Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần 9 - Góc vuông, góc không vuông

Mục tiêu :

- Biết tên gọi, kí hiệu của đề-ca-mét và héc-tô-mét.

- Biết quan hệ giữa héc-tô-mét và đề-ca-mét.

- Biết đổi từ đề-ca-mét, héc-tô-mét ra mét.

B. Chuẩn bị:

- GV: Bảng lớp bài học và bài tập.

 

doc25 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần 9 - Góc vuông, góc không vuông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.
B. Chuẩn bị :
- GV : ĐDDH, ê ke, thước dài.
- HS : SGK, tập toán.
C. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ : 
- GV nêu bài tập cho cả lớp làm bài.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét và ghi điểm.
II. Bài mới :
*Giới thiệu bài : Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: Thực hành đo 
Bài 1 : GV gọi HS đọc yêu cầu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành vẽ góc vuông đỉnh O : đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với O và một cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh đã cho. Vẽ cạnh còn lại của góc vuông ê ke. Ta được góc vuông đỉnh O. 
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
Cho cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
Giáo viên nhận xét. 
Bài 2 :
GV gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
Cho cả lớp nhận xét bài làm của bạn
Giáo viên nhận xét. 
Hoạt động 2: Nhận biết góc vuông
Bài 3 :
GV gọi HS đọc yêu cầu
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
Cho cả lớp nhận xét bài làm của bạn
Giáo viên nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò:
- Thực hiện tốt điều vừa học.
- GV nhận xét tiết học.
- Về làm lại các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài sau: Đề – ca – mét 
 Héc - tô – mét. 
- HS làm bài.
- HS nhận xét.
- Vài HS nhắc lại tựa bài học.
Học sinh đọc : Dùng ê ke để vẽ góc vuông
Học sinh thực hành vẽ góc vuông đỉnh O theo hướng dẫn và tự vẽ các góc còn lại
Học sinh làm bài vào vở.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc: Dùng ê ke kiểm tra số góc vuông trong mỗi hình:
Học sinh làm bài vào vở
Lớp nhận xét .
Học sinh đọc : Nối hai miếng bìa để ghép lại được một góc vuông :
- Ghép thực hành ghép hình 
-------------------------------------------
Chính tả
Ôn tập giữa học kì 1
(Tiết 3)
A. Mục tiêu : 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Đặt được 2 đến 3 câu theo mẫu Ai là gì? (BT2).
- Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu (BT3).
B. Chuẩn bị:
- GV: phiếu viết tên từng bài tập dọc từ tuần 1 đến tuần 8.
- HS: SGK, VBT.
C. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
*Giới thiệu bài : 
Giáo viên giới thiệu nội dung : Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của HK1.
Ghi bảng. 
Hoạt động 1 : Kiểm tra Tập đọc 
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc.
Giáo viên cho điểm từng học sinh.
Hoạt động 2 : Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì ?
Bài 2 :
Giáo viên cho học sinh mở SGK và nêu yêu cầu .
Giáo viên hỏi :
+ Các em đã được đọc những mẫu câu nào ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh đọc bài làm :
-Bố em là công nhân nhà máy điện
-Chúng em là những học trò ngoan
Giáo viên tuyên dương học sinh đặt được câu đúng theo mẫu và hay.
Hoạt động 3: Hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường ( xã, quận, huyện ) theo mẫu
Bài 3 :
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
Giáo viên hướng dẫn : bài tập này giúp các em thực hành viết một lá đơn đúng thủ tục.
Giáo viên giải thích : nội dung phần Kính gửi em chỉ cần viết tên phường(hoặc tên xã, quận, huyện )
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Gọi học sinh đọc bài làm.
Giáo viên tuyên dương học sinh viết đơn đúng theo mẫu.
* Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh tích cực học tập.
Chuẩn bị bài sau : Ôn tập giữ học kì 1( tiết 4).
- Vài HS nhắc lại tựa bài học.
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh ).
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi. 
Học sinh theo dõi và nhận xét.
Đặt 3 câu theo mẫu : Ai là gì ?
Mẫu câu : Ai là gì ? Ai làm gì ?
Học sinh làm bài.
Cá nhân.
Bạn nhận xét.
Viết đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường(xã, quận, huyện) theo mẫu. 
Học sinh làm bài.
Cá nhân. 
Lớp nhận xét.
-----------------------------------------
Tập viết
Ôn tập giữa học kì 1
(Tiết 4)
A. Mục tiêu : 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai làm gì? (BT2).
- Nghe-viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (BT3); tốc độ viết khoảng 55 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
B. Chuẩn bị:
- GV : Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
- HS : SGK, VBT.
C. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
* Giới thiệu bài :
Giáo viên giới thiệu nội dung : Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của HK1.
Ghi bảng. 
 Hoạt động 1 : Kiểm tra Tập đọc 
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc.
Giáo viên cho điểm từng học sinh.
Hoạt động 2 :Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu Ai la gì ?
Bài 2 :
GV cho học sinh mở SGK và nêu yêu cầu .
Giáo viên hỏi :
+ Các em đã được đọc những mẫu câu nào ?
Giáo viên gọi học sinh đọc câu a
Giáo viên hỏi :
+ Bộ phận in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi nào ?
+ Ta đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
Giáo viên cho học sinh làm bài.
a) Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.
Gọi học sinh đọc bài làm.
b) Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS nghe viết 
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại 
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét đoạn văn sẽ chép. 
Giáo viên hỏi :
+ Đoạn này chép từ bài nào ?
+ Gió heo mây báo hiệu mùa nào ?
+ Cái nắng của mùa hè đi đâu ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : nắng, làn gió, giữa trưa, mỏng,  
*Đọc cho học sinh viết
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
*Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài 
* Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh tích cực học tập.
-Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữ học kì tiết 5
- Vài HS nhắc lại tựa bài học.
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh )
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
Học sinh theo dõi và nhận xét.
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây :
+ Mẫu câu : Ai là gì ? Ai làm gì ?
Học sinh đọc : Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa
+ Bộ phận in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi Làm gì ?
+ Ta đặt câu hỏi : Ở câu lạc bộ, chúng em làm gì ?
Học sinh làm bài.
Cá nhân.
- Học sinh nghe Giáo viên đọc.
- 2 – 3 học sinh đọc.
+ Đoạn này chép từ bài Gió heo mây.
+ Gió heo mây báo hiệu mùa thu.
+ Cái nắng thành thóc vàng, ẩn vào quả na, quả mít, quả hồng, quả bưởi. 
+ Đoạn văn có 3 câu.
Học sinh đọc.
Học sinh viết vào bảng con.
HS chép bài chính tả vào vở.
Học sinh sửa bài.
--------------------------------------------
Đạo đức 
 Chia sẻ vui buồn cùng bạn(tiết 1)
A. Mục tiêu : 
- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn
- Nêu được một số việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày
- HS khá, giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: vở bài tập đạo đức, tranh minh hoạ cho tình huống của hoạt động 1, các câu chuyện, bài thơ, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tình bạn 
- Học sinh: vở bài tập đạo đức.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ : 
Chúng ta phải có bổn phận như thế nào đối với ông bà, cha mẹ, anh chi em trong gia đình ? Vì sao ?
Nhận xét bài cũ.
II. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Chia sẻ vui buồn cùng bạn 
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tình huống. 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và cho biết nội dung tranh
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi một tình huống như trong VBT.
Hoạt động 2 : Đóng vai. 
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm xây dựng kịch bản và đóng vai một tình huống sau :
Tình huống 1 : Chung vui với bạn khi bạn được điểm tốt, khi bạn làm được một việc tốt, khi sinh nhật bạn, 
Tình huống 2 : chia sẻ với bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập, khi bạn bị ngã đau, bị ốm mệt, khi nhà bạn nghèo không có tiền mua sách vở, 
Giáo viên cho các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản và chuẩn bị sắm vai.
Cho các nhóm lên sắm vai.
GV cho cả lớp thảo luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống và cảm xúc của mỗi nhân vật khi ứng xử hoặc nhận được cách ứng xử đó.
Giáo viên kết luận : 
Tình huống 1 : Khi bạn có chuyện vui, cần chúc mừng, chung vui với bạn
Tình huống 2 : Khi bạn có chuyện buồn, cần an ủi, động viên và giúp bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng
Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ.
Giáo viên lần lượt đưa ra từng ý kiến
Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Giáo viên cho lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm.
III. Củng cố, dặn dò:
Liên hệ: Cho HS nêu việc quan tâm, chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường và nơi ở.
- GV nhận xét tiết học.
- Sưu tầm các câu chuyện, bài thơ, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tình bạn, về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn. 
- Chuẩn bị bài sau : Chia sẻ vui buồn cùng bạn ( tiết 2) .
- Học sinh trả lời.
- Vài HS nhắc lại tựa bài học.
- Học sinh quan sát và trả lời.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi tình huống Giáo viên nêu về cách ứng xử và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử.
- Cả lớp thảo luận, nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
- Cả lớp chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống.
- Các nhóm lên bốc thăm tình huống.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm sắm vai.
- Cả lớp thảo luận, nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
- Học sinh lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các ý kiến a, c, d, e, f là đúng.
- Ý kiến b là sai.
- HS nêu, cả lớp và GV nhận xét
-------------------------------------------
 Thứ tư, ngày 16 tháng 10 năm 2013
Toán
Đề-ca-mét. Héc-tô-mét
A. Mục tiêu : 
- Biết tên gọi, kí hiệu của đề-ca-mét và héc-tô-mét.
- Biết quan hệ giữa héc-tô-mét và đề-ca-mét.
- Biết đổi từ đề-ca-mét, héc-tô-mét ra mét.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng lớp bài học và bài tập.
- HS: SGK. 
C. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng thực hành vẽ.
- Nhận xét ghi điểm.
II. Bài mới :
* Giới thiệu: về kí hiệu của đề-ca-mét và héc-tô-mét.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1 : HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học.
- GV mời HS nhắc lại các đơn vị đo độ dài đã học.
- GV nhận xét.
 Hoạt động 2 : Giới thiệu đơn vị đo độ dài đề-ca-mét, héc-tô-mét.
- GV hướng dẫn HS nhận biết : 
* Đề-ca-mét là đơn vị đo độ dài.
Đề-ca-mét viết tắt là dam.
1dam = 10m
* Héc-tô-mét là một đơn vị đo độ dài.
Héc-tô-mét viết tắt là hm.
1hm = 100m
 1hm = 10dam
- Gọi HS đọc lại.
Hoạt động 3 : Thực hành
Bài 1: (làm dòng 1, 2, 3 )
- GV hướng dẫn làm cột thứ nhất :
- GV cho HS tự làm ở cột thứ hai.
- GV nhận xét, sửa chữa.
Bài 2 :
a) GV cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc kĩ bài mẫu để nắm cách làm
b) GV cho HS dựa vào bài mẫu ở phần a) để trả lời miệng.
- Cho HS tự làm các phần còn lại.
Bài 3 : ( làm dòng 1, 2 )
- GV yêu cầu HS dựa vào mẫu để tính nhẩm tìm kết quả nhanh.
- GV nhận xét, sửa chữa.
III. Củng cố, dặn dò:
- GV gọi HS nhắc lại các đơn vị đo vừa học.
- GV nhận xét tiết học.
- Về làm lại các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài sau : Bảng đơn vị đo độ dài.
- 2 học sinh lên bảng vẽ.
- Vài HS nhắc lại tựa bài học.
- 2 HS nhắc lại : Mét, đề-xi-mét, xăng-ti-mét, mi-li-mét, ki-lô-mét.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc lại để ghi nhớ hai đơn vị đo độ dài này.
- HS hoàn thành theo hướng dẫn của GV
1km = 10 hm 1m = 10 dm
1km = 1000m 1m = 100 cm
1hm = 10dam 1m = 1000mm
- HS làm bai cá nhân, sau đó nêu kết quả.	
- Tính 4dam = ? m.
- HS suy nghĩ nêu cách làm.
- HS lưu ý : 4dam = 1dam x 4
= 10m x 4
= 40m
- Cả lớp làm nháp, sau đó trình bày.
- Cả lớp thống nhất cách làm đúng :
7dam = 70m
9dam = 90m.
- Các phần còn lại HS tự làm cá nhân.
- HS làm bài sau đó nêu kết quả đúng.
 25dam + 50dam = 75dam
8hm + 12hm = 20hm
 36hm + 18hm = 54hm
45dam - 16dam = 29dam
67hm - 25hm = 42hm
72hm - 48hm = 24hm.
- Cả lớp cùng nhận xét.
- HS nhắc lại các đơn vị đo vừa học.
- 2 HS lên viết lại kí hiệu
-----------------------------------------
Tập đọc
Ôn tập giữa học kì 1
(Tiết 5)
A. Mục tiêu : 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Lựa chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật (BT2).
- Đặt được 2 đến 3 câu theo mẫu Ai làm gì? (BT3).
B. Chuẩn bị:
- GV : Phiếu viết tên từng bài tập dọc từ tuần 1 đến tuần 8, bảng lớp bài tập 2.
- HS : SGK, VBT.
C. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
*Giới thiệu bài : 
Giáo viên giới thiệu nội dung : Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của HK1.
Ghi bảng. 
Hoạt động 1 : Kiểm tra học thuộc lòng 
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
Giáo viên cho điểm từng học sinh
Hoạt động 2 : Luyện tập củng cố vốn từ Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận 
Bài 2 : Giáo viên cho học sinh mở SGK và nêu yêu cầu .
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh đọc bài làm 
Giáo viên chốt :
+ Chọn từ xinh xắn vì hoa cỏ may giản dị không lộng lẫy
+ Chọn từ tinh xảo vì tinh xảo là khéo léo còn tinh khôn là khôn ngoan
+ Chọn từ tinh tế vì hoa cỏ may mảnh, xinh xắn nên không thể to lớn được.
Hoạt động 3: Ôn cách đặt câu hỏi cho bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì ?
Bài 3 :
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu .
Giáo viên hỏi :
+ Các em đã được đọc những mẫu câu nào ?
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Gọi học sinh đọc bài làm :
-Đàn cò đang bay lượn trên cánh đồng
-Mẹ dẫn tôi đến trường.
Giáo viên tuyên dương học sinh đặt được câu đúng theo mẫu và hay.
* Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh tích cực học tập. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữ học kì 1 (tiết 6).
- Vài HS nhắc lại tựa bài học.
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh ).
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi 
Học sinh theo dõi và nhận xét
Điền từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ in đậm :
Học sinh làm bài 
Cá nhân 
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây :
+ Mẫu câu : Ai là gì ? Ai làm gì ?
Học sinh làm bài.
Cá nhân.
Bạn nhận xét. 
Tự nhiên xã hội
Ôn tập và kiểm tra: con người 
và sức khỏe
A. Mục tiêu : 
- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên : 4 tranh vẽ SGK.
- Học sinh : SGK. 
C. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ : Vệ sinh thần kinh.
Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh?
Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho cơ quan thần kinh?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Ôn tập và kiểm tra : Con người và sức khỏe. 
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Ho¹t ®éng 1: Thử tài kiến thức
- 4 đội sẽ lên bốc phiếu hỏi về 1 trong 4 cơ quan được học. Sau khi thảo luận trong vòng 1 phút, đội phải trả lời. Mỗi câu trả lời đúng đội ghi được 5 điểm. Câu trả lời sai không tính điểm 
Nội dung 4 phiếu hỏi :
 Phiếu 1 : “Cơ quan hô hấp”.
Hãy lắp thêm bộ phận cần thiết để hoàn thành cơ quan hô hấp trên sơ đồ ( 2 lá phổi ).
Hãy giới thiệu tên, chỉ vị trí sơ đồ và chức năng của các bộ phận của cơ quan hô hấp.
Để bảo vệ cơ quan tuần hoàn em nên làm gì và không nên làm gì ? ( mỗi việc không nên - chỉ ra 3 việc ).
 Phiếu 2 : “Cơ quan tuần hoàn”.
Chỉ vị trí, nói tên và nêu chức năng của các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
Chỉ ra đường đi của vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.
Để bảo vệ cơ quan tuần hoàn em nên làm gì và không nên làm gì? ( chỉ ra 3 việc của mỗi việc nên và không nên ).
 Phiếu 3 : “ Cơ quan bài tiết nước tiểu”
Hãy lắp thêm bộ phận để hoàn thiện sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu ? 
Chỉ vị trí, nói tên và nêu chức năng của các bộ phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu?
Để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu, em xin nêu sự không nên làm gì ?(chỉ ra 3 việc của mỗi việc nên và không nên ).
 Phiếu 4 : “Cơ quan thần kinh”
10.Hãy lắp các bộ phận của chính của cơ quan thần kinh vào sơ đồ ( não, tủy sống)
11.Chỉ vị trí, nêu tên và chức năng của các bộ phận trong cơ quan thần kinh.
12.Để bảo vệ cơ quan thần kinh, em nên và không nên làm gì ? (chỉ ra 3 việc của mỗi việc nên và không nên).
Ho¹t ®éng 2: Giải ô chữ
Các đội sẽ được chon hàng ngang để giải đáp Mỗi hàng ngang được giải đáp đúng, đội ghi được 5 điểm. Nếu đội nào không trả lời được, đội khác sẽ có quyền trả lời(các đội còn lại sẽ được phép trả lời bằng cách xin trả lời nhan – phát cờ ).
Đội nào được ô chữ hàng dọc – đội đó ghi được 30 điểm.
Đội nào xin giải đáp ô chữ hàng dọc trước khi các ô chữ hàng ngang được lật ra mà trả lời sai sẽ bị truất quyền thi đấu ở vòng 2
III. Củng cố, dặn dò:
- Để bảo vệ cơ quan hô hấp (tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh), em nên làm gì và không nên làm gì ?
- GV nhận xét tiết học.
Thực hiện tốt điều vừa học.
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập ( TT).
- Học sinh trả lời.
- Vài HS nhắc lại tựa bài học.
- Học sinh chia nhóm
- Đại diện các nhóm lần lượt lên bốc phiếu và thảo luận.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung.
- HS lắp thêm 2 quả thận, bàng quang.
- 7 HS lên bảng gắn tranh vào đúng cột.
- Những công việc vừa sức, thoải mái, thư giãn có lợi cho cơ quan thần kinh.
- Khi chúng ta vui vẻ, được yêu thương
- HS thực hành giải ô chữ.
HS cả lớp ( 5 – 6 HS ) trả lời : HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
---------------------------------------
Thủ công
Ôn tập chương 1: Phối hợp gấp, cắt, dán hình
A. Mục tiêu : 
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt dán hình để làm đồ chơi
- Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
- HS khéo tay: 
- Làm được ít nhất 3 đồ chơi đã học.
- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
B. Chuẩn bị:
- GV : Các sản phẩm mẫu.
- HS : Bút chì, giấy màu, kéo thủ công. 
C. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ : 
Nhận xét bài gấp, cắt, dán bông hoa của học sinh.
Tuyên dương những bạn gấp, cắt, dán bông hoa.
- Nhận xét ghi điểm.
II. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Kiểm tra chương 1 : phối hợp gấp, cắt, dán hình 
- GV ghi tựa bài lên bảng
Ho¹t ®éng 1: Nội dung kiểm tra 
Giáo viên nêu đề kiểm tra : “ Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở chương I”
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra : biết cách làm và thực hiện các thao tác để làm được một trong những sản phẩm đã học. Sản phẩm phải được làm theo quy trình. Các nếp gấp phải thẳng, phẳng. Các hình phối hợp gấp cắt dán như ngôi sao năm cánh, lá cờ đỏ sao vàng, bông hoa phải cân đối 
Giáo viên cho học sinh nhắc lại tên các bài đã học trong chương I
Giáo viên cho học sinh quan sát lại các mẫu : Quyển vở được bọc cẩn thận, hình gấp tàu thuỷ hai ống khói, hình gấp con ếch, hì

File đính kèm:

  • docGA lop 3 tuan 9 chuan.doc
Giáo án liên quan