Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần :1 - Bài : Đọc,viết, so sánh các số có ba chữ số

.Kiến thức:-Nhận biết các số có bốn chữ số( các chữ số đều khác không).

 2.Kĩ năng : -Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. Bài: 1, 2, 3 (a, b)

 -Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số.

 3.Thái độ : Thích thú học toán .

 

doc190 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Toán - Tuần :1 - Bài : Đọc,viết, so sánh các số có ba chữ số, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau.Tính nhân từ phải sang trái.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-1 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp. 
- HS cả lớp thực hành chia theo hướng dẫn:
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-Quãng đường AB dài 172m, quãng đường BC dài gấp 4 lần quãng đường AB. Hỏi quãng đường AC dài bao nhiêu mét?
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-Bài toán yêu cầu ta tìm số áo len mà tổ đó còn phải dệt.
- Ta phải biết tổ đã dệt được bao nhiêu chiếc áo len trong 450 chiếc áo.
Số áo len đã dệt bằng một phần năm tổng số áo.
Lấy 450 áo chia cho 5.
4. Củng cố : (3’) - GV nhận xét tiết học.
5.Dặn dò :(1’) - HS về nhà luyện tập thêm về nhân chia số có ba chữ số với số có một chữ số.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
Ngày soạn:
Ngày dạy:	MÔN : TOÁN - TUẦN:16
 	 BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Củng cố về: Tìm thừa số chưa biết trong phép nhân. Giải bài toán có hai phép tính 
2.Kĩ năng: Kĩ năng thực hiện tính nhân, chia số có ba chữ số với số có một chữ số.
3.Thái độ: Thực hiện tốt các bài tập. Bài: 1, 2, 3, 4 (cột 1, 2, 4)
II.Chuẩm bị:
1. GV: Bảng phụ, Sgk.
2. HS : Bảng con, vở .
III.Hoạt động lên lớp:
1.Ổn định: (1’) Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ:(4’) Gọi HS lên bảng làm bài tập.
 3. Dạy bài mới: (26’)
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
­Giới thiệu bài: Tiết này các em sẽ thực hiện luyện tập chung các bài tập 
­Hoạt động: Hướng dẫn luyện tập. 
(Phương pháp thực hành luyện tập)
+ Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân khi biết các thành phần còn lại.
+ Bài 2:
- Yêu cầu HS đặt tính và tính.
- Lưu ý cho HS phép chia c, d là các phép chia có 0 ở tận cùng của thương.
+Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài.
+ Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên trong bảng.
- Muốn thêm bốn đơn vị cho một số ta làm thế nào?
- Muốn gấp một số lên bốn lần ta làm thế nào?
- Muốn bớt đi 4 đơn vị của một số ta làm thế nào?
- Muốn giảm một số đi bốn lần ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
+ Bài 5:
-Yêu cầu HS quan sát hình để tìm đồng hồ có hai kim tạo thành góc vuông.
- Yêu cầu HS so sánh hai góc của hai kim đồng hồ còn lại với góc vuông.
- GV nghe giới thiệu.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS đọc bài.
- Ta lấy số đó cộng với 4.
- Ta lấy số đó nhân với 4.
- Ta lấy số đó trừ đi 4.
- Ta lấy số đó chia cho 4.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS quan sát và tìm.
- HS so sánh hai góc của hai kim đồng hồ còn lại với góc vuông.
4. Củng cố : (3’)- GV nhận xét tiết học.
5.Dặn dò : (1’) - HS về nhà luyện tập về các bài toán có liên quan đến phép nhân và phép chia.
 - Chuẩn bị bài: Làm quen với biểu thức .
Ngày soạn:
Ngày dạy: 	 MÔN : TOÁN -TUẦN : 16
 BÀI : LÀØM QUEN VỚI BIỂU THỨC
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Bước đầu cho HS làøm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức .
- HS biết tính giá trị của các biểu thức đơn giản. Bài: 1, 2
II.Chuẩn bị: 
 1. GV:Sách giao khoa
 2. HS:Vở , Sgk 
III.Hoạt động lên lớp: 
1. Khởi động : (1’) Hát bài hát
2. Kiểm tra bài cũ : (4’) Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 76.
3. Dạy bài mới :(26’) 
Hoạt động của GV
Họat động của HS
­Giới thiệu bài.
­Hoạt động 1: Giới thiệu về biểu thức
-Viết lên bảng 126 + 51 và yêu cầu HS đọc:
- Giới thiệu: 126 cộng 51 được gọi làø một biểu thức. Biểu thức 126 cộng 51
- Viết tiếp lên bảng 62 – 11 và giới thiệu: 62 trừ 11 cũng gọi làø một biểu thức, biểu thức 62 trừ 11
- Làøm tương tự với các biểu thức còn lạïi.
+Kết luận: Biểu thức làø một dãy số, 
- Dấu phép tính viết xen kẽ với nhau.
­Hoạt động 2: Giới thiệu về giá trị của biểu thức 
-Yêu cầu HS tính 126 + 51
­Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
+ Bài 1:
- Hướng dẫn HS trình bày bài giống mẫu, sau đó yêu cầu các em làøm bài.
+ Bài 2:Hướng dẫn HS tìm giá trị của biểu thức, sau đó tìm số chỉ giá trị của biểu thức đó và nối với biểu thức
- Ví dụ: 52 + 23 = 75, vậy giá trị của biểu thức 52 + 23 làø 75, nối biểu thức 52 + 23 với số 75
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS đọc: 126 cộng 51
- HS nhắc lạïi: Biểu thức 126 cộng với 51 
- HS nhắc lạïi: biểu thức 62 trừ 11
- Trả lời 126 + 51 = 177
- Giá trị của biểu thức 126 cộng 51 làø 177
- Trả lời 125 + 10 – 4 = 131
- Tìm giá trị của mỗi biểu thức sau.
- Biểu thức 284 cộng 10, 284 + 10 = 294
- Giá trị của biểu thức 284 + 10 làø 294
- 4 HS lên bảng làøm bài, HS cả lớp làøm bài vào vở.
- HS tự làøm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
4. Củng cố :(3’ )-GV nhận xét chung tiết học
5. Dặn dò : (1’) - HS về xem lại bài
 -Chuẩn bị bài: Tính giá trị biểu thức 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 	MÔN : TOÁN -TUẦN : 16
 	BÀI: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Giúp HS: Biết thực hiện tính giá trị của biểu thức .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện giá trị biểu thức.Bài toán có lời văn. Bài: 1, 2, 3
3. Thái độ: Thực hiện tốt các bài tập.
II.Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ, Sgk.
 2. HS : Bảng con, vở .
III.Hoạt động lên lớp:
1. Ổn định: (1’) Hát bài hát . 
2. Kiểm tra bài cũ:(4’) Gọi HS lên bảng làm bài tập.
3. Dạy bài mới :(26’) 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
­Giới thiệu bài.
­Hoạt động 1: Hướng dẫn tính giá trị của các biểu -Viết lên bảng 60 + 20 – 5 và yêu cầu HS đọc biểu thức này.
-Yêu cầu HS suy nghĩ để tính: 60 + 20 – 5.
-Biểu thức trên ta tính như sau: 60 cộng 20 bằng 80, 80 trừ 5 bằng 75.
- Viết lên bảng 49 : 7 x 5 và yêu cầu HS đọc biểu thức này.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tính 49 : 7 x 5, biết tính tương tự như biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia.
- Biểu thức trên ta tính như sau: 49 chia 7 bằng 7, 7 nhân 5 bằng 35. Giá trị của biểu thức 49 : 7 x 5 là 35. 
­Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
+ Bài 1:Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm mẫu biểu thức 205 + 60 + 3.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách làm của mình.
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
+ Bài 2:Hướng dẫn HS làm bài tương tự như với bài tập 1.
+ Bài 3:Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
-Viết lên bảng 55 : 5 x 3  32 hỏi: Làm thế nào để so sánh được 55 : 5 x 3 với 32.
- Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức 55 : 5 x 3.
- So sánh 33 với 32?
- Vậy giá trị biểu thức 55 : 5 x 3 như thế nào so với 32.
- Điền dấu gì vào chỗ chấm?
- Yêu cầu 2 HS vừa lên bảng giải thích cách làm của mình.
+ Bài 4:Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
-HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS đọc biểu thức.
- HS tính giá trị của biểu thức.
- HS nhắc lại quy tắc.
- Nhắc lại cách tính giá trị biểu thức .
- Bài tập yêu cầu tính giá trị của các biểu thức.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
- HS nhắc lại cách làm.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Bài toán yêu cầu chúng ta điền dấu “>; <; =” vào chỗ chấm.
- HS trả lời.
-HS tính ra nháp.
- 2 HS lên bảng làm bài, -HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS trả lời.
4. Củng cố :(3’) - GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : (1’) -Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức. 
 - Chuẩn bị bài: Tính giá trị của biểu thức ( t t )
Ngày soạn:
Ngày dạy:	 MÔN : TOÁN -TUẦN: 16
 BÀI: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (tiếp theo).
 I. Mục đích yêu cầu:
	1. Kiến thức: Giúp HS: Áp dụng để giải các bài toán có liên quan đến tính giá trị của biểu thức. Xếp 8 hình tam giác thành hình tứ giác (hình bình hành) theo mẫu.
	2. Kĩ năng: Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
	3.Thái độ: Thực hiện tốt các bài tập. Bài: 1, 2, 3
II. Chuẩn bị:
	1. GV: Bảng phụ, SGK.
	2. HS : Bảng con, vở.
III. Hoạt động lên lớp
 1. Ổn định: (1’) Hát bài hát 
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Gọi HS lên bảng làm bài tập.
 3. Dạy bài mới:(26’)
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
­ Giới thiệu bài .
­Hoạt động 1: Hướng dẫn tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
-Viết lên bảng 60 + 35 : 5 và yêu cầu HS đọc biểu thức này.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tính giá trị của biểu thức trên.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức trên.
-Yêu cầu HS áp dụng quy tắc vừa học để tính giá trị của biểu thức 86 – 10 x 4.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tính của mình.
­Hoạt động 2: Luyện tập thực hành. 
+ Bài 1:Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS làm bài.
+ Bài 2:Hướng dẫn HS thực hiện tính giá trị của biểu thức, sau đó đối chiếu với SGK để biết biểu thức đó được tính đúng hay sai rồi mới ghi Đ hoặc S vào ô trống.
- Yêu cầu HS tìm nguyên nhân của các biểu thức bị tính sai và tính lại cho đúng.
+ Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán hỏi gì?
- Để biết mỗi hộp có bao nhiêu quả táo ta phải biết được điều gì?
- Sau đó làm tiếp thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
+ Bài 4:
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để xếp hình.
- Tuyên dương những cặp HS xếp hình nhanh.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS đọc biểu thức.
- HS tính.
-HS nhắc lại quy tắc:Khi tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia 
- Nhắc lại cách tính giá trị biểu thức. 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 6 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS thực hiện làm bài.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc đề bài.
- Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu quả táo.
- Phải biết được cả mẹ và chị hái được bao nhiêu quả táo.
- Sau đó lấy tổng số táo chia cho số hộp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS thực hiện theo cặp đôi.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
 4.Củng cố :(3’) - GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò :(1’) - Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Ngày soạn:
Ngày dạy:	MÔN : TOÁN - TUẦN :16 
 	 BÀI : LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về tính giá trị của biểu thức .
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện tình cộng , trừ, nhân , chia. Bài: 1, 2, 3
 3. Thái độ: Thực hiện tốt các bài tập.
II .Chuẩn bị:
	1. GV : Bảng phụ, Sgk.
	2. HS : Bảng con, vở .
III. Hoạt động lên lớp:
 1. Ổn định: (1’)Hát bài hát 
2. Kiểm tra bài cũ:(4’) Gọi HS lên bảng làm bài tập. 
3. Dạy bài mới: (26’)
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
 ­Giới thiệu bài :Tiết hôm nay các em sẽ tiếp tục thực hiện luyên tập tính giá trị của biểu thức.
­Hoạt động : Hướng dẫn luyện tập. 
(Phương pháp thực hành luyện tập)
+ Bài 1:
- Hướng dẫn: Khi thực hiện tính giá trị của mỗi biểu thức, em cần đọc kĩ biểu thức để xem biểu thức có những dấu tính nào và phải áp dụng quy tắc nào để tính cho đúng.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tính của hai biểu thức trong phần a).
+Bài 2:Tiến hành tương tự như bài tập 1.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
+ Bài 3:
- Cho HS tự làm bài, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
+ Bài 4:
- Hướng dẫn: Đọc biểu thức, tính giá trị của biểu thức ra giấy nháp, tìm số chỉ giá trị của biểu thức có trong bài, sau đó nối biểu thức với số đó.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 125 -85 + 80 = 40 +80
 = 120
	 21 x 2 x 4 = 42 x 4 
 = 168
b) 68 + 32 – 10 = 100 - 10
 = 90
	147 : 7 x 6 = 21 x6
 =126
- HS thực hiện nêu kết quả.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- HS tự làm bài, nêu kết quả.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
 4. Củng cố :(3’) - GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò : (1’) - Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức.
 - Chuẩn bị bài: Tính giá trị của biểu thức ( tiếp theo )
Ngày soạn:
Ngày dạy:	 MÔN : TOÁN -TUẦN:17
 BÀI : TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC (t t)
 I.Mục đích yêu cầu: 
1.Kiến thức : Biết thực hiện tính giá trị biểu thức của các biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.
2.Kĩ năng : Biết áp dụng để giải bài toán một cách nhanh chóng. Bài: 1, 2, 3
3.Thái độ : Thích thú học toán.
II.Chuẩn bị:
1.GV : SGK , Bảng phụ 
2.HS : Vở, Bảng con, SGK.
III.Hoạt động dạy học:
1.Khởi động:(1’) Hát bài hát 
2.Kiểm tra bài cũ:(4’) Gọi HS lên bảng làm bài tập.
3.Bài mới :(26’)
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
­Giới thiệu bài.
­Hoạt động 1 : Tính giá trị biểu thức đơn giản có dấu ngoặc -Viết lên bảng hai biểu thức:
 30 + 5 : 5 và (30 + 5) : 5
 -Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính giá trị của hai biểu thức trên.
-Yêu cầu HS tìm điểm khác nhau của hai biểu thức.
 -Nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc “Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc.
 -Yêu cầu HS so sánh giá trị của biểu thức trên với biểu thức: 
 30 + 5 : 5 = 31
 +Vậy khi tính giá trị biểu thức, chúng ta cần xác định đúng dạng biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự.
 -Viết lên bảng biểu thức 3 ´ (20 – 10).
 -Tổ chức cho HS học thuộc lòng qui tắc.
­Hoạt động 2 :Luyện tập thực hành 
+Bài 1:HS nhắc lại cách làm, sau đó yêu cầu HS làm bài.
+Bài 2:Hướng dẫn HS làm tương tự như với bài 1.
+Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Bài toán cho biết những gì?
-Bài toán hỏi gì?
 -Muốn biết mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, chúng ta phải biết được điều gì?
 -Yêu cầu HS làm bài.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS thảo luận và trình bày ý kiến của mình.
 -Biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc, biểu thức thứ hai có dấu ngoặc.
- HS nêu cách tính giá trị của biểu thức thứ nhất.
-HS nghe giảng và thực hiện tính giá trị biểu thức:
(30 + 5) : 5 = 35 : 5 = 7
-Giá trị của hai biểu thức khác nhau.- HS nêu cách tính giá trị biểu thức này và thực hành tính:
3 ´ (20 – 10) = 3 ´ 10 = 30
 -4 HS lên bảng làm bài,HS cả lớp làm vào vở
 -Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 4 ngăn.
 -Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách?
 -2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở. 
4. Củng cố :(3’) - GV nhận xét tiết học.
5.Dặn dò : (1’) -Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện thêm về cách tính giá trị biểu thức.
 -Bài nhà bài : Chuẩn bị : Luyện tập .	
Ngày soạn:
Ngày dạy:	 MÔN: TOÁN - TUẦN:17
 	 BÀI: LUYỆN TẬP 
 I.Mục đích yêu cầu:
 -Kĩ năng thực hiện tính giá trị biểu thức.
 -Xếp hình theo mẫu.
 -So sánh giá trị của biểu thức với một số. Bài: 1, 2, 3 (dòng 1), 4
II.Chuẩn bị:
 1.GV : Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập cần sửa
 2.HS : Bảng con, vở, Sgk 
III.Hoạt động lên lớp:
1.Khởi động :(1’)Hát bài hát 
2.Kiểm tra bài cũ : (4’) Có 150 sản phẩm, xếp đều vào 2 thùng, mỗi thùng có 5 gói. Hỏi mỗi gói có bao nhiêu sản phẩm, biết số sản phẩm của các gói là bằng nhau.
3.Bài mới :(26’)
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
­Giới thiệu bài:Tiết hôm nay sẽ giúp các em củng cố về: Kĩ năng thực hiện tính giá trị biểu thức. Xếp hình theo mẫu.So sánh giá trị của biểu thức với một số. 
­Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS luyện tập(Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, luyện tập thực hành)
+Bài 1:Yêu cầu HS nêu cách làm, sau đó làm bài lên bảng
+Bài 2:Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-Yêu cầu HS so sánh giá trị biểu thức (421 – 200) ´ 2với biểu thức 421 – 200 ´ 2.
 -Theo con tại sao giá trị 2 biểu thức này lại khác nhau trong đó cùng số, cùng dấu phép tính?
 -Vậy tính giá trị biểu thức, chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính thứ tự.
+Bài 3:Viết lên bảng
 (12 + 11) ´ 3 . . . 45
- Để điền được đúng dấu cần điền vào chỗ trống, chúng ta cần làm gì?
- Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức (12 + 11) ´ 3
- Yêu cầu HS so sánh 69 và 45.
- Vậy chúng ta điền dấu lớn hơn (>) vào chỗ trống. Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
+Bài 4:
 -Yêu cầu HS tự làm, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
-Thực hiện tính trong ngoặc trước.
 -4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
-Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
-Giá trị hai biểu thức khác nhau.
 -Vì thứ tự thực hiện phép tính trong hai biểu thức này khác nhau.
 -Chúng ta cần tính giá trị của biểu thức (12 + 11) ´ 3 trước, sau đó so sánh giá trị của biểu thức với 45.
(12 + 11) ´ 3 = 23 ´ 3
	 = 69
69 > 45
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
11 + (52 – 22) = 41
30< (70 + 23) : 3
120 < 484 : ( 2 X 2 ) 
4.Củng cố:(3’) - GV nhận xét tiết học.
5.Dặn dò : (1’) -Bài nhà :Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện thêm về tính giá trị biểu thức.
 -Chuẩn bị bài: Luyện tập chung 
Ngày soạn:
Ngày dạy:	 MÔN :TOÁN -TUẦN:17
 BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục đích yêu cầu:
 -Biết thực hiện phép tính cộng số có ba chữ số (có nhớ một lần).
 -Củng cố biểu tượng về độ dài đường gấp khúc, kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
 -Củng cố biểu tượng về tiền Việt Nam. Bài: 1, 2 (dòng 1), 3 (dòng 1), 4, 5
II.Chuẩn bị:
 1.GV : Bảng phụ ghi sẵn các bài tập cần sửa .
 2.HS : Vở , Bảng con .
III.Hoạt động lên lớp:
1.Khởi động:(1’) Hát bài hát 
2.Kiểm tra bài cũ :(4’) Có 2 cuộn vải, mỗi cuộn may được 3 bộ quần áo , mỗi bộ quần áo may hết 3 m. Hỏi cả 2 cuộn vải dài bao nhiêu mét ? 
3.Bài mới :(26’) 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
­Giới thiệu bài :Tiết hôm nay sẽ giúp các em củng cố về:Thực hiện phép tính cộng số có ba chữ số (có nhớ một lần). Củng cố biểu tượng về độ dài đường gấp khúc, kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc. Củng cố biểu tượng về tiền Việt Nam.
­Hoạt động 1 

File đính kèm:

  • docGA LOP 3 tron bo toan.doc