Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần 4 - Luyện tập chung (tiếp)

Mục tiêu: Giúp HS

- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 6.

- Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị của biểu thức và giải toán

 Điều chỉnh: Không làm bài tập 5

II/ Đồ dùng dạy học: Các hình tam giác của bài 5 và bảng phụ.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc35 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần 4 - Luyện tập chung (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thiệu bài: GV cho các em xem tranh minh họa, các em nhận xét và giáo viên khai thác nội dung tranh liên hệ giới thiệu bài tập đọc. Hôm nay các em sẽ đọc bài “Ông ngoại”. Qua bài đọc các em sẽ thấy bạn nhỏ trong truyện có 1 người ông yêu cháu, chăm lo cho cháu và thấy được lòng biết ơn của cháu đối với ông như thế nào.
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng. Gọi HS đọc nối tiếp nhau đề bài.
b. Luyện đọc, giải nghĩ từ:
- GV đọc mẫu bài lần 1: 
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó: Ông ngoại, luồng khí, lặng lẽ, nhấc bổng, loang lổ, ngưỡng cửa.
+ Cho HS nối tiếp luyện đọc từng câu 
- Luyện đọc lần 2:
+ Đọc từng đoạn và chia 4 đoạn cho HS đọc
- Hướng dẫn HS nhấn giọng, ngắt giọng ở đoạn:
“Trời xanh ngắt trên cao,/ xanh như dòng sông trong,/ trôi lặng lẽ/ giữa những ngọn cây hè phố.//
 Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy/ là tiếng trống trường đầu tiên,/ âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.//
 Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học,/ tôi đã may mắn có ông ngoại - // Thầy giáo đầu tiên của tôi.// 
- Giải nghĩa từ loang lổ và đặt câu với từ loang lỗ
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp nhau 4 đoạn của bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm 4
- Cho vài nhóm đọc trước lớp
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài một lần
- GV theo dõi.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Cho HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
? Thành phố sắp vào thu có gì đẹp?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi:
? Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào?
- Cho HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi:
? Tìm 1 hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường.
- Cho HS đọc thầm đoạn cuối, trả lời câu hỏi:
? Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?
* GV chốt: Vì ông dạy bạn những chữ cái đầu tiên, ông là người đầu tiên dẫn bạn đến trường học, nhấc bổng bạn trên tay, cho bạn gõ thử vào chiếc trống trường, nghe tiếng trống trường đầu tiên
 Em có ông ngoại không? Ông có thương em không? GV nói thêm: Ông là bố của mẹ, ông rất thương em và em cũng phải biết thương ông và phải biết vâng lời ông.
d. Luyện đọc lại:
- GV đọc lần 2
- Gọi HS đọc nối tiếp các đoạn trong bài (2 lượt)
3) Củng cố - dặn dò: 
Hỏi: Em nghĩ gì về tình cảm của 2 ông cháu
- GV chốt: Bạn nhỏ trong bài văn có 1 người ông hết lòng yêu cháu, chăm lo cho cháu. Bạn nhỏ mãi mãi biết ơn ông- người thầy đầu tiên trước ngưỡng cửa nhà trường.
- Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài văn
- Dặn dò bài sau: “Người lính dũng cảm”
- HS kể
- HS quan sát tranh
- HS lắng nghe
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu lần 1
- HS đọc từ khó: Ông ngoại, luồng khí, lặng lẽ, nhấc bổng, loang lổ, ngưỡng cửa.
- HS đọc theo HD của cô giáo
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Gọi HS đọc chú giải từ loang lổ
- HS đặt câu với từ loang lổ(Chiếc áo của bạn Hoa loang lỗ những vết mực)
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS đọc từng đoạn trong nhóm
- Các nhóm đọc trước lớp từng đoạn
- Cả lớp đọc đồng thanh bài văn. 
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời: Không khí mát dịu mỗi sáng; trời xanh ngắt trên cao, xanh.hè phố.
- HS đọc thầm đoạn 2 trả lời: Ông dẫn bạn đi mua vở; chọn bút, hướng dẫn bạn cách bọc vởcái đầu tiên.
- HS đọc thầm đoạn 3 phát biểu( Ông chậm rãi từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ đèo bạn nhỏ tới trường/ Ông dẫn bạn nhỏ lang thang khắp các lớp trống trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè/ Ông nhất bổng bạn nhỏ trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường...)
- HS: Vì ông là người đầu tiên dạy cho bạn những chữ cái, ông là người đầu tiên dẫn bạn đến trường học, nhất bổng trên tay cho gõ thử vào trống)
- HS lắng nghe
- HS suy nghĩ và trả lời 
- HS đọc
- HS lắng nghe
TUẦN 4
Thứ tư ngày 17 / 9 / 2014
	TOÁN (tiết 18): BẢNG NHÂN 6
I/ Mục tiêu: Bước đầu thuộc bảng nhân 6. Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân 
II/ Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng học toán, bảng nhân 6, bài 3 phóng to. Bộ đồ dùng học toán, bút chì, vở
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bảng nhân 5, đọc bảng chia 5.
- Hỏi 1 số em: 
5 x 3 = , 5 x 1 = , 5 x 5 = , 5 x 7 = , 5 x 9 = 
 20 : 5 = , 10 : 5 = , 30 : 5 = 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Lập bảng nhân 6:
- GV dán 6 chấm tròn lên bảng, hỏi:
+ Như vậy 6 chấm tròn được lấy mấy lần? + Ta được mấy chấm tròn?
+ Ai nêu được phép nhân tương ứng 6 x 1 bằng mấy?
Đây là phép nhân đầu tiên trong bảng nhân 6. Cho vài HS đọc lại.
- GV dán 2 tấm bìa lên bảng:
+ 6 chấm tròn được lấy mấy lần?
+ Ta viết thành phép nhân nào?
+ 6 x 2 bằng bao nhiêu?
+ Vì sao? 6 x 2 = 12
+ GV ghi 6 x 2 = 6 + 6 = 12
Đây là phép nhân thứ 2 trong bảng nhân 6. –
- GV dán lên bảng 3 tấm bìa:
+ Như vậy 6 được lấy mấy lần?
+ 6 được lấy 3 lần viết thành phép nhân nào?
+ 6 x 3 bằng bao nhiêu?
+ Vì sao 6 x 3=18
- GV ghi 6 x 3 = 6 + 6 + 6 = 18
Đây là phép nhân thứ 3 trong bảng nhân 6
- Gọi 1 số em đọc lại
+ Còn cách nào để tìm tích của 6 x 3?
+ Dựa trên cơ sở đó các em sẽ lập các phép tính còn lại của bảng nhân 6 và viết kết quả vào bên phải của phần bài học.
- Gọi 1 số HS nêu kết quả của phép nhân bất kỳ nào cho đến hết bảng nhân.
- GV gắn kết quả lên bảng nhân trên bảng.
- Quan sát bảng nhân 6, hỏi: 2 tích viết liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Muốn tìm tích của 6 x 4 ta làm thế nào?
- Ai có cách khác?
- Trong 2 cách, cách nào nhanh hơn?
c. Cho HS thi đua đọc thuộc bảng nhân 6:
- Gọi từng cặp 2 em đọc (xuôi, ngược)
- GV che 1 số kết quả. Gọi HS đọc
- Che 1 số thừa số thứ 2. Gọi HS đọc
- Che kết quả, gọi HS nối tiếp nhau đọc mỗi em 2 phép nhân 6
- Gọi HS đọc lại cả bảng đã che kết quả. (GV mở lại kết quả ra sau khi HS đọc kết quả của phép tính đó)
Bây giờ chúng ta vận dụng bảng nhân này để làm tính và giải toán.
d. Thực hành:
* Bài 1/24: Cho HS đọc yêu cầu đề
+ Với bài tính nhẩm các em làm thế nào?
- Cho HS dùng bút chì điền vào SGK
- Gọi 2 em đọc kết quả 
+ Vì sao 0 x 6 = 0 và 6 x 0 = 0?
+ Tính kết quả của 0 x 6 như thế nào?
* Bài 2/14: Cho HS đọc đề.
+ Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết 5 thùng có bao nhiêu lít dầu, chúng ta cùng suy nghĩ và làm bài vào vở.
+ Vì sao lấy 6 x 5 mà không lấy 5 x 6?
(củng cố ý nghĩa phép nhân)
* Bài 324: Cho HS đọc đề. GV dán lên bảng
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Quan sát bài 3 và nêu nhận xét đặc điểm của dãy số này.
- GV hỏi 12, 18, 30, 36, 42 là tích của phép nhân nào?
- Gọi HS đọc dãy số (xuôi, ngược)
3) Củng cố - dặn dò: Tổ chức trò chơi "Truyền miệng" theo dãy
Nếu dãy nhiều bạn thuộc thì thắng
- Cách chơi: GV hỏi 6 x 2 (gọi 1 em trả lời xong, GV nêu phép nhân khác gọi bạn khác trả lời). GV nhận xét trò chơi.
- Cho HS đọc thuộc bảng nhân 6
- Về nhà học thuộc bảng nhân 6. Xem trước bài sau: 
- HS đứng tại chỗ trả lời
- HS mở SGK + kết hợp lấy các tấm bìa có 6 chấm tròn.
- 1 lần
- 6 chấm tròn
- 6 x 1 = 6
- HS mở SGK ghi kết quả 6 x 1 = 6
- HS đọc: 6 x 1 = 6
- HS: lấy 2 tấm bìa có 6 chấm tròn
- HS: lấy 2 lần
- HS: ta viết phép nhân: 6 x 2
- HS: 6 x 2 =12
- HS: Vì 6 + 6 = 12
- HS mở SGK ghi kết quả 6 x 2 = 12
- HS lấy 3 tấm bìa có 6 chấm tròn
- HS:6 được lấy 3 lần
- HS: ta viết phép nhân : 6 x 3
- HS: 3 x 6 = 18
- Vì 6 + 6 + 6 = 18
- HS điền kết quả 6 x 3 = 18
- Một số em đọc lại 6 x 3 = 18
- Lấy tích của 6 x 2 = 12 cộng thêm 6 bằng 18
- HS dùng bút chì viết tiếp kết quả vào các phép tính còn lại.
- Lập xong giơ tay.
- HS nêu kết quả của từng phép nhân
- HS: Hai tích li[ờn kề nhau hơn kém nhau 6 đơn vị
- HS: Cách 1: 6 + 6 + 6 + 6 = 24
- Cách 2: lấy tích của 6 x 3 =18 cộng thêm 6 bằng 24( hoặc lấy 6 x 4 = 24)
- HS: Cách 2
- Từng cặp 2 em đọc xuôi, ngược
- 1 số em đọc
- HS đọc nối tiếp nhau (1em/1 phép)
- 2 em đọc lại.
- 1HS đọc - lớp theo dõi.
- Tính nhẩm kết quả và điền vào
- HS dùng bút chì làm trong SGK
- 2 HS đọc kết quả, lớp theo dõi sửa bài.
- Số nào nhân với 0 cũng bằng 0
- 0 được lấy 6 lần
- 2 HS đọc đề, lớp đọc thầm
- Mỗi thùng có 6 lít dầu
- 5 thùng như thế có mấy lít dầu?
- 1HS lên bảng làm - Lớp làm vở
- Vì 6 lít và 5 thùng.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi
- HS làm vào SGK, 1HS lên bảng
- Đổi vở sửa bài
- Đếm thêm từ 6 đến 60
- Dãy số là tích của bảng nhân 6.
- HS thực hiện: 
12 là tích của phép nhân 6 x 2
18 là tích của phép nhân 6 x 3
30 là tích của phép nhân 6 x 5
42 là tích của phép nhân 6 x 7
- Thi đua đố trong 2 đội.
- 1HS đọc lại bảng nhân 6
- Ghi nhớ về ha học thuộc.
TUẦN 4
Thứ năm 18 / 9 / 2014
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ VIẾT HOA C
 I/ Mục đính yêu cầu: 
- Viết đúng chữ hoa: C (1 dòng), L, N (1 dòng); viết đúng tên riêng Cửu Long (1 dòng) và câu ứng dụng: “Công cha trong nguồn chảy ra” (1 d) bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ viết hoa C 
- Tên riêng Cửu Long và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li
- Vở TV, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động dạy: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà.
- Gọi HS lên viết bảng lớp: Bố Hạ, Bầu.
2) Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ ôn tiếp chữ hoa C.
b- Hướng dẫn viết bảng con :
* Luyện viết chữ hoa :
- Trong bài học có những chữ hoa nào ?
- Cho HS tập viết chữ C.
- GV treo chữ mẫu và hỏi :
+ Chữ C có độ cao mấy dòng li?
+ Chữ C có mấy nét ?
- GV viết mẫu (vừa viết vừa nói)
- GV cho HS viết bảng con.
- Thực hiện viết chữ L
- GV treo mẫu chữ L - kết hợp hỏi:
+ Chữ L có độ cao mấy dòng li?
+ Chữ L có mấy nét?
(nét cong dưới kết hợp với nét lượn đứng và nét lượn ngang)
- GV viết mẫu (vừa viết vừa nói)
- GV cho học sinh viết bảng con. GV nhận xét.
- Thực hiện viết chữ N
- GV treo mẫu chữ N - kết hợp hỏi:
+ Chữ N có độ cao mấy dòng li?
+ Chữ N có mấy nét?
(1 nét ngược trái, 1 nét xiên, 1 nét móc xuôi phải)
- GV viết mẫu (vừa viết vừa nói)
- Cho HS viết vào bảng con. GV nhận xét.
* Luyện viết từ ứng dụng: 
- Gọi HS đọc từ ứng dụng
- GV treo từ ứng dụng
- GV giới thiệu: Cửu Long là dòng sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ
- GV viết mẫu từ ứng dụng lên bảng (vừa nói vừa viết)
- Cho HS viết bảng con
- GV nhận xét
* Luyện viết câu ứng dụng:
 “Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- GV nêu ý nghĩa câu ứng dụng: Công ơn của cha mẹ rất lớn
- Gọi HS nêu tiếng có chữ hoa ứng dụng: Công, Thái Sơn, Nghĩa
- Cho HS viết bảng con: Công, Thái Sơn, Nghĩa
c- Hướng dẫn HS viết vở tập viết:
- GV yêu cầu tập viết
- Cho HS quan sát vở tập viết mẫu của GV
- Cho HS viết vào vở
- GV quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở tư thế ngồi, cầm bút
- Chấm chữa bài:
GV chấm khoảng 5-7 bài. Nêu nhận xét để rút kinh nghiệm.
3) Củng cố dặn dò:GV nhận xét tiết học dặn bài sau 
Ôn chữ hoa H
- 3 HS lên bảng.
- Cả lớp viết bảng con
- C, L, N, T, S
- Hai dòng li rưỡi.
- Có 2 nét: 1 nét cong dưới kết hợp với nét cong trái.
- HS viết bảng con.
- Cho HS quan sát.
- 2 dòng li rưỡi.
- Có 3 nét.
- HS quan sát.
- HS viết bảng con.
- 2 dòng li rưỡi.
- Có 3 nét.
- HS viết bảng con.
- 1 - 2 em đọc từ ứng dụng Cửu Long
- HS quan sát
- HS viết bảng con. 2, 3 em viết bảng lớp
- 1, 2 HS đọc câu ứng dụng
- Công, Thái Sơn, Nghĩa
- HS viết bảng con. 2,3 em viết bảng lớp
- HS mở vở viết
TUẦN 4
Thứ năm 18/ 9 / 2014
CHÍNH TẢ (Nghe - Viế): NGƯỜI MẸ
I/ Mục đích yêu cầu: 
	- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
	- Làm đúng bài tập 2(a,b)
II/ Đồ dùng dạy học: bảng phụ viết nội dung bài tập 2a.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS đọc những từ ngữ: ngắc ngứ, ngoặc kép, chúc tụng, trung thành
2) Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
- Hướng dẫn HS chuẩn bị: 
? Đoạn văn có mấy câu?
-Tìm các tên riêng trong bài chính tả
? Các tên riêng ấy được viết như thế nào?
? Những dấu câu nào được dùng trong đoạn văn?
- Hướng dẫn HS viết tiếng khó: bắt đi, giành lại, ngạc nhiên, Thần chết.
- Hướng dẫn HS viết bài:
- GV đọc toàn bài và đọc cho HS viết
- GV theo dõi, uốn nắn
- Chấm 5 - 7 bài 
c- Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 2a, 2b: Điền vào chỗ trống d, gi hoặc r, có nghĩa như sau:
a) Hòn gì bằng đất nặn .a
Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày,
Khi ra á đỏ hây hây
Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà.
 ( Là gì?) 
b) Trắng phau cày thửa ruộng đen
Bao nhiêu cây trắng mọc lên hang hàng
 - Cho HS làm bài tập vào vở. 
3) Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở 1 số em còn thiếu sót như tư thế và chữ viết.
Bài sau : Đọc trước bài Ông ngoại 
Cả lớp viết - 3 em lên bảng lớp viết
bảng con
- 2 HS đọc đoạn văn sẽ viết chính tả
- Cả lớp theo dõi
- Xác định nội dung
- 4 câu
- Thần chết, Thần Đêm Tối
- Viết hoa các chữ cái mỗi tiếng
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm
- HS viết vào bảng con
- HS viết bài. Tên bài ghi vào giữa trang vở
- HS tự chữa bằng bút chì ra lề
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS lên bảng điền
- HS làm bài tập vào vở và đọc thành tiếng
TUẦN 4
 Thứ năm ngày 18 / 9/ 2012 
TOÁN (tiết 19): LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS 
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 6.
- Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị của biểu thức và giải toán
	Điều chỉnh: Không làm bài tập 5 
II/ Đồ dùng dạy học: Các hình tam giác của bài 5 và bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc thuộc bảng nhân 6
- Hỏi: 6 x 8, 6 x 5, 6 x 6, 6 x 7, 6 x 2, 6 x 9
2) Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập: 
* Bài 1a+b/20: Tính nhẩm
 - HS nêu yêu cầu đề:
- Cho HS làm vào SGK
 6 x 5 = 6 x 10 = 6 x 2 =
 6 x 7 = 6 x 8 = 6 x 3 =
 6 x 2 = 3 x 6 = 6 x 5 =
 2 x 6 = 6 x 3 = 5 x 6 =
- Ở bài 1 b: ở mỗi cột tính, các em thấy có đặc điểm gì giống và khác nhau?
- GV : khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích không thay đổi
* Bài 2/20: Tính: Bài tập yêu cầu gì?
- Cho HS tự làm vào BC
 a) 6 x 9 + 6 = b) 6 x 5 + 29 = c) 6 x 6 + 6 = 
Gọi 1 em lên bảng làm
* Bài 3/20: Cho HS đọc đề
- Cho HS tóm tắt đề và làm bài vào vở 
- Cho 1 số HS nêu lời giải khác.
* Bài 4/20: Cho HS đọc yêu cầu đề
- Gọi HS nhận xét đặc điểm của từng dãy số
- Gọi HS đọc kết quả. GV nhận xét.
3) Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS đọc bảng nhân 6. GV hỏi một vài phép nhân
- Gọi HS đếm thêm 6 từ 6 đến 60
- Goi HS đọc bớt 6 từ 60 đến 6
- Xem trước bài sau: Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
- HS đọc bảng nhân 6
- 1 số em trả lời.
- 1 em nêu yêu cầu đề 
- Lớp theo dõi
- HS làm bằng bút chì vào SGK
- HS đọc kết quả cột: 1b/20
- Kết quả giống nhau
- Các thừa số được đổi chỗ
- HS lên bảng - Lớp làm BC
- a) 6 x 9 + 6 = 60, b) 6 x 5 + 29 = 59, 
c) 6 x 6 + 6 = 42
Mỗi học sinh mua 6 quyển vở .Hỏi 4 học sinh mua bao nhiêu quyển vở ? 
- Lớp làm vào vở - 1 em lên bảng làm
 Bài giải : 
 Số quyển vở học sinh mua có là : 
 4 x 6 = 24 ( quyển vở) 
 Đáp số : 24 quyển vở 
- 1HS đọc yêu cầu đề:
Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm 
- a/ 12, 18, 24, ... thiếu 6 đơn vị
- b/ 18, 21, 24, ... thêm 3 đơn vị
- HS làm bằng bút chì vào SGK
TUẦN 4
Thứ sáu /19 / 9 / 2014
CHÍNH TẢ (nghe- viết): ÔNG NGOẠI
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Nghe - viết trình bày đúng bài chính tả. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết đúng 2- 3 tiếng có vần oay (bt2)
- Làm đúng bt 3 a,b
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ hoặc giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 3a.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc lại những từ ngữ: mưa rào, giao việc, dạy bảo, ngẩn ngơ, ngẩng lên 
2) Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc đoạn văn
- GV hướng dẫn HS nhận xét:
+ Bài viết có mấy câu?
+ Những chữ nào trong câu viết hoa?
- Hướng dẫn HS viết tiếng khó: lang thang, căn lớp, loang lổ, nhấc bổng, gõ thử.
* Hướng dẫn viết bài
- Chấm 5, 7 bài . Nhận xét từng bài. 
c. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2/35: GV nêu yêu cầu bài
Tìm 3 tiếng có vần oay
Bài 3a/35: Tim các từ: 
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau: Làm cho ai việc gì đó. Trái nghĩa với hiền lành, trái nghĩa với vào.
b) Có tiếng chứa vầng ân hoặc vấn âng, có nghĩa như sau: Khoảng đất trống trước hoặc sau nhà. Dung tay đưa một vật lên. Cùng nghĩa với chăm chỉ chịu khó
- Cho HS làm bài vào vở nháp
3) Củng cố - dặn dò:
GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS khắc 
Bài sau : Người lính dũng cảm 
phục thiếu sót.
- 3 em lên bảng lớp viết
- Cả lớp viết bảng con
- 2, 3 HS đọc đoạn văn nhận xét xác định nội dung
- HS nhận xét
- 3 câu.
- HS nêu.
- HS tập viết tiếng khó vào bảng con
- HS viết vào vở, tên bài viết vào giữa trang vở.
- HS đổi vở tự chữa bằng bút chì
- HS nêu miệng: Nước xoáy, ngoáy tai, hí hoáy, nhí nhoảy,ngoáy trầu, loay hoay, ngọ ngoạy, ngó ngoáy, ngúng ngoảy,tí toáy, khoáy bột
- a) HS tìm và đọc: giúp đỡ, hung dữ, ra. Cả lớp nhận xét
- b) HS tìm và đọc: sân, nâng,cần cù, chuyên cần.
- Viết từ đúng vào vở. HS làm vào vở
- 1 HS lên bảng điền. Lớp nhận xét.
- HS làm vào vở
TUẦN 4
 Thứ sáu /19 / 9 / 2014	 
 TOÁN: NHÂN SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ (không nhớ)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết làm tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ)
- Vận dụng được để giải bài toán có 1 phép nhân
- ĐC : Không làm cột b trang 21
II/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bảng nhân 6
- Kiểm tra 1 số phép nhân.
2) Bài mới: 
a- Giới thiệu bài:
b- Hướng dẫn thực hiện phép nhân:
- GV ghi lên bảng: 12 x 3 = ? 12 x 3 có ý nghĩa là 12 được lấy mấy lần?
- Ta viết như thế nào?
- Vậy 12 x 3 = ?
- Để việc tính toán nhanh và thuận lợi hơn ta cần đặt tính và tính
- GV ghi 12 tính từ phải sang trái
 x 3
- 3 x 2 = ? (GV ghi kết quả)
- 3 x 1 = ? (GV ghi kết quả)
- 3 HS nêu lại cách nhân trên
- GV lưu ý: Khi đặt tính số 12 viết dòng trên, số 3 viết dòng dưới sao cho 3 thẳng cột với 2, viết dấu nhân giữa 2 thừa số
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
c. Thực hành:
 Bài 1:/21 Yêu cầu gì?
- GV ghi phép tính lên bảng và HD :
 24 22 11 33 20
 X 2 x4 x5 x3 x4
- Các phép còn lại HS làm bằng bút chì SGK
- Gọi 1HS lên bảng làm 4 phép
- GV sửa bài. Nhận xét
* Bài 2: Đặt tính và tính :
- GV đọc từng phép tính, HS đặt tính và tính. 
a) 32 x 3 = b) 42 x 2 = 
 11 x 6 = 13 x 3 = 
- GV nhận xét cách đặt tính và sửa bài. 
 * Bài 3: Cho HS đọc đề : mỗi hộp có 12 bút chì màu. Hỏi 4 hộp như thế có bao nhiêu bút chì ? 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm 4 hộp có bao nhiêu bút chì màu ta 
làm thế nào?
 1hộp : 12 bút chì 
 4 hộp : ........bút chì?
- Cho HS làm vào vở
- Chấm 10 vở. Sửa bài, nhận xét.
3) Củng cố - dặn dò: Trò chơi ''Ai nhanh''
? 2 tá khăn mặt có mấy cái?
? 5 tá khăn mặt có mấy cái?
- GV nhận xét. Tuyên dương
- Xem trước bài sau: Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ).
- 2 HS.
- Kiểm tra 5 em
- HS mở SGK trang 21
- 3 lần
- 12 + 12 + 12 = 36
- 12 x 3 = 36
- HS : 3 nhân 2 bằng 6
- HS : 3 nhân 1 bằng 3
- 3HS nhắc lại cách nhân.
3 nhân 2 bằng 6 viết 6, 3 nhân 1 bằng 3 viết 3
- 1 số HS nhắc lại
- Tính
- HS tự làm bằng bút chì vào SGK
24 22 11 33 20
 X 2 x4 x5 x3 x4
 48 88 55 99 80
- HS làm BC - 2 em lên bảng
- Nhận xét bài bạn
- HS đọc đề bài toán
- HS: Đế toán cho biết mỗi hộp có 12 bút chì
- HS: Hỏi 12 hộp có bao nhiêu bút chì.
- HS: muốn tìm 4 hộp như thế có bao nhiêu bút chì ta làm tính nhân? 
- Muốn tìm 4 hộp có bao nhiêu bút chì màu ta lấy số bút chì của 1 hộp ta nhân với 4 hộp 
 Bài giải : 
 Số bút chì màu 4 hộp như thế có là : 
 12 x 4 = 48 ( bút chì ) 
 Đáp số : 48 bút chì 
- Lớp làm bài vào vở - 1 em làm bảng
- Nhận xét bài bạn.
 HS nhẩm và trả lời
- Hoặc tính trên bảng con
	TUẦN 4
Thứ sáu 19 / 9/ 2014
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN)
 I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.
MT: Giáo dục học sinh không nên luyện tập và lao động quá sức không tốt cho cơ quan tuần hoàn. 
-KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin biết tự đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động 
-BĐKH: GD cho HS có chế độ ăn uống hợp lí, nên ăn nhiều r

File đính kèm:

  • docGoc vuong goc khong vuong.doc