Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 8 - Tập đọc - Kể chuyện: Các em nhỏ và cụ già - Tiết 15-8

. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có khả năng:

- Nêu được một số việc nên cần làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.

- Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.

-HS có ý thức giữ gìn sức khoẻ.

II.Đồ dùng dạy học: Các hình sgk trang 32, 33 SGK. Vở bài tập

 

doc23 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 8 - Tập đọc - Kể chuyện: Các em nhỏ và cụ già - Tiết 15-8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV đọc lần 3
. Chấm chữa bài: Thu 1 số bài chấm. 
- Nhận xét lỗi chính tả cho hs .
*HĐ2: Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1: Tìm và viết vào chỗ trống các từ: 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
a. giặt, sát, dọc.
b. buồn, nuồng, chuông.
Bài 2: Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả: Các em nhỏ và cụ già. 
- GV chấm bài, nhận xét.
- 2 hs đọc lại.
- Cụ già nói với các bạn nhỏ lí do khiến cụ buồn. Cụ bà ốm nặng phải nằm viện ...
- 7 câu. 
- Chữ đầu đoạn, đầu câu.
- Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, viết lùi vào một chữ.
- HS viết bảng con, 2 hs lên bảng viết: nghẹn ngào, xe buýt.
- Viết bài vào vở.
- Soát bài, chữa lỗi.
-1 hs nêu yêu cầu, lớp làm bài vào vở, 2 hs lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
- 1 hs nêu yêu cầu BT, HS làm bài vào vở.
- HS nêu miệng.
3.Hoạt động nối tiếp:- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà viết lại những chữ đã viết sai.
............................................................................
Thứ ba ngày 14 tháng 10 năm 2014
Toán GIảM MộT Số ĐI NHIềU LầN
Tiết37: 
I. Mục tiêu: Hs:
- Biết cách thực hiện giảm 1 số đi nhiều lần và vận dụng để giải các bài tập.
- Phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị. Hs làm các BT1,2,3
- HS yêu thích môn học. 
II.Đồ dùng dạy học: Mô hình 8 hình vuông được sắp xếp như sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 hs đọc bảng chia 7. 
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Giảm một số đi nhiều lần. 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
12’
20’
*HĐ1: HD hs biết cách giảm một số đi nhiều lần. 
- GV hướng dẫn hs các thao tác trên trực quan.
- Hàng trên có bao nhiêu hình vuông?
- Hàng dưới có bao nhiêu hình vuông?
Số hình vuông hàng dưới so với số hình vuông hàng trên ntn?
GV: Cho nên số hình vuông ở hàng dưới: 
6 : 3 = 2 (hình vuông)
Ghi bảng: Hàng trên: 6 HV
 Hàng dưới: 6 : 3 = 2 (HV)
Số hình vuông ở hàng trên giảm đi 3 lần thì được số hình vuông ở hàng dưới.
- GV hd tương tự đối với trường hợp độ dài đoạn thẳng AB, CD
+ Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta làm thế nào?
+ Muốn giảm 10 kg đi 5 lần ta làm thế nào?
+ Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
*HĐ2: Thực hành 
Bài 1: Viết (theo mẫu).
Số đã cho
12
48
36
24
Giảm4 lần
12 : 4
Giảm6 lần
12 : 6
Củng cố cách giảm một số đi nhiều lần.
Bài 2: Giải bài toán (theo bài giải mẫu): 
- Vì sao có kết quả là 6 
Bài 3: Đoạn thẳng AB dài 8 cm
a. Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài là độ dài của đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần.
b. Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài là độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 cm.
- GV hướng dẫn hs cách chia số phần bằng nhau trên đoạn thẳng.
-Đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm?
- Vì sao biết bằng 2 cm?
- Đoạn thẳng MN dài bao nhiêu cm?
- Vì sao biết bằng 4 cm?
Nhận xét, sửa chữa. 
- Lấy và sắp xếp 8 hình vuông như sách giáo khoa.
- 6 hình vuông 
- 2 hình vuông
- Số hình vuông ở hàng trên giảm đi 3 lần
- Một số hs nhắc lại 
- Lấy 8 cm : 4
- Lấy 10 kg : 5
- Ta lấy số đó chia cho số lần.
- Một số hs nhắc lại quy tắc trên.
- Làm bài tập vào vở và chữa bài.
- Một học sinh lên làm. HS khác đọc bài của mình, lớp nhận xét.
Bài giải
Làm công việc đó bằng máy hết số giờ là:
30 : 5 = 6 (giờ)
Đáp số: 6 giờ
- Lấy 30 chia cho số lần giảm đi của nó. - 
- HS nêu y/c của bài rồi tự làm bài.
- 2 cm
- Đoạn thẳng AB dài 8 cm, CD là độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần nên 8 : 4 = 2 Vậy đoạn thẳng CD dài 2 cm.
- 4cm
- Đoạn thẳng AB dài 8 cm, MN là độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 cm nên 8 - 4 = 4 Vậy đoạn thẳng CD dài 4 cm.
3.Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò: Về nhà làm bài tậpVBT và học thuộc quy tắc.
...............................................................................................
Thứ ba, ngày 14 tháng 10 năm 2014
Tập viết
Tiết 8: Ôn chữ hoa g
I. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa G (1 dòng ), C , Kh (1 dòng ).
- Viết đúng tên riêng Gò Công (1dòng )và câu ứng dụng : Khôn ngoan.chớ hoài đá nhau (1lần ) bằng chữ cỡ nhỏ.-
-H/s yêu thích viết chữ đẹp
II.Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ viết hoa G, C và từ Gò Công. 
III. Các hoạt động dạy học:
1.KT Bài cũ:- Kiểm tra bài viết ở nhà của hs. 
- Yêu cầu hs nhắc lại từ, câu ứng dụng viết tuần trước. 
2. Bài mới: 
-Giới thiệu bài: Củng cố cách viết chữ G, C thông qua bài tập ứng dụng. 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
5’
5’
5’
15’
*HĐ1: HD hs viết trên bảng con: 
a. Quan sát nêu quy trình.
- Cho hs quan sát mẫu chữ G, C. 
- GV viết mẫu từng chữ và nêu quy trình viết 
b.Viết bảng. 
- GV sửa lỗi cho hs . 
*HĐ2: HD hs viết từ ứng dụng: 
a. Giới thiệu từ ứng dụng:
- GV: Gò Công là tên một thị xã thuộc tỉnh Kiên Giang.
b. Quan sát nhận xét.
+ Từ ứng dụng có mấy chữ ?
+ Vì sao phải viết hoa?
+ Các chữ cách nhau bằng bao nhiêu?
c. Viết bảng, Sửa lỗi cho hs .
*HĐ3: HD viết câu ứng dụng:
a. Giới thiệu câu ứng dụng: 
- Câu tục ngữ khuyên Anh em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau
b. Quan sát nhận xét.
+ Độ cao các con chữ như thế nào?
+ Khi viết các con chữ trong từng chữ phải viết như thế nào?
c. Viết bảng.
- Sửa lỗi cho hs .
*HĐ4: HD viết bài vào vở:- GV nêu yêu cầu cho hs, HD hs cách trình bày.
- Quan sát hướng dẫn hs viết đúng đẹp.
- Chấm bài, nhận xét.
- Nêu chữ hoa có trong bài: G, C.
- Nêu các nét của chữ, đơn vị chữ, quy trình viết.
- 2 hs viết bảng, lớp viết bảng con G, C
- Đọc từ ứng dụng: Gò Công.
- 2 chữ: Gò Công.
- Tên riêng.
- Cách nhau bằng một chữ 0.
- 1 hs viết, lớp viết bảng con: Gò Công.
- Đọc câu: Khôn ngoan đối đáp bề ngoài .... đá nhau.
- HS trả lời.
- Viết liền mạch.
- Một hs viết bảng, lớp viết vào giấy nháp.
- Viết bài vào vở.
3.Hoạt động nối tiếp:
 Nhận xét tiết học. Về nhà luyện viết bài ở nhà.
Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2014
Tập đọc Tiếng ru
Tiết 16: 
I. Mục tiêu: -Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm,ngắt nhịp hợp lí
 - Hiểu nội dung bài: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em bạn bè, đồng chí. 
 -HS trả lời các câu hỏi trong SGK thuộc 2 khổ thơ trong bài
 - HS khá giỏi :Học thuộc lòng bài thơ.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài thơ SGK. 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 hs kể lại câu chuyện các em nhỏ và cụ già theo lời một bạn nhỏ. (Mỗi hs kể 2 đoạn). 
- GV nhận xét. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
12’
12’
8’
*HĐ 1: HD luyện đọc 
a. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ, giọng thiết tha, tình cảm.
- Nêu nội dung tranh.
- HD đọc toàn bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
- Đọc từng dòng thơ: 
- Sửa lỗi phát âm cho hs - Lưu ý phát âm đúng các từ theo yêu cầu. 
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
GV nhắc hs nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ.
- Giúp hs hiểu nghĩa từ khó: Đồng chí, nhân gian, bồi.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm: 
- Đọc đồng thanh:
*HĐ 2: HD tìm hiểu bài: 
+ Con ong, con cá, con chim yêu những gì? vì sao?
+ Em nêu cách hiểu của em trong mỗi câu thơ ở khổ thơ 2?
+ Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ? 
*Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của bài?
- Bài thơ này giúp em hiểu điều gì?
*HĐ 3: Luyện đọc lại: 
- GV đọc diễn cảm bài thơ
- HD hs đọc khổ thơ 1.
- Đưa bảng phụ hướng dẫn hs đọc, học thuộc lòng. 
- Tuyên dương hs đọc hay, đọc thuộc. 
- Theo dõi 
- Đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ.
- Đọc nối tiếp nhau 3 khổ thơ. 
- HS kết hợp đọc mục chú giải: vào mùa, đánh thù.
- Luyện đọc theo bàn, mỗi học sinh đọc một khổ thơ, bạn khác nghe góp ý.
- Nhận xét góp ý cho nhau 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Đọc thầm khổ thơ 1
- Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật...
- Đọc khổ thơ 2
- Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng.
- Một thân lúa chín chẳng làm nên mùa lúa chín...
- Một người không phải là cả loài người, sống một mình giống như 1 đốm lửa đang tàn lụi.
- 1 hs đọc khổ thơ cuối. Lớp đọc thầm.
- Núi có đất bồi mà cao, biển có nước của muôn dòng sông mà đầy.
- Con người muốn ... anh em. 
- Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
- HS đọc khổ thơ 1
- Đọc bài thơ. Thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ.
- HS khác nhận xét.
3.Hoạt động nối tiếp:
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò hs: Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
....................................................................................
Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2014
Toán
Tiết 38: Luyện tập
I. Mục tiêu: Hs:- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần và ứng dụng để giải toán . HS làm BT1 (dòng 2), bài 2 . 
- Bước đầu liên hệ giữa giảm đi một số lần và tìm một phần mấy của một số.
 -Hs yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:- Yêu cầu 1 hs lên bảng, lớp làm vào vở nháp.
- 35 giảm đi 7 lần được ?
- Kiểm tra và chữa bài tập về nhà cho hs.
2. Bài mới: 
-Giới thiệu bài: Củng cố về giảm một số đi nhiều lần.
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
18’
12’
*HĐ1: Củng cố về giảm đi một số lần. 
- Quan sát giúp hs yếu kém làm bài.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống (theo mẫu):
6 gấp 5 lần 30 giảm đi 6 lần 5
- GV củng cố về cách tìm gấp một số và giảm một số đi nhiều lần.
Bài 2: Giải toán.
Câu a. Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán 
GV nhận xét.
*HĐ2: Củng cố về tìm số phần bằng nhau
Câu b. Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán 
GV nhận xét, củng cố cách tìm số phần bằng nhau của 1 số.
- Đọc bài tập và làm bài vào vở.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- 3 hs lên làm bài tập, lớp nhận xét.
 4 gấp 6 lần 24 giảm đi 3 lần 8
 7 gấp 6 lần 42 giảm đi 2 lần 21
 25 giảm đi 5 lần 5 gấp 4 lần 20
- Một học sinh đọc đề toán; 1 HS lên bảng làm, một số học sinh khác đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
Bài giải
Buổi chiều bán được là:
60 : 3 = 20 (lít dầu)
Đáp số: 30 lít dầu
- Một học sinh đọc đề toán; 1 HS lên bảng làm, một số học sinh khác đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
Bài giải
Trong rổ còn lại số quả cam là:
60 : 3 = 20 (quả cam)
Đáp số: 20 quả cam.
- HS tự làm bài rồi nêu miệng k/q, lớp nhận xét; nêu cách tìm. 
3.Hoạt động nối tiếp:- Nhận xét tiết học.
- Làm bài tập ở nhà trong VBT.
Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2014
tự nhiên xã hội Vệ SINH THầN KINH
Tiết 15: 
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có khả năng:
- Nêu được một số việc nên cần làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh. 
- Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh. 
-HS có ý thức giữ gìn sức khoẻ.
II.Đồ dùng dạy học: Các hình sgk trang 32, 33 SGK. Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:. 
Bài mới: 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
1;
8’
10’
9’
Giới thiệu bài: chúng ta đã biết não và cơ quan thần kinh điều khiển moi hoạt động của cơ thể . Nếu như ta làm việc quá sức , làm cho cơ quan thần kinh mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe.Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ cơ quan thần kinh ?Bài học hôm nay các em sẽ rõ . Qua bài : Vệ sinh thần kinh 
*HĐ1: Quan sát và thảo luận:
Cách tiến hành:
+ B1: Làm việc theo nhóm:
-Y/c học sinh đọc y/c của bài : 
- GV chia lớp thành 4 nhóm HD các nhóm quan sát tranh, thảo luận và trình bày vào phiếu học tập .
+ B2: Trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, bổ sung.
*HĐ2: Đóng vai:.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu, mỗi phiếu ghi một trạng thái tâm lí: Tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi. 
- GV hướng dẫn các nhóm làm việc.
+ Trình diễn.
*HĐ3: Kể tên một số loại thức ăn có hại đối với cơ quan thần kinh.
- Cách tiến hành:
+ B1: Làm việc theo cặp:
+ B2: Làm việc cả lớp.
Hỏi:Tại sao cà phờ, thuốc lỏ ,rượu lại cú hại cho cơ quan thần kinh ?
Hỏi: Trong các chất gây hại những chất nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn?
-Ma túy vô cùng nguy hiểm ,vậy chúng ta cần phải làm gì để tránh xa ma túy?
*Củng cố:
Để bảo vệ sức khỏe và cơ quan thần kinh chúng ta cần làm gì? 
-Tranh vẽ gì ?
-Việc làm nào có lợi ,việc làm nào có hại đối với cơ quan thần kinh ? Vì sao ?
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình, làm BT 1(T32) các nhân vật trong hình đang làm gì? Việc đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?
- Một số hs lên trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện diễn đạt vẻ mặt của người theo nội dung phiếu.
- Mỗi nhóm cử một hs lên thể hiện nội dung phiếu của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét xem bạn đang thể hiện trạng thái tâm lí nào? Như vậy có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
- Trạng thái tâm lí vui vẻ có lợi cho cơ quan thần kinh.
- 2 hs quay mặt vào nhau quan sát H9 (T33 SGK) và trả lời câu hỏi: Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
- Một số học sinh lên trình bày:cỏc chất cú hại cho cơ quan thần kinh là : cà phờ, thuốc lỏ, rượu, ma tỳy
 .Vỡ chỳng gõy nghiện,dễ làm cơ quan thần kinh mệt mỏi.
- Ma tuý.
-Tránh xa ma túy ,tuyệt đối không được dùng thử ma túy dù chỉ một lần .
-Luyện tậy vừa sức,nghỉ ngơI hợp lí,sống vui vẻ,ăn uống đủ chất điều độ 
-Hạn chế lo lắng ,tức giận 
-Tránh xa ma túy và các chất kích thích ...
-Hs nhắc lại 
3.Hoạt động nối tiếp:- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ năm,ngày 16 tháng 10 năm 2014
Chính tả (Nghe viết) Tiếng ru
Tiết 16: 
I. Mục tiêu:- Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài: Tiếng ru.
- Trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể thơ lục bát. 
- Làm đúng bài tập tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/gi/d,theo nghĩa đã cho.
- Viết bài cẩn thận, sạch, đẹp.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng lớp viết bài tập 1. 
III. Các hoạt động dạyhọc:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - 2 hs viết bảng, lớp viết vở nháp theo GV đọc: giặt giũ, nhàn rỗi, da dẻ, rét run.
- GV nhận xét - Đánh giá.
2. Giới thiệu bài: Rèn kỹ năng viết chính tả, làm bài tập chính tả. 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
21’
10’
*HĐ1: HD hs nhớ viết:
a. HD hs chuẩn bị 
- GV đọc lần 1 khổ thơ 1, 2. 
- Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài:
- Bài thơ viết theo thể thơ gì? 
- Cách trình bày khổ thơ có gì cần lưu ý? 
- Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy?
- Dòng thơ nào có dấu gạch nối?
- Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi?
- Dòng thơ nào có dấu chấm than?
- GV giúp hs viết đúng chính tả.
- Sửa sai cho hs .
b. Học sinh nhớ viết.
- GV theo dõi uốn nắn hs.
- GVđọc lần 2
c. Chấm chữa bài: Thu 1 số bài chấm. 
- GV nhận xét chữa lỗi hs mắc nhiều. 
*HĐ2: Hướng dẫn hs làm bài tập. 
Bài 1: Tìm và viết lại chỗ trống các từ:
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a. rán, dễ, giao thừa.
b. Cuồn cuộn, chuồng, luống.
- Chấm chữa bài cho hs - nhận xét.
- Chú ý theo dõi và đọc lại bài thơ.
- Thơ lục bát, 1dòng 6 chữ, 1 dòng 8 chữ.
- Viết dòng 6 chữ cách lề 2 ô. Dòng 8 chữ viết cách lề 1 ô.
- Dòng thứ hai.
- Dòng thứ 7.
- Dòng thứ 7.
- Dòng thứ 8.
- Nhìn trên sách giáo khoa, viết tiếng khó vào vở nháp. Nhớ và tự viết bài vào vở.
- Soát bài, chữa lỗi.
- 2 hs nêu y/c BT, lớp làm bài vào vở.
- 2 hs chữa bài, lớp nhận xét.
3.Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà làm bài tập còn lại.
....................................................................................
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2014
Toán tìm số chia
Tiết39: 
I. Mục tiêu: H/s:
- Biết tìm số chia chưa biết. 
- Biết tên gọi và quan hệ giữa các thành phần trong phép chia.làm các BT1,2 
-H/s yêu thích môn học
II.Đồ dùng dạy học: 6 hình vuông bằng bìa.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 hs lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp: Giảm 70 lít đi 7 lần được: 70 : 7 = 10 (lít)
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Tìm số chia chưa biết. 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
12’
20’
*HĐ1: HD hs cách tìm số chia: 
- GV hướng dẫn hs thao tác trên đồ dùng.
- 6 hình vuông xếp đều thành 2 hàng, mỗi hàng có mấy hình vuông?
- Ghi bảng tên các thành phần.
- Che lấp số chia 2 hỏi: Ta làm thế nào để tìm số chia?
- Củng cố lại cách tìm số chia, vừa nói vừa chỉ vào các số trong phép tính.
- GV viết bảng: 2 = 6 : 3
+ Muốn tìm số chia ta làm thế nào?
- GV nêu ví dụ: 30 : x = 5
+ Ta phải tìm gì?
+ Muốn tìm x chưa biết ta làm ntn?
- HD học sinh cách thử lại: Lấy thương nhân với số chia vừa tìm được, nếu kết quả cho khớp với số bị chia là bài toán đúng.
*HĐ2: HD học sinh thực hành: 
Bài 1: Tính nhẩm: 
- GV nhận xét.
Bài 2: Tìm x:
- Yêu cầu hs nêu cách tìm số chia, số bị chia, thừa số.
- GV nhận xét.
- Lấy 6 hình vuông và xếp vào bàn như sau:
- Mỗi hàng có 3 hình vuông. Nêu phép chia tương ứng:
6 : 2 = 3
- Nêu tên gọi thành phần của phép chia. 
 6 : 2 = 3
 SBC SC Thương
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
- HS trả lời.
- HS trả lời: Tìm số chia x chưa biết.
- HS trả lời. 1 HS lên bảng viết như SGK
30 : x = 5
x = 30 : 5
 x = 6
- HS đọc KL SGK.
- HS nêu y/c của bài rồi làm bài vào vở.
- HS lên bảng làm, học sinh khác nêu bài của mình. Lớp n/x.
- HS nêu y/c của bài rồi làm bài vào vở.
- HS nêu cách tìm SC, SBC, Thừa số 
- HS lên bảng làm, học sinh khác nêu bài của mình. Lớp n/x.
3.Hoạt động nối tiếp:
 Nhận xét tiết học. Làm bài tập ở nhà vào VBT.
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2014
Luyện từ và câu Từ ngữ về cộng đồng
Tiết 8: 
I. Mục tiêu: -HS hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng (BT1). 
- Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi Ai (cái gì? con gì?Làm gì ?(BT3)
 -Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT4)HS khá giỏi làm được BT2. 
II. Đồ dùngdạy hoc: Bảng lớp viết bài tập 1, 3, 4. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTbài cũ: Yêu cầu hs nêu miệng bài tập 2, 3 tiết LTVC tuần 7. 
GV cùng cả lớp nhận xét - đánh giá.
2. Bài mới: 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
1
15’
16’
-Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ về cộng đồng và ôn tập kiểu câu “Ai làm gì”?
*HĐ1: Mở rộng vốn từ về cộng đồng:
Bài tập 1: Xếp những từ dưới đây vào ô trống thích hợp trong bảng.
- Cộng đồng, đồng đội, cộng tác, đồng tâm, đồng hương.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 2: 
- GV giúp hs hiểu các câu tục ngữ. 
*HĐ2: HD ôn kiểu câu Ai, làm gì? 
Bài tập 3: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai, cái gì, con gì?
- Yêu cầu hs trả lời vì sao có kết quả như vậy?
Bài tập 4: Viết vào chỗ trống câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:
+ Ba câu văn được viết theo mẫu câu nào? 
+ Vì sao em đặt câu hỏi như vậy?
- Chấm bài, nhận xét 
- Nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.
- 1 HS làm mẫu, hs làm vào vở bài tập, một hs lên chữa bài, HS khác đọc kết quả bài làm của mình.
Những người trong cộng đồng
Thái độ hoạt động trong cộng đồng
Cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương
Cộng tác, đồng tâm.
- 2 hs nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm sgk. 
- Trao đổi nhóm đôi, làm vào vở và nêu miệng kết quả.
- Làm bài tập 3 (VBT)
- Nêu yêu cầu bài tập 3, lớp làm vào vở.
- 3 hs lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
a. Đàn sếu đang sải cánh trên cao
b. Sau một cuộc dạo chơi đám trẻ ra về
c. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.
- Nêu vì sao mình lựa chọn như vậy.
- 1 hs đọc nội dung, lớp đọc thầm.
- Ai làm gì?
- HS làm bài vào vở, 3 hs lên làm bài, lớp nhận xét.
3.Hoạt động nối tiếp:- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học. - Về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ.
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2014
Tự nhiên và xã hội Vệ sinh thần kinh
Tiết 16
I. Mục tiêu: HS có khả năng:- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ .
- Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập, vui chơi một cách hợp lý.
- GDMT: Biết một số việc có lợi cho sức khoẻ. (Bộ phận: HĐ 3)
II-Đồ dùng dạy học : - Các hình SHS trang 34, 35
III. Các hoạt động dạy - học:
 Bài mới:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
1’
12’
10’
7’
Giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
* HĐ1: Vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ
- YC HS thảo luận N2 và nêu ý kiến:
+ Khi ngủ, những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
+ Khi ngủ ít, bạn có cảm giác gì?
+ Những điều kiện nào để có giấc ngủ tốt?
+ Bạn đi ngủ, thức dậy lúc mấy giờ?
+ Bạn đã làm gì trong cả ngày?
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 34 SHS.
ị Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất.
*HĐ2: Lập thời gian biểu hàng ngày
- Gọi HS nêu thời gian biểu ở nhà.
- Phát bảng mẫu thời 

File đính kèm:

  • doctuan 8 moi.doc
Giáo án liên quan