và hiểu bài.
Luyện tập:
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
? Câu chuyện kể lại chuyện gì?
? Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?( Đoạn 1, 2 đã hoàn thành, đoạn 3 còn thiếu).
? Đoạn 1 kể sự việc gì? ( Đoạn 1 kể về cuộc sống và tình cảnh của hai mẹ con: nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm).
? Đoạn 2 kể về sự việc gì? ( Mẹ ốm nặng, cô bé đi tìm thấy thuốc).
? Đoạn 3 còn thiếu phần nào? (Phần thân, đoạn) ? Phần thân đoạn kể lại chuyện gì? (Phần thân đoạn kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.).
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gv gọi HS trình bày, GV nhận xét .
Củng cố – dặn dò: (3p)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn 3 câu chuyện vào vở.
______________________________
Toán
Biểu đồ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết về biểu đồ cột.
- Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột.
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2(a) – Khá, giỏi hoàn thành tất cả bài tập
II. Đồ dùng dạy học:
Phóng to, hoặc vẽ sẵn vào bảng phụ biểu đồ số chuột của 4 thôn diệt được.
III. Hoạt động dạy - học:
Bài cũ: (5p)
GV chấm vở bài tập một số hs, nhận xét.
Bài mới (27p)
Giới thiệu bài
Giới thiệu biểu đồ hình cột
- GV treo biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt và giới thiệu.
- GV giúp HS nhận biết các đặc điểm của biểu đồ bằng cách nêu và hỏi:
? Biểu đồ có mấy cột? (Biểu đồ có 4 cột.)
? Dưới chân của các cột ghi gì? (Dưới chân của các cột ghi tên của 4 thôn)
? Trục bên trái của biểu đồ ghi gì? (Trục bên trái ghi số chuột đã diệt)
? Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì? (Là số chuột được biễu diễn ở cột đó.)
- GV hướng dẫn đọc biểu đồ:
? Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt được của các thôn nào?
? Hãy chỉ trên biểu đồ cột biễu diễn số chuột đã diệt được của từng thôn?
- Hai HS lên bảng chỉ, chỉ vào cột của thôn nào thì nêu tên thôn đó.
? Thôn Đông diệt được bao nhiêu con chuột? (Thôn Đông diệt được 2000 con chuột.)
? Vì sao em biết thôn Đông diệt được 2000 con chuột?
? Vì trên đỉnh cột biễu diễn số chuột đã diệt được của thôn Đông có số 2000.
? Hãy nêu số chuột đã diệt được của các thôn Đoài, Trung, Thượng? (Thôn Đoài diệt được 2000 con chuột, thôn Trung diệt được 1600 con chuột, thôn Thượng diệt được 2750 con chuột.)
? Như vậy cột cao hơn sẽ biểu diễn số con chuột nhiều hơn hay ít hơn? (Cột cao hơn biểu diễn số con chuột nhiều hơn, cột thấp hơn biểu diễn số con chuột ít hơn.)
? Thôn nào diệt đựơc nhiều chuột nhất? Thôn nào diệt được ít chuột nhất? (Thôn diệt được nhiều chuột nhất là thôn Thượng, thôn diệt được ít chuột nhất là thôn Trung.)
? Cả bốn thôn diệt được bao nhiêu con chuột?
- HS tính rồi nêu kết quả.
? Có mấy thôn diệt được trên 2000 con chuột? ( 2 thôn). Đó là những thôn nào? ( thôn Đoài, Thượng).
Luyện tập .( 18p)
Bài 1: GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong VBT và hỏi.
? Có những lớp nào tham gia trồng cây? Hãy nêu số cây trồng được của từng lớp?
? Khối 5 có mấy lớp tham gia trồng cây, đó là lớp nào? Có mấy lớp trồng được trên 30 cây? Đó là những lớp nào? Lớp nào trồng được nhiều cây nhất?
? Số cây trồng được của cả khối lớp bốn và khối lớp 5 là bao nhiêu cây?
- Hs trả lời, lớp và gv nhận xét.
Bài 2: Cả lớp hoàn thành câu a – Khá, giỏi hoàn thành tất cả
GV yêu cầu HS đọc số lớp Một của trường TH Hoà Bình trong từng năm học.
- GV treo biểu đồ như SGK và hỏi các câu hỏi

File đính kèm:

  • docGA lop 4Tuan 5.doc
Giáo án liên quan