Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức: Thực hành kĩ năng giữa học kì II

Biết giải bài toán liên quan đến phép cộng và phép nhân phân số.

- HS làm bài tập: bài 2; bài 3.

- Đối với học sinh khá, giỏi làm luôn các bài tập còn lại.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

SGK, vở toán, bảng con.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc43 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Đạo đức: Thực hành kĩ năng giữa học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các câu trên câu nào có dạng Ai là gì? 
- Yêu cầu tìm chủ ngữ của các câu vừa tìm được.
- Chủ ngữ trong các câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành? 
- Đọc ghi nhớ
* Luyện tập thực hành.
Bài tập 1:
- GV phát phiếu cho HS 
 - Dán bài làm đúng lên bảng. 
- GV nhận xét.
Các chủ ngữ trong câu kể: 
- Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.
- Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
- Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng.
- Hoa phượng là hoa học trò. 
 Bài tập 2:
- GV gợi ý: Ghép từ ở cột A với các từ ngữ ở cột B tạo thành câu kể có nội dung thích hợp
- GV nhận xét.
Kết quả: 
 - Trẻ em là tương lai của đất nước.
 - Cô giáo là người mẹ thứ hai của em. 
 - Bạn Lan là người Hà Nội. 
 - Người là vốn quý nhất. 
- Liên hệ giáo dục hs.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt.
- Chuẩn bị bài: mở rộng vốn từ dũng cảm 
- HS tự kiểm tra dụng cụ học tập.
- HS đọc ghi nhớ và đặt câu theo mẫu Câu kể Ai là gì ?
- HS tìm bộ phận vị ngữ cho câu vừa tìm được.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi theo nhóm đôi xác định:
+ Ruộng rẫy là chiến trường
+ Cuốc cày là vũ khí
+ Nông dân là chiến sĩ
+ Ruộng rẫy là chiến trường
+ Cuốc cày là vũ khí
+ Nông dân là chiến sĩ
- Chủ ngữ trong các câu trên do (danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành)
- Vài HS đọc ghi nhớ
- HS xác định câu kể ở BT1:
+ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.
+ Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
+ Vừa buồn mà lại vừa vui mới thật là nỗi niềm bông phượng.
+ Hoa phượng là hoa học trò.
- HS đọc yêu cầu bài.
HS làm bài.
- Thảo luận nhóm: 2 tổ thi đua ghép các từ ở 2 cột.
- Cả lớp nhận xét.
- 1, 2 HS đọc kết quả.
- HS lắng nghe.
MÔN:KHOA HỌC
BÀI 49 : ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT 
I-MỤC TIÊU:
- Tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt : Không nhìn thẳng vào mặt trời, không chiếu đèn bin vào mắt nhau.
- Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị chung: Tranh ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt; về cách đọc, viết ở nơi có ánh sáng hợp lí, không hợp lí, đèn bàn (hoặc nến).
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Tiến trình tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:(1’) 
2. KTBC: (1’)
3. Bài mới : 
vHoạt động 1: Giới thiệu (1’)
vHoạt động 2: Khi nào không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng ? (10’)
vHoạt động 3: Nên và không nên làm gì để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra ? 
(10’)
vHoạt động 4: Nên và không nên làm gì để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc(10’)
4. Củng cố: (3’)
5. Dặn dò: (1’) 
- Động vật cần ánh sáng để làm gì?
Em hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống của:
+ Con người.
+ Động vật.
+ Thực vật.
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
 a.Giới thiệu bài: Con người không thể sống được nếu không có ánh sáng. Nhưng ánh sáng quá mạnh hay quá yếu sẽ ảnh hưởng đến mắt như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
 b. Khi nào không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng ?
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 98 và dựa vào kinh nghiệm của bản thân, trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
 + Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt trời hoặc ánh lửa hành ?
+ Lấy ví dụ về những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu vào mắt.
-Gọi HS trình bày ý kiến.
-GV kết luận: Anh sáng trực tiếp của Mặt Trời hay ánh lửa hàn quá mạnh nếu nhìn trực tiếp sẽ có thể làm hỏng mắt. Năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất ở dạng sóng điện từ, trong đó có tia tử ngoại là tia sóng ngắn, mắt thường ta không thể nhìn thấy hay phân biệt được. Tia tử ngoại gây độc cho cơ thể sinh vật, đặc biệt là ảnh hưởng đến mắt. Trong ánh lửa hàn có chứa nhiều bụi, khí độc do quá trình nóng chảy sinh ra. Do vậy, chúng ta không nên để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt.
 c. Nên và không nên làm gì để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra? 
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Yêu cầu: quan sát hình minh hoạ 3, 4 trang 98 SGK cùng nhau xây dựng đoạn kịch có nội dung như hình minh hoạ để nói về những việc nên hay không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra.
- GV đi giúp đỡ các nhóm bằng các câu hỏi:
 + Tại sao chúng ta phải đeo kính, đội mũ hay đi ô khi trời nắng ?
 + Đeo kính, đội mũ, đi ô khi trời nắng có tác dụng gì ?
 + Tại sao không nên dùng đèn pin chiếu thẳng vào mắt bạn ?
 + Chiếu đèn pin vào mắt bạn có tác hại gì ?
- Gọi HS các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV nên hướng dẫn HS diễn kịch có lời thoại.
- Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết về các kiến thức khoa học và diễn kịch hay.
- Dùng kính hướng về ánh đèn pin bật sáng. Gọi vài HS nhìn vào kính lúp và hỏi:
 + Em đã nhìn thấy gì ?
- GV giảng: Mắt của chúng ta có một bộ phận tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng tập trung vào đáy mắt, có thể làm tổn thương mắt.
 d.Nên và không nên làm gì để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4
- Yêu cầu quan sát hình minh hoạ 5,6,7,8 trang 99, trao đổi và trả lời câu hỏi:
 + Những trường hợp nào cần tránh để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết ? Tại sao ?
- Gọi đại diện HS trình bày ý kiến, yêu cầu mỗi HS chỉ nói về một tranh, các nhóm có ý kiến khác bổ sung.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- GV kết luận: Khi đọc, viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ cự li khoảng 30 cm. Không được đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư. Khi viết bằng tay phải, ánh sáng phải được chiếu từ phía trái hoặc từ phía bên trái phía trước để tránh bóng của tay phải, đảm bảo đủ ánh sáng khi viết.
-Hỏi:
 +Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu?
 + Theo em, không nên làm gì để bảo vệ đôi mắt?
- Liên hệ giáo dục HS luôn luôn tực hiện tốt những việc nên làm để bảo vệ mắt.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
- Dặn dò về nhà học bài và làm theo bài học.
-Hs hát
-3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- HS nhận xét.
-HS thảo luận cặp đôi.
-HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 + Chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn vì: ánh sáng được chiếu sáng trực tiếp từ Mặt Trời rất mạnh và còn có tia tử ngoại gây hại cho mắt, nhìn trực tiếp vào Mặt Trời ta cảm thấy hoa mắt, chói mắt. Anh lửa hàn rất mạnh, trong ánh lửa hàn còn chứa nhiều: tạp chất độc, bụi sắt, gỉ sắt, các chất khí độc do quá trình nóng chảy kim loại sinh ra có thể làm hỏng mắt.
 +Những trường hợp ánh sáng quá manh cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt: dùng đèn pin, đèn laze, ánh điện nê-ông quá mạnh, đèn pha ô-tô, 
-HS nghe.
- HS thảo luận nhóm 4, quan sát, thảo luận , đóng vai dưới hình thức hỏi đáp về các việc nên hay không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra.
- Các nhóm lên trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
+ HS nhìn vào kính và trả lời: Em nhìn thấy một chỗ rất sáng ở giữa kính lúp.
- HS nghe.
- HS thảo luận cặp đôi quan sát hình minh hoạ và trả lời theo các câu hỏi:
 + H5: Nên ngồi học như bạn nhỏ vì bàn học của bạn nhỏ kê cạnh cửa sổ, đủ ánh sáng và ánh Mặt Trời không thể chiếu trực tiếp vào mắt được.
 + H6: Không nên nhìn quá lâu vào màn hình vi tính. Bạn nhỏ dùng máy tính quá khuya như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, có hại cho mắt.
 + H7: Không nên nằm đọc sách sẽ tạo bóng tối, làm các dòng chữ bị che bởi bóng tối, sẽ làm mỏi mắt, mắt có thể bị cận thị.
 + H8: Nên ngồi học như bạn nhỏ. Đèn ở phía bên trái, thấp hơn đầu nên ánh sáng điện không trực tiếp chiếu vào mắt, không tạo bóng tối khi đọc hay viết.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
KỂ CHUYỆN (Tiết 25)
NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Dựa theo lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết rõ ràng, đủ ý (BT1) ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện và đặt được tên khác cho truyện phù hợp với nội dung.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện)
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tiến trình tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : 
2. KTBC: (3’)
3. Bài mới : 
vHoạt động 1: Giới thiệu (1’)
vHoạt động 2: Hướng dẫn hs kể chuyện (15’)
vHoạt động 3: Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (15’)
4. Củng cố: (3’)
5. Dặn dò: (1’) 
[[
Bài cũ: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- GV gọi 2 HS kể lại câu chuyện mà em được kiến hoặc tham gia nói về hoạt động giúp cho làng quê, đường phố sạch, đẹp.
- GV nhận xét.
* Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
* GV kể chuyện
- Giọng kể hồi hộp; phân biệt lời các nhân vật(lời tên sĩ quan lúc đầu hống hách; sau ngạc nhiên, kinh hãi đến hoảng loạn; các câu trả lời của chú bé du kích: dõng dạc, kiêu hãnh). Cần làm rõ chi tiết về chiếc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng của các chú bé, nhấn giọng chi tiết vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Đây chỉ là chi tiết sâu xa có ý nghĩa chỉ sự bất tử của các chú bé dũng cảm, cũng là chi tiết khiến tên sĩ quan phát xít bị ám ảnh đến hoảng loạn.
- Kể lần 1: Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
- Kể lần 2:Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
- Kể lần 3(nếu cần)
* Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu hs đọc nhiệm vụ của bài kể chuyện trong SGK.
- Cho hs kể trong nhóm 2 hoặc 4 em và trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Cho hs thi kể trước lớp:
+ Các nhóm thi kể nối tiếp từng đoạn của truyện theo tranh.
+ Hs kể cá nhân toàn bộ câu chuyện.
- Cho hs bình chọn bạn kể tốt.
- Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
- Liên hệ giáo dục hs.
- Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
- HS hát
- Vài HS đứng tại chỗ kể.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Hs nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
- HS Đọc .
- Kể trong nhóm theo tranh và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể.
- Lắng nghe bạn kể và đặt câu hỏi cho bạn.
- Bình chọn bạn kể tốt.
- HS lắng nghe.
TẬP ĐỌC
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Bước đọc biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, lạc quan.
- Hiểu ND : Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 1, 2 khổ thơ).
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tiến trình tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : 
2. KTBC: (3’)
3. Bài mới : 
vHoạt động 1: Giới thiệu (1’)
vHoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc (7’)
vHoạt động 3: Tìm hiểu bài(8’)
vHoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm (15’)
4. Củng cố: (3’)
5. Dặn dò: (1’) 
Khuất phục tên cướp biển
- Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi. 
- Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ?
- GV nhận xét.
a. Giới thiệu bài: Nhìn bức tranh này, các em thấy những chiếc xe ô-tô của bộ đội ta đang băng băng ra trận trên đường Trường Sơn đầy khói lửa bom đạn. Đọc bài thơ tiểu đội xe không kính, các em sẽ hiểu rõ hơn những khó khăn, nguy hiểm trên đường ra trận và tinh thần dũng cảm của các chú bộ đội lái xe.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc
- Gọi HS khá, giỏi đọc toàn bài. 
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
c. Tìm hiểu bài 
- Những hình nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe ? 
- Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào ?
- Hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì ?
+ Đó cũng là khí thế quyết chiến thắng “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước “ của dân tộc ta. Đó cũng chính là tư thế, là chân dung của một dân tộc anh hùng.
- Nêu ý nghĩa của bài thơ ?
d. Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm đoạn Không có kính mau khô thôi 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Gọi vài HS đọc diễn cảm từng khổ thơ.
- HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét sửa sai.
 - Liên hệ giáo dục hs.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ. 
- Chuẩn bị :Thắng biển.
- HS tự kiểm tra dụng cụ học tập.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi . 
- Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi ; ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn trơi, nhìn đất, nhìn thẳng  Không có kính, ừ thì ướt áo ; Mưa tuôn , mưa xối như ngoài trời ; Chưa cần thay, lái vài trăm cây số nữa 
- Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới ; Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi . . . đã thể hiện tình đồng chí, đồng đội thắm thiết giữa những người chiến sĩ lái xe ở chiến trường đầy khói lửa bom đạn.
+ Cảm nghĩ về các chú bộ đội lái xe rất vất vả, rất dũng cảm.
+ Các chú bộ đội lái xe thật dũng cảm, lạc quan, yêu đời, coi thường khó khăn, bất chấp bom đạn của kẻ thù.
+ Cảm nghĩ về khí thế ra trận ào ạt, bất chấp khó khăn, vượt lên tất cả của quân và dân ta lúc bấy giờ.
- Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính, ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.
- HS nêu nội dung chính.
- HS lắng nghe GV đọc diễn cảm. 
- HS lắng nghe.
- Vài HS đọc diễn cảm.
- Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng 1 khổ thơ hoặc bài thơ.
- HS lắng nghe.
TOÁN 
LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU :
- Biết giải bài toán liên quan đến phép cộng và phép nhân phân số.
- HS làm bài tập: bài 2; bài 3.
- Đối với học sinh khá, giỏi làm luôn các bài tập còn lại.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK, vở toán, bảng con.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiến trình tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : 
2. KTBC:
3. Bài mới : 
vHoạt động 1: Giới thiệu
vHoạt động 2: Luyện tập thực hành.
4. Củng cố: (3’)
5. Dặn dò: (1’) 
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 123.
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
 a.Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay các em sẽ cùng tìm hiểu một số tính chất của phép nhân phân số và áp dụng các tính chất đó làm các bài tập.
 b. Giới thiệu một số tính chất của phép nhân phân số 
 * Tính chất giao hoán
 - GV viết lên bảng:
 x = ? x = ? sau đó yêu cầu HS tính.
 - Kết luận: Đó đều được gọi là tính chất giao hoán của phép nhân.
 * Tính chất kết hợp
 - GV viết lên bảng hai biểu thức sau và yêu cầu HS tính giá trị:
( x ) x = ? ; x ( x ) = ?
 - Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức 
( x ) x và x ( x ) ?
 Qua bài toán trên, bạn nào cho biết muốn nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba chúng ta có thể làm như thế nào ?
 - Đó chính là tính chất kết hợp của phép nhân các phân số.
 * Tính chất một tổng hai phân số nhân với phân số thứ ba
 - GV viết lên bảng hai biểu thức sau và yêu cầu HS tính giá trị của chúng:
( + ) x = ? ; x + x = ?
 - GV yêu cầu HS so sánh giá trị của hai biểu thức trên.
 * Như vậy khi thực hiện nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba thì ta có thể làm như thế nào ?
b) Tính bằng hai cách 
 - GV yêu cầu HS áp dụng các tính chất vừa học để tính giá trị các biểu thức theo hai cách
Cách 1:
(+ ) x = x = = 
 x + x = + = = 
 - GV chữa từng phần trên bảng lớp, sau khi chữa xong phần nào lại hỏi HS 2 câu hỏi:
+ Em đã áp dụng tính chất nào đẩ tính?
 + Em hãy chọn cách thuận tiện hơn trong hai cách em đã làm.
 Bài 2
 -GV cho HS đọc đề bài, yêu cầu các em nhắc lại cách tính chu vi của hình chữ nhật, sau đó làm bài.
 - GV gọi 1 HS yêu cầu đọc bài làm trước lớp.
 - GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3
 - GV tiến hành tương tự như bài 2.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS. 
 - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS tự kiểm tra dụng cụ học tập.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe. 
- HS tính:
 x = ; x = 
- HS nêu x = x 
- Khi đổi vị trí các phân số trong một tích thì tích của chúng không thay đổi.
-HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân các phân số.
- HS tính:
( x ) x = x = = 
 x ( x ) = x = = 
- Hai biểu thức có giá trị bằng nhau:
( x ) x = x ( x ) ?
-Muốn nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba chúng ta có thể nhân phân số thứ nhất với tích của phân số thứ hai và phân số thứ ba.
- HS tính:
(+) x = x = 
 x + x = + = 
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng .
-Khi nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba ta có thể nhân từng phân số của tổng với phân số thứ ba rồi cộng các kết quả lại với nhau.
-HS nghe và nhắc lại tính chất.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Cách 2
x x 22 = x ( x 22) = 
 x = = 
(+ ) x = x + x = = 1.3
 x + x = ( +) x = x = 1 x = 
- Theo dõi bài chữa của GV.
- HS làm bài vào VBT.
Bài giải
Chu vi của hình chữ nhật là:
( + ) x 2 = (m)
Đáp số : m 
-1 HS đọc bài làm, các HS còn lại theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS làm bài vào VBT.
Bài giải
May 3 chiếc túi hết số mét vải là:
 x 3 = 2 (m)
Đáp số : 2m
- HS lắng nghe.
ĐỊA 
 THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ:
+ Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.
+ Trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
- Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ (lược đồ).
- Đối với HS khá, giỏi: Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học của đồng bằng Sông Cửu Long : nhờ có vị trí địa lí thuận lợi ; Cần Thơ là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu.
II.CHUẨN BỊ:
- Bản đồ hành chính, công nghiệp, giao thông Việt Nam.
- Tranh ảnh về Cần Thơ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tiến trình tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : 
2. KTBC:
3. Bài mới : 
vHoạt động 1: Giới thiệu
vHoạt động 2:Tìm hiểu vị trí của thành phố Cần Thơ
vHoạt động 3: Cần Thơ là trung tâm kinh tế, trung tâm văn hoá, khoa học, dịch vụ, du lịch
4. Củng cố: (3’)
5. Dặn dò: (1’) 
 Bài cũ: Thành phố Hồ Chí Minh
- Chỉ trên bản đồ & mô tả vị trí, giới hạn của thành phố Hồ Chí Minh?
- Nêu các đặc điểm về diện tích, dân số, kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh?
- Kể tên các khu vui chơi, giải trí của thành phố Hồ Chí Minh?
GV nhận xét	
a. Giới thiệu bài: Các em đã nghe nói đến Cần Thơ bao giờ chưa? Đây là thành phố ở trung tâm đồng bằng Nam Bộ, đã từng được gọi là Tây Đô. Cần Thơ có đặc điểm gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
b. Vị trí của thành phố Cần Thơ. 
Cho hs hoạt động theo cặp 
- GV treo lược đồ đồng bằng Nam Bộ.
- Yêu cầu HS mở SGK đọc kênh chữ và tìm vị trí của thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam.
c. Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là:
* Hoạt động nhóm 
+ Trung tâm kinh tế (kể tên các ngành công nghiệp của Cần Thơ)
+ Trung tâm văn hoá, khoa học
+ Dịch vụ, du lịch
Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Nam Bộ?
GV mô tả thêm về sự trù phú của Cần Thơ & các hoạt động văn hoá của Cần Thơ.
- GV phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế.
+ Vị trí ở trung tâm đồng bằng Nam Bộ, bên dòng sông Hậu. Đó là vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác của đồng bằng Nam Bộ & với các tỉnh trong cả nước, các nước khác trên thế giới. Cảng Cần Thơ có vai trò lớn trong việc xuất, nhập khẩu hàng hoá cho đồng bằng Nam Bộ.
+ Vị trí trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy, hải sản nhất cả nước, là điều kiện thuậ

File đính kèm:

  • docphuoc 4 tuan 25.doc