Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tiết 1 - Trung thực trong học tập

*Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3- SGK)

 Thảo luận nhóm:

 - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong BT 3

 Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau (Tán thành, không tán thành) :

a/. Thời giờ là quý nhất.

b/. Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm.

 

doc36 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức - Tiết 1 - Trung thực trong học tập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
II/ Đồ dùng dạy-học:
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Giới thiệu: Trong tiết học này các em sẽ thực hành nói như thế nào nếu có những điều liên quan đến mình. 
2/ Bài mới:
* Hoạt động 1: Trò chơi: "Có-không"
- GVphổ biến luật chơi.
 * Tình huống:
- Bố mẹ định mua cho An một chiếc xe đạp mới và hỏi ý kiến của An 
- Bố mẹ quyết định cho Hoa sang ở nhà bác để Hoa được đi học ở trường điểm mà Hoa không biết.
- Anh trai của Mai vứt bỏ đồ chơi của Mai đi mà Mai không biết.
- Giải thích và nhận xét câu trả lời của Hs
- Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em?
 - Em cần thực hiện quyền đó như thế nào?
Kết luận: Các em cần phải mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình với mọi người xung quanh nhưng không được đưa ra các ý kiến vô lí, sai trái.
* Hoạt động 2: Em sẽ nói như thế nào?
- Y/c Hs thảo luận nhóm 4 cách giải quyết các tình huống trên
Tình huống 1: Bố mẹ em muốn chuyển em tới học ở một ở một ngôi trường mới nhưng em không muốn đi vì không muốn xa các bạn cũ. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ
Tình huống 2: Bố mẹ muốn em chỉ tập trung vào học không muốn cho em tham gia đội văn nghệ của trường. Em rất muốn tham gia, em sẽ nói với bố mẹ như thế nào?
Tình huống 3: Bố mẹ cho em tiền để mua 1 chiếc cặp mới nhưng em muốn dùng số tiền đó để ủng hộ các bạn nạn nhân chất độc da cam. Em sẽ nói như thế nào?
Tình huống 4: Em và các bạn rất muốn có sân chơi ở nơi em sống. Em sẽ nói như thế nào với bác tổ trưởng dân phố.
- Gọi các nhóm nêu cách giải quyết của nhóm mình, nhóm khác nhận xét.
- Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ như thế nào?
Kết luận: Đối với những việc có liên quan đến mình, các em hãy thẳng thắn bày tỏ ý kiến để người khác hiểu và có thể sẽ đáp ứng lại mong muốn của mình. Nhưng cần phải nhẹ nhàng, lễ phép, tôn trọng khi bày tỏ.
Hoạt động 3: Trò chơi "phóng viên"
- Gọi 2 Hs đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn các câu hỏi sau:
+ Bạn hãy giới thiệu một bài hát, bài thơ bạn thích nhất.
+ Những hoạt động bạn muốn được tham gia
+ Những công việc bạn muốn nhận làm
+ Dự định của bạn trong hè này.
Kết luận: Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng, tuy nhiên không phải ý kiến nào của trè em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em. Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác
3/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi Hs đọc lại ghi nhớ/9 SGK
GDHS 
- Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
- Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- HS chơi 
- Để những vấn đề phù hợp với các em 
- Em cần nêu ý kiến thẳng thắng, mạnh dạn nhưng cũng tôn trọng và lắng nghe ý kiến người lớn. Không đưa ra ý kiến vô lí sai trái.
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4
- Các nhóm lần lượt nêu cách giải quyết 
+ Em nói em không muốn xa các bạn, có bạn thân em sẽ học tốt hơn
+ Em nói với bố mẹ cho em tham gia để được vui chơi, em vẫn giữ kết quả học tập tốt .
+Em nói với bố mẹ em rất thương các bạn và muốn chia sẻ với các bạn, còn cặp em sẽ để dành tiền mẹ cho để mua sau.
+ Bác tổ trưởng ơi, các cháu rất muốn có sân chơi để luyện tập thể thao, bác có thể làm cho tụi cháu sân chơi được không ạ?
- Các nhóm khác nhận xét
- Lễ phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn
- Lắng nghe
-Hs nêu
-2 Hs đọc lại ghi nhớ
Tiết 7 Đạo đức
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
 I.MỤC TIÊU:
Nêu được được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
-Biết dược ích lợi của tiết kiệm tiền của.
-Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,... trong cuộc sống hằng ngày.
GDHS : bình luận phê phán việc lãng phí tiền của; lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân. Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - SGK Đạo đức 4
 - Đồ dùng để chơi đóng vai
 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC:
 ? Nêu phần ghi nhớ của bài “Biết bày tỏ ý kiến”
 ? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em?
 - GV ghi điểm.
a. Khám phá
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
 - GV chia 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK/11
 ? Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”.
 ? Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
 ? Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày.
 - GV kết luận:
 Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
b. Kết nối
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ
 - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1. Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (Tán thànhhoặc không tán thành  )
a/. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.
b/. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn.
c/. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả.
d/. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. 
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 - GV kết luận:
 + Các ý kiến c, d là đúng. + a, b là sai.
c. Thực hành : Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân 
 - GV chia 2 nhóm và nhiệm vụ cho các nhóm:
 òNhóm 1 : Để tiết kiệm tiền của, em nên làm gì?
 òNhóm 2 : Để tiết kiệm tiền của, em không nên làm gì?
 - GV kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
4.Vận dụng công việc về nhà:
 - Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân 
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- HS bày tỏ thái độ 
- Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- Đại diện từng nhóm trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tự liên hệ.
- HS cả lớp thực hiện.
** Rút kinh nghiệm:
- ..
- ..
- ..
- ..
Tiết 8 Đạo đức:
 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( TIẾT 2 )
I. Mục tiêu :
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hàng ngày.
GDHS biết bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của; lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: điện, nước, xăng, dầu, gas, chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước.Đồng tình với các hành vi, việc làm sử dụng năng lượng tiết kiệm năng lượng; phản đối, không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng.
II. Đồ dùng dạy - học :
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/KTBC:Gọi Hs đọc phần ghi nhớ SGK/12
- Em đã làm những việc gì để tiết kiệm tiền của?
- Nhận xét, chấm điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ở tiết học trước các em đã biết cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào và vì sao cần phải tiết kiệm tiền của. Hôm nay, các em sẽ tiếp tục nhận biết những việc làm nào là tiết kiệm tiền của, những việc làm nào là không tiết kiệm tiền của để xử lí tình huống về tiết kiệm tiền của.
2/ Bài mới:
* Hoạt động 1: Em đã tiết kiệm chưa?
- Gọi Hs đọc bài tập 4 SGK/13
- Y/c Hs thảo luận nhóm đôi để lựa chọn những việc làm nào là tiết kiệm tiền của.
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- Khen những hs biết tiết kiệm tiền của
Kết luận: Trong sinh hoạt hàng ngày, ở mọi nơi, mọi lúc, các em cần phải thực hiện những việc làm tiết kiệm tiền của để vừa ích nước, vừa lợi nhà.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- Gọi Hs đọc bài tập 5 SGK/13
- Các em hãy thảo luận nhóm 4, chọn 1 tình huống và bàn bạc cách xử lí. 
- Gọi lần lượt từng nhóm lên đóng vai thể hiện trước lớp.
- Gọi các nhóm khác nhận xét cách giải quyết của nhóm bạn.
- Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào?
- Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- Em đã tiết kiệm tiền của như thế nào?
- Gia đình em có tiết kiệm tiền của không? Hãy kể một số việc làm mà em cho rằng gia đình em tiết kiệm?
- Hãy kể một số việc làm mà gia đình em không tiết kiệm tiền của và em sẽ nói với gia đình như thế nào để mọi người tiết kiệm tiền của?
Kết luận: Việc tiết kiệm tiền của là nhiệm vụ của tất cả mọi người, muốn gia đình em tiết kiệm thì bản thân em cũng phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người thực hiện tiết tiệm. Có như vậy thì mới ích nước, lợi nhà.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK/12
- Về nhà thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước trong cuộc sống hàng ngày.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau
- 1 Hs đọc 
- Không xé tập vở, giữ gìn ĐDHT cẩn thận...
- Lắng nghe
- 1 Hs đọc bài tập.
- Hs hoạt động nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời và lên đánh dấu x trước câu chọn 
+ a, b, g, h, k là những việc làm tiết kiệm tiền của
+ c, d, đ, e , i là những việc làm lãng phí tiền của.
- Lắng nghe.
- 1 Hs đọc bài tập 5.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Lần lượt từng nhóm lên thể hiện.
a) Tuấn không xé vở và khuyên bằng chơi trò chơi khác.
b) Tâm dỗ em chơi các đồ chơi đã có, như thế mới là bé ngoan.
c) Cường nói: Giấy trắng còn nhiều quá sao bạn lại bỏ mà dùng tập mới? Bạn làm như vậy là lãng phí tiền của. Nếu tập còn sử dụng được thì bạn hãy dùng tiếp như vậy là bạn tiết kiệm tiền của.
- Hs nhận xét. 
- Chúng ta cần sử dụng tiền của đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí và biết giữ gìn các đồ dùng của mình cũng như của người khác.
- Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.
- Giữ gìn đồ chơi cẩn thận để được chơi lâu, không bỏ trống tập vở, không xé vở làm đồ chơi,...
- Hs lần lượt kể trước lớp.
- HS trả lời theo sự suy nghĩ của mình.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc to trước lớp
- Lắng nghe, thực hiện
** Rút kinh nghiệm:
- ..
- ..
- ..
- 
Tiết 9 Đạo đức
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( T1 )
I. MỤC TIÊU: 
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
 - Biết được lợi ích của việc tiết kiệm thời giờ.(HS khá - giỏi biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ).
 - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,... hằng ngày một cách hợp lí.
 - GDHS biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm; Xác định giá trị của thời gian là vô giá;Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả;Quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày; Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK Đạo đức 4.
 - Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
 - Mỗi HS có tấm bìa màu 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: Cho HS hát.
2. KTBC:
 ? Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiết kiệm tiền của”.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: “Tiết kiệm thời giờ”
b. Nội dung: 
* Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút” –trong SGK/14- 15
 - GV kể chuyện kết hợp với việc đóng vai minh họa của một số HS.
 - GV cho HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK/15. 
 - GV kết luận:
 Mỗi phút điều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
* Thảo luận nhóm (Bài tập 1- SGK/15)
 - GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận: 
Nhóm 1 câu a,b; 
Nhóm 2 câu c,d; 
Nhóm 3 câu đ,e
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
(Bài tập 2- SGK/16)
 - GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống.
 òNhóm 1 : Điều gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi bị muộn.
 òNhóm 2 : Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay thì điều gì sẽ xảy ra?
 òNhóm 3 : Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm?
 - GV kết luận: (Như SGV)
*Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3- SGK)
 Thảo luận nhóm:
 - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong BT 3
 Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau (Tán thành, không tán thành) :
a/. Thời giờ là quý nhất.
b/. Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm.
c/. Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày, không làm việc gì khác.
d/. Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc trong cùng 1 lúc.
 - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 - GV kết luận:
 + Ý kiến a là đúng.
 + Các ý kiến b, c, d là sai
 - GV yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - Tự liên hệ bản thân.
 - Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân (Bài tập 4- SGK/16) 
 ? Em đã biết tiết kiệm thời giờ chưa? Hãy trao đổi với bạn bên cạnh 1 số việc cụ thể mà em đã làm để tiết kiệm thời giờ.
 - Viết, vẽ, sưu tầm các mẩu chuyện, truyện kể, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ (Bài tập 5- SGK/ 16)
- HS hát.
- Một số HS thực hiện.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe và xem bạn đóng vai.
- HS thảo luận.
- Đại diện lớp trả lời.
- Các nhóm thảo luận để trả lời tán thành hay không tán thành theo từng nội dung tình huống.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận và giải thích.
- HS bày tỏ thái độ 
- 2 HS đọc.
- HS cả lớp thực hiện.
** Rút kinh nghiệm:
- ..
- ..
- ..
- ..
Tiết 10 Đạo đức
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( TIẾT 2 )
I - MỤC TIÊU :
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
-Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.
* Mục tiêu riêng:
+ Biết được vì sao cần phải biết kiệm thời giờ.
+ Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,hằng ngày một cách hợp lí.
*GDHS lập kế hoạch khi làm việc ,học tập để sử dụng thời gian hiệu quả; quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày .
II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP: 
GV : SGK HS : SGK ; thẻ màu:
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1. Ổn định :
 2. Bài cũ : Tiết kiệm thời giờ
 - Thế nào tiết kiệm thời giờ ? 
 - Vì sao cần tiết kiệm thời giờ ? 
GV nhận xét, tuyên dương.
 3. Bài mới :
- Giới thiệu bài 
- Em đã tiết kiệm thời gian chưa?
- Em đã tiết kiệm thời gian như thế nào?
- GV: Tiết đạo đức hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục học và biết cách tiết kiệm thời giờ.
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân ( Bài tập 3 SGK )
* Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm nào là tiết kiệm thời giờ
*Cách tiến hành:
-GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập.
=> Kết luận : 
* Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm bàn ( bài tập 4 SGK )
* Mục tiêu: HS biết sử dụng thời giờ một cách hợp lý trong sinh hoạt.
*Cách tiến hành:
- GV nhận xét , khen ngợi những HS đã biết tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
-> Kết luận : 
+ Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. 
+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả. 
 4. Củng cố 
- GV giáo dục HS thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hằng ngày. 
 5. Dặn dò 
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
HS hát
HS trả lời.
- HS trình bày
- HS nêu
- HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu.
- HS giải thích lí do lựa chọn của mình.
- HS trình bày , trao đổi trước lớp .
+ Ý kiến d đúng.
+Ý kiến a, b, c sai.
- HS từng cặp một trao đổi với nhau về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của cá nhân trong thời gian tới. 
- Vài HS trình bày trước lớp. 
- Lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét. 
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi
-HS nêu lại phần ghi nhớ.
-HS lắng nghe.
** Rút kinh nghiệm:
- ..
- ..
- ..
- ..
Tiết 11 Đạo đức
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I
I/ MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi: Trong việc thực hiện quyền được có ý kiến và bày tỏ ý kiến ; trong việc tiết kiệm tiền của, thời giờ và thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học.
3.Thái độ: Có ý thức trung thực, vượt khó trong học tập, tiết kiệm trong cuộc sống
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tiết kiệm thời giờ? 
- Tại sao thời giờ lại rất quý giá? 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
* Hoạt động 1:
 - Thế nào là trung thực trong học tập? (Trung thực trong học tập nghĩa là không nói dối, không quay cóp, )
- Trung thực trong học tập thể hiện điều gì? (Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.)
- Tại sao cần phải trung thực trong học tập? (Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý, tôn trọng)
- Khi gặp khó khăn trong học tập em sẽ làm gì? (Khi gặp khó khăn trong học tập em sẽ tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm vào người khác. )
- Trong những chuyện có liên quan đến các em, các em có quyền gì? (Mỗi trẻ em đều có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về những việc liên quan đến trẻ em.)
- Em cần làm gì khi bày tỏ ý kiến của mình? (Em cần mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ những ý kiến, mong muốn của mình với những người xung ..)
- Tại sao ta phải tiết kiệm tiền của? (Tiền bạc, của cải là mồ hôi, công sức của bao người lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết .)
- Tại sao ta phải tiết kiệm thời giờ? (Thời giờ là thứ quý nhất, vì khi nó đã trôi qua thì không bao giờ trở lại được. Do đó, chúng ta ..)
* Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân 
- Hãy nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và những biện pháp để khắc phục những khó khăn đo?
- Mời một số HS trình bày bài
* Hoạt động 3: Đóng vai
- Em hãy cùng các bạn trong nhóm chơi trò chơi “Phóng viên”, phỏng vấn lẫn nhau về nội dung: Tình hình vệ sinh của lớp em?
- GV gọi một số em lên đóng vai phóng viên đi phỏng vấn các bạn xem từ trước đến nay các bạn đã tiết kiệm (hoặc lãng phí) tiền của như thế nào?
- Yêu cầu một số em đọc những câu ca dao, tục ngữ nói về sự tiết kiệm? (Hạt thóc – Hạt vàng, Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm , Phí của trời, mười đời khốn khó)
* Hoạt động 4: Xử lí tình huống
- GV đưa ra các tình huống sau:
+ Bạn Trung đi học buổi chiều, nhưng sáng nào mãi 9 giờ Trung mới trở dậy, uể oải đánh răng, rửa mặt, rồi chần chừ mới ngồi vào bàn học bài. Bạn Trung chưa học được bao lâu đã đến giờ ăn cơm và chuẩn bị đi học.
Nếu em là bạn Trung, em có dậy muộn như thế không? Em sẽ sắp xếp thời giờ như thế nào?
+ Trong buổi làm bài tập toán ở nhà, bạn Bình cứ mang truyện ra để đọc, nấn ná chưa làm bài tập. Cuối cùng đã đến giờ đi học, bài tập vẫn chưa làm xong. Bình đành gập sách lại tự nhủ: “Tối nay sẽ làm vậy”.
Em có chắc tối nay Bình sẽ làm nốt bài không? 
- Em hãy kể lại những mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập mà em biết.
4. Củng cố – dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại một số câu ghi nhớ
- Chuẩn bị bài sau :Hiếu thảo với ông bà cha mẹ
- Nhận xét tiết học
- 2 HS trả lời
- HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi
- HS làm bài cá nhân
Những khó khăn có thể gặp
Những biểu hiện cần khắc phục
1.
-
2.
-
- HS trình bày bài của mình. 
- HS làm việc theo nhóm 2
- HS tự liên hệ bản thân, 4 em trình bày trước lớp, HS cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận theo nhóm 4, trao đổi giải quyết các tình huống
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Cả lớp nhận xét
- HS thực hiện
** Rút kinh nghiệm:
- ..
- ..
- ..
- ..
Tiết 12 Đạo đức
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ
I. Mục tiêu 
1 - Kiến thức: HS hiểu 
- Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao của ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng mình.. 
2 - Kĩ năng:
- HS biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
3 - Thái độ:
- HS kính yêu ông bà, cha mẹ.
GDHS biết: xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu, lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ và thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ
II - Đồ dùng học tập
GV : - SGK 
 - Bài hát “ Cho con “- Nhạc và lời : Nhạc sĩ Phạm Trong Cầu . 
HS : - SGK
III .Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Khởi động: 
2- Kiểm tra bài cũ: Tiết kiệm thời giờ 
- Kể những việc em đã làm để tiết kiệm thời giờ ?
3- Dạy bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt

File đính kèm:

  • docDAO DUC 4 KHI.doc
Giáo án liên quan