Bài giảng Lớp 4 - Môn Khoa học - Bài 20: Nước có những tính chất gì

• Tìm hiểu hình dạng của nước

Đặt câu hỏi: Nước hình gì? Hình tròn, vuông hay hình cầu? Học sinh làm thí nghiệm để nước vào các vật khác nhau

Chốt: Kết luận nước không có hình dạng nhất định, nước có hình dạng của vật chứa nó

Chơi trò chơi: “Trời mưa “ để chuyển ý tìm hiểu:

 

doc5 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Khoa học - Bài 20: Nước có những tính chất gì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
MÔN KHOA HỌC LỚP 4
BÀI 20: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
Giáo viên thực hiện: Đổng Trọng An
I/ Mục tiêu
_ Biết được những tính chất của nước
_ Tự làm được các thí nghiệm, tự khám phá các tri thức về tính chất của nước
_Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng, tính cẩn thận, tin tưởng  vào chân lí đúng đắn của Khoa học
 II/ Đồ dùng dạy học
_ Bảng nhóm, chai, cốc, lọ đựng nước, các vật dụng đựng nước ngoài cốc: lọ, bát, bao nilong,
_Nước, sữa, thìa
_Miếng kính 15x20 cm, khay
_Đường, muối, cát, khăn, giấy, mút, vải,
_Sổ tay khoa học
III/ Các hoạt dộng dạy học
 Phương pháp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đàm thoại
Đàm thoại và phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Quan sát
Thí nghiệm
Thí nghiệm
 Bàn tay nặn bột
Thí nghiệm
Hoạt động 1:
_ Kiểm tra bài cũ ( Ôn tập con người & sức khỏe)
Câu 1. Chủ đề của phần 1 chương trình khoa học có tên là gì ?
Câu 2. Câu 2. Chúng ta nên hay không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước trong cuộc sống hằng ngày ?
Chốt: Nhận xét. Chuyển ý qua bài mới
Hoạt động 2:Đặt vấn đề “ Hình thành biểu tượng ban đầu về nước”
Nước quan trọng đối với cuộc sống con người như thế nào? Em nghĩ gì về nước?
Chốt: Các biểu tượng ban đầu về nước của học sinh từ đó đưa ra vấn đề cần giải quyết:
_Nước có những tính chất gì?
_Nước có hình dạng ra sao?
_Nước chảy theo hướng nào ? Thấm qua vật gì ?
_Nước hòa tan được những chất nào?
Hoạt động 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm ra
Yêu cầu học sinh ghi câu hỏi và dự đoán của em vào sổ tay
Hoạt động 4: Tìm hiểu vấn đề. Thực hành thí nghiệm kiểm chứng dự đoán
Tìm hiểu màu của nước
_Gồm : 2 cốc (1 cốc nước, 1 cốc sữa) và thìa
_ Cho thìa vào 2 cốc
Yêu cầu học sinh quan sát nhận xét màu sắc của 2 cốc.
Chốt: Kết luận nước là chất lỏng trong suốt. 
Tìm hiểu mùi, vị của nước
Tìm cách khám phá mùi vị của nước ? (cho học sinh biết nước dùng làm thí nghiệm là nước uống được )
Chốt: Kết luận nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị. Chuyển ý.
Tìm hiểu hình dạng của nước
Đặt câu hỏi: Nước hình gì? Hình tròn, vuông hay hình cầu? Học sinh làm thí nghiệm để nước vào các vật khác nhau
Chốt: Kết luận nước không có hình dạng nhất định, nước có hình dạng của vật chứa nó
Chơi trò chơi: “Trời mưa “ để chuyển ý tìm hiểu:
Nước chảy theo hướng nào?
Chốt: Kết luận nước chảy từ trên cao xuống và lan ra mọi phía.
 . Tìm hiểu nước thấm qua một số vật .
 Tìm cách làm khô nước trong khay.
Em làm cách nào để làm khô khay nước?
Chốt: Nước  thấm qua một số vật như: vải , khăn , giấy mút,
 Tìm hiểu nước hòa tan được chất nào
Làm cách nào để biết nước hòa tan được chất nào ?
Chốt: Kết luận nước hòa tan được muối, đường, không hòa tan được cát
 Chốt lại toàn bộ tính chất của nước theo sơ đồ tư duy
 Hoạt động 5: Củng cố liên hệ thực tế cuộc sống. Ứng dụng tính chất của nước vào thực tế cuộc sống như thế nào?
Chốt :Ứng dụng  tính chất nước chảy từ trên cao xuống mái nhà dốc làm thủy điện, ứng dụng tính chất không thấm qua nilong để làm áo mưa, găng tay, Ứng dụng tính chất hòa tan được muối làm nước muối sinh lí- thứ thuốc sát trùng hữu hiệu, nước orezon dùng cho bệnh nhân bệnh tiêu chảy để chống mất nước,..
Tích hợp tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng, trong tiêu dùng có biện pháp tiết kiệm nước vì nước là tài sản quý giá của mỗi quốc gia.
 Con người và sức khỏe
Ghi sổ tay khoa học phần “Điều em nghĩ “
Ghi ý chung vào bảng nhóm
Học sinh quan sát và trả lời. Sự khác biệt là sữa màu trắng đục không thấy thìa bỏ trong cốc sữa, cốc nước trong suốt thấy thìa ở trong cốc nước. Học sinh nhắc lại.
Học sinh nếm, ngửi để biết mùi vị của nước.
Học sinh nhắc lại, ghi sổ tay Khoa học
Học sinh thực hiện đổ nước vào lọ, bao nilong,
Học sinh nêu kết luận
Học sinh nhắc lại và ghi sổ tay Khoa học
Học sinh thí nghiệm đổ nước lên tấm kính đặt nghiêng
Học sinh nêu kết luận
 Học sinh tìm cách dùng các vật thấm vào khay để làm khô.
Nhóm trung bình-yếu chỉ dùng khăn
Nhóm khá- giỏi có thể dùng nhiều vật để thấm như : khăn, vải, giấy mút,
Học sinh nêu kết luận và nhắc lại
Học sinh thí nghiệm cho muối, đường, cát vào cốc nước.
Học sinh mô tả lại thí nghiệm và nêu kết luận.
 Học sinh nhắc lại
Học sinh phát biểu

File đính kèm:

  • docgiao an day theo pp Ban tay nan bot mon khoa hoc.doc