Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần 11 - Bài toán giải bằng hai phép tính (tiếp theo) (tiết 1)
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể.
- Bài tập cần làm : Bài 1, 2(cột a); bài 3, 4 ( tr 54 )
- Giáo dục HS yêu thích môn Toán.
B/ Chuẩn bị : 1/ Đồ dùng : - Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn .
- Bảng nhân 8 viết sẵn bảng phụ .
2/ HTTC : Cá nhân , cả lớp , nhóm .
TLCH trong phiếu: 1) Ai là con trai, ai là con gái của ông bà? 2) Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà? 3) Ai là cháu nội. ai là cháu ngoại của ông bà? 4) Những ai thuộc họ nội của Quang? 5) Những ai thuộc ho ngoại của Hương? Bước 2 : - Yêu cầu các nhóm đổi chéo phiếu bài tập cho nhau để chữa bài . -Giáo viên kết luận như sách giáo viên . Bước 3: - Yêu cầu các nhóm báo cáo trước lớp. - Theo dõi nhận xét, chốt lại những ý đúng. + Anh em Quang và chị em Hương phải có nghĩa vụ gì đối với những người họ nội, họ ngoại của mình c) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Giờ học sau đem ảnh họ hàng nội, ngoại đến lớp để học. - 2HS trả lời bài cũ. - Cả lớp tham gia chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. + Tập hợp đội hình vòng tròn . + Cử người trưởng trò và thực hiện chơi “ Đi chợ cho ai? Mua gì?” - Các nhóm tiên hành làm việc: nhóm trưởng điều khiển các bạn nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu. + Bố của Quang và mẹ của Hương. + Mẹ của Quang và bố của Hương. + Hai anh em Quang là cháu nội, Hai chi em hương là cháu ngoại của ông bà. + Ông bà, bố mẹ Hương và chi emHương + Ông bà, bố mẹ Quang, anh em Quang. - Các nhóm khi làm xong thì đổi chéo phiếu cho nhau để kiểm tra và chữa bài. - Lần lượt đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - Lớp theo dõi và nhận xét . + Cần phải luôn yêu thương, quan tâm, giúp đỡ,... ______________________________________________________________________ Sáng: Thứ tư , ngày 6 tháng 11 năm 2013 Toán Bảng nhân 8 A/ Mục tiêu : - Bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân 8 trong giải toán . B/ Chuẩn bị : 1/ Đồ dùng : - Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn . - Bảng nhân 8 viết sẵn bảng phụ . 2/ HTTC : Cá nhân , cả lớp , nhóm .... C/ Các hoạt động dạy –học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi 2 em lên bảng làm BT 3 và 4 tiết trước - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các em cách lập bảng nhân 8 - ghi bảng. b) Khai thác: * Lập bảng nhân 8: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi: Tìm trong các bảng nhân đã học xem có những phép nhân nào có thừa số 8? - Mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận. + Khi ta thay đổi thứ tự các TS trong một tích thì tích như thế nào? - Yêu cầu các nhóm trở lại thảo luận: Dựa vào kiến thức đó, hãy thay đổi thứ tự các TS trong một tích của các phép nhân vừa tìm được. - Mời HS nêu kết quả. - Yêu cầu HS tính: 8 x 1 = ? + Vì sao em tính được kết quả bằng 1. - GV ghi bảng: 8 x 1 = 8 8 x 2 = 16 8 x 3 = 24 ............... 8 x 7 = 56 + Em có nhận xét gì về tích của 2 phép tính liền nhau? + Muốn tính tích liền sau ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Lập tiếp các phếp tính còn lại. - Gọi HS nêu kết quả, GV ghi bảng để được bảng nhân 8. - Tổ chức cho HS đọc và ghi nhớ bảng nhân 8 vừa lập được. c) Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Cho HS làm bài trên phiêu học tập. 1 em làm trên tờ phiếu to. - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Mời HS nêu kết quả. - GV nhận xét chữa bài. * Chốt : Các phép tính trong bảng nhân 8. Chốt 0 nhân với số nào hoặc bắt kì số nào nhân với 0 đều bằng 0 . Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu bài toán. - Gọi 1HS lên bảng ghi tóm tắt. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Mời một học sinh lên giải. - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. * Chốt : Bài toán giải bằng 1 phép nhân. Bài 3 - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 3. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nêu miệng kết quả. - Giáo viên nhận xét chữa bài. * Chốt : Đặc điểm của dãy số là những số được đếm thêm 8 . Dãy số chính là tích của bảng nhân 8 3. Củng cố - Dặn dò: - GV nêu từng phép tính, yêu cầu HS nêu kết quả tương ứng. - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập . - 2HS lên bảnglàm bài, mỗi em làm 1 bài. - Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Từng cặp thảo luận theo yêu cầu của GV. - Đại diện từng nhóm nêu kết quả thảo luận. Cả lớp nhận xét bổ sung. 2 x 8 = 16 ; 3 x 8 = 24 ; 7 x 8 = 56. + .... tích của nó không đổi. - Các nhóm trở lại làm việc. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung: 8 x 2 = 16 ; 8 x 3 = 24 ; ....... 8 x 7 = 56 - 8 x 1 = 8 vì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. + Tích của 2 phép tính liền nhau hơn kém nhau 8 đơn vị. + ... lấy tích liền trước cộng thêm 8. - Tương tự hình thành các công thức còn lại của bảng nhân 8. - 1 số em nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung: 8 x 8 = 64 ; 8 x 9 = 72 ; 9 x 10 = 80. - HS đọc và ghi nhớ bảng nhân 8. - 1HS nêu yêu cầu của bài : Tính : - HS làm bài trên phiếu. - Nêu kết quả bài làm, lớp nhận xét bổ sung : 8 x 3 = 24 8 x 2 = 16 8 x 4 = 32 8 x 5 = 40 8 x 6 = 48 8 x 7 = 56 8 x 8 = 64 8 x 10 = 80 8 x 9 = 72 8 x 1 = 8 0 x 8 = 0 8 x 0 = 0. - 2HS đọc bài toán, cả lớp theo dõi. - 1HS lên tóm tắt bài toán : 1 can : 8 lít 6 can : .... lít ? + Mỗi can có 8 lít dầu. + 6 can có bao nhiêu lít dầu. - Cả lớp làm bài vào vở. - Một HS lên bảng giải,lớp nhận xét chữa bài. Giải : Số lít dầu trong 6 can là : 8 x 6 = 48 (lít ) Đ/ S : 48 lít dầu - Một em nêu bài tập 3 - Học sinh tự làm bài rồi chữa bài. - Học sinh nêu kết quả, lớp bổ sung. Sau khi điền ta có dãy số sau : 8 , 16 , 24 , 32 , 40 , 48 , 56 , 64 , 72 , 80 - Nêu kết quả của phép tính. - HS đọc lại bảng nhân 8. _________________________________________ Tập viết ôn chữ hoa G (tiếp theo) A/ Mục tiêu : - Viết đúng chữ hoa G, (1 dòng chữ Gh), R,Đ (1dòng); viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng (1 dòng) và câu ứng dụng: Ai về Loa Thành Thục Vương (1 lần ) bằng chữ cỡ nhỡ. - KNS: Rèn HS viết đúng, đẹp; giữ vở sạch, viết chữ đẹp. B / Chuẩn bị 1/ Đồ dùng : - Mẫu chữ viết hoa G , R, Đ. - Mẫu chữ tên riêng và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li. 2/HTTC : Luyện đọc cá nhân , nhóm , phân vai ... C/ Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Kiểm tra bài viết ở nhà của HS. - Gọi 2HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con: Gi, Ông Gióng. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài. - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. HĐ2: Hướng dẫn viết trên bảng con. *. Luyện viết chữ hoa: - Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài. - Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - Yêu cầu HS luyện viết vào bảng con chữ G, R, Đ. *. HS viết từ ứng dụng: - Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng. - Giới thiệu về Ghềnh Ráng (còn gọi là Mộng Cầm) là một thắng cảnh ở Bình Định, là một bãi tắm đẹp của nước ta. *. Viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ: - Yêu cầu HS tập viết trên bảng con. *. Luyện viết câu ứng dụng: - Yêu cầu 2 HS đọc câu ứng dụng. - Giúp HS hiểu ND câu ca dao: Bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành từ thời An Dương Vương, cách đây hàng nghìn năm. - Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa (Ai, Ghé) là chữ đầu dòng và ( Đông Anh, Loa Thanh, Thục Vương) tên riêng. * HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở. - Nêu yêu cầu: + Viết chữ Gh một dòng cỡ nhỏ. + R, Đ: 1 dòng. + Viết tên riêng Ghềnh Ráng 1 dòng cỡ nhỏ. + Viết câu ca dao hai lần (4 dòng). - Nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. - Chấm chữa bài. - Nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS lần lượt nhắc lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng. - Luyện viết ở nàh, chuẩn bị bài sau. - Nhận xét, đánh giá tiết học. - 2 HS lên bảng viết. Lớp viết vào bảng con. - Lắng nghe, điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Các chữ hoa có trong bài: G, Gh, R, A, Đ, L, T, V. - Lớp theo dõi, ghi nhớ. - Cả lớp thực hiện viết vào bảng con. - 1HS đọc từ ứng dụng: Ghềnh Ráng. - Lắng nghe để hiểu thêm về một bãi biển là danh lam thắng cảnh của đất nước ta. - Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con. - 2 HS đọc câu ứng dụng: Ai về đến huyện.. Ghé xem.. - Cả lớp luyện viết trên bảng con các từ: Ai, Ghé, Đông Anh, Loa Thanh, Thục Vương. - Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của GV. - Lắng nghe, điều chỉnh. - Nêu lại các yêu cầu tập viết chữ hoa và tên riêng. - Lắng nghe, thực hiện. __________________________________________ Luyện từ và câu Từ ngữ về quê hương .ôn tập câu Ai làm gì ? A/ Mục tiêu : - Hiểu và xếp đúng vào 2 nhóm một số từ ngữ về quê hương ( BT1) . - Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn ( BT2) . - Nhận biết được các câu theo mẫu Ai làm gì ? và tìm được bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? hoặc làm gì ? ( BT 3). - đặt được 2- 3 câu theo mẫu Ai làm gì ? với 2- 3 từ ngữ cho trước ( BT4) . B/ Chuẩn bị : 1/ Đồ dùng: - Ba tờ giấy to trình bày bài tập 1 . Bảng lớp kẻ sẵn bài tập 3 ( 2 lần ). - Vở BT Tiếng Việt . 2 / HTTC : Cá nhân , nhóm ... C/ Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - KT 3 em làm miệng BT2 - tuần 10 - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b)Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: -Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1 . - Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập. - Mời 3 em lên làm vào 3 tờ giấy to. - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 2 : - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT. - Gọi HS nêu kết quả. - Mời 3HS đọc lại đoạn văn với sự thay thế của 3 từ được chọn. - Cùng với HS nhận xét, tuyên dương. Bài 3: -Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 3 - Yêu cầu cả lớp làm vào VBT. - Mời 2 em làm bài trên bảng lớp. - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng. * Chốt : Cách tìm được bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? hoặc làm gì ? ( BT 3). Bài 4: -Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 4 - Yêu cầu HS làm bài các nhân vào vở TV. - YC HS lên bảng viết câu đã đặt . * Chốt : Cách đặt câu theo mẫu Ai làm gì ? c) Củng cố - Dặn dò - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. - Lần lượt 3 em lên bảng làm miệng BT số 2. - Lớp theo dõi nhận xét. - Cả lớp theo dõi GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập1. lớp đọc thầm. - Thực hành làm bài tập vào vở. - 3HS lên bảng làm bài. Cả lớp bổ sung: Nhóm Từ ngữ Từ chỉ sự vật ở quê hương. cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi. Chỉ tình cảm với quê hương. gắn bó, nhớ thương, yêu quý, bùi ngùi, tự hào. - Một em đọc bài tập 2. Lớp đọc thầm theo. - Cả lớp làm bài. - 3HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung: Các từ có thể thay thể cho từ quê hương trong bài là : Quê quán , quê hương đất tổ , nơi chôn rau cắt rốn . - 3HS lần lượt đọc lại đoạn văn đã thay thế từ được chọn. - 2HS đọc nội dung bài tập 3. - Cả lớp làm bài vào VBT. - 2 em lên bảng làm bài. - Cả lớp nhận xét bài trên bảng, chữa bài: Ai Làm gì ? Cha làm cho tôi quét sân Mẹ đựng hạt giống .mùa sau Chị đan nón lá xuất khẩu . - HS đọc nội dung bài tập 4 . - HS làm bài các nhân vào vở TV. - 3 HS lên bảng viết câu đã đặt . - HS phát biểu ý kiến, nhận xét và nêu câu của mình . + Bác nông dân đang cày ruộng. + Em trai tôi đang chơi bóng ở ngoài sân . + Những chú gà con đang nhặt thóc trên sân. + Đàn cá bơi lội tung tăng dưới ao. ______________________________________ Thể dục Học động tác bụng của bài thể dục phát triển chung Trò chơi “ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau” A/ Mục tiêu: -Ôn 4 động tác vươn thở và động tác tay, chân và lườn của bài thể dục phát triển chung . - Bước đầu biết cách thực hiện động tác bụng của bài thể dục phát triển chung. - Chơi trò chơi “ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”. Biết cách chơi và tham gia được trị chơi. B/ Địa điểm, phương tiện : - Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ. - Chuẩn bị còi, khăn bịt mắt cho trò chơi. C/ Nội dung và phương pháp Nội dung và phương pháp dạy học TG Đội hình luyện tập 1/Phần mở đầu : - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học. - Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động. - Đứng thành vòng tròn xoay các khớp cổ chân, cổ tay. - Chơi trò chơi : ( Bịt mắt bắt dê ) 2/Phần cơ bản: * Ôn 4 động tác đã học: - GV nêu tên động tác để học sinh nắm . - Yêu cầu lớp ôn lần lượt từng động tác sau đó ôn liên hoàn cả 4 động tác . - GV theo dõi sửa chữa từng động tác học sinh làm sai rồi cho học sinh thực hiện lại. - Giáo viên hô cho học sinh thực hiện mỗi lần tập 2 x 8 nhịp . * GV cho HS ôn hai động tác từ 4 - 5 lần * Học động tác Bụng : - GV nêu tên động tác để học sinh nắm . - Làm mẫu, giải thích một lần HS làm theo - GV theo dõi sửa chữa cho học sinh. - Mời 3- 4 HS thực hiện tốt lên làm mẫu . - Giáo viên hô cho học sinh thực hiện. - Sau khi HS tập xong động tác thì GV cho học sinh chia về các tổ để ôn luyện. Động tác bụng: + Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, hai tay đưa thẳng ra trước và vỗ tay vào nhau cao ngang ngực. + Nhịp 2: Gập thân về trước và xuống thấp, hai tay vung sang hai bên vỗ vào nhau phía dưới (sát bàn chân), hai chân thẳng. + Nhịp 3: Đứng thẳng, 2 tay dang ngang, bàn tay ngửa. + Nhịp 4: Về TTCB. + Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân phải sang ngang * Tổ chức cho HS chơi trò chơi : “ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau “ (đã học ở lớp 2) - GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi. - Học sinh thực hiện chơi trò chơi :”Đổi chỗ vỗ tay nhau ” - GV giám sát cuộc chơi nhắc nhớ kịp thời các em tránh vi phạm luật chơi, đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi . 3/Phần kết thúc: - Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng. - Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại các 5ph 25 ph 5 phút Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ GV Chiều Tin học ( Giáo viên chuyên dạy) _________________________________________ Mĩ thuật ( Giáo viên chuyên dạy) _______________________________________ Tập viết (LT) ôn chữ hoa G (tiếp theo) A/ Mục tiêu: - Trên cơ sở của chữ hoa G,viết đúng chữ hoa Gh . Viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng và câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ. Ai về đến huyện Đông Anh . Ghé xem phong cảnh Loa Thành ThụcVương. B/ Chuẩn bị: - Mẫu chữ viết hoa G, Tên riêng và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. - Vở thực hành luyện viết chữ đẹp. C/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của thày Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con: Gi, Ông Gióng. - Giáo viên nhận xét đánh giá . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b)Hướng dẫn viết trên bảng con: * Luyện viết chữ hoa : - Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài. - Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ . - Yêu cầu HS luyện viết vào bảng con chữ Gh, R, Đ. * Học sinh viết từ ứng dụng : - Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng. - Giới thiệu về Ghềnh Ráng (còn gọi là Mộng Cầm) là một thắng cảnh ở Bình Định, là một bãi tắm đẹp của nước ta. - Viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ: - Yêu cầu HS tập viết trên bảng con. * Luyện viết câu ứng dụng: - Yêu cầu 2HS đọc câu ứng dụng. - Giúp HS hiểu ND câu ca dao: Bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành từ thời An Dương Vương, cách đây hàng nghìn năm. - Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa (Ai , Ghé ) là chữ đầu dòng và ( Đông Anh , Loa Thành , Thụcc Vương ) tên riêng. c) Hướng dẫn viết vào vở : - Nêu yêu cầuviết ( Như vở thực hành viết ) - Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. d/ Chấm chữa bài - Thu vở 7- 10 HS chấm . - Nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở. 3.Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu học sinh lần lượt nhắc lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng - Dặn về nhà luyện viết thêm. - 2HS lên bảng viết bài. - Lớp viết vào bảng con. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. - Các chữ hoa G ( Gh), R, A, Đ, L, T, V. - Lớp theo dõi. - Cả lớp thực hiện viết vào bảng con. - 1HS đọc từ ứng dụng: Ghềnh Ráng. - Lắng nghe để hiểu thêm về một bãi biển là danh lam thắng cảnh của đất nước ta . - Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con. - 2HS đọc câu ứng dụng: Ai về đến huyện Đông Anh . Ghé xem ..Loa Thành ThụcVương - Cả lớp luyện viết trên bảng con các từ: Ai, Ghé, Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương. - Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. - 7- 10 HS mang vở chấm bài. - Nêu lại các yêu cầu tập viết chữ hoa và tên riêng. ______________________________________________________________________ Sáng : Thứ năm , ngày 7 tháng 11 năm 2013 Toán Luyện tập A/ Mục tiêu : - Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán. - Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể. - Bài tập cần làm : Bài 1, 2(cột a); bài 3, 4 ( tr 54 ) - Giáo dục HS yêu thích môn Toán. B/ Chuẩn bị : 1/ Đồ dùng : - Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn . - Bảng nhân 8 viết sẵn bảng phụ . 2/ HTTC : Cá nhân , cả lớp , nhóm .... C/ Các hoạt động dạy –học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi 1HS lên bảng làm BT2 tiết trước. - KT về bảng nhân 8. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu b) Luyện tập: Bài 1a: - Gọi học sinh nêu bài tập 1. - Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở. - Gọi HS nêu kết quả tính nhẩm. - Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 1b/ - Yêu cầu học sinh làm bài. - Yêu cầu học sinh nhận xét từng cột tính để nhận thấy việc đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi. Bài 2 (cột a) : - Yêu cầu học sinh nêu đề bài 2. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét bài làm của học sinh. * Chốt : thứ tự thực hiện các phép tính Bài 3: - Gọi học sinh đọc bài 3. - Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu bài toán. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vơ. - Gọi một học sinh lên bảng giải . - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. * Chốt : Bài toán giải bằng 2 phép tính nhân và phép tính cộng. Bài 4 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Yêu cầu 1 em lên bảng tính và điền kết quả. - Nhận xét bài làm của học sinh. * Chốt :Tính chất giao hoán của phép nhân: Trong một tích khi ta thay đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi. d) Củng cố - Dặn dò: - Gọi 1 số em đọc bảng nhân 8. - Dặn về nhà học và làm bài tập . - 1HS lên bảng làm bài. - 3HS đọc bảng nhân 8. - Cả lớp theo dõi nhận xét. - Lớp theo dõi giới thiệu bài - 1 em nêu đề bài 1. - Cả lớp thực hiện làm vào vở . - Nêu miệng kết quả nhẩm, lớp nhận xét. - Từng cặp đổi vở cheo để KT bài nhau. 1b: Thực hiện và rút ra nhận xét : 2 x 8 = 16 và 8 x 2 = 16 ; 3 x 8 = 24 và 8 x 3 = 24 - Vị trí các thừa số thay đổi nhưng kết quả không thay đổi. - Một học sinh nêu yêu cầu bài 2. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - 2HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét bổ sung. 8 x 3 + 8 = 24 + 8 8 x 4 + 8 = 32 + 8 = 32 = 40 8 x 8 + 8 = 64 + 8 8 x 9 + 8 = 72 + 8 = 72 = 80 - Một em đọc bài toán. - Cả lớp đọc thầm, phân tích bài toán, tự làm bài vào vở. - Một học sinh lên bảng giải bài, cả lớp nhận xét chữa bài: Giải : Số mét dây điện cắt đi là : 8 x 4 = 32 ( m ) Số mét dây điện còn lại là: 50 - 32 = 18 ( m) Đ/S: 18m - Một em nêu bài toán bài tập 4. - Cả lớp xem hình vẽ, tự làm bài vào vở. - Một em lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét bổ sung: a/ Số ô vuông hình chữ nhật là: 8 x 3 = 24 (ô) b/ Số ô vuông hình chữ nhật là: 3 x 8 = 24 (ô) Nhận xét: 8 x 3 = 3 x 8 - HS dọc lại bảng nhân 8. __________________________________________________________________________ Chính tả Vẽ quê hương A/ Mục tiêu - HS nhớ - viết chính xác một đoạn trong bài “Vẽ quê hương “. - Luyện đọc, viết đúng một số chữ chứa âm đầu dễ lẫn s/ x. - Giáo dục HS cẩn thận, có ý thức rèn chữ giữ vở. B/ Chuẩn bị : 1/ Đồ dùng: - 3 băng giấy viết khổ thơ của bài tập 2b. - Vở BT Tiếng Việt. 2/ HTTC : Cá nhân , cả lớp... C/ Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng thi tìm nhanh, viết đúng các từ có tiếng chữa vần ươn/ ương. - Nhận xét đánh giá 2.Bài mới a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn nghe viết : * Hướng dẫn chuẩn bị : - Đọc đoạn thơ trong bài: từ đầu đến Em tô đỏ thắthaw - Yêu cầu hai em đọc thuộc lòng lại . - Lớp theo dõi đọc thầm theo , trả
File đính kèm:
- Tuan 11 CKTKNSGiam tai(1).doc