Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần 4 - Kiểm tra

Mục tiêu: - Bước đầu thuộc bảng nhân 6.

- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.

II. Đồ dùng dạy học: - Các tấm bìa có 6 chấm tròn.

II. Các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài ( 5)

- GV trả bài kiểm tra và nhận xét.

- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học

doc59 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần 4 - Kiểm tra, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A4, các nhóm thảo luận, viết kết quả vào giấy.
 Nhóm nào xong trước lên đính bài trên bảng
Nhận xét, tuyên dương nhóm hoàn thành trước và đúng.
Bài 3: Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì?
- HS tự đặt vào vở, Nối tiếp nhau nêu kết quả?
Bài 4. (Dành cho HS khá, giỏi
 "Sang đông, cây rụng lá rồi chết các cành nhỏ, chỉ còn thân chính và gốc vẫn còn sống" thuộc kiểu câu nào ?
A. Kiểu câu Ai là gì? ; B. Kiểu câu Ai làm gì?; C . Kiểu câu Ai thế nào?
3. Củng cố - dặn dò (2'). 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
Luyện toán
Luyện bảng nhân 6
I. Mục tiêu: 
- Củng cố bảng nhân 6. Vận dụng bảng nhân 6 để tính giá trị biểu thức và giải toán
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: (3')
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30')
Bài 1: Tính nhẩm:
6 x 8 = 6 x 9 = 6 x 4 = 6 x 1 =
6 x 5 = 6 x 6 = 6 x 7 = 1 x 6 =
6 x 2 = 6 x 3 = 6 x 10 = 6 x 0 =
	- GV gọi HS đọc nối tiếp kết quả tính nhẩm - GV ghi kết quả của HS.
Bài 2: Điền dấu >, <, =
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính sau đó so sánh và điền dấu.
- Cả lớp làm bài vào vở, 3 HS lên bảng chữa bài.
6 x 8 .50 6 x 5 6 x 7 6 x 4 4 x 6 
6 x 4.20 6 x 7 5 x 8 6 x 3 6 x 2 
6 x 10 .58 6 x 6 4 x 10 6 x 9 5 x 9 
Bài 3: GV hướng dẫn HS thứ tự thực hiện từng biểu thức
a. 6 x 8 + 12 = 48 + 12	b. 6 x 9 - 16 = 54 -16
 = 60	 = 38
c. 6 x 7 + 22 = 42 + 22	d. 6 x 10 - 25 = 60 - 25
 = 64	 = 35
- HS làm bài bài vở, 4 em lên bảng chữa bài.
Bài 4: Một cánh cửa can 6 ô kính. Hỏi 8 cánh cửa như thế có bao nhiêu ô kính?
Bài giải
	8 cánh cửa như thế có số ô kính là:
6 x 8 = 30 (ô kính)
đáp số: 30 ô kính
bài 5: (Dành cho HS khá, giỏi)
 Cần phải có bao nhiêu xe ta xi để chở 50 du khách ? Biết rằng mỗi xe ta xi chỉ chở được 5 du khách.
3. Củng cố dặn dò: (3')
	- 2 HS đọc bảng nhân 6
	- GV nhận xét giờ học
––––––––––––––––––––––––
Luyện Âm nhạc
(Cô Thúy soạn giảng)
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tự học
Giáo viên hướng dẫn Học sinh tự học
I. Mục tiêu: 
- Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút).
- Viết đúng chữ hoa B, H, T; viết đúng tên riêng Bố Hạ và câu ứng dụng: Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2p)
2. Hướng dẫn tự học: (30p) 
GV chia lớp thành 2 nhóm N 1 học toán; N 2 luyện viết 
+ Những em thích học toán ngồi vào nhóm 1 
+ Những em thích học luyện viết ngồi vào nhóm 2 
- GV nêu yêu cầu HS thực hiện cùng một lúc.
- GV theo dõi và giúp đỡ 
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Nhóm 1: Hướng dẫn HS làm bài ở vở BT
Bài 1: GV hướng dẫn HS quan sát đồng hồ rồi viết vào chổ chấm theo mẫu 
6 giờ 50 phút hoặc 7 giờ kém10 phút
GV cho HS làm rồi gọi HS đứng đậy đọc kết quả
GV và HS nhận xét
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập
GV hướng dẫn HS vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng
Ví dụ: 1 giờ 30 phút - vẽ kim dài ở vị trí số 6 trên mặt đồng hồ
HS tự vẽ thêm kim phút vào 2 mặt đồng hồ còn lại
Bài 3: GV cho HS nối theo mẫu
GV cho HS đổi chéo vở lẫn nhau để kiểm tra
Bài 4: GV hướng dẫn HS quan sát tranh rồi viết số thích hợp vào chổ chấm
	GV gọi 1 số HS đứng dậy đọc về thời gian thời điểm của bạn HS trong tranh
 Nhóm 2: Hướng dẫn viết chữ hoa C 
- Viết chữ B : 1 dòng; Viết chữ H,T : 1 dòng.
- Viết tên riêng: Bố Hạ : 2lần.
- Viết câu ca dao: 1 lần. (Đối với HS khá, giỏi viết 2 lần)
- HS viết bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
3. Củng cố dặn dò: (3p)- Nhận xét tiết học
–––––––––––––––––––––––
Tuần 4
Thứ hai, ngày 12 tháng 09 năm 2011, dạy bài thứ 6 tuần 3
Tập làm văn
Kể về gia đình - Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu: - Kể được1 cách đơn giản về gia đình với 1 người bạn mới quen theo gợi ý(BT1).
 - Biết viết Đơn xin nghỉ học đúng mẫu (BT2).
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu: Đơn xin nghỉ học.
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (6')
- 2 em đọc lại đơn xin vào Đội Thiếu nhiên Tiền phong HCM.
 - Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (28')
Bài tập 1: (làm miệng).
- Một HS đọc yêu cầu bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập.
- Các em chỉ cần nói 5-7 câu giới thiệu về gia đình của em .
 Ví dụ: Gia đình em có những ai, làm việc gì, tính tình như thế nào?
- HS kể về gia đình theo nhóm nhỏ ( bàn).
- Đại diện mỗi nhóm ( có trình độ tương đương ) thi kể.
- Cả lớp và GV bình chọn, nhận xét bạn kể tốt nhất: Kể đúng yêu cầu bài,
lưu loát ,chân thật.
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu bài.
- Một HS đọc mẫu đơn. Sau đó nói về trình tự của lá đơn.
 + Quốc hiệu và tiêu ngữ.
 + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết lá đơn.
 + Tên của đơn.
 + Tên của người nhận.
 + Họ và tên người viết đơn.
 + Lý do viết đơn.
 + Lời hứa người viết đơn.
 + ý kiến và chữ ký của gia đình HS.
- 2 - 3 làm miệng bài tập.
- HS viết đơn vào vở bài tập, GV kiểm tra, chấm bài 1 số em, nêu nhận xét.
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò(2')
- HS nhắc lại nội dung bài. 
- Giáo viên nhận xét giờ học
________________________
Thủ công
Gấp con ếch (T1)
I. Mục tiêu: - Biết cách gấp con ếch.
- Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. 
II. Giáo viên chuẩn bị.
- Mẩu con ếch được gấp bằng giấy màu.
- Tranh quy trình.
- Giấy màu, bút màu, kéo.
III. Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động 1: GV hướng đẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV giới thiệu mẫu con ếch gấp bằng giấy màu.
- HS nhận xét về hình dạng và cấu tạo của con ếch: gồm đầu, mình , chân....
- GV liên hệ thực tế về hình dạng và lợi ích của con ếch.
- HS lên bảng mở đần hình gấp con ếch để nhớ lại sự giống nhau trong bài với bài “ gấp máy bay đuôi rời’’ ở lớp 2.
 Hoạt động 2: GV hướng đẫn mẫu:
- Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông.
- Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước con ếch : Cách thực hiện các thao tác giống như khi gấp phần đầu máy bay đuôi rời.
- Bươc 3: Gấp tạo 2 chân sau và thân con ếch.
 + lật mặt sau hình7 ra được hình 8,gấp 2 cạnh bên của hình tam giác vào miết nhẹ theo 2 đường gấp để lấy mép gấp . Mở 2 đường gấp ra.
 + Gấp 2 cạnh bên của hình tam giác vào theo đường dẫn gấp sao cho mép gấp 2 cạnh bên nằm đúng đường nếp gấp.
- Lật hình 9 b ra mặt sau được hình 10 , gấp phần cuối của hình 10 lên theo đường dấu gấp miết nhẹ theo đường gấp được hình 11.
- Gấp đôi phần vừa gấp lên được 2 chân sau của con ếch ( H12).
- Lật h12 lên , dùng bút màu sẫm tô 2 mắt của con ếch , được con ếch hoàn chỉnh.
* Cách làm con ếch nhảy:
- GV vừa hướng dẫn vừa thực hiện nhanh các thao tác gấp con ếch.
- GV tổ chức cho HS tập gấp con ếch theo các bước đã hướng dẫn.
________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: - Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút).
 - Biết xác định 1/2, 1/3 của một nhóm đồ vật. 
II. Đồ dùng dạy học
Hình mẫu bài tập 3 như SGK trang 17
iII. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- Bốn em nêu đồng hồ chỉ mấy giờ ở mô hình bài tập 1 trang 15 SGK (nói theo hai cách khác nhau)
- GV và cả lớp nhận xét chốt lại đáp án đúng.
Hoạt động 2: Luyện tập (28’)
Bài 1: - GV nêu yêu cầu
- HS thảo luận theo cặp : Xem đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Một số HS trả lời kết quả
- Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lại: 
A. 6 giờ 15 phút
B. 2 giờ 30 phút
C. 8 giờ 55 phút
hoặc 9 giờ kém 5 phút
D. 8 giờ 
Bài 2: GV nêu yêu cầu, một số HS đọc lại tóm tắt bài toán.
- HS làm vào vở
- Một HS lên bảng giải
- Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng
Bài giải
4 thuyền có số người là :
5 x 4 = 20 (người)
Đáp số : 20 người
Bài 3: - GV treo bảng phụ lên bảng cho HS quan sát.
- GV gọi một số HS trả lời. 
- Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng
Đã khoanh vào 1/3 số cam trong hình 1
 b) Đã khoanh vào số bông hoa trong hình 3 và 4
Bài 4: - GV nêu yêu cầu
- HS thảo luận về cách điền dấu
- HS tiếp nối trả lời trước lớp.
4 x 7 > 4 x 6 4 x 5 = 5 x 4 16 : 4 < 16 : 2
Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò:(2') 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn lại cộng, trừ đã học.
________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp cuối tuần
I- Mục tiêu
Sinh hoạt lớp đánh giá tình hình trong tuần qua. Bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc.
II. Hoạt động dạy học
1. Mở đầu
Giáo viên phổ biến yêu cầu.
2. Đánh giá tình hình hoạt động trong tuần.
Các tổ thảo luận dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
Tổ trưởng báo cáo trước lớp.
Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương phê bình học sinh.
3. Kế hoạch tuần tới: Giáo viên phổ biến trước lớp.
4. Giáo viên tổng kết giờ học.
________________________
Thứ ba, ngày 13 tháng 09 năm 2011
Tập đọc - Kể chuyện
Người mẹ
I. Mục tiêu: TĐ: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
 - Hiểu ND: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
 KC: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
- Kĩ năng sống: Tự nhận thức xác định giá trị cá nhân.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa - Bảng phụ. Một vài đạo cụ để dựng lại câu chuyện theo vai.
III. Hoạt động dạy học
Tập đọc
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (5')
- GV gọi 2 em đọc thuộc lòng bài thơ Quạt cho bà ngủ và trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ.
 - Giới thiệu bài tập đọc/ kể chuyện.
Hoạt động 2: Luyện đọc ( 28')
- GV đọc mẫu toàn bài 
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + HS đọc từng câu tiếp nối
 + Đọc từng đoạn trước lớp: Bốn em đọc 4 đoạn trước lớp, GV kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc đoạn trong nhóm 4 người.
- Đại diện từng nhóm thi đọc từng đoạn trước lớp.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (10')
- HS đọc thầm đoạn 1, kể vắn tắt chuyện xẩy ra ở đoạn 1 (Bà mẹ thức mấy đêm ròng trông đứa con ốm. Mệt quá, bà thiếp đi. Tỉnh dậy, thấy mất con, bà hớt hải gọi tìm. Thần Đêm Tối nói cho bà biết: con bà đã bị Thần Chết bắt. Bà cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà đuổi theo Thần Chết. Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà).
- 1 em đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm, trả lời: Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? (Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai: ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó, làm nó đâm chồi, nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông buốt giá).
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời: Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà? (bà mẹ làm theo yêu cầu của hồ nước: khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hoá thành hai hòn ngọc).
- 1 em đọc đoạn 4, trả lời: + Thái độ của Thần Chết như thế nào khi thấy người mẹ? (ngạc nhiên, không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở).
 + Người mẹ trả lời như thế nào? (vì bà là mẹ- người mẹ có thể làm tất cả vì con, và bà đòi Thần Chết trả con cho mình).
- HS đọc thầm toàn bài, trao đổi chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện. (HS phát biểu, GV chốt lại; cả 3 ý đều đúng vì người mẹ quả là rất dũng cảm, rất yêu con. Song ý đúng nhất là ý 3: Người mẹ có thể làm tất cả vì con). 
Hoạt động 4 : Luyện đọc lại (10')
- Giáo viên đọc lại đoạn 4. 
- Hướng dẫn 2 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) tự phân các vai (người dẫn chuyện, Thần Chết, bà mẹ) đọc diễn cảm đoạn 4 thể hiện đúng lời các nhân vật. 
- 1 nhóm (gồm 6 em) tự phân các vai (người dẫn chuyện, bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết) đọc lại chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
Kể chuyện
Hoạt động 5 : GV nêu nhiệm vụ và hướng dẫn kể (17')
a. Giáo viên nêu nhiệm vụ:
Kể lại câu chuyện theo cách phân vai.
b. Hướng dẫn học sinh dựng lại câu chuyện theo vai.
- Giáo viên nhắc HS nói lời nhân vật - HS lập nhóm, phân vai.
- Thi dựng lại câu chuyện theo vai.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất.
Hoạt động 6 : Củng cố dặn dò (3')
- Qua câu chuyện em hiểu gì về tấm lòng người mẹ? (người mẹ rất yêu con, rất dũng cảm. Người mẹ có thể làm tất cả vì con. Người mẹ có thể hi sinh bản thân cho con được sống).
- Về nhà kể cho người thân nghe
________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: - Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học.
- Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị).
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- GV gọi 3 em lên quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ: 1giờ 30 phút; 10 giờ kém 10 phút; 12 giờ kém 15 phút. Cả lớp theo dõi, nhận xét, GV cho điểm.
- Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2: Luyện tập (28’)
Bài 1: Hướng dẫn học sinh đặt tính rồi tìm kết quả. 3 em lên bảng thực hiện. GV nhận xét
-
-
-
-
+
+
+
 415 356 234 652 162 728
 415 156 432 126 370 245 
 830 200 666 526 532 483
Bài 2: Tìm x
Yêu cầu HS nắm được quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính.
X x 4 = 32	X : 8 = 4
 X = 32 : 4	 X = 4 x 8
 X = 8	 X = 32
Bài 3: HS tự tính kết quả và nêu cách làm
5 x 9 + 27 = 45 + 27	80 : 2 – 13 = 40 - 13
 = 72	 = 27
Bài 4: Yêu câu HS đọc kỹ đề rồi giải
Bài giải
Thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất số ldầu là:
160 – 125 = 35 (l)
Đáp số: 35 lít dầu
Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò:(2') 
- HS nêu lại nội dung bài học
- Giáo viên nhận xét
Thứ tư, ngày 14 tháng 09 năm 2011
Toán
Kiểm tra
I. Mục tiêu: Đánh giá:
- Kỷ năng thực hiện phép tính cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần).
- Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị.
- Giải được bài toán có một phép tính. 
- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
II. Hoạt động dạy học
1. Chép đề kiểm tra lên bảng
Bài 1: Đặt tính rồi tính
327 + 416	561 - 244	462 + 354	728 - 456
Bài 2: Khoanh 1/3 số hình tròn (a, b) ở Vở bài tập.
Bài 3: Mỗi hộp có 4 cái cốc. Hỏi 8 hộp như thế có bao nhiêu cái cốc?
Bài 4: a. Tính độ dài đường gấp khúc ABCD. 
b. Đường gấp khúc ABCD có độ dài là mấy mét?
HS làm bài vào giấy kiểm tra.
2. Giáo viên thu bài - Nhận xét tiết học
Thang điểm: 	Bài 1: 4 điểm	Bài 3: 2,5 điểm.
	Bài 2: 1 điểm	Bài 4: 2,5 điểm
Luyện từ và câu
Từ ngữ về gia đình. ôn tập câu Ai là gì?
I. Mục tiêu: - Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1).
- Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp (BT2). 
- Đặt được câu theo mẫu Ai là gì? (BT3 a/b/c).
II. Đồ dùng học tập: Bảng lớp viết sẵn bảng ở BT2.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (6’)
- GV kiểm tra miệng 2 HS làm lại các BT1 và 3 (tiết LTVC tuần 3). GV nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập ( 28').
Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu và bài mẫu: ông bà, chú cháu,
- GV chỉ những từ ngữ mẫu, giúp học sinh hiểu thế nào là từ ngữ chỉ gộp (chỉ 2 người);
 1 HS tìm thêm 2 từ mới (VD: chú gì, bác cháu,).
- HS trao đổi theo cặp, viết nhanh ra giấy nháp những từ ngữ tìm được.
- HS nêu kết quả - GV ghi bảng - cả lớp nhận xét. Nhiều HS đọc lại kết quả đúng. Cả lớp làm vào VBT theo lời giải đúng.
VD: Ông bà, ông cha, cha ông, cha mẹ, mẹ con, cha con, cậu mợ, dì dượng, cô chú, chú bác, anh em, chị em,
Bài 2: GV yêu cầu 2 học sinh đọc yêu cầu- cả lớp theo dõi.
- 1 HS làm mẫu (xếp câu a vào ô thích hợp trong bảng).
- Làm việc theo cặp. 
- 2 HS trình bày kq trên bảng lớp; nêu cách hiểu từng thành ngữ, tục ngữ. Gv nhận xét, chốt lại lời giả đúng. 
- Cả lớp làm vào vở bài tập theo lời giải đúng. 
Cha mẹ đối với con cái
Con cháu đối với ông bà, cha mẹ
Anh chị em đối với nhau
c, Con có cha như nhà có nóc.
d, Con có mẹ như măng ấp bẹ.
a, Con hiền, cháu thảo.
b, Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ.
e, Chị ngã em nâng.
g, Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Bài 3: Cả lớp đọc thầm nội dung BT. 1HS nhắc lai yêu cầu.
- 1 em làm mẫu: nói về bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len. GV nhận xét.
- HS trao đổi theo cặp. HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến- GV nhận xét. Cả lớp làm vào VBT.
 Chẳng hạn: a, Tuấn là người anh biết nhường nhịn em
 b, Bạn nhỏ là cô bé rất ngoan
 c, Bà mẹ là người rất yêu thương con.
 d, Sẻ non là người bạn tốt.
Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò (2'). 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
Tập viết
Ôn chữ hoa C
I. Mục tiêu: Viết đúng chữ hoa C (1 dòng), L, N (1 dòng);viết đúng tên riêng Cửu Long (1 dòng) và câu ứng dụng Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học: Chữ mẫu C. Tên riêng Cửu Long và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (5')
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh. 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Bố Hạ, Bầu.
- Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết trên bảng con. (10’)
a. Luyện viết chữ hoa
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: C, L, T, S, N.
- Gv viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- GV hướng dẫn viết trên bảng con chữ C và các chữ S, N.
b. Luyện viết từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng: Cửu Long
- GV giới thiệu: Cửu Long là dòng sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ.
- Học sinh viết vào bảng con từ Cửu Long
c, Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
- GV giảng cho HS hiểu nội dung câu ứng dụng: Câu ca dao ca ngợi công cha mẹ rất lớn lao.
- HS tập viết bảng con các chữ: Công, Thái Sơn, Nghĩa
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 15’).
- GV nêu yêu cầu viết
- Học sinh viết bài vào vở - gv theo dõi - chú ý hướng dẫn HS viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. 
- Chấm: chữa bài
Hoạt động 4 : Củng cố- dặn dò ( 5').
- GV biểu dương những HS viết bài đúng, đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
Tự nhiên xã hội
Họat động tuần hoàn
I. Mục tiêu: Biết tim luôn đập dể bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết. 
II. Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK trang 16, 17. Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài: (5’)
- GV gọi HS trả lời câu hỏi: Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì? (gọi là cơ quan tuần hoàn). Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào? (Cơ quan tuần hoàn gồm có: tim và các mạch máu). 
- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu yêu cầu bài.
Hoạt động 2 : Thực hành (10’)
Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cả lớp
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh áp tai vào ngực bạn để đếm số nhịp đập của tim trong 1 phút.
 - Đặt ngón tay trỏ và ngón giữa của bàn tay phải vào cổ tay trái, đếm số nhịp mạch đập trong 1 phút. 
 - HS lên làm mẫu. Cả lớp quan sát.
Bước 2: Làm việc theo cặp: từng cặp HS thực hành như hướng dẫn.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Trả lời các câu hỏi: Các em đã nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn? Khi đặt vào đầu ngón tay lên cổ tay mình hoặc tay bạn, em cảm thấy gì?
- Giáo viên kết luận: Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
Hoạt động 3: Làm việc với SGK (10’)
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Giáo viên yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm lên trình bày.
 Kết luận: - Tim luôn co bóp để đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn.
- Vòng tuần hoàn lớn: đưa máu chứa nhiều khí ô-xy và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể, đồng thời nhận khí các-bô-níc và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.
- Vòng tuần hoàn nhỏ: đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô- xy và thải khí các-bô-níc rồi trở về tim.
Hoạt động 4: Chơi trò chơi ghép chữ và hình (8’)
- Giáo viên hướng dẫn - HS chơi.
- Nhận xét chung.	
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (3')
- 2 HS nêu lại nội dung bài. 
- GV nhận xét giờ học.
Buổi chiều
Chính tả (nghe viết)
Người mẹ
I. Mục tiêu: - Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b, hoặc BT(3) a/b.
II. Đồ dùng dạy học: 3 băng giấy viết nội dung BT2a- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới ( 5')
- GV đọc -3 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: ngắc ngứ, ngoặc kép, mở cửa, đổ vỡ. 
- Giới thệu bài. GV ghi mục bài lên bảng.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS nghe viết ( 20')
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
- Giáo viên đọc đoạn văn.
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
H: Đoạn văn có mấy câu? (

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 4 lop 3.doc
Giáo án liên quan