Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Luyện từ và câu: Ôn tập (tiết 6)

Bài tập 2:

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV treo bản đồ địa lý Việt Nam lên bảng.

- HS thi tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh, thành phố, danh lam thắng cảnh và viết lại cho đúng chính tả.

- HS làm bài theo nhóm vào giấy khổ to. Đại diện nhóm lê dán kết quả.

- Lớp và GV nhận xét kết luận nhóm thắng cuộc.

Ví dụ:

- Tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hoá, Nghệ An .

 

doc17 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Luyện từ và câu: Ôn tập (tiết 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rước tết 7, 8./.
Tập làm văn: Ôn tập (tiết 7)
Đề bài: SGK tiết 7 trang 100.
- GV yêu cầu HS làm bài. 
- GV quan sát. 
- GV thu bài chấm, nhận xét. 
Đáp án: 
Câu 1: ý b
Câu 2: ý c
Câu 3: ý c
Câu 4: ý b
Câu 5: ý b
Câu 6: ý a
Câu 7: ý c
Câu 8: ý c 
Kể chuyện: Ôn tập (tiết 8)
Đề bài: SGK tiết 8 trang 102
Luyện từ và câu: Cách viết tên người tên địa lý Việt Nam 
I. Mục tiêu: 
Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
Biết vận dụng những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người và tên địa lý Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết bài tập 3. Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học: 
Bài cũ: 
- 2 HS lên bảng làm lại bài tập 1, 2 tiết luyện từ và câu tuần trước.
- HS lớp nhận xét. GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu tiết học
* Hoạt động 1: Làm bài tập 1, 2
Nhận xét và ghi nhớ.
Mục tiêu: HS nắm và nhớ được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam 
- 1 HS đọc yêu cầu đầu bài. 
- GV ghi bảng: 
+ Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.
+ Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây.
- HS đọc tên người, tên địa lý trên bảng.
Mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng ? Chữ cái đầu của mỗi tiếng được viết thế nào ?
- HS nêu ý kiến. GV kết luận: Khi viết tên người và tên địa lý Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó. 
- 3 HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: 
- HS tìm đúng và viết đúng quy tắc viết hoa tên người tên địa lý Việt Nam.
Bài tập 1: HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
- HS làm bài vào vở bài tập. Nhiều HS đọc kết quả. 
- HS lớp nhận xét. GV nhận xét, chữa bài.
Bài tập 2: HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài theo nhóm (6 nhóm) vào giấy khổ to.
- Đại diện nhóm dán kết quả lên bảng.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
Ví dụ: đường Trần Hưng Đạo, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV treo bản đồ Việt Nam. HS quan sát bản đồ, viết tên: 
+ Các quận, huyện, thị xã ở tỉnh của em: 
+ Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh của em: 
- HS làm bài vào vở bài tập. 
- 1 HS lên bảng làm. 
- HS lớp nhận xét. GV nhận xét chữa bài. 
Ví dụ: Các địa danh ở Thanh Hoá: 
+ Huyện Yên Định, huyện Thọ Xuân, huyện Thiệu Hoá
+ Di tích lịch sử Lam Kinh, đền Bà Triệu
C. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc nội dung ghi nhớ, chuẩn bị bài sau./.
Kể chuyện: Lời ước dưới trăng
I. Mục tiêu: 
Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào lời kể của thầy (cô) và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện Lời ước dưới trăng, phối hợp lời kể, với điệu bộ nét mặt.
- Hiểu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người).
Rèn kỹ năng nghe: 
- Chăm chú nghe kể chuyện, nhớ chuyện.
- Theo dõi bạn kể, nhận xét lời kể và kể tiếp được lời của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh SGK.
III. Hoạt động dạy học: 
Bài cũ: 
- 2 HS kể câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã nghe, đã đọc.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài học: GV nêu mục tiêu tiết dạy.
* Hoạt động 1: GV kể chuyện
- GV kể câu chuyện Lời ước dưới trăng giọng chậm dãi nhẹ nhàng. 
- GV kể lần 1, HS nghe
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ vào từng tranh. HS theo dõi.
* Hoạt động 2: hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Mục tiêu: HS kể lại được câu chuyện, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt năm được ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét đúng lời kể và kể tiếp được lời kể của bạn.
+ Kể trong nhóm: HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 2.
- HS kể toàn chuyện. Sau đó trao đổi về nội dung câu chuyện.
+ Thi kể chuyện trước lớp
- 2 đến 3 nhóm (mỗi nhóm 4 em) nối tiếp nhau thi kể toàn bộ câu chuyện.
- 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trả lời các câu hỏi a, b, c SGK.
- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm cá nhân kể chuyện hay nhất.
- GV nêu câu hỏi: 
+ Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì ? 
+ Hành động của cô cho thấy cô là người thế nào ?
+ Câu chuyện kết thúc ra sao ?
C. Củng cố dặn dò:
- GV hỏi: qua câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? (những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người). 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau./. 
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục tiêu: 
Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt chuyện)
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ chuyện Ba lưỡi rừu
Bảng phụ viết đoạn văn chưa hoàn chỉnh
III. Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 
- GV mở tranh Ba lưỡi rừu. 2 HS nhìn tranh phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn hoàn chỉnh. 
- HS lớp nhận xét. GV nhận xét.
Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết dạy
Hoạt động 1: hướng dẫn làm bài tập
Mục tiêu: HS nắm được các sự việc chính trong cốt truyện: Vào nghề
Bài tập 1: 
- 1 HS đọc cốt truyện Vào nghề. Lớp đọc thầm SGK.
- GV giới thiệu tranh minh hoạ.
- GV yêu cầu HS nêu sự việc chính của cốt chuyện.
- HS tự nêu, HS lớp nhận xét bổ sung. GV nhận xét chốt lại: 
+ Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn.
+ Vi-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa. 
+ Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.
+ Sau này Va-li-a trở thành một diễn viên giỏi như em mơ ước.
Hoạt động 2: Bài tập 2. 
Mục tiêu: HS xây dựng được hoàn chỉnh các đoạn văn câu chuyện Vào nghề.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
- HS đọc thầm lại 4 đoạn văn, tự lựa chọn và hoàn chỉnh một đoạn, viết vào vở bài tập. 
- HS đọc kết quả bài làm
- GV kết luận những HS hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất. 
Ví dụ: Đoạn 3
- Mở đầu: Thế là từ hôm đó ngày ngày Va-li-a đến làm việc trong chuồng ngựa.
- Diễn biến: Những ngày đầu Va-li-a rất bở ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên. 
- Kết thúc: Cuối cùng, em quen việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lai của em.
C. Củng cố dặn dò: 
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh thêm một đoạn văn nữa trong vở./. 
Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu: 
Làm quen với thao tác phát triển câu truyện
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đề bài và các gợi ý. 
III. Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 2 HS mỗi em đọc một đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
- HS lớp nhận xét. GV nhận xét.
Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết dạy
Hoạt động 1: hướng dẫn làm bài tập
Mục tiêu: HS biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian và phát triển câu truyện.
- GV treo bảng phụ. HS đọc nội dung trên bảng phụ.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng của đề bài.
- HS đọc thầm 3 gợi ý, suy nghĩ, trả lời.
- HS làm bài, sau đó kể chuyện trong nhóm. Đại diện các nhóm kể trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
Ví dụ: 
+ Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh giữa buổi trưa hè em đang mót từng bông lúa rơi trên cánh đồng bỗng thấy trước mặt hiện ra một bà tiên đầu tóc bạc phơ.Thấy em mồ hôi nhễ nhại, bà dịu dàng bảo: 
- Giữa trưa nắng trang trang mà cháu không đội mũ thì sẽ bị ốm đấy ! Vì sao cháu đi mót lưa giữa trưa nắng thế này ? 
Em đáp: .
- HS viết bài vào vở.
- 3 HS đọc bài viết. GV nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà kể lại chuyện đã viết cho người thân nghe./.
Luyện từ và câu: Luyện tập viết tên người, tên địa lý Việt Nam 
I. Mục tiêu: 
Biết vận dụng những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người và tên địa lý Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết bài tập 1. Bản đồ Việt Nam. Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học: 
Bài cũ: 
- 1 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ tiết LTVC trước.
- 1 HS lên bảng viết về tên người, tên địa lý Việt Nam .
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học
* Hoạt động 1: Làm bài tập 1, 2
Mục tiêu: HS biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- 2 HS đọc bài ca dao.
- 1 HS đọc giải nghĩa từ Long Thành ở cuối bài.
- GV chia lớp làm 3 nhóm. Làm bài vào giấy nháp.
- 3 HS đại diện cho 3 nhóm lê làm bài trên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Mã Vĩ, Hàng Giấy, Hàng Giày, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phúc Kiến, Hàng Than, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng The, Hàng Gà.
Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV treo bản đồ địa lý Việt Nam lên bảng.
- HS thi tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh, thành phố, danh lam thắng cảnh và viết lại cho đúng chính tả. 
- HS làm bài theo nhóm vào giấy khổ to. Đại diện nhóm lê dán kết quả.
- Lớp và GV nhận xét kết luận nhóm thắng cuộc.
Ví dụ: 
- Tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hoá, Nghệ An.
- Thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
- Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn Kiếm, hồ Than Thở
- Di tích lịch sử: Thành Cổ Loa, cây đa Tân Trào
C. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau./.
Chính tả: Gà Trống và Cáo
I. Mục tiêu: 
Nhớ – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong đoạn thơ Gà Trống và Cáo.
Tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng Tr /Ch và ươn/ương vào chỗ trống
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết bài tập 2. Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học: 
Bài cũ: 
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nhám các từ sau: sẵn sàng, sung sướng, hỗ trợ.
- HS lớp nhận xét, GV nhận xét. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học
* Hoạt động 1: hướng dẫn nhớ viết.
Mục tiêu: HS nhớ viết chính xác trình bày đúng 1 đoạn trong bài thơ Gà Trống và Cáo.
- GV đọc đoạn thơ 1 lần, HS đọc thầm đoạn thơ. HS nêu cách trình bày bài thơ
- GV nhắc HS cần ghi tên bài vào giữa dòng, chú ý những từ viết rễ sai, chú ý cách trình bày về thơ lục bát. 
- HS nhớ và tự viết bài, tự sắp lại bài.
- GV thu 7 đến 10 bài. Nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Mục tiêu: HS tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr/ch, ươn/ương
- GV mở bảng phụ viết bài tập 2
- HS đọc yêu cầu bài cũ.
- HS làm bài trong vở bài tập. Nhiều HS đọc kết quả bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài: 
+ Trí tuệ, phẩm chất, trong lòng đất, chế ngự, chinh phục, vũ trụ, chủ nhân.
+ Bay lượn, vườn tược, quê hương, đại dương, tương lai, thường xuyên, cường tráng.
- 2 HS đọc lại đoạn văn của bài tập 2
C. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài tập 3./. 
Chính tả: Trung thu độc lập
I. Mục tiêu: 
Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập.
Tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi (hoặc có vần iên/yên/iêng) để điền vào ô trống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết bài tập 2. Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học: 
Bài cũ: 
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ sau: phong trào, trợ giúp, khai trương, thịnh vượng.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
B. Bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học
Hoạt động 1: hướng dẫn nghe viết
Mục tiêu: HS nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập. 
- GV đọc đoạn văn. Lớp đọc thầm
- HS nêu các từ viết dễ sai (ví dụ: phát điện, phấm phới, nông trường)
- GV đọc – HS viết bài vào vở.
- GV đọc – HS soát lại bài.
- GV thu bài chấm, nhận xét.
Hoạt động 2: hướng dẫn làm bài tập
Mục tiêu: HS tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi (iên/yên/iêng)
- GV mở bảng phụ viết bài tập 2
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS đọc thầm nội dung truyện vui, đoạn văn.
- HS làm bài vào vở bài tập. 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
a) Kiếm giắt, kiếm rơi xuống nước, đánh dấu, kiếm rơi, làm gì, đánh dấu, kiếm rơi, đã đánh dấu.
b) Yên tĩnh, bỗng nhiên, ngạc nhiên, biểu diễn, buột miệng, tiếng đàn.
- 2 HS đọc lại bài tập đã hoàn chỉnh.
- GV hỏi để học sinh nêu nội dung đoạn văn.
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài tập 3 trong vở bài tập.
Luyện từ và câu: Cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài 
I. Mục tiêu: 
Nắm được qui tắc tên người và tên địa lý nước ngoài biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến, quen thuộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết bài tập 1, 2. Vở bài tập. 20 lá thăm để chơi trò chơi du lịch.
III. Hoạt động dạy học: 
Bài cũ: 
- 2 HS lên bảng viết câu thơ sau: 
Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh
Tố Hữu
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học
* Hoạt động 1: Nhận xét.
Mục tiêu: HS nhận biết được tên người, tên địa lý nước ngoài và nắm được quy tắc viết tên người tên địa lý nước ngoài.
- GV treo bảng phụ viết yêu cầu 1, 2, 3 của phần I
- HS đọc yêu cầu và nêu nhận xét: mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng.
- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết thế nào ? 
- Các viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào ?
- Cách viết một số tên người,địa lý nước ngoài đã cho ở yêu cầu 3 có gì đặc biệt? (viết giống như tên riêng Việt Nam).
- 2 HS đọc nội dung ghi nhớ của bài học. Lớp đọc thầm.
- HS lấy ví dụ để minh hoạ cho mỗi nội dung ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: HS viết vận dụng quy tắc đã học để tìm và viết đúng tên người và tên địa lý nước ngoài.
- GV mở bảng phụ viết bài tập 1.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhiều HS đọc kết quả.
- Lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: ác-boa, Lu-i Pa-xtơ, ác-boa Quy-dăng-xơ.
- GV hỏi: đoạn ven viết về ai ? (đoạn văn viết về nơi gia đình Lu-i Pa-xtơ sống thời ông còn nhỏ).
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập
- 2 HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài vào vở nháp.
- GV và lớp nhận xét chữa bài: 
+ Tên người: An-be Anh-xtanh, Crít-xti-an An-đéc-xen, I-u-ri Ga-ga-rin
+ Tên địa lý: Xanh Pê-téc-bua, Tô-ky-ô, A-ma-dôn, Ni-a-ga-ra.
- GV mở rộng thêm về tên người và tên địa lý nêu trên. 
Bài tập 3: Trò chơi du lịch
- GV tổ chức cho HS chơi: tìm tên thủ đô gắn với đúng tên nước qua các lá phiếu. GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
Ví dụ: Tên nước	Tên thủ đô
	Nga	Mát-xcơ-va
	ấn Độ	Niu Đê-li
	Nhật Bản	Tô-ki-ô
 	.
C. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau./.
Luyện từ và câu: Dấu ngặc kép
I. Mục tiêu: 
Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 1 (phần nhận xét) BT1 (phần luyện tập) Vở BT.
III. Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ:
- 1 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ tiết LTVC trước.
- 1 HS đọc, 2 HS lên bảng viết tên người, tên địa lý nước ngoài, BT 2, 3, tiết luyện từ và câu trước.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết dạy.
Hoạt động 1: Nhận xét
Mục tiêu: HS nhận biết được dấu ngoặc kép trong câu, tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
- GV mở bảng phụ viết BT1. 
- HS đọc yêu cầu bài tập. Suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép. Từ ngữ: “Người lính ra mặt trận”, “Đầy tớ trung thành của nhân dân”
Câu: “Tôi chỉ có một ham muốn. ai cũng được học hành” 
+ Những từ ngữ và câu đó là lời của ai “của Bác Hồ”
+ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép ? (dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật) của một từ hay cụm từ câu hay đoạn văn.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập suy nghĩ trả lời: 
+ Trong đoạn văn trên khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập ? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm ? (HS dựa vào ghi nhớ để trả lời.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập trả lời câu hỏi: 
- Từ lầu chỉ cái gì ? (chỉ ngôi nhà tầng cao to.)
- Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không ? (Không)
- Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì ? (HS dựa vào ghi nhớ trả lời).
- 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: HS biết vận dụng những hiểu biết về dấu ngoặc kép để dùng trong khi viết.
Bài tập 1: GV mở bảng phụ viết bài tập, HS đọc yêu cầu BT. HS suy nghĩ làm bài. 
1 HS lên bảng làm. Lớp làm vào giấy nháp.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
“Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?“
“Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ.. khăn mùi soa”
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ trả lời câu hỏi của bài.
- Nhiều HS trả lời. HS khác nhận xét. GV nhận xét kết luận: Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn học sinh không phải dạng đối thoại trực tiếp do đó không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập
- HS suy nghĩ, trả lời miệng yêu cầu của bài. HS khác nhận xét. GV nhận xét kết luận: 
“Vôi vữa”
“Trường thọ”, “Đoản thọ”
C. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS học thuộc phần ghi nhớ và làm bài trong vở BT./.
Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu: 
Tiếp tục củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. 
Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi ví dụ BT1, BT2
III. Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 1 HS kể lại chuyện em đã kể ở lớp hôm trước.
- 1 HS trả lời câu hỏi: Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự đoạn văn. 
Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết dạy
Hoạt động 1: hướng dẫn làm bài tập
Mục tiêu: củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. 
HS biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian. 
BT1: 
- GV mở bảng phụ viết BT. HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu một HS khá làm mẫu. 
- Từng cặp HS đọc đoạn trích ở Vương quốc Tương Lai, quan sát tranh, suy nghĩ kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. 
- 3 HS thi kể. Lớp và GV nhận xét. 
Ví dụ về cách kể: Tin-tin và Mi-tin đến thăm công sưởng xanh thấy một em bé mang một cổ máy có đôi cách xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất
BT2: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ tập thể theo cặp theo trình tự không gian.
- 3 HS thi kể trước lớp. Lớp và GV nhận xét. 
- GV đọc ví dụ trang 188 SGV.
BT3: HS đọc yêu cầu bài tập. 
HS nêu ý kiến
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: 
+ Trình tự sắp xếp các sự việc có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước Trong khu vườn kỳ diệu hoặc ngược lại.
+ Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi.
C. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà viết lại bài vào vở bài tập.
Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu: 
Củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện: 
- Sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian. 
- Viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đề bài và các gợi ý. 
III. Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 2 HS đọc bài viết tiết TLV trước.
- HS nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết dạy
Hoạt động 1: hướng dẫn làm bài tập
Mục tiêu: HS biết sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
HS biết viết câu mở đoạn để liên kết đoạn văn theo trình tự thời gian.
BT1: HS đọc yêu cầu bài tập.
HS làm bài. Nêu ý kiến HS cả lớp nhận xét. GV nhận xét chỉnh sửa.
Ví dụ: Đoạn 1: 
- Mở đoạn: Nô-en năm ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc.
- HS tự làm các đoạn còn lại.
BT2: 
- HS nêu yêu cầu bài tập, suy nghĩ, nêu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại: 
+ Trình tự sắp xếp các đoạn văn: sắp xếp theo trình tự thời gian (việc xảy ra trước kể trước, việc sảy ra sau kể sau). 
+ Vai trò của các câu mở đầu đoạn văn: Thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn với các đoạn văn trước đó. 
BT3: 
HS đọc yêu cầu bài tập, GV nhắc

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4(2).doc