Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 8 - Tập đọc và kể chuyện: Các em nhỏ và cụ già

Đọc lại từ ứng dụng

- GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ.

- Giáo viên cho HS viết vào bảng con

- Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.

 Luyện viết câu ứng dụng

- GV cho học sinh đọc câu ứng dụng :

 

doc38 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 8 - Tập đọc và kể chuyện: Các em nhỏ và cụ già, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùm thảo luận đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ : 
+ Nhân vật trong mỗi hình đang làm gì ?
+ Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận. 
Yêu cầu 7 HS lên bảng gắn 7 bức tranh vào 2 cột: “có ích”, “có hại” cho phù hợp.
GV nhận xét kết quả các nhóm, bổ sung và kết luận:
+ Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh ?
Những công việc vừa sức, thoải mái, thư giãn có lợi cho cơ quan thần kinh.
+ Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho cơ quan thần kinh ?
Khi chúng ta vui vẻ, được yêu thương
PHIẾU HỌC TẬP
Phân tích một số việc làm có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh qua các hình trang 32 SGK
Hình
Việc làm
Tại sao việc làm đó có lợi ?
Tại sao việc làm đó có hại ?
1
Bạn nhỏ đang ngủ
Khi ngủ cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi
2
Bạn nhỏ đang chơi trên bãi biển
Cơ thể được nghỉ ngơi, cơ quan thần kinh được thư giãn
Nếu phơi nắng quá lâu dể bị ốm
3
Bạn nhỏ đọc sách đến 11 giờ đêm
Thức quá khuya để đọc sách làm thần kinh bị mệt 
4
Bạn chơi trò chơi trên vi tính
Nếu chỉ chơi trong chốc lát thì có tác dụng giải trí.
Nếu chơi quá lâu, mắt sẽ bị mỏi, thần kinh căng thẳng 
5
Xem biểu diễn văn nghệ
Giúp giải trí, thần kinh được thư giãn
6
Bố mẹ chăm sóc bạn nhỏ
Khi được bố mẹ quan tâm, chăm sóc, trẻ em luôn cảm thấy mình được an toàn trong sự che chở, thương yêu của gia đình, điều đó có lợi cho thần kinh.
7
Bạn nhỏ đang bị bố hoặc người lớn đánh
Khi bị đánh mắng, trẻ em bị căng thẳng, sợ hãi hoặc oán giận, thù hằn. Điều đó không có lợi cho thần kinh.
Kết Luận: Chúng ta làm việc nhưng cũng phải thư giãn, nghỉ ngơi để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi, tránh làm việc mệt mỏi quá sức. Khi chúng ta vui vẻ, hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc sẽ rất tốt cho cơ quan thần kinh. Ngược lại, nếu buồn bã, sợ hãi hay bị đau đớn sẽ có hại tới cơ quan thần kinh.
Hoạt động 2: đóng vai 
Yêu cầu HS chia thành các nhóm, quan sát các hình vẽ ở tranh số 8 trang 33 SGK, thảo luận xem trạng thái nào có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh
+ Tức giận
+ Vui vẻ
+ Lo lắng
+ Sợ hãi 
Sau đó đóng vai: 1 HS sẽ làm bác sĩ, các HS khác sẽ lần lượt thể hiện các trạng thái trong hình vẽ đến gặp bác sĩ để khám bệnh. Bác sĩ sẽ nhận xét xem trạng thái nào có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
GV nhận xét, kết luận : Chúng ta cần luôn vui vẻ với người khác. Điều đó có lợi cho cơ quan thần kinh của chính chúng ta và cho người khác.
Sự tức giận hay sợ hãi, lo lắng không tốt với cơ quan thần kinh. Vì thế các em cần tạo không khí vui vẻ giúp đỡ, chia sẻ niềm vui với bạn bè
Hoạt động 3 : làm việc với SGK 
Yêu cầu HS chia thành các nhóm, quan sát hình 9 ở trang 33 SGK 
Phát cho các nhóm HS tranh pho tô một số đồ ăn, đồ uống như : nước cam, viên C sủi, hoa quả, bánh kẹo, cà phê, thuốc lá, rượu, ma túy, thuốc ngủ
Yêu cầu các nhóm thảo luận để xếp các đồ vật đó vào thành 3 nhóm : có lợi cho cơ quan thần kinh, có hại cho cơ quan thần kinh, rất nguy hiểm với cơ quan thần kinh.
Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận : Sau khi đã chia thành các nhóm tranh, mỗi nhóm sẽ dán kết quả lên bảng
 Nhóm có lợi : nước cam, viên C sủi, hoa quả, bánh kẹo
 Nhóm có hại : cà phê, thuốc lá, rượu.
 Nhóm rất nguy hiểm : ma túy.
Giáo viên hỏi học sinh :
+ Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu lại có hại cho cơ quan thần kinh ?
Vì chúng gây nghiện, dễ làm cơ quan thần kinh mệt mỏi.
+ Ma túy vô cùng nguy hiểm, vậy chúng ta phải làm gì ?
Tránh xa ma túy, tuyệt đối không được dùng thử
+ Nêu thêm tác hại của các chất gây nghiện đối với cơ quan thần kinh.
Kết luận: Chúng ta cần luyện tập sống vui vẻ, ăn uống đúng chất, điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh. Cần tránh xa ma túy để bảo vệ sức khỏe và cơ quan thần kinh
Củng cố – Dặn dò : 
Yêu cầu học sinh cho biết vệ sinh cơ quan thần kinh là làm những việc gì ? 
Thực hiện tốt điều vừa học.
Chuẩn bị : bài 16 : Vệ sinh thần kinh ( tiếp theo ) 
5/ Nhận xét:
GV nhận xét tiết học.
Hát
Học sinh trả lời
- Nghe giới thiệu
Học sinh quan sát 
Học sinh chia nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi .
Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình cho từng bức tranh.
Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung
7 HS lên bảng gắn tranh vào đúng cột
Học sinh lắng nghe 
Học sinh chia thành các nhóm, thảo luận với nhau và đóng vai thực hiện trò chơi
Các nhóm vừa thực hành vừa thảo luận trả lời các câu hỏi 
2 nhóm lên đóng vai chơi trò chơi. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét 
Học sinh chơi 
HS chia thành các nhóm và quan sát 
Các nhóm nhận tranh vẽ, thảo luận, xếp các tranh vẽ vào các nhóm 
Các nhóm dán kết quả lên bảng. 
Đại diện một vài nhóm lên trình bày lại kết quả của nhóm mình. 
Các nhóm khác bổ sung, góp ý. 
Học sinh trả lời 
- HS nêu 
Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2014
Tập đọc
I/ Mục tiêu :
Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí.
Hiểu ý nghĩa bài : Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ trong bài ).
* HS khá giỏi thuộc cả bài thơ.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, băng giấy viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. 
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định : 
Bài cũ : Các em nhỏ và cụ già 
GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc lại câu chuyện : “Các em nhỏ và cụ già” vả trả lời câu hỏi.
Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? 
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ những gì ?
 Tranh vẽ các bạn nhỏ đang hớn hở đi giữa cánh đồng lúa chín vàng, có ong bay, hoa nở, 
Giáo viên : truyện đã cho các em thấy : con người phải yêu thương, quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người khác làm cho mỗi người cảm thấy những lo lắng. Buồn phiền dịu bớt và cuộc sống đẹp hơn. Bài thơ : “Tiếng ru” mà hôm nay các em học sẽ giúp các em hiểu rõ hơn điều đó.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc 
GV đọc mẫu bài thơ
Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng thiết tha, tình cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV cho HS nêu từ ngữ khĩ đọc và hướng dẫn các em đọc đúng .
Giáo viên gọi từng dãy đọc nối tiếp hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 
Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ.
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ : đồng chí, nhân gian, bồi 
Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm ba 
Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ 
Cho cả lớp đọc bài thơ
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài và hỏi : 
+ Con ong, con cá, con chim yêu những gì ? 
- GV chốt:
(Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật
Con các bơi yêu nước vì có nước cá mới sống được, bơi lội được. 
Con chim ca yêu trời vì chỉ có bầu trời cao rộng mới cho chim có chỗ bay nhảy, hót ca. )
Giáo viên gọi học sinh đọc câu hỏi 2 : 
+ Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2 ? 
Giáo viên cho học sinh đọc câu mẫu : Một ngôi sao không làm nên đêm sao sáng. 
Giáo viên hướng dẫn : câu thơ Một ngôi sao chẳng sáng đêm cho chúng ta thấy một ngôi sao không thể làm nên đêm sao sáng mà phải có nhiều ngôi sao mới làm được. Như vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu các câu thơ khác trong khổ thơ 2. 
Giáo viên gọi học sinh nêu cách hiểu của từng em 
Giáo viên chốt : Một thân lúa chín chẳng nên vàng. 
Một thân lúa chín không làm nên mùa lúa chín 
Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín 
Vô vàn thân lúa chín mới làm nên cả một mùa vàng.
 Một người đâu phải nhân gian
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi !
Một người không phải là cả loài người. / Sống một mình giống như một đốm lửa đang tàn lụi. 
Nhiều người mới làm nên nhân loại. / Sống cô đơn một mình, con người giống như một đốm lửa nhỏ không toả sáng, cháy lan ra được, sẽ tàn  
Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ thơ cuối và hỏi : 
+ Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ ? 
 Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy. 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ thơ 1 và hỏi : 
+ Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của cả bài thơ ? 
Giáo viên chốt ý : Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí
Hoạt động 3 : học thuộc lòng bài thơ 
Giáo viên treo băng giấy viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. 
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc khổ thơ 1 với giọng thiết tha, tình cảm, nghỉ hơi hợp lí 
Con ong làm mật, / yêu hoa / 
Con cá bơi, / yêu nước ; // con chim ca, / yêu trời / 
Con người muốn sống, / con ơi 
Phải yêu đồng chí, / yêu người anh em. // 
Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi khổ thơ như : Con - Một - Núi 
Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. 
Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. 
Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. 
Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. 
Cho cả lớp nhận xét. 
Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. 
Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay
4. Củng cố – Dặn dò : 
Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ . Giáo viên đã đính trong mỗi ô tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ ( Con - Một - Núi ) 
Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ.
Chuẩn bị bài : Oân tập tiết 1 .
5/ Nhận xét:
GV nhận xét tiết học.
Hát
Học sinh nối tiếp nhau kể 
Học sinh quan sát và trả lời.
Học sinh lắng nghe. 
- HS đọc 
Học sinh đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài. 
Học sinh đọc tiếp nối 1 - 2 lượt bài
Cá nhân
Học sinh lắng nghe 
Học sinh đọc phần chú giải
3 học sinh đọc 
Mỗi tổ đọc tiếp nối 
Đồng thanh
Học sinh đọc thầm
Học sinh trả lời 
Học sinh đọc 
Cá nhân 
Học sinh nêu và diễn đạt bằng nhiều cách
HS đọc thầm và trả lời : 
Học sinh đọc thầm và trả lời : 
Cá nhân 
Học sinh lắng nghe 
 - HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV 
Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. 
Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức 
Lớp nhận xét. 
2 - 3 học sinh thi đọc 
Lớp nhận xét
Học sinh thi đọc thuộc cả khổ thơ. 
Học sinh lắng nghe.
Toán
I/ Mục tiêu : 
Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
* Bài 1 dòng 1,bài 3 dành cho HS khá giỏi.
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : giảm đi một số lần 
GV kiểm tra lại kiến thức cĩ liên quan bài học. 
GV gọi 3 sửa bài tập 1, trang 37.
Nhận xét vở HS
3. Dạy bài mới :
Giới thiệu bài :GV giới thiệu bài Luyện tập 
Luyện tập : 
Bài 1 : Viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu )
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên viết lên bảng bài mẫu và hỏi :
6
gấp 5 lần
30
Giảm 6 lần
5
+ 6 gấp 5 lần bằng bao nhiêu ?
 6 gấp 5 lần bằng 30
Giáo viên : ta viết số 30 vào ô trống thứ 2
+ 30 giảm đi 6 lần được mấy ?
 30 giảm đi 6 lần được 5
Giáo viên : ta viết số 5 vào ô trống thứ 3
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
6
gấp 5 lần
30
giảm 6 lần
5
4
24
8
 gấp 6 lần giảm 3 lần
7
25
42
 gấp 6 lần 
 giảm 2 lần giảm 5 lần
20
5
21
 gấp 4 lần
Bài 2 a: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
(Một cửa hàng buổi sáng bán được 60 lít dầu, số lít dầu bán được buổi chiều giảm đi 3 lần so với buổi sáng.)
+ Bài toán hỏi gì ?
(Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán dược bao nhiêu lít dầu?)
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Giải 
Số lít dầu buổi chiều bán là:
60 : 3 = 20 (l)
Đáp số : 20 lít dầu.
 Bài 2 b: 
 GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
(Lúc đầu trong rổ có 60 quả cam. Sau một buổi bán hàng, trong rổ còn lại số cam )
+ Bài toán hỏi gì ?
(Hỏi trong rổ còn lại bao nhiêu quả cam?)
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
 Giải 
Số quả cam còn lại là:
60 : 3 = 20 (quả cam)
Đáp số : 20 quả cam
Bài 3 : đo độ dài đoạn thẳng AB, làm câu B
GV gọi HS đọc yêu cầu
Cho học sinh tự làm bài và thi đua sửa bài 
Giáo viên cho lớp nhận xét
A B
+ Độ dài đoạn thẳng AB là 10 cm,nếu giảm đi 5 lần thì ta được đoạn thẳng MN là 2cm.
M N 
 2cm
4. Củng cố – Dặn dò : 
Yêu cầu học sinh giảm các số 40, 36, 32 đi 4 lần .
GV nhận xét chốt lại tổ thắng cuộc cĩ kết quả là :10,9,8
Chuẩn bị : Tìm số chia.
Làm tiếp các bài còn lại
5/ Nhận xét:
GV nhận xét tiết học.
Hát
- 3 HS làm bài bảng, lớp làm bảng con.
HS đọc 
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh trả lời 
Học sinh trả lời 
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
Học sinh đọc
Học sinh trả lời 
Học sinh trả
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
Học sinh đọc
Học sinh làm bài và sửa bài
Lớp nhận xét
Học sinh thi đua tổ làm 
Tập viết
I/ Mục tiêu :
Viết đúng chữ viết hoa G, (1 dòng ), c ,kh (1 dòng) viết đúng tên riêng Gò Công ( 1 dòng )và câu ứng dụng: Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. ( 1 lần) bằng chữ cở nhỏ. 
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu G, tên riêng : Gò Công và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định: 
Bài cũ : 
GV kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh và chấm điểm một số bài.
Gọi học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã viết ở bài trước.
Cho học sinh viết vào bảng con : Ê – đê, Em
Nhận xét chung .
Bài mới:
Giới thiệu bài : 
GV giới thiệu bài Ơn chữ hoa G 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con 
Luyện viết chữ hoa
GV cho HS quan sát tên riêng và câu ứng dụng.
Giáo viên hỏi:
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
 Các chữ hoa là : G, K 
GV gắn chữ G trên bảng cho học sinh quan sát và nhận xét.
+ Chữ G được viết mấy nét ?
 2 nét.
+ Chữ G hoa gồm những nét nào ?
 Nét cong trên và nét cong trái nối liền nhau và nét khuyết dưới.
GV chỉ vào chữ G hoa và nói : Quy trình viết chữ G hoa : từ điểm đặt bút giữa dòng li thứ 3 viết nét cong trên độ rộng một đơn vị chữ, tiếp đó viết nét cong trái nối liền lên đến đường li thứ 2, rê bút viết nét khuyết dưới. Điểm dừng bút nằm giữa dòng li thứ 1
Giáo viên viết chữ G, K hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát
Giáo viên lần lượt viết từng chữ hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, kết hợp lưu ý về cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con từng chữ hoa :
Chữ G hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ K hoa cỡ nhỏ : 2 lần 
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng : Gò Công
Giáo viên giới thiệu : Gò Công là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định – một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp.
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn tên riêng cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Những chữ nào viết hai li rưỡi ?
 C, g
+ Chữ nào viết một li ?
 o, ô, n
+ Chữ nào viết 4 li ?
 G
- Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ. 
Giáo viên cho HS viết vào bảng con
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV cho học sinh đọc câu ứng dụng : 
Khôn ngoan đối đáp người ngoài 
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau 
Giáo viên : câu tục ngữ khuyên Anh em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn câu tục ngữ cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa ?
 Câu tục ngữ có chữ được viết hoa là G, K 
Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con. 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ G : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ C, Kh : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Gò Công : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu tục ngữ : 1 lần
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
4/ .Củng cố – Dặn dò : 
Yêu cầu học sinh viết lại các từ Gị Cơng, Khơn 
Chuẩn bị : bài : ôn chữ hoa G ( tiếp theo ). 
5/ Nhận xét:
GV nhận xét tiết học.
Hát
Học sinh nhắc lại 
Học sinh viết bảng con
HS quan sát và nhận xét.
Cá nhân
Học sinh quan sát và nhận xét.
Cá nhân 
Học sinh theo dõi
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc
HS viết vở
Học sinh viết lại 
 Thủ công
I/ MỤC TIÊU : 
 - Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa..
 - Gấp, cắt, dán đươc bông hoa . Các cánh 

File đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 8 nam 2014 2015.doc
Giáo án liên quan