Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tiết 11 - Thực hành kỹ năng giữa học kỳ I

-Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (ND Ghi nhớ).

-Xác định được câu hỏi trong một văn bản (BT1, mục III) ; bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo nội dung yêu cầu cho trước (BT2, BT3).

*HS khá, giỏi đặt được câu hỏi để tự hỏi mình theo 2,3 nội dung khác nhau.

- Giáo dục học sinh biết được dấu hỏi và dấu chấm hỏi .

 

doc336 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tiết 11 - Thực hành kỹ năng giữa học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(M1) trong SGK. Các em chú ý đọc kĩ đoạn văn ở BT1 để thực hiện bài tập này trong nhóm 4 (phát phiếu cho 3 nhóm)
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhóm làm trên phiếu lên dán kết quả 
- Cùng hs nhận xét, sửa lại kết quả đúng (nếu sai) 
- Gọi hs đọc lại kết quả đúng. 
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Để tả được hình dáng của cây sòi, màu sắc của lá cây sòi, cây cơm nguội, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
- Để tả được chuyển động của lá cây, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
- Để tả được chuyển động của dòng nước, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào? 
- Muốn miêu tả sự vật, người viết phải làm gì?
Kết luận: Miêu tả là nói lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người đọc, người nghe hình dung được các sự vật ấy. Khi miêu tả người viết phối hợp nhiều giác quan để quan sát khiến cho sự vật được miêu tả thêm đẹp hơn, sinh động hơn.
 - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/140 
3) Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy đọc thầm lại bài Chú Đất Nung để tìm những câu văn miêu tả trong bài
- Gọi hs phát biểu 
Kết luận: Trong truyện Chú Đất Nung có 1 câu văn miêu tả chàng kị sĩ và nàng công chúa.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c 
- Y.c hs quan sát tranh SGK/141: Hình ảnh sự vật trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa tạo nên rất sinh động và hay. Trần Đăng Khoa phải quan sát thật kĩ sự vật mới miêu tả được. Các em sẽ thi xem lớp mình ai sẽ viết được những câu văn miêu tả sinh động nhất
- Trong cơn mưa, em thích hình ảnh nào?
- Gọi hs giỏi làm mẫu - miêu tả 1 hình ảnh trong đoạn thơ Mưa. 
- Y/c hs tự làm bài vào VBT
- Gọi hs đọc bài viết của mình.
- Cùng hs nhận xét (sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho hs)
- Tuyên dương hs viết được những câu văn miêu tả hay.
C/ Củng cố, dặn dò: 2-3’ 
- Thế nào là miêu tả? 
- Muốn miêu tả sinh động những cảnh, người, sự vật trong thế giới xung quanh, các em cần chú ý quan sát, học quan sát để có những hiểu biết phong phú có khả năng miêu tả sinh động đối tượng.
- Tập quan sát một cảnh vật trên đường tới trường
- Bài sau: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng kể chuyện
- HS theo dõi trả lời câu hỏi 
- Em phải nói con mèo nhà mình to hay nhỏ, lông màu gì,...
Bài 1/ - 1 hs đọc y/c
- Đọc thầm, suy nghĩ
- Lần lượt phát biểu: các sự vật được miêu tả là: cây sòi, cây cơm nguội, lạch nước. 
Bài 2/ - 1 hs đọc y/c và mẫu
- HS thực hiện trong nhóm 4
- Lần lượt các nhóm trình bày
- Quan sát phiếu trên bảng
- Nhận xét
- 2 hs đọc lại bảng đúng 
Bài 3/ 1 hs đọc y/c
- Quan sát bằng mắt
- Quan sát bằng mắt
- Quan sát bằng mắt, bằng tai 
- Quan sát kĩ đối tượng bằng nhiều giác quan. 
- HS lắng nghe
- 3 hs đọc to trước lớp 
3/ Luyện tập 
Bài 1/ - 1 hs đọc y/c
- Đọc thầm và tìm câu văn miêu tả
 Câu văn: "Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son"
- Lắng nghe
Bài 2/ - 1 hs đọc y/c
- Quan sát, lắng nghe 
- Em thích hình ảnh:
. Sấm ghé xuống sân, khanh khách cười
. Cầy dừa sải tay nhảy múa.
. Khắp nơi toàn màu trắng của nước...
- Sấm rền vang rồi bỗng nhiên "đùng đùng, đoàng đoàng" làm mọi người giật nảy mình, tưởng như sấm đang ở ngoài sân, cất tiếng cười khánh khách.
- HS tự làm bài
- Nối tiếp nhau đọc bài của mình
- 1 hs đọc lại ghi nhớ
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe, thực hiện 
ĐỊA LÝ . Tiết 14
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
 + Trồng lúa, là dựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
 + Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng1 lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 200C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh. 
Giáo dục học sinh biết được HĐSX của người dan ở đồng bằng Bắc Bộ . 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: 4-5’ Người dân ở ĐBBB
Gọi hs lên bảng trả lời
1) Em hãy kể về nhà ở của người dân ở ĐBBB.
2) Lễ hội ở ĐBBB được tổ chức vào các thời gian nào? Để làm gì? Trong lễ hội có những hoạt động nào? 
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới: 25 – 30’
1) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB
2) Bài mới:
* Hoạt động 1: ĐBBB -vựa lúa thứ hai của cả nước
- Gọi hs đọc mục 1 SGK/103 để trả lời câu hỏi: ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước? 
Kết luận: Nhờ có đất phù sa màu mỡ , nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa nước nên ĐBBB trở thành vựa lúa thứ hai của cả nước
- Công việc trồng lúa rất vất vả gồm nhiều công đoạn, Chúng ta xem công việc trồng lúa vất vả như thế nào?
- Em có nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân ? 
Kết luận: Người dân ĐBBB tần tảo vất vả 1 nắng 2 sương để sản xuất ra lúa gạo, vì thế chúng ta cần quý trọng sức lao động và kết quả lao động của họ. Có câu ca dao: " Ai ơi bưng bát cơm đầy....muôn phần" 
* Hoạt động 2: Cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB
- Treo tranh, ảnh giới thiệu về cây trồng, vật nuôi ở ĐBBB 
- Kể tên các loại cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB. 
- Ngoài lúa gạo, người dân ĐBBB còn trồng nhiều bắp, khoai, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tôm, cá. Đây là nơi nuôi lợn, gà, vịt vào loại nhiều nhất nước ta.
- Vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn gà,vịt?
- Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ ? 
Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo ?
* Hoạt động 3: ĐBBB-vùng trồng rau xứ lạnh
- Gọi hs đọc mục 2 SGK/105
- Mùa đông của ĐBBB dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào?
 Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? 
- Hãy kể tên một số loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB? 
- Nguồn rau xứ lạnh này làm nguồn thực phẩm của người dân ĐBBB thêm phong phú và mang lại giá trị kinh tế cao. 
C/ Củng cố, dặn dò: 2-3’
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/105
- Về nhà xem lại bài.
- Bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB. 
 Nhận xét tiết học 
- 3 hs lần lượt lên bảng trả lời
1) Nhà thường xây bằng gạch vững chắc, xung quanh nhà thường có sân, vườn ao. Nhà thường quay về hướng Nam, ngày nay, nhà ở của người dân ĐBBB thường có thêm các đồ dùng tiện nghi
2) Vào mùa xuân (sau tết), mùa thu (sau mùa gặt hoặc trước vụ mùa mới) để cầu cho một năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu, kỷ niệm, tế lễ các thần, thánh, người có công với làng. Trong lễ hội thường có: chọi gà, cờ người, thi thổi cơm, rước kiệu, tế lễ.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc mục 1 SGK
+ Nhờ đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước. 
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm đôi
- Nhiều công đoạn, rất vất vả.
- Lắng nghe
- Quan sát
+ Cây trồng: ngô, khoai, đậu phộng, cây ăn quả
+ Vật nuôi: Trâu, bò, lợn, vịt, gà, nuôi, đánh bắt cá.
- Do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và 6 các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám, ngô, khoai. 
Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ; đất phù sa màu mỡ , nguồn nước dồi dào , người dân có kinh nghiệm trồng lúa .
HS trả lời 
- 1 hs đọc
- Káo dài 3 đến 4 tháng. Nhiệt độ thường giảm nhanh mỗi khi có các đợt gió mùa đông bắc thổi về
+ Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông (ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt, cà chua, xà lách,...)
+ Khó khăn: Nếu rét quá thì lúa và một số loại cây bị chết. 
- Bắp cải, xà lách, cà rốt...
- lắng nghe 
- Nhiều hs đọc ghi nhớ 
Âm nhạc . Tiết 14
Ôn tập 2 bài hát ; Trên ngựa ta phi nhanh, Khăn quàng thăm mãi vai em - nghe nhạc
I. Mục tiêu cần đạt:
- Biết hát theo gia điệu và đúng lời ca .
- Biết hát kết hợp vậ dụng phụ họa . 
- Giao dục học sinh yêu thích môn học . 
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhạc cụ, sách giáo viên.
- Học sinh: Nhạc cụ, sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi học sinh lên bảng hát bài “Cò lả”
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới (26’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết âm nhạc hôm nay các em sẽ ôn lại 3 bài hát đã học. Đó là những bài 
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
b. Nội dung:
* Nội dung 1: Ôn bài “Trên ngựa ta phi nhanh”
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát ôn lại bài hát này dưới các hình thức: Cả lớp, dãy, tổ, nhóm
- Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh
- Gọi 2 - 3 nhóm lên bảng biểu diễn trước lớp.
* Nội dung 2: Ôn bài “Khăn quàng thắm mãi vai em”
- Cho học sinh hát ôn lại bài hát trên.
- Cho học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
- Gọi 2 - 3 nhóm lên bảng biểu diễn trước lớp.
* Nội dung 3: Ôn bài “Cò lả” ( Giảm tải )
* Nội dung 4: Nghe nhạc (Giảm tải )
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Cho cả lớp hát lại 3 bài hát mỗi bài 1 lần.
- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học
- Dặn dò: Về nhà ôn lại 3 bài hát trên cho thuộc, chuẩn bị cho bài tiếp sau.
- Cả lớp hát
- 3 em lên bảng hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh ôn lại bài hát theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh ôn 2 - 3 lần
- 2 - 3 nhóm lên bảng biểu diễn
- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
- Học sinh hát kết hợp với vận động phụ họa.
Thứ năm , ngày 05 tháng 12 năm 2013
Thể dục . Tiết 28
Ôn bài thể dục phát triển chung
Trò chơi : Đua ngựa
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
 -Ôn bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu thực hiện động tác đúng thứ tự và tập tương đối
 Đúng động tác.
 -Trò chơi : Dua ngựa.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi chủ động.
 - Giáo dục học sinh biết thực hiện động tác .
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
Địa điểm : Sân trường; Còi 
 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Khởi động
Trò chơi:Nhóm ba nhóm bảy
Kiểm tra bài cũ : 4 hs
 Nhận xét
 II/ CƠ BẢN:
a.Trò chơi : Đua ngựa
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi
 Nhận xét
bÔn bài thể dục phát triển chung.
Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp
 Nhận xét
*Kiểm tra thử bài thể dục phát triển chung
Mỗi động tác thực hiện 1x8 nhịp
Mỗi lần kiểm tra từ 3-4 học sinh
Nhận xét ưu khuyết điểm sau kiểm tra
 III/ KẾT THÚC:
HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà tập luyện bài thể dục đã học
5phút
 25phút
 7 phút
 18phút
 5phút
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình tập luyện
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * * 
 GV 
Toán . Tiết 69 
 CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH
I/ Mục tiêu: 
- Thực hiện được phép chia một số cho một tích.
- Giáo dục học sinh thêm yêu thích môn học 
II.Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ , VBT 
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: 1-2’
2.KTBC: 4-5’
-GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 1b,4b và kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
1b) Đặt tính rồi tính
 359361 : 9 = 39929 ; 238057 : 8 = 29757 (dư 1)
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS .
3.Bài mới : 27-30’
 a) Giới thiệu bài 
 -Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với tính chất một số chia cho mọt tích. 
 b ) Giới thiệu tính chất một số chia cho một tích 
 * So sánh giá trị các biểu thức 
 -Ghi lên bảng ba biểu thức sau:
 24 : ( 3 x 2 )
 24 : 3 : 2
 24 : 2 : 3
 -Cho HS tính giá trị của các biểu thức trên. 
 -Vậy các em hãy so sánh giá trị của ba biểu thức trên ? 
 -Vậy ta có :
24 : ( 3 x 2 ) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3
 * Tính chất một số chia cho một tích
 -Biểu thức 24 : ( 3 x 2 ) có dạng như thế nào ? 
 -Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào ? 
 -Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của 24 : ( 3 x 2 ) = 4 ?
 -3 và 2 là gì trong biểu thức 24 : ( 3 x 2 ) ? 
 -Vậy khi thực hiện tính một số chia cho một tích ta có thể lấy số đó chia cho một thừa số của tích, rồi lấy kết quả tìm được chia cho thừa số kia .
 c) Luyện tập , thực hành 
 Bài 1/ GV gọi hs đọc yêu cầu đề
 -Bài tập yêu cầu chúng làm gì? 
 -GV khuyến khích HS tính giá trị của biểu trong bài theo 2 cách khác nhau. 
 -GV cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
a) 50 : (2 x 5) = 5 ; b) 72 : (9 x 8) = 1 
c) 28 : (7 x 2 ) = 2
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2 
 -Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
 -GV viết lên bảng biểu thức 60 : 15 và cho HS đọc biểu thức. 
 -Vậy các em hãy suy nghĩ làm thế nào để chuyển phép chia 60 : 15 thành phép chia một số cho một tích (Gợi ý 15 bằng mấy nhân mấy). 
 -GV nêu : Vì 15 = 3 x 5 
nên ta có: 60 : 15 = 60 : ( 3 x 5 ) 
 -Các em hãy tính giá trị của 60 : ( 3 x 5 ) 
 -GV nhận xét bài làm của HS và hỏi: Vậy 
60 : 15 bằng bao nhiêu ? 
 -GV cho HS tự làm tiếp phần a của bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3
 -Gọi HS đọc đề bài toán
 -GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán 
 -Hỏi : Hai bạn mua bao nhiêu quyển vở ? 
 -Vậy giá của mỗi quyển vở là bao nhiêu 
tiền ? 
 -Vậy ngoài cách giải trên bạn nào có cách giải khác. 
 -GV nhận xét và yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở.
Bài giải
Số quyển vở cả hai bạn mua là
3 x 2 = 6 ( quyển )
Giá tiền của mỗi quyển vở là
7 200 : 6 = 1 200 ( đồng )
Đáp số : 1 200 đồng
 -Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau, GV chấm VBT của một số HS. 
4.Củng cố, dặn dò : 2-3’
 -Nhận xét tiết học.
 -Dặn dò HS làm bài tập 1c; 2b,c và chuẩn bị bài sau .
-4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
4b) * (403 494 – 16 415) : 7 = 387 079 : 7 
 = 55 297
*(403494 – 16415) : 7 = 403494 : 7 – 16415 : 7
 = 57 642 – 2345
 = 55 297
-HS nghe giới thiệu bài. 
-HS đọc các biểu thức.
-3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp. 
-Giá trị của ba biểu thức trên bằng nhau và cùng bằng 24 .
-Có dạng là một số chia cho một tích.
-Tính tích 3 x 2 = 6 rồi lấy 24 : 6 = 4 
-Lấy 24 chia cho 3 rồi chia tiếp cho 2 ( Lấy 24 chia cho 2 rồi chia tiếp cho 3 ). 
-Là các thừa số của tích ( 3x 2). 
- HS nghe và nhắc lại kết luận: Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
C) Luyện tập , thực hành
Bài 1/ Hs đọc yêu cầu đề
-Tính giá trị của biểu thức. 
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở. 
-HS nhận xét và đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
Bài 2/ 
-HS đọc yêu cầu đề bài. 
-HS thực hiện yêu cầu. 
-HS suy nghĩ và nêu 60 : 15 = 60 : ( 3x 5 ). 
-HS nghe giảng. 
-HS tính: 
60 : ( 3 x 5 ) = 60 : 3 : 5 = 20 : 5 = 4 
60 : ( 5 x 3 ) = 60 : 5 : 3 = 12 : 3 = 4 
- 60 : 15 = 4. 
a) 80 : 40 = 80 : (4 x 10)
 = 80 : 4 : 10 
 = 20 : 10 = 2
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
Bài 3/ 
-1 HS đọc đề toán. 
-1 HS tóm tắt trước lớp. 
-3 x 2 = 6 quyển vở 
-7200 : 6 = 1200 đồng 
-HS phát biểu ý kiến. 
-HS làm bài có thể giải bài toán sau: 
Bài giải
Số tiền mỗi bạn phải trả là
7 200 : 2 = 3 600 ( đồng )
Giá tiền của mỗi quyển vở là
3 600 : 3 = 1 200 ( đồng )
Đáp số : 1 200 đồng
-HS.
Luyện từ và câu . Tiết 28
 Dùng câu hỏi vào mục đích khác
I.Mục đích, yêu cầu :
-Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND Ghi nhớ).
-Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1) ; bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III).
KNS : -Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp ; Lắng nghe tích cực
 - Giáo dục học sinh biết dùng câu hỏi vào mục đích để hỏi .
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết BT1.
- 4 băng giấy mỗi băng viết 1 ý BT1.
- Một số tờ giấy để làm BT2.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ : 4-5’ 
 Kiểm tra lại BT1, 5.
B. Bài mới : 27-29’
1. Giới thiệu bài 
2. Phần nhận xét:
 Bài tập 1:
- Gọi HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với cu Đất trong truyện chú Đất Nung. 
- GV nhận xét.
 Bài tập 2:
- GV giúp HS phân tích từng câu hỏi.
 Bài tập 3:
- GV nhận xét, chốt lại : Câu hỏi không dùng để hỏi mà để yêu cầu các cháu hãy nói nhỏ hơn.
 3. Phần ghi nhớ
 4.Phần luyện tập:
 Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại.
KNS : Phải thể hiện lịch sự và tôn trọng người khác khi giao tiếp và khi nghe cũng tôn trọng một cách tích cực 
 Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài. 
- GV phát biểu cho 1 số nhóm làm bài.
- GV nhận xét, kết luận.
 Bài tập 3: 
- GV nhắc mỗi em có thể nêu 1 tình huống.
- GV nhận xét. 
 5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Nhắc HS học thuộc ghi nhớ.
- Yêu cầu HS về nhà viết vào vở BT2, 3.
- 2 HS lên bảng làm.
 Bài tập 1:
- Cả lớp đọc thầm lại, tìm câu hỏi trong đoạn văn (sao chú mày nhát thế?/ Nung ấy ạ?/ Chứ sao?)
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ phân tích 2 câu hỏi của ông Hòn Rấm.
- HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ, TLCH.
Bài tập 3:
HS TL
HS chú ý lắng nghe
- 2 HS đọc.
 Bài tập 1
- 4 HS tiếp nối nhau đọc.
- HS đọc thầm từng câu hỏi, suy nghĩ, làm bài
- 4 HS lên bảng làm.
Câu hỏi được mẹ dùng để bảo con nín khóc (thể hiện yêu cầu)
Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách. 
Câu hỏi được chị dùng để chê em vẽ ngựa không giống.
Câu hỏi được bà cụ dùng để nhờ cậy giúp đỡ.
Bài tập 2:
- 4 HS tiếp nối nhau đọc.
- HS cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, làm việc cá nhân.
- Đại diện nhóm dán kết quả.
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
Đặt được câu hỏi để tự hỏi mình theo 2,3 nội dung khác nhau.
Khoa học . Tiết 28
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
 I/ Mục tiêu:
 - Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước:
 + Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
 + Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
 + Xử lý nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải,
 + Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
 *KNS: - Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
	 - Kĩ năng trình bày thông tin về việc sử dụng v bảo vệ nguồn nước.
- GDBVMT : Toàn phần 
- TKNL&HQ: Bộ phận 
- GDTNMTBHĐ : sự ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm biển .
- Giáo dục học sinh biết bảo vệ nguôn nước
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp: 1-2’
2.Kiểm tra bài cũ: 4-5’ Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 + Dùng sơ đồ mô tả dây chuyển sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy.
 + Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ?
 + Em hãy nêu mục bạn cần biết.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới: 27-29’
 * Giới thiệu bài: 
 -Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người, động vật, thực vật. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
 * Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. 
 Ø Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Ø Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.
 -Chia lớp thành các nhóm nhỏ, đảm bảo một hình vẽ có 2 nhóm thảo luận.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ được giao.
 -Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?
 2) Theo em, việc làm đó nên hay không nên 
làm ? Vì sao ?
+Hình 1: Vẽ biển cấm đục phá ống nước. Việc làm đó nên làm, vì để tránh lãng phí nước và tránh đất, cát, bụi hay các tạp chất khác lẫn vào nước sạch gây ô nhiễm nguồn nước.
+Hình 2: Vẽ 2 người đổ rác thải, chất bẩn xuống ao. Việc làm đó không nên vì làm như vậy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động vật sống ở đó.
+Hình 3: Vẽ một sọt đựng rác thải. Việc làm đó nên làm, vì nếu rác thải vứt bỏ không đúng nơi quy định sẽ gây ô nhiễm môi trường, chất không sử dụng hết sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nước ngầm và nguồn nước.
-GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 -Gọi các nhóm trình bày, các nhóm có cùng nội dung bổ sung.
- GDBVMT : Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người, động vật, thực vật. Vậy chúng ta phải làm những việc có ích để bảo vệ nguồn nước
- GDSDTKNL-HQ ; Chúng ta cần phải tiết kiệm nước, 

File đính kèm:

  • docGiao an nam hoc 2014 2015 tuan 10 den tuan 18.doc
Giáo án liên quan