Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần 15 - Chia số có ba chữ số với số có một chữ số

Giới thiệu cấu tạo bảng chia .

Treo bảng chia đã kẻ sẵn lên bảng hướng dẫn học sinh quan sát.

- Các hàng số bị chia , hàng số chia , cột thương và cách tìm các bảng chia.

- Lần lượt giới thiệu tương tự như đã giới thiệu bảng nhân.

 

doc34 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần 15 - Chia số có ba chữ số với số có một chữ số, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu
b) Khai thác :
1/ Giới thiệu cấu tạo bảng nhân:
Treo bảng nhân đã kẻ sẵn lên bảng và GT:
- Hàng đầu tiên, cột đầu tiên đều gồm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số.
- Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong 1 ô là tích của 2 số: 1 số ở hàng và 1 số ở cột tương ứng.
- Mỗi hàng ghi lại một bảng nhân.
 2.Hướng dẫn cách sử dụng bảng nhân : 
- Nêu ví dụ: muốn tìm kết quả 3 x 4 = ? 
ta tìm số 4 ở cột đầu tiên, tìm số 3 ở hàng đầu tiên, dùng thước đặt dọc theo hai mũi tên gặp nhau ở ô có số 12. Số 12 là tích của 4 và 3.
 Vậy 4 x 3 = 12 
c) Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- YC tự tra bảng nhân và nêu kết quả tính.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 : 
-Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Kẻ sẵn bảng như sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi 3 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét chung về bài làm của học sinh. 
* Chốt : Cách tìm tích, thừa số chưa biết .
Bài 3 
- Gọi học sinh đọc bài 3.
- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở. 
-G ọi một học sinh lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
* Chốt : Bài toán giải bằng 2 phép tính ,
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 2HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Lớp quan sát lên bảng theo dõi GV hướng dẫn.
- Lớp thực hành tra bảng nhân theo giáo viên hướng dẫn dùng thước dọc theo hai mũi tên để gặp nhau ở ô có số 12 chính là tích của 3 và 4
- HS nêu VD khác.
- HS nhắc lại cấu tạo và cách tra bảng nhân .
- Một học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 .
- Cả lớp tự làm bài.
- Nêu miệng cách sử dụng bảng nhân để tìm kết quả. Lớp theo dõi bổ sung. 
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp thực hiện nhẩm ra kết quả.
- 3 em lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung.
T .Số
 2 
 2
 7
T. Số 
 4
 4
 8
Tích 
 8
 8
 56
- Một em đọc đề bài 3.
- Phân tích bài toán.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung:
Giải :
Số huy chương bạc là :
8 x 3 = 24 ( huy chương )
Số huy chương có tất cả là :
8 + 24 = 32 ( huy chương )
 Đ/S: 32 huy chương 
- Vài học sinh nhắc lại cách sử dụng bảng nhân.
___________________________________
Tập viết
ôn chữ hoa L
A/ Mục tiêu : ở tiết học này, HS:
- Viết đúng chữ hoa L (2 dòng), Viết tên riêng Lê Lợi (1 dòng) và câu ứng dụng: Lời nói ..vừa lòng nhau bằng chữ cỡ nhỏ.
- KNS: Lắng nghe tích cực, quản lý thời gian; giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B / Chuẩn bị 1/ Đồ dùng.
 - Mẫu chữ viết hoa L. Tên riêng Lê Lợi và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 - Vở tập viết .
 2/HTTC : cá nhân , nhóm , ...
 C/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Thu, chấm một số vở của HS. 
- Gọi HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- Gọi HS lên bảng viết từ Yết Kiêu.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:	
HĐ1: Giới thiệu bài. 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
- Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa L có trong từ và câu ứng dụng.
HĐ2: Hướng dẫn viết chữ hoa 
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa L.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Treo bảng mẫu chữ viết hoa L và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu chữ nhắc lại quy trình viết cho HS quan sát.
b) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa L vào bảng con. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Nhận xét, sửa sai.
HĐ3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- Em biết gì về Lê Lợi ?
- Giải thích: Lê Lợi là một vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc, lập ra triều đình nhà Lê.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
c) Viết bảng con
- Yêu cầu HS viết Lê Lợi vào bảng con. 
HĐ4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
* Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình thấy dễ chịu và hài lòng.
* Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
* Viết bảng
- Yêu cầu HS viết : Lời nói, lựa lời vào bảng. 
- Nhận xét, sửa sai.
 HĐ5: Hướng dẫn viết vở Tập viết 
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập 1. Sau đó yêu cầu HS viết bài và theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Có chữ hoa L.
- 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 2 HS đọc Lê Lợi.
- HS nói theo hiểu biết của mình.
- Chữ L cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc. 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Chữ L, h, g, l cao 2 li rưỡi, chũ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Lắng nghe, sửa sai.
- Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, thực hiện.
__________________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Các dân tộc . Luyện tập về so sánh
A/ Mục tiêu :
- Biết thêm một số tên các dân tộc thiểu số nước ta (BT1).
- Điền đúng từ thích hợp vàoo chỗ trống (BT2)
- Dựa theo tranh gợi ý, viết hoặc nói được các câu có hình ảnh so sánh ( BT3) .
- Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT4).
B/ Chuẩn bị : 1/ Đồ dùng : 
 - Viết sẵn tên 1 số dân tộc thiểu số phân theo khu vực: Bắc, Trung, Nam.
 - Viết sẵn 4 câu văn ở BT2, ba câu văn ở BT4. Tranh minh họa BT3 trong SGK.
 - Vở BT Tiếng Việt
 2 / HTTC : Cá nhân , nhóm ...
C/ Các hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2 em làm lại bài tập 2, ba câu văn ở BT4
- Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu .
b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
-Yêu cầu đọc nội dung bài tập 1 .
- Yêu cầu các nhóm làm bài vào tờ giấy to, xong dán bài trên bảng.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
- Dán băng giấy viết tên 1 số dân tộc chia theo khu vực, chỉ vào bản đồ nơi cư trú của dân tộc đó.
- Cho HS viết vào VBT tên các dân tộc.
Bài 2 : 
- YC HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu thực hiện vào VBT.
- Mời 4 em lên bảng điền từ, đọc kết quả.
- Giáo viên theo dõi nhận xét.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 3.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
- Mời 4 em tiếp nối nói tên từng cặp sự vật được so sánh với nhau trong từng bức tranh. 
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
* Chốt : Cách đặt câu có hình ảnh so sánh .
Bài 4:
-Yêu cầu họHS đọc nội dung bài tập 4 .
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
- Mời HS tiếp nối đọc bài làm.
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng, điền TN đúng vào các câu văn trên bảng 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. 
-Hai em lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi,nhận xét bài bạn .
- Cả lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Một em đọc yêu cầu bài: Kể tên 1 số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
- HS làm bài theo nhóm: thảo luận, viết nhanh tên các dân tộc thiểu số ở giấy.
- Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả.
- nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Cả lớp viết vào VBT theo lời giải đúng:
+ Tày , Nùng , Thái , Mường , Dao , Hmông , 
+ Vân Kiều, Cơ - ho, Khơ - mú, Ê - đê, Ba - na
+ Khơ - me, Hoc, xtriêng,...
- Một em đọc bài tập. Lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm bài .
- 3 em lên bảng điền từ, lớp nhận xét bổ sung.
 Các từ có thể điền vào chỗ trống trong bài là: Bậc thang ; Nhà rông ; Nhà sàn ; Chăm.
- Học sinh đọc nội dung bài tập 3 .
- 4 em nêu tên từng cặp sự vật được so sánh với nhau. Lớp bổ sung:
+ Trăng tròn như quả bóng / trăng rằm tròn xoe như quả bóng.
+ Mặt bé tươi như hoa / Bé cười tươi như hoa.
+ Đèn sáng như sao / Đèn điện sáng như sao trên trời.
+ Đất nước ta cong cong hình chữ S. 
- Học sinh đọc nội dung bài tập 4.
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em nối tiếp dọc bài làm của mình, lớp nhận xét bổ sung.
Các từ cần điền: như núi Thái Sơn - như nước trong nguồn chảy ra - bôi mỡ - núi (trái núi).
- 2 em nhắc lại tên một số dân tộc thiếu số ở nước ta.
______________________________________________
Thể dục
Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung
ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số .
A/ Mục tiêu : 
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung .
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang, điểm số đúng của mình .
- Chơi trò chơi “Đua ngựa “. Yêu cầu biết cách chơi và chơi chủ động .
B/ Địa điểm phương tiện : 
- Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ. 
 - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.
C/ Lên lớp:
Nội dung và phương pháp dạy học
Định lượng
Đội hình luyện tập
 1 /Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học . 
- Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động .
- Chạy chậm thành một vòng tròn xung quanh sân tập .
- Chơi trò chơi : ( Chui qua hầm )
 2 /Phần cơ bản :
* Ôn tập hàng ngang , dóng hàng điểm số 
- Giáo viên điểu khiển hô cho cả lớp ôn lại các động tác đội hình đội ngũ 1 - 2 lần 
* Ôn các động tác của bài thể dục đã học :
- GV điều khiển cho HS tập liên hoàn cả 8 động tác 1 lần, 4 x 8 nhịp.
- Cho HS luyện tập theo tổ, GV theo dõi sửa sai cho HS.
- GV nêu tên động tác, HS nhớ và tự tập 1 - 2 lần.
- Tổ chức thi đua biểu diễn bài TD giữa các tổ: 1 lần 2 x 8 nhịp.
* Chơi trò chơi : “ Đua ngựa “ 
- Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi. 
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi :” Đua ngựa ”
* Chia học sinh ra thành từng tổ hướng dẫn cách chơi thử sau đó cho chơi chính thức trò chơi “Đua ngựa “
- Giám sát cuộc chơi nhắc nhớ kịp thời các em tránh vi phạm luật chơi .
- Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi.
3/Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát .
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn học sinh về nhà thực hiện bài TD vào buổi sáng. 
5phút
25 phút 
5 phút
Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 
Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ
Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 
Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ
 GV
Chiều
Tin học
( Giáo viên chuyên dạy)
_________________________________________
Mĩ thuật
( Giáo viên chuyên dạy)
_______________________________________
 Tập viết (LT)
ôn chữ hoa L
A/ Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa L Viết đúng tên riêng Lạc long Quân và câu ứng dụng : Lá xanh quả xanh/ lặng im trên cành/ lá xanh quả vàng/ Chim chuyền rung rinh. bằng cỡ chữ nhỏ. 
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- Rèn cho HS tính cẩn thận, kiên trì , nhẫn nại.
B / Chuẩn bị 1/ Đồ dùng.
- Mẫu chữ viết hoa L. Tên riêng lạc long Quân và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
 - Vở thực hành luyện viết chữ đẹp. 
 2/HTTC : cá nhân , nhóm , ...
 C/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Yêu cầu HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới:
a)Hướng dẫn viết trên bảng con 
* Luyện viết chữ hoa :
- Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu và nhắc lại cách viết từng chữ.
- YC HS tập viết bảng con các chữ vừa nêu.
* Học sinh viết từ ứng dụng ( tên riêng): 
- Yêu cầu đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu về Lạc Long Quân
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con.
 Luyện viết câu ứng dụng:
- Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng.
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con chữ: Lá
 c) Hướng dẫn viết vào vở :
- Nêu yêu cầu viết như ở vở luyện
- Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết , cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. 
 d/ Chấm chữa bài 
-Yêu cầu HS thu vở chấm.
- Gv nhận xét, tuyên dương HS viết đẹp.
 3. Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại cách viết chữ I
- Về nhà luyện viết phần bài ở nhà.
-Hai học sinh lên bảng viết Kim Đồng.
 Kẽo cà kẽo kẹt.
-Lớp viết vào bảng con. 
- Các chữ hoa có ở trong bài: L, Q, C
- Theo dõi giáo viên viết mẫu.
- Lớp thực hiện viết vào bảng con.
- Một HS đọc từ ứng dụng
- Lắng nghe để hiểu biết thêm về Lạc Long Quân
- Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con.
- 1HS đọc câu ứng dụng:
Lá xanh quả xanh/ lặng im trên cành/ lá xanh quả vàng/ Chim chuyền rung rinh.
- Lớp luyện viết chữ Lá, Chim vào bảng con. 
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 
- HS thu vở để chấm điểm.
- Nhắc lại cách viết học chữ L
______________________________________________________________________
Sáng : Thứ năm , ngày 5 tháng 12 năm 2013
Toán
Giới thiệu bảng chia
A/ Mục tiêu : -Học sinh biết cách sử dụng bảng chia.
 - Bài tập cần làm Bài 1, 2, 3.
B/ Chuẩn bị : 1/ Đồ dùng : Bảng chia như trong sách giáo khoa .
 2/ HTTC : Cá nhân , cả lớp , nhóm ....
C/ Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu 
b) Khai thác :
1/ Giới thiệu cấu tạo bảng chia .
Treo bảng chia đã kẻ sẵn lên bảng hướng dẫn học sinh quan sát.
- Các hàng số bị chia , hàng số chia , cột thương và cách tìm các bảng chia. 
- Lần lượt giới thiệu tương tự như đã giới thiệu bảng nhân.
2.Cách sử dụng bảng chia. 
- Giáo viên nêu ví dụ muốn tìm kết quả 
 12 : 4 = ? 
- Hướng dẫn cách dò : tìm số 4 ở cột đầu tiên theo mũi tên đến số 12 và từ số 12 dò tới số 3 ở hàng đầu tiên . Số 3 chính là thương của 12 và 4
b) Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài tập 1
- Yêu cầu tự tra bảng và nêu kết quả tính 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài .
- Gọi Hs nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
* Chốt :cách sử dụng bảng chia để tìm kết quả.
Bài 2 : 
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài 2.
- Treo bảng đã kẻ sẵn .
- Yêu cầu HS quan sát tự làm bài.
- Gọi 3 em lên bảng tính và điền kết quả vào ô trống.
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
* Hỏi HS cách tìm thương khi biết SBC và SC
Bài 3 
 - Gọi học sinh đọc bài 3. 
- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài . 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một em lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
 * Chốt : Bài toán giải bằng 2 phép tính .
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- Cả lớp quan sát lên bảng theo dõi giáo viên hướng dẫn để nắm về cấu tạo của bảng chia gồm có các số bị chia , số chia thuộc hàng và cột nào và ô nào ở hàng cột nào là thương .
- Lớp thực hành tra bảng chia theo hướng dẫn dùng thước dọc theo hai mũi tên để gặp nhau ở ô có số 3 chính là thương của 12 và 4 
- Vài em nhắc lại cấu tạo và cách tra bảng chia 
- Một em nêu yêu cầu đề bài .
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- Nêu miệng cách sử dụng bảng chia để tìm kết quả.
- Đặt thước dọc theo hai số 6 và 42 gặp nhau ở ô có số 7 ( chính là thương của 42 và 6 ) 
- Đổi chéo vở để chấm tự sửa bài. 
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp tự làm bài.
- Ba em lên bảng tính rồi điền số thích hợp vào ô trống. Lớp theo dõi bổ sung.
Số BC
 16 
 45
 72
S. Chia 
 4
 5
 9
Thương 
 4
 9
 8
- Một em đọc đề bài 3.
- Cả lớp phân tích bài toán rồi làm vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung : Giải :
Số trang sách Minh đã đọc là :
132 : 4 = 33 (trang )
 Số trang sách Minh còn phải đọc là:
 132 - 33 = 99 (trang )
 Đ/S: 99 trang 
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. 
_______________________________________
Chính tả
Nhà rông ở Tây Nguyên 
A/ Mục tiêu 
 - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày sạch sẽ, đúng quy định. Không mắc quá 5 lỗi trong bài viết.
 - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ưi/ ươi ( điền 4 tiếng trong 6 tiếng)
 - Làm đúng BT 3a.
B/ Chuẩn bị :
 1/ Đồ dùng: - Bài tập ghi sẵn bảng phụ.
 - Vở BT Tiếng Việt.
 2/ HTTC : Cá nhân , cả lớp...
C/ Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ
- Đọc cho học sinh viết.
- Chữa bài, cho điểm.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài : Trong giờ chính tả này các em sẽ nghe - viết một đoạn trong bài Nhà rông ở Tây Nguyên và làm các bài tập chính tả phân biệt ui/ươi, ât/âc.
 Ghi tên bài lên bảng.
b) Các hoạt động.
* HD viết chính tả
+ Đọc đoạn viết.
-Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?
 Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn, những chữ nào phải viết hoa?
* HDHS viết từ khó viết.
* Đọc cho HS viết bài.
- Soát lỗi: Đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho học sinh chữa.
- Chấm bài: Chấm 7 bài, nhận xét (nội dung, chữ viết, cách trình bày)
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài, lớp làm vở Bt.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
- Chữa lỗi và ghi điểm.
Bài 3b:
- Phát nháp cho các nhóm.
 - Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Bổ sung nhận xét của học sinh.
- Dặn dò HS viết xấu về nhà luyện viết. Giáo dục học sinh cẩn thận khi viết bài.
 - Học bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp các từ: núi lửa, con muỗi, bỏ sót, quả gấc.
- Chú ý lắng nghe.
- 1HS nhắc lại tên bài.
- Theo dõi bài _ 1 học sinh đọc lại bài.
- Đó là nơi thờ thần làng: có một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách. Xung quanh hòn đá treo những cành hoa bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Những chữ đầu câu: Gian, Đó, Xung.
- Đọc thầm bài.
- Nêu từ khó dễ viết sai gian, nhà rông,
- Viết bảng từ khó: gian, nhà rông, lập làng, truyền, chiêng trống, 
- Nghe -viết bài.
- Soát lỗi.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở
- Nhận xét bài của bạn.
- Đọc lời giải đúng và làm vào vở: 
khung cửi
mát rượi
cưỡi ngựa
gửi thư
sưởi ấm
tưới cây
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 2 nhóm lên bảng chơi trò chơi Tiếp sức.
- Nhóm nào được nhiều từ (có nghĩa) sau 2 phút sẽ thắng.
VD: 
bật
bật lửa, bật điện, run bần bật, tất bật, bật dây cung
nhất
thứ nhất, thống nhất, nhất trí, duy nhất,
bậc
cấp bậc, bậc thang, bậc nhất, thứ bậc,
nhấc
nhấc bổng, nhấc chân, nhấc gót,
- 1 học sinh nhận xét tiết học.
Học bài và chuẩn bị bài: Đôi bạn.
__________________________________________
Thủ công
Cắt dán chữ V
A/ Mục tiêu :
-HS biết kẻ, cắt, dán chữ V 
- Kẻ cắt, dán được chữ V Các nét tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
* HS khéo tay: Kẻ cắt, dán được chữ V. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
 - Học sinh thích cắt , dán các chữ.
B/ Chuẩn bị :1/ Đồ dùng :
 - Mẫu của chữ V đã dán và mẫu chữ V cắt từ giấy để rời.
 - Tranh quy trình kẻ , cắt, dán chữ V, giấy thủ công , bút màu , kéo thủ công.
 2/ HTTC: Cá nhân , nhóm 
C/ Các hoạt dộng dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1-Bài cũ: cắt, dán chữ H, U 
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn gấp, cắt, dán các bài đẹp.
2.Bài mới:
 a)Giới thiệu bài : Cắt, dán chữ V 
 b)Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu các chữ V, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét :
+ Chữ V rộng mấy ô ?
+ Nhận xét về hình dáng chữ V ?
Giáo viên dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều dọc và nói : Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nữa bên trái và nữa bên phải của chữ V trùng khít nhau. Vì vậy, muốn cắt được chữ V chỉ cần kẻ chữ V rồi gấp giấy theo chiều dọc và cắt theo đường kẻ.
c)Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu 
Bước 1 : Kẻ chữ V .
GV treo tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V lên bảng.
Giáo viên hướng dẫn :
+ Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô
+ Chấm các điểm đánh dấu hình chữ V vào 1 hình chữ nhật. Sau đó kẻ chữ V theo các điểm đã đánh dấu như hình 2. 
Hình 2 
Bước 2 : Cắt chữ V .
Giáo viên hướng dẫn

File đính kèm:

  • docTuan 15 CKTKNSGiam tai.doc
Giáo án liên quan