Bài giảng Lớp 4 - Môn Lịch sử - Tiết: 25 - Bài: Trịnh – Nguyễn phân tranh

Hoaït ñoäng 2: Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam-Bắc triều- Làm việc cả lớp.

Bước 1: Làm việc cả lớp; Đàm thoại:

 -Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì?

 -Nam triều do ai lập nên?

 -Vì sao có chiến tranh Nam- Bắc triều?

 

doc2 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Lịch sử - Tiết: 25 - Bài: Trịnh – Nguyễn phân tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
 Người dạy : Phùng Văn Sách
 Ngày dạy: 28/02/2011 Lớp dạy: 4E
 Môn: LỊCH SỬ
 Tiết: 25
 Bài: Trịnh – Nguyễn phân tranh
 (SGK/53) Thời gian dự kiến: 35’
I/ MUÏC TIEÂU: 
	1.Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút: 
 +Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
 +Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.
 +Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực.
2. Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài- Đàng Trong. 
3. Tỏ thái độ căm ghét, không chấp nhận việc chia cắt đất nước. 
II/ ÑOÀ DUØNG DAÏY- HOÏC:
	Lược đồ Việt Nam thế kỉ XVI-XVII.
	Phiếu học tập của học sinh.
III/ HOAÏT ÑOÄNG DAÏY- HOÏC:
1.Hoạt động đầu tiên: Gọi HS traû lôøi caâu hoûi tại chỗ:
 +Buổi đầu độc lập, thời nhà Đinh đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta thời kì đó là gì? 
 +Thời nhà Lý, Trần, Hậu Lê đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta thời kì đó là gì?
 -Nhaän xeùt caâu traû lôøi cuûa HS vaø chấm ñieåm.
 -Nhận xét tình hình học bài cũ của lớp.
2.Hoạt động dạy học bài mới: * Giôùi thieäu baøi: Tiết trước, chúng ta đã ôn tập giai đoạn buổi đầu độc lập (năm 938) đến nhà Hậu Lê cuối thế kỉ XV. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu tình hình nước ta sang thế kỉ XVI như thế nào?
 * Hoaït ñoäng 1: Sự suy sụp của triều đình Hậu Lê-Thảo luận theo cặp.
Bước 1: -Từ đầu thế kỉ XVI, chính quyền nhà Hậu Lê như thế nào?
	Học sinh đọc thầm, trao đổi trong nhóm 1-2 phút rồi trả lời.
Bước 2: Giáo viên kết luận: Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu. Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và xây dựng cung điện. Quan lại trong triều thì chia thành phe phái, đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc. 
	Giáo viên giải thích thêm về “vua quỷ”, “vua lợn”.
	Gv chốt và ghi bảng câu: Từ đầu thế kỉ XVI, chính quyền nhà Lê suy yếu. 
 - GV chuyển ý: Trước tình hình suy yếu như vậy thì liệu nhà Lê còn cai trị đất nước được không, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp xem thử chuyện gì sẽ xảy ra. 
 * Hoaït ñoäng 2: Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam-Bắc triều- Làm việc cả lớp.
Bước 1: Làm việc cả lớp; Đàm thoại:
 -Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì?
 -Nam triều do ai lập nên?
 -Vì sao có chiến tranh Nam- Bắc triều?
 -Chiến tranh Nam- Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào?
Bước 2: Gv chốt ý: Chiến tranh Nam-Bắc triều do hai thế lực phong kiến Nam triều-Bắc triều tranh giành quyền lực với nhau. Cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm. Mãi đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, chiến tranh Nam-Bắc triều mới chấm dứt.
Hoaït ñoäng 3: Chiến tranh Trịnh-Nguyễn.-Thảo luận nhóm 4.
Bước 1: Chia nhóm, giao việc qua phiếu học tập nội dung sau:
	-Sau năm 1592, tình hình nước ta thế nào?
	-Chiến tranh Trịnh-Nguyễn diễn ra thế nào và kết quả cuộc chiến ra sao?
	-Chỉ trên lược đồ giới tuyến phân chia Đàng Trong-Đàng Ngoài.
Bước 2: Các nhóm lên bảng báo cáo, kết hợp chỉ trên lược đồ các vị trí lịch sử.
	Giáo viên nhận xét, chốt ý và kết hợp chỉ cho học sinh thấy rõ các vùng đất liên quan đến nội dung bài học. 
 Hoạt động 4: Nguyên nhân và hậu quả. – Làm việc cả lớp.
 -Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt?
 -Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra hậu quả gì?
Giáo viên chốt ý: Đầu thế kỉ XVI, chính quyền nhà Lê suy yếu, các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành quyền lực, ngai vàng. Hậu quả là đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ. 
 3.Hoạt động cuối cùng: 
	- Qua bài học, em hiểu được điều gì?
	- Em cảm thấy thế nào nếu như đất nước mình bị chia cắt một lần nữa?
	Liên hệ đất nước ta vừa được thống nhất năm 1975. Hiện nay trên thế giới còn có nước Triều Tiên vẫn bị chia cắt thành hai chính quyền theo hai chế độ khác nhau.
‏۞Nhận xét giờ học, dặn dò: 
Tình hình học tập của lớp ntn? . Dặn hs xem lại bài học và chuẩn bị bài 22. 
 Người soạn 
 Phùng Văn Sách

File đính kèm:

  • docTrinhNguyen phan tranh.doc