Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Luyện từ và câu - Bài : Câu khiến

Hỏi: Dựa vào đâu con tìm được câu khiến?

+ Đoạn trích này thuộc truyện nào?

+ Các câu khiến là lời của ai nói với ai?

+ Cuối câu có dấu gì? Vì sao lại dùng như vậy?

 

docx6 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Luyện từ và câu - Bài : Câu khiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/ 3/2010
Ngày giảng: 23/ 3/ 2010
Môn: Tiếng Việt
Phân môn: Luyện từ và câu
──── Bài : Câu khiến ────
Lớp 4
A/ Mục tiêu.
- Học sinh nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
- Nhận diện được câu khiến, sử dụng linh hoạt câu khiến trong văn cảnh, lời nói.
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt.
B/ Đồ dùng dạy- học.
- Bảng phụ viết sẵn hai câu ở bài tập 1 (phần Nhận xét).
- 2 bảng phụ viết sẵn phần 1 và 2 Ghi nhớ.
- Bảng phụ viết sẵn 4 đoạn văn ở bài tập 1 (phần Luyện tập).
- 3 bảng nhóm để ghi câu khiến ở bài tập 3.
C/ Dạy- học bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- Hỏi: Khi quên bút ở nhà, con muốn mượn bút của bạn thì con sẽ nói như thế nào?
- Giới thiệu: Câu các con vừa đặt gọi là câu khiến. Câu khiến dùng để làm gì? Chúng có cấu tạo như thế nào? Các con sẽ tìm thấy câu trả lời qua bài hôm nay.
- 2- 3 HS phát biểu.
- Lắng nghe.
2. Nhận xét.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ.
- Hỏi:
+ Câu nào trong đoạn văn được in nghiêng? 
+ Câu in nghiêng đó dùng để làm gì?
+ Câu khiến dùng để làm gì?
- Chốt kết luận.
- Treo kết luận 1 phần ghi nhớ.
Bài 2.
- Hỏi: Cuối câu trên sử dụng dấu gì?
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gợi ý: 
+ Trong trường hợp nào con cần mượn vở của bạn?
+ Trong trường hợp đó con nói với bạn như thế nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- Nhận xét các câu trên bảng.
- Đưa ra một số câu khiến:
+ Dũng ơi, cho mình mượn quyển vở của bạn nhé!
+ Cho mình mượn quyển vở của cậu với.
+ Làm ơn cho tớ mượn quyển vở của cậu.
+ Khuê này, cho tớ mượn quyển vở của cậu đi!
- Cuối các câu trên cô dùng dấu gì?
- Khi viết, cuối câu khiến dùng dấu gì?
- 1 HS đọc yêu cầu.
Cả lớp đọc thầm.
- Trả lời:
+ Câu: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
+ Câu in nghiêng là lời của Gióng nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
+ Câu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, của người nói, người viết với người khác.
- Cuối câu sử dụng dấu chấm than.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Trả lời.
- Thảo luận nhóm đôi sau đó ghi lại câu của nhóm mình.
- Đại diện 2 nhóm lên bảng viết.
- Đọc các câu khiến.
- Dấu chấm hoặc dấu chấm than.
- Trả lời.
3. Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ câu khiến.
- Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- 1 HS đọc ghi nhớ.
2- 3 HS nhắc lại.
- HS lấy ví dụ, nêu cả dấu câu.
4. Luyện tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo 4 bảng phụ.
- Yêu cầu HS lên bảng gạch chân câu khiến.
- Hỏi: Dựa vào đâu con tìm được câu khiến?
+ Đoạn trích này thuộc truyện nào?
+ Các câu khiến là lời của ai nói với ai?
+ Cuối câu có dấu gì? Vì sao lại dùng như vậy?
+ Khi nào dùng dấu chấm, khi nào dùng dấu chấm than?
- Chốt: 
a. Lời của Hoàng hậu nói với thị nữ. Đây là mệnh lệnh bắt buộc.
b. Lời của anh chiến sĩ nói với chú cá heo. Đây là đề nghị, mong muốn nhẹ nhàng.
c. Lời của thần Rùa nói với Vua, yêu cầu trả lại kiếm trước đây Long Vương cho mượn. Đó là mệnh lệnh bắt buộc.
d. Lời của ông Bụt nói với anh Khoai. Đây là yêu cầu nhẹ nhàng, không mang tính bắt buộc.
+ Dùng dấu chấm than khi đó là lời yêu cầu, đề nghị, mệnh lệnh bắt buộc, muốn người khác thực hiện ngay, hoặc là mong muốn thiết tha. Dùng dấu chấm khi đó là yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, mong muốn bình thường không có tính bắt buộc.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ câu khiến là yêu cầu bắt buộc và lời đề nghị nhẹ nhàng.
- Cho ví dụ:
Tớ với cậu đi chơi đi.
Tớ với cậu đi chơi đi!
Yêu cầu học sinh đọc 2 câu trên để thấy sự giống và khác nhau giữa câu cầu khiến sử dụng dấu chấm và dấu chấm than ở cuối câu.
- Hỏi: Câu khiến dùng để làm gì?
Cuối câu khiến dùng dấu gì?
- Cho ví dụ để học sinh phân biệt câu khiến với câu cảm:
Bông hoa này đẹp quá!
Hỏi: Câu trên có phải câu khiến không?
- Chốt: Không phải tất cả những câu có dấu chấm than đều là câu khiến. Vậy, câu trên là câu gì? Các con sẽ được biết ở bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 4 HS lên bảng gạch chân.
Cả lớp gạch chân vào SGK.
- Dựa vào tác dụng của câu khiến và dựa vào dấu câu.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Học sinh lấy ví dụ. Nêu cả dấu câu.
- Đọc với giọng điệu phù hợp.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
- Gọi các nhóm đọc câu khiến.
- Hỏi: Dựa vào đâu con tìm được câu khiến đó?
Chốt: Sách giáo khoa đưa ra các yêu cầu như: "Tính" mà không sử dụng dấu chấm than để giảm bớt sự căng thẳng cho người làm, để yêu cầu đó nhẹ nhàng hơn, người làm cảm thấy thoải mái hơn.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Làm việc nhóm 4. 
Cử 1 bạn làm thư kí ghi lại các câu vừa tìm được (câu khiến đó ở sách nào, trang nào). Các bạn khác mở sách tìm câu khiến.
- 1 HS lên bảng viết.
- Lắng nghe.
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Đề bài yêu cầu gì?
- Lưu ý: Khi đặt câu khiến, các con phải chú ý đến đối tượng mình yêu cầu, đề nghị, mong muốn. Bạn là người cùng lứa tuổi, anh chị là người lớn tuổi hơn, thầy cô giáo là bậc trên.
- Yêu cầu HS đặt các câu khiến theo từng dãy.
- Chấm một số bài.
- Nhận xét bài trên bảng.
- Chốt: Trong giao tiếp, các con phải chú ý đến đối tượng mình giao tiếp để sử dụng ngữ, đặt câu cho phù hợp, nếu không câu nói của mình sẽ trở nên mất lịch sự. 
- Hỏi: Đối với người lớn tuổi cần nói như thế nào?
- Nêu: Khi nói với người lớn tuổi thì phải có từ xưng hô ở đầu câu, cuối câu phải có từ ạ, nhé.
Ngoài ra cần chú ý đến sắc thái biểu đạt.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Mỗi HS đặt 1 câu vào vở.
3 HS lên bảng đặt câu.
- 2- 3 HS đọc câu của mình.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
II, Củng cố- dặn dò.
- Hỏi: Câu khiến dùng để làm gì?
Cuối câu có dấu gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết đoạn văn có sử dụng câu khiến vào vở.
- Trả lời.
- Lắng nghe và ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docxbai cau khien.docx