Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chậm tiến về đạo đức ở trường Tiểu học Nga Hải - Nga Sơn

Các bác, các chị trong hội phụ nữ đã gần gũi cho con cháu sang cùng học với em để giúp em những bài toán khó cũng như gần gũi em tạo cho em tình cảm gần gũi hơn, giúp em từ bỏ mặc cảm xa lánh. Để em có niềm tin từ bỏ thói hư, tật xấu để học tập, lao động tốt hơn. Tôi gần gũi em tâm tư với em biết được em có năng khiếu và ham thích học nghề thợ mộc. Tôi đã đặt vấn đề với chú làm thợ mộc bên nhà em. Một hôm tôi nói: "cháu có thích học thợ mộc không? Em trả lời thưa cô có ạ. Nhưng học ở đâu? ai cho em học. Tôi nói: Cô đã nói với chú Sen rồi. Ngay hôm nay đi học về cháu sang nhà chú Sen học nhé. Tôi nói điều này với ông bà cháu, ông bà rất mừng. Nhờ cô giúp cháu để ông bà tôi đỡ khổ. Hôm đầu tiên em nói với chú Sen. Chú hướng dẫn cháu làm một thước kẻ dài 1m có kẻ cm để kỷ niệm cho cô giáo. Em tỏ ra rất vui vẻ hào hứng khi cô nói đến chiếc thước chính tay Minh đã làm. Sau đó em làm những chiếc thước nhỏ do em nhặt gỗ loại để làm kỷ niệm các bạn trong lớp. Các bạn bè rất vui và quý mến gần gũi Minh hơn.

Từ tình thương và việc làm trên tôi và chú Sen, ông bà cháu, các chị, các mẹ trong chi hội phụ nữ các đoàn thể đã giúp Minh vượt qua được khó khăn vững vàng đứng dậy hoà đồng với cộng đồng, bạn bè sống cởi mở chân tình với mọi người xung quanh học tập tu dưỡng đạo đức tiến bộ. Hiện nay Minh đã học hết Trung học cơ sở đang học nghề thợ mộc tại thị xã Bỉm Sơn.

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chậm tiến về đạo đức ở trường Tiểu học Nga Hải - Nga Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã có truyền thống hiếu học.
Qua nhiều năm thực tế cho thấy năm học nào cũng có học sinh chậm tiến về đạo đức.
Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm trước 2002 - 2003
Tốt 
18 em
Khá 
10 em
Cần cố gắng 
2 em
Qua điều tra tôi thấy số học sinh xếp loại hạnh kiểm cần cố gắng hầu hết là những em chậm tiến về đạo đức. Các em này thường xuyên gây mất trật tự trong giờ học rủ rê bạn bè bỏ học bắt nạt bạn yếu, nói dối bố mẹ coi thường thầy cô.
Chương II: Các biện pháp nhằm giáo dục học sinh chậm tiến ở trường Tiểu học Nga Hải.
1.1. Các nguyên tắc và phương pháp đã áp dụng trong việc giáo dục lại học sinh chậm tiến.
Để tiến hành giáo dục lại học sinh chậm tiến có kết quả theo đúng mục tiêu giáo dục đề ra thì giáo viên và cán bộ quản lý cần nắm vững các nguyên tắc sau:
1. Tác dụng giáo dục từng cá nhân tuỳ theo đặc điểm cá tính của từng em.
- Tôn trọng thương yêu và yêu cầu cao đối với học sinh.
- Dựa vào tập thể (đội - sao) để giáo dục tạo ra môi trường và bầu không khí tốt.
- Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục. Tin tưởng ở các em, phát huy tính tích cực, ngăn ngừa tiêu cực.
- Phối hợp thường xuyên giữa gia đình, nhà trường xã hội trong giáo dục học sinh.
1.2. Phương pháp.
Trong thực tế có rất nhiều phương pháp giáo dục học sinh chậm tiến về đạo đức tuỳ vào từng trường hợp cụ thể cá tính của mỗi em mà áp dụng cho phù hợp. Tất cả các phương pháp ấy có thể hệ thống thành các phương pháp tổng quát sau:
- Phương pháp xây dựng lại niềm tin cho từng học sinh.
- Phương pháp khuyến khích và trừng phạt.
- Phương pháp bùng nổ sư phạm.
- Phương pháp chuyển hướng.
- Phương pháp tự giáo dục.
2. Các trường hợp học sinh cá biệt được áp dụng các nguyên tắc và phương pháp giáo dục lại.
Cụ thể như em Mai Văn Minh lớp 3C tôi chủ nhiệm. Bố em đi tù mẹ em bỏ đi Trung Quốc em ở nhà với ông bà nội. Tuy ông bà rất thương cháu nhưng do hoàn cảnh khó khăn. Ông bà đã già nhưng đang còn phải đi làm để nuôi thân và nuôi cả cháu, kiếm cho cháu bữa cơm manh áo còn khó huống chi quan tâm đến học hành. Bà vì già yếu, túng bấn bố mẹ em thì như thế đôi khi bà buông những lời than thở vì phải nuôi thêm cháu Cháu thấy thiếu hụt tình cảm bố mẹ em tưởng mình như bị bỏ rơi em mặc cảm với bà và mọi người xung quanh. Trở thành lì lợm hàng ngày sau buổi đến trường . Em đi chăn trâu nhưng dắt trâu ra khỏi nhà là em thả trâu đi chơi kệ nó muốn đi đâu? ăn gì kệ nó, có khi giao hẳn cho một bạn nhỏ. Nếu không chăn hộ em sẵn sàng đánh. Đánh người, đánh trâu chạy lung tung dẫm phá hoa màu. Bác bảo vệ nói em còn chửi và buông lời doạ dẫm bác. Tối về ăn cơm xong thích ngủ thì ngủ, thích chơi đâu thì chơi tuỳ thích. Ông bà không kèm cặp được, bài không làm, không học. Lên lớp cô gọi lên bảng cứ ngồi lì. Khi kiểm tra bài bạn bên cạnh phải cho nhìn bài. Nếu không cho thì sách rách hoặc bị đe doạ 
Tôi là người cùng xóm biết rõ được hoàn cảnh của Minh. Nắm được diễn biến tâm lý của gia đình em. Tôi hết sức thông cảm và thương em, không phê bình hoặc kỷ luật "nặng" em . Trước mặt bạn bè khi em mắc lỗi để tránh cho em cảm giác bị mọi người ghét bỏ. Tôi luôn gần gũi ân cần chỉ bảo cho em từng ly từng tí. Từ cách ăn mặc, học hành, đến cách giao tiếp, xưng hộ với ông bà em và mọi người xung quanh làng xóm. Tôi dạy cho em từng cử chỉ gần gũi em, thực sự tâm tư cùng em khi giờ ra chơi, hoặc khi chưa vào học tôi đính lại cho em từng chiếc khuy áo bị đứt, vá lại ống quần, nách áo cho em. Tôi thường xuyên đến nhà thăm gia đình em, giúp em học tập. Tết đến tôi mua quà, mừng tuổi cho em, thỉnh thoảng lại cho vở em (mượn sách cho em học). Bên cạnh đó tôi nhắc nhở em nên gần gũi bạn bè. Nhắc các anh chị, bạn bè của em thông cảm với hoàn cảnh em. Tỏ lòng thực sự thương em để em không còn mặc cảm với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó tôi làm công tác tư tưởng với ông bà cháu, chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên anh phụ trách đội thiếu niên 
Các bác, các chị trong hội phụ nữ đã gần gũi cho con cháu sang cùng học với em để giúp em những bài toán khó cũng như gần gũi em tạo cho em tình cảm gần gũi hơn, giúp em từ bỏ mặc cảm xa lánh. Để em có niềm tin từ bỏ thói hư, tật xấu để học tập, lao động tốt hơn. Tôi gần gũi em tâm tư với em biết được em có năng khiếu và ham thích học nghề thợ mộc. Tôi đã đặt vấn đề với chú làm thợ mộc bên nhà em. Một hôm tôi nói: "cháu có thích học thợ mộc không? Em trả lời thưa cô có ạ. Nhưng học ở đâu? ai cho em học. Tôi nói: Cô đã nói với chú Sen rồi. Ngay hôm nay đi học về cháu sang nhà chú Sen học nhé. Tôi nói điều này với ông bà cháu, ông bà rất mừng. Nhờ cô giúp cháu để ông bà tôi đỡ khổ. Hôm đầu tiên em nói với chú Sen. Chú hướng dẫn cháu làm một thước kẻ dài 1m có kẻ cm để kỷ niệm cho cô giáo. Em tỏ ra rất vui vẻ hào hứng khi cô nói đến chiếc thước chính tay Minh đã làm. Sau đó em làm những chiếc thước nhỏ do em nhặt gỗ loại để làm kỷ niệm các bạn trong lớp. Các bạn bè rất vui và quý mến gần gũi Minh hơn.
Từ tình thương và việc làm trên tôi và chú Sen, ông bà cháu, các chị, các mẹ trong chi hội phụ nữ các đoàn thể  đã giúp Minh vượt qua được khó khăn vững vàng đứng dậy hoà đồng với cộng đồng, bạn bè sống cởi mở chân tình với mọi người xung quanh học tập tu dưỡng đạo đức tiến bộ. Hiện nay Minh đã học hết Trung học cơ sở đang học nghề thợ mộc tại thị xã Bỉm Sơn.
* Trường hợp em Đặng Văn Đức là một trường hợp khá đặc biệt là một xóm thuần tuý nông nghiệp. Tuy ít ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường. Nhưng lại chứa đựng nhiều thủ tục lạc hậu nên ảnh hưởng xấu tới việc giáo dục đạo đức dẫn đến hiện tượng chậm tiến của học sinh. Trường hợp em Đặng Văn Đức là một ví dụ mà lớp tôi chủ nhiệm. Em được sinh ra trong một gia đình có 4 chị em em là con út lại là con trai duy nhất. Nên được cả nhà chiều chuộng. Tuy gia đình không khá giả cho lắm. Song Đức muốn gì được nấy. Bố mẹ hoặc các chị Đức thấy em hư có mắng hoặc cho Đức vài roi nhẹ là Đức lăn ra ăn vạ la khóc om xòm doạ dẫm. Thế là ông nội lại bênh. Ông mắng bố mẹ và các chị của Đức. Chính vì thế Đức dựa vào ông cãi lại bố mẹ có khi còn đánh lại các chị. Đến trường vì quen thói quen được chiều chuộng như ở nhà. Đức luôn bắt nạt bạn bè. Bắt bạn bè phải phục tùng mình bạn nào động đến là về mách ông  Trong lớp học em không chú ý nghe giảng hay nói chuyện riêng. Cô giáo nhắc nhở thì em lờ đi tỏ vẻ phớt lờ không nghe không để ý Kiểm tra chất lượng đầu năm Đức được điểm 4 môn toán, khi cô giáo trả bài. Em cầm tờ giấy kiểm tra xé luôn, các bạn mách cô. Em nói ta (đ) thích học nữa, cô đuổi cũng được. Tôi yên lặng hết giờ tôi gọi riêng em ra để viết bản kiểm điểm thuật lại việc em vừa làm, chẳng nói năng gì Đức xách cặp ra khỏi lớp văng tục một câu (đ gì học). Tôi gọi lại nhưng em bỏ ngoài tai đi thẳng miệng lẩm bẩm.
Trước tình hình đó. Tôi báo cáo đồng chí Hiệu trưởng trình bày rõ hoàn cảnh gia đình em. Xin ý kiến đồng chí hiệu trưởng cho hướng chỉ đạo cùng tìm ra biện pháp giáo dục tốt nhất đối với em Đức. Ngoài những biện pháp chung như nâng cao chất lượng hoạt động đội giao việc cụ thể cho các tổ chức  Với Đức tôi trực tiếp đến nhà gặp ông và bố mẹ Đức để trao đổi về hành vi của em ở lớp. Tôi đưa ra những thực tế mà ông đã nuông chiều em Tôi yêu cầu gia đình cùng nhà trường không nên nuông chiều em quá. Mà phải có hình thức kỷ luật tương xứng với những lỗi mà em đã mắc phải. Đồng thời phải giám sát chặt chẽ việc học tập của em. Lúc đầu ông chống chế nói rằng: "Đức ở nhà ngoan ngoãn và ngày nào cháu cũng học bài. ở trường không hiểu tại sao lại thế". Tôi đã kiên trì ngồi nêu ra một số sai lầm của gia đình ( trong đó có ông, mà qua 3 em chị của Đức đã cho biết: khi bố, mẹ, ông mua gì về là để dành phần em, cái gì cũng của em, không đứa nào được đụng vào em ). Khi nghe tôi đưa ra dẫn chứng, phân tích. Bây giờ giữa gia đình, nhà trường, xã hội cùng nhau phải thống nhất phương pháp giáo dục em chứ cứ "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" thì em chứng nào tật ấy. Rồi sau này "bé trộm gà, lớn tha trâu". Nếu uốn nắn thì đã muộn mà người chịu đầu tiên là gia đình. Qua việc giải thích của tôi, ông nghe ra và nhất trí với quan điểm của tôi và hứa sẽ cùng nhà trường giáo dục Đức tốt hơn.
Tuy nhiên thời gian đầu, ông có đưa ra một số hình thức kỷ luật như phải ăn đòn nếu đánh các chị, các bạn, cãi lại cô giáo  hay phải đi hốt phân trâu cả ngày nếu không chịu học  Nhưng tất cả chỉ nói suông, giơ cao đánh khẽ vì có tí cháu "Đích tôn" mà lẽ nào lại "hành hạ" nó. Điều đó làm cho Đức vẫn chứng nào, tật ấy. Tôi suy nghĩ cạnh nhà Đức có bác Hùng là bạn với ông Đức bác là hội trưởng hội cựu chiến binh. Người đã cùng ông Đức tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Tôi đến trực tiếp đặt vấn đề với bác, với chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên  Bác đã gần gũi tâm sự cùng ông, ông thấy được việc làm, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con trẻ. Nếu được con cháu ngoan, học giỏi bản thân mình mới thấy vui. Gia đình hoà thuận con cháu hiếu thảo gia đình mới hạnh phúc. Chính vì thế ở nhà cũng như ở trường, các đoàn thể khi giáo dục phải mềm dẻo nhưng cương quyết có quy định và mức quy định kỷ luật cụ thể đối với việc học tập và rèn luyện đạo đức của em. Nghe ông bạn tâm sự ông Đức đã hiểu ra việc làm đúng sai không nuông chiều như trước nữa, mọi hành vi, kỷ luật, khen chê của nhà trường được thông báo kịp thời và các bạn trong đội cờ đỏ báo cáo lại với ông. Ông đều kiểm tra và nhắc nhở, đôn đốc, ông kiên quyết thi hành hình phạt đúng tội, khen chê đúng mức kịp thời dần dần Đức giảm ương ngạnh, cãi trả các chị cũng ít dần và cụ thể tiến bộ rõ nét là không đánh bạn nữa.
Chương III. Kết quả và bài học kinh nghiệm.
1. Kết quả.
Kết quả xếp loại hanh kiểm cuối năm 2003 - 2004
Xếp loại
Tốt 
17 em
Khá tốt 
8 em
Cần cố gắng 
0
2. Bài học kinh nghiệm.
Qua nghiên cứu quá trình giáo dục lại học sinh hư, chậm tiến về đạo đức ở trường Tiểu học Nga Hải, huyện Nga Sơn và kết quả đã đạt được tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
1. Nhà trường.
Trong nhà trường từ hiệu trưởng đến giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách v.v. đều phải luôn luôn chăm sóc quan tâm tới học sinh chậm tiến về đạo đức, tìm ra những biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.
2. Giáo viên chủ nhiệm lớp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp phải có kế hoạch cụ thể đối với công tác giáo dục học sinh hư chậm tiến về đạo đức. Ngay từ đầu năm học khi nhận lớp GVCN phải nắm được lớp mình có mấy học sinh chậm tiến về những mặt nào (học tập hay đạo đức) lên danh sách vào sổ theo dõi riêng, ở đó ghi rõ hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân học sinh hư và sự tiến bộ hay thụt lùi của các em đó trong suốt năm học và ghi cả những biện pháp mà mình đã áp dụng để giáo dục.
- Hàng tháng, hàng kỳ ngoài báo cáo định kỳ thường xuyên GVCN phải báo cáo tình hình giáo dục số học sinh chậm tiến với ban giám hiệu để ban giám hiệu có kế hoạch chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức trong nhà trường để cùng giáo dục. GVCN phải liên lạc thường xuyên với gia đình không chỉ bằng hình thức thông qua sổ liên lạc mà phải tới tại gia đình để trao đổi trực tiếp với bố mẹ học sinh về tình hình mọi mặt của em học sinh đó ở trường, về phương pháp giáo dục ở nhà để họ cùng ở với mình giúp em học sinh đó tiến bộ. Việc đến với từng gia đình phụ huynh học sinh còn giúp GVCN nắm bắt tình hình cụ thể hoàn cảnh từng học sinh phát hiện kịp thời những vấn đề cần góp ý với gia đình trong cách giáo dục con cái, để từ đó bản thân có kế hoạch vận dụng phương pháp giáo dục cho phù hợp.
- GVCN phải nắm chắc các nguyên tắc và phương pháp giáo dục lại. Có như vậy mới có thể vận dụng tốt vào trong từng trường hợp cụ thể để đạt được kết quả giáo dục như mong muốn.
- GVCN phải thật sự có tình thương và trách nhiệm cần phải thương yêu tôn trọng nhân cách của học sinh, tin tưởng vào các em, không nên áp dụng lôi giáo dục thô bạo, mắng mỏ, trách phạt, đe doạ hay tỏ thái độ miệt thị, thành kiến. Trong quá trình giáo dục GVCN phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, cá tính của từng em, những năng khiếu, sở trường mà các em có được để áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp xây dựng niềm tin cho các em bằng việc yêu cầu cao giao việc phù hợp để các em thấy được mình vẫn có ích, có thể làm được những việc có ích như các bạn khác. Song song với việc làm trên GVCN cũng phải phát hiện những mặt hạn chế chỉ ra cho các em thấy được những tồn tại của mình, hướng dẫn, uốn nắn các em sửa chữa những mặt hạn chế đó. Sử dụng hình thức kỷ luật đúng mức đối với những vi phạm của học sinh. Ngoài những việc cần làm như trên GVCN phải là tấm gương sáng về nhân cách. Bởi sự mẫu mực về nhân cách của người giáo viên có sức cảm hoá mạnh mẽ đối với học sinh.
3. Hiệu trưởng.
Khi xây dựng kế hoạch năm học hiệu trưởng phải đưa kế hoạch giáo dục học sinh hư chậm tiến vào và chỉ đạo mọi thành viên trong nhà trường thực hiện theo đúng kế hoạch đặt ra. Hiệu trưởng phải có danh sách hành động về số học sinh chậm tiến về đạo đức trong một cuốn sổ riêng ghi rõ họ tên địa chỉ nơi cư trú, hoàn cảnh gia đình  qua từng năm học theo dõi sự tiến bộ hay không của các em. Từ đó nghiên cứu sắp xếp giáo viên chủ nhiệm cho hợp lý. Nếu lớp nào có học sinh chậm tiến về đạo đức nên phân công những giáo viên nhiệt tình có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm phụ trách. Hàng tháng, hàng tuần hiệu trưởng phải yêu cầu giáo viên phải báo cáo cụ thể tình hình về học sinh chậm tiến về đạo đức. Em nào có tiến bộ, em nào chưa tiến bộ. Giáo viên xem em nào chưa tiến bộ nên tìm hiểu nguyên nhân gì, tâm lý tính cách riêng để tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp. Hiệu trưởng phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, Đảng, Đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh  đề ra kế hoạch thống nhất phương án giáo dục tốt nhất góp phần giảm tối đa số lượng học sinh chậm tiến về mặt đạo đức nâng cao chất lượng giáo dục chung của toàn trường.
Hiệu trưởng cũng cần có những cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh chậm tiến cùng với đại diện phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm bàn bạc đề ra thời gian biểu ở trường và ở nhà cho học sinh thực hiện.
- Tổng kết giữa kỳ, cuối kỳ hiệu trưởng tổng hợp kết quả giáo dục chậm chiến. Nếu học sinh nào có biểu hiện tiến bộ rõ rệt có việc làm tốt cần được khen. Tuyên dương trước toàn trường (trong các buổi chào cờ) dùng dư luận tập thể tác động tới các em.
Đoàn thanh niên - Đội thiếu niên - Sao nhi đồng .
- Đoàn thanh niên có trách nhiệm kết hợp với tổng phụ trách đội để tổ chức tốt các hoạt động tập thể cho các em. Nhất là vào dịp tổ chức các buổi lễ kỷ niệm trong năm (cả về xây dựng nội dung chương trình hoạt động và cách thức tổ chức). Hầu hết các trường đều chưa có chuyên trách đội mà chỉ là kiêm nhiệm. Vì vậy nên tổng phụ trách nên chọn trong số các đoàn viên thanh niên của chi đoàn. Người đó phải thực sự có năng lực trong công tác đội, nhiệt tình, có chút năng khiếu văn nghệ. Biết cách tổ chức hoạt động tập thể giao tiếp tốt.
- Đoàn thanh niên và tổng phụ trách đội phải xây dựng được kế hoạch hoạt động cụ thể phong phú đa dạng về cả hình thức và nội dung, luôn tạo ra được cảm giác mới lạ, vui tươi, khích lệ được đông đảo học sinh trong trường tham gia trong đó có những em chậm tiến về đạo đức. Bởi vì các em chậm tiến thường hay có một số năng khiếu "Tài vặt" như hát hay, vẽ đẹp, giỏi thể thao. Nếu biết phát huy các mặt mạnh đó của các em, tạo cơ hội để các em thể hiện khẳng định mình trước tập thể thì sẽ xây dựng được niềm tin vào bản thân của các em tách dần các em ra xa những hành vi xấu, hoàn thiện nhân cách người học sinh.
- Hoạt động của đội - sao phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Liên tục phát động các phong trào thi đua như: nói lời hay, làm việc tốt, đôi bạn cùng tiến, dãy bàn danh dự. Đội thiếu niên phải xây dựng được đội cờ đỏ vững mạnh bao gồm những em có năng lực hoạt động tập thể , học được có uy tín với bạn bè. Đội cờ đỏ có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở và đánh giá xếp loại thi đua cho tất cả các chi đội, sao trong toàn trường. Đồng thời phát hiện kịp thời những bạn có biểu hiện thái độ hành vi không lành mạnh. Báo cáo với tổng phụ trách, thầy cô giáo để có biện pháp xử lý giáo dục.
4. Hội cha mẹ học sinh.
- Hội phụ huynh học sinh phải được thành lập ngay từ đầu năm học. Hội phải chọn được người nhiệt tình có tâm huyết với giáo dục  bầu vào ban chấp hành hội. Những người trong ban chấp hành hội cần phải rải đều ở các làng trong xã để tiện hoạt động.
- Hội phải có chương trình hoạt động cụ thể trong đó cũng phải nêu rõ nhiệm vụ, nội dung phương pháp giúp đỡ những em chậm tiến về đạo đức trong thời gian các em không có mặt ở trường.
- Hội cũng phải có tổng kết, tổng hợp hàng tháng gửi về nhà trường những diễn biến hoạt động của những học sinh chậm tiến, từ đó tìm ra và phát huy các biện pháp giáo dục có hiệu quả đồng thời cũng là để cùng với nhà trường tìm ra biện pháp giáo dục mới phù hợp hơn khi những biện pháp đưa ra trước đó không đem lại hiệu quả.
Gia đình.
- Gia đình phải thực sự là tổ ấm của các em. Mọi thành viên trong gia đình phải quan tâm đến nhau. Tuy nhiên không phải quan tâm theo kiểu thái quá làm cho các em mất đi tính độc lập quyết đoán hay nuông chiều quá, đòi gì được nấy. Bởi vì quan tâm theo kiểu ấy vô tình đã tạo điều kiện cho những ảnh hưởng tiêu cực có cơ hội thâm nhập vào tâm hồn non trẻ của các em.
Trong gia đình: Ông bà, bố mẹ, anh chị phải luôn luôn gương mẫu ở tất cả các mặt từ lao động học tập đến cách đối xử với nhau hàng ngày và cả đến giao tiếp với những người xung quanh.
- Gia đình phải thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các em thực hiện đúng thời gian biểu đã đề ra tạo điều kiện tối đa về vật chất, tinh thần và thời gian để các em thực hiện tốt thời gian biểu.
- Cha mẹ học sinh cần có sự tìm hiểu để hiểu rõ đặc điểm và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ từ đó có cách giáo dục cho phù hợp.
Biết cách động viên khuyến khích khi thấy con tiến bộ chỉ ra những việc làm sai trái để con nhận biết và sửa chữa. Đồng thời cha mẹ cũng phải có kỷ luật nghiêm minh phù hợp đối với những lỗi lầm mà con mắc phải. Nhưng cũng không nên áp dụng cách đánh đập tàn nhẫn, mắng mỏ nghiệt ngã như những phương thuốc đặc trị nó có thể phản lại tác dụng giáo dục.
- Cha mẹ học sinh nên giữ thông tin liên lạc thường xuyên giữa gia đình với giáo viên chủ nhiệm lớp cả những tồn tại cũng như sự tiến bộ của con mình, cùng với GVCN thảo luận tìm ra cách thức giáo dục mới phù hợp hơn giúp các em khắc phục những tồn tại của mình.
Xã hội.
- Tổ chức đoàn thanh niên địa phương thực sự coi tổ chức đoàn thanh niên - Đội - sao trong nhà trường là bộ phận của mình, thấy được trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục thế hệ măng non của đất nước.
- Trong chương trình hoạt động của mình. Đoàn xã đã đưa ra kế hoạch cùng với đoàn trường, tổng phụ trách đội phối hợp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các em, nhất là chương trình hoạt động hè, như tổ chức kỷ niệm các ngày lễ trong năm, thành lập các câu lạc bộ tuổi thơ ở những làng lớn trong xã. Sinh hoạt đều đặn với nhiều nội dung và hình thức phong phú mang tính giáo dục cao. (Toạ đàm nói chuyện truyền thống thi tìm hiểu lịch sử danh nhân văn hoá ..v.v..).
- Đối với học sinh chậm tiến về đạo đức đoàn xã cũng được đoàn trường gửi danh sách để địa phương nắm được. Đoàn cơ sở cùng đoàn trường thông tin từng học sinh chậm tiến, đề xuất những biện pháp thiết thực có hiệu quả cùng nhà trường giáo dục các em.
Hội phụ nữ.
Đây là tổ chức tập hợp những người mẹ, người chị yêu thương của các em. Trong mọi trường hợp khi các em gặp khó khăn gì (nhất là những khó khăn về tinh thần) các mẹ, các chị phải gần gũi giúp các em tháo gỡ khó khăn không để các em có cảm giác cô đơn, bị bỏ quên truyền cho các em tấm lòng nhân ái, bao dung, giúp các em tin tưởng vào cuộc sống và chính bản thân mình.
Cựu chiến binh:
Cùng với nhà trường tổ chức tốt buổi lễ kỷ niệm 27/7, 22/12. Hàng năm ở các buổi này hội cử người nói chuyện với học sinh về truyền thống dân tộc, tinh thần dũng cảm hy sinh của anh bộ đội cụ Hồ để có ngày hôm nay.
Mỗi hội luôn gương mẫu trong mọi lĩnh vực sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi cần thiết  Điều này đã làm cho các em cũng như mọi người kính nể lời chỉ bảo, răn dạy của các bác, các chú nhờ đó mà có sức thuyết phục hơn trước các em.
Tro

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc