Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Chính tả: ( nghe- Viết) Có chí thì nên
HĐ 1:Đọc và chọn câu trả lời đúng:
a) Ông Trong ước mơ: Biến mảnh đất lủng củng đá thành nương rẫy phì nhiêu.
b) Để thực hiện ước mơ của mình ông đã: đào, vác, đội gần 1000 tấn đá để đắp bức thành đá dài 800 mét bảo vệ trang trại.
c) Sau 16 năm lao động cần cù, ông Trọng đã biến gần 4 héc ta đất đầy đá thành một trang trại ngút ngàn xanh
d) Bài văn có một câu hỏi đó là: Mình sinh ra ở đây, bỏ đI đâu bây giờ?
Tuần 13 Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011 Tiếng việt chính tả: ( Nghe- viết) Có chí thì nên I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng đủ toàn bài. - Luyện viết đúng chính tả, nâng cao kĩ năng viết đẹp, trình bày bài khoa học. II. Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1: Kiểm tra thuộc lòng: Bài “ Có chí thì nên” - 2 HS đọc thuộc lòng bài viết * Hoạt động 2: Bài mới 1. Luyện viết chính tả: - GV giới thiệu. - GV đọc mẫu HS theo dõi. - HS đọc thầm ghi nhớ nội dung, chú ý những chữ dễ viết sai và cách trình bày các câu tục ngữ. - Hs nêu cách trình bày, GV nhận xét bổ sung. - Giữa các câu cách một dòng. - Câu 2,5 viết theo thể thơ lục bát. - GV nêu một số lưu ý khi viết. - GV đọc HS viết. - GV đọc, HS soát. - GV chấm, chữa một số bài. HS tự sửa lỗi. 2. Luyện tập: - GV nêu ghi bài tập. - HS làm bài sau đó chữa bài. Bài 1: Điền vào chỗ chấm ch hay tr: ..í tuệ, ..í khí, ...í thân, ...ân thành,...ung thực, ...ung thuỷ. Bài 2: Tìm hai từ láy giống nhau âm đầu ch. * Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò : - Gv nhận xét rút kinh nghiệm. - HS về nhà ôn bài, luyện viết. Tiếng việt : Luyện từ và câu Ôn danh từ, động từ, tính từ I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về từ loại đã học. - Rèn cách nhận biết từ loại trong câu, biết đặt câu với từ cho trước. II. Các họat động dạy học chủ yếu: HĐ 1:Lí thuyết - HS nhắc lại thế nào là danh từ, động từ, tính từ? - HS nối tiếp nhau lấy ví dụ về từng loại từ đó? HĐ 2: HS làm bài tập Bài 1: Cho các từ sau: Học sinh, đi chơi, làm bài, ngoan ngoãn, chăm chỉ, chạy, bạn Mai, bảo vệ, bộ đội, dân tộc, nhanh nhẹn, buồn , vui, ăn, ngủ, đỏ rực, đỏ lựng. Hãy xếp các từ trênvào các nhóm sau cho thích hợp Danh từ Động từ Tính từ Bài 2: Đóng khung các tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ trong đoạn văn sau: Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng... Loại bướm nhỏ đen kịt là là theo chiều gió....Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rauthì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ bay ra đến bờ sông. Bài 3: Điền vào chỗ trống các danh từ có thể ghép được với các tính từ sau: .... mới ........ thơm .... lạnh ..... mới tinh ........ thơm ngát ...... lạnh ngắt ..... mới mẻ ........ thơm tho ...... lạnh lẽo. Bài 4: Xếp các tính từ sau theo nhóm thích hợp Trắng nõn, dài, xanh ngắt, vuông vức, cao vút, cong cong, to tướng, tim tím, nhỏ xíu, vuông, tròn xoe, đẹp, ngắn ngũn. Tính từ không có mức độ Tính từ có mức độ Tính từ có mức độ cao nhất HĐ 3: HS chữa bài tập. - HS nhận xét - GV chốt kiến thức. Toán Luyện tập về nhân với số có hai chữ số I. Mục tiêu: - Luyện kĩ năng nhân với số có hai chữ số. - Luyện kĩ năng tính toán, giải toán. II. Các hoạt động dạy học - HS Ôn về cách nhân với số có hai chữ số; nhân một số với một tổng, một hiệu. - GV ghi đề. - HS làm bài theo khả năng tối đa. - GV quán xuyến quan tâm tới các đối tượng. - HS chữa bài, củng cố lí thuyết Bài 1 : Cho HS nêu cách nhân chữ số. Bài 2 : Củng cố cho HS cách tính giá trị của biểu thức có chứa 1 chữ. Bài3: ? Bán được nhiều vé thì mất nhiều tiền hay ít tiền? ? Để tính được số tiền ta làm thế nào? áp dụng toán nào? Bài 4: tương tự bài 2. Bài 5 Củng cố cho HS tính diện tích hình chữ nhật - GV nhận xét, rút kinh nghiệm. - GV dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. * Hoạt động 1: Ôn về cách nhân với số có hai chữ số; nhân một số với một tổng, một hiệu. * Hoạt động 2: Luyện tập 1. Đặt tính rồi tính 96 x 34 49 x 36 245 x 37 235 x 46 487 x 90 538 x 72 2. Tính giá trị biểu thức 25 x a với a= 15 ; 17 ; 38 3. Rạp chiếu bóng bán 96 vé, mỗi vé giá 15000 đồng. Hỏi rạp thu về bao nhiêu tiền? 4. Viết vào ô trống n 10 20 22 220 n x 78 5. ( HS khá, giỏi): Cho chu vi một hình chữ nhật 84 cm. Nếu giảm chiều dài đi 16 cm, giảm chiều rộng đi 4cm thì trở thành hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật? Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2011 Tiếng việt Ôn Tập đọc- luyện từ và câu (Tiết 1- tuần 13 Sách thực hành) I. Mục tiêu HS luyện đọc và trả lời câu hỏi truyện: Hồi sinh cho đất. HS tìm câu hỏi và từ dùng để hỏi II. Hoạt động dạy học HĐ 1:Đọc và chọn câu trả lời đúng: - HS đọc bài; GV HD cách chia đoạn và kuyện đọc: +Đ 1: Từ đầu dến: màu xanh +Đ2: Từ tiếp theo đến: phụ giúp cha Đ3: Tiếp theo đến kỉ lục phi thường Đ4: Phần còn lại H S đọc Cá nhân, nhóm đôi, theo lớp - Đọc thầm và trả lời câu hỏi GV nhận xét, giúp đỡ học sinh yếu HĐ2: Luyện từ và câu HS đọc đoạn văn, thảo luận nhóm đôi 3. GV củng cố, nhận xét tiết học HĐ 1:Đọc và chọn câu trả lời đúng: a) Ông Trong ước mơ: Biến mảnh đất lủng củng đá thành nương rẫy phì nhiêu. b) Để thực hiện ước mơ của mình ông đã: đào, vác, đội gần 1000 tấn đá để đắp bức thành đá dài 800 mét bảo vệ trang trại. c) Sau 16 năm lao động cần cù, ông Trọng đã biến gần 4 héc ta đất đầy đá thành một trang trại ngút ngàn xanh d) Bài văn có một câu hỏi đó là: Mình sinh ra ở đây, bỏ đI đâu bây giờ? e) Câu hỏi trong bài là của ông Trọng, được dùng để tự hỏi mình. HĐ2: Đọc và trả lời câu hỏi: Câu hỏi Của ai Hỏi ai Từ nghi vấn 1 Chẳng lẽ thầy bận đến mức không kịp chấm bài? Tác giả Mình Chẳng lẽ 2 Thưa thầy, vì sao lại thế ạ? Lớp trưởng Thầy Vì sao 3 Con có nghe thấy không? mẹ Giôn Có không? 4 Đến mai con sẽ xin ngoan? mẹ con Không có Toán Luyện tập (Tiết 1- tuần 13 Sách thực hành) I. Mục tiêu: - Luyện tập nhân nhẩm với 11. II. Các hoạt động dạy học 1.HĐ1 : ? Nêu cách nhân nhẩm với 11 Gv nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài 2. HĐ 2: GV chữa bài củng cố về nhân nhẩm với 11 Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu, nêu cách làm HS làm bài, chữa bài Bài 2: Tìm x HS tự làm sau đó đổi vở kiểm tra lại, GV theo dõi, chữa bài Bài 3: HS nêu yêu cầu, làm bài, chữa bài, GV chấm một số bài GV khắc sâu cách nhân nhẩm với 11 Bài 4: Đố vui: HS đọc, suy nghĩ, làm bài và nêu cách làm ? Điền từ thích hợp Bài 1 Tính nhẩm 46 x 11 = 506 65 x 11 = 715 Bài 2 Tìm x X : 11 = 42 X= 42 x 11 X= 462 Bài 3 Bài giải Cả 3 đoàn vận động viên có số người là: 11 x ( 12 + 19 + 17) = 528 ( người) Bài 4: a)Diện tích hình vuông bằng diện tích hình chữ nhật b) Chu vi của hình vuông bé hơn chu vi hình chữ nhật 3. HĐ 3: GV nhận xét giờ và dặn về nhà ôn lại bài toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Củng cố cách nhân với số có hai chữ số, ba chữ số, tìm thành phần chưa biết, giải toán về tính sản lượng. - Rèn cho HS tính đúng, trả lời ngắn gọn chính xác ở bài toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu HĐ 1: Lí thuyết - GV yêu cầu HS làm ví dụ sau 1253 x 781 - Nêu lại cách bước nhân với số có bachữ số - Nêu cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. HĐ2: HS làm bài tập Bài 1: Đặt tính rồi tính 1357 92 46058 73 1457 245 3874 246 Bài 2: Tìm x a) 475 84 + x = 54642 c) 9786 11 - x = 8647 c) x + 576 11 - 325 = 45 897 d) 84 143 - x - 378 = 5432 Bài 3: Một khu đất hình chữ nhật có nửa chu vi là 247m.Chiều dài hơn chiều rộng 37m. Người ta trồng khoai trên khu đất đó, tính ra cứ 8m2 thì thu được 32kg khoai. Hỏi người ta thu hoạch được ở khu đất đó bao nhiêu tạ khoai? Bài 4: Một khu đất hình chữ nhật có chu vi là 348m. Nếu bớt chiều dài đi 15m và tăng chiều rộng thêm 5m thì khu đất trở thành hình vuông. Tính diện tích khu đất đó? Hướng dẫn: Tính nửa chu vi - Tính chiều dài hơn chiều rộng 15 +5 = 20(m) - Tính chiều rộng khu đất - Tính chiều dài khu đất - Tính diện tích khu đất HĐ 3: Chữa bài tập - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - HS khác nhận xét - Sau mỗi bài GV chốt lại cách làm Bài1: Chốt cách nhân 2, 3 chữ số Bài2: Chốt cách tìm thành phần chưa biết, cách nhân nhẩm với 11, cách tính giá trị của biểu thức. Bài 3,4. Chốt về cách tính diện tích thông qua dạng toán tổng hiệu. GV củng cố, nhận xét tiết học Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011 Tiếng việt Ôn tập làm văn (Tiết 2- tuần 13 Sách thực hành) I. Mục tiêu Viết bài văn kể lại một câu chuyện về một cuộc trò chuyện trao đổi hay về người có nghị lực, quyết tâm: I. Hoạt động dạy học GV nêu yêu cầu bài HS đọc yêu cầu đề. GV Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nội dung đề GV gợi ý, hước dẫn học sinh chọn đề và viết bài phù hợp với khả năng a) Dựa vào nội dung bài thơ “ Việc hôm nay chớ để ngày mai” kể lại cuộc trò chuyện giữa hai mẹ con cậu bé b) Tưởng tượng em là phóng viên tờ báo, kể lại cuộc phỏng vấn của em với bạn Giôn sau cuộc thi chạy 400. ( Truyện Hai tấm huy chương) c) Tưởng tượng em là hàng xóm của ông Trọng ( Truyện: Hồi sinh cho đất), muốn can ngăn ông Trọng vì cho rằng việc ông làm là vô ích. Kể lại cuộc đối thoại giữa em và ông Trọng HS suy nghĩ, chọ đề viết GV theo dõi, HD HS GV củng cố, nhận xét tiết học Gợi ý: Hoàn cảnh của cuộc nói chuyện Nhân vật trò chuyện ra sao? (+ Đặt vấn đề: + Các ý kiến đưa ra +Người trong cuộc có ý kiến: +Thuyết phục bằng cách lấy dẫn chứng: + Khẳng định ước mơ + Kết thúc buổi nói chuyện . Toán Luyện tập về nhân với số có một chữ số (Tiết 2- tuần 13 Sách thực hành) i. Mục tiêu: - Ôn luyện củng cố về nhân với số có ba chữ số. HS làm một số bài toán về tính nhanh, giải toán có lời văn ii. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1.HĐ1 : Gv nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài cá nhân 2. HĐ 2: GV chấm và chữa bài củng cố về nội dung Bài 1: Đặt tính rồi tính- HS làm bài, chữa bài, đổi vở kiểm tra Bài2: Tính bằng cách thuận tiện nhất ( áp dung tính chất giao hoán, kết hợp; nhân một số với một tổng, một hiệu) 5 x 57 x 2 = ( 5 x 2) x 57= 10 x 57 = 570 236 x 7 + 236 x 3 = ( 7 + 3 ) x 236 = 10 x 236 589 x 68 – 589 x 58 = 589 x ( 68 - 58) HS làm bài, chữa bài, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. Bài 3: HS đọc đề bài, tóm tắt và làm bài: Đổi: 2m35cm= 235 cm 1 m27cm = 127 cm Diện tích của bảng lớp em là: 235 x 127 = 29845 ( cm2) Bài 4: Đố vui: 3 4 2 X 2 1 6 2 0 5 2 3 4 2 6 8 4 7 3 8 7 2 3. HĐ 3: GV nhận xét giờ và dặn về nhà ôn lại bài Phần nhận xét của Ban giám hiệu .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..............................................................................................................................................
File đính kèm:
- B2-T13.doc