Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 2 - Tập đọc – Kể chuyện: Ai có lỗi

Mục tiêu

 - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

 - Làm đúng BT(2) a/b.

II.Chuẩn bị

GV: Bảng phụ viết sẵn BT2a.

HS: Vbt, sgk, bảng con

III.Hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (6')

- Gọi 2 hs lên bảng, lớp viết bảng con: khuỷu tay, xấu hổ, vắng mặt, cố gắng. GV nhận xét, cho điểm.

- Giới thiệu bài + ghi bảng

 

doc20 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 2 - Tập đọc – Kể chuyện: Ai có lỗi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cũ và giới thiệu bài (6')
- GV đọc HS viết bảng con, hai em lên bảng viết trên bảng lớp các từ : ngọt ngào, ngao ngán, hiền lành, chìm nổi. GV và HS nhận xét.
- Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả(20') 
GV đọc mẫu lần 1, gọi 2 HS đọc lại
 H: Đoạn văn nói lên điều gì? (En-ri-cô ân hận khi bình tĩnh lại. Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm).
 H: Tìm tên riêng trong bài? (Cô-rét-ti ).Nhận xét về cách viết tên riêng.
GV: Tên riêng người nước ngoài có cách viết đặc biệt
 - Gọi 1 HS lên bảng, lớp viết bảng con: Cô-rét-ti, En-ri-cô, khuỷu tay, sứt chỉ, vác củi, can đảm.
GV đọc mẫu lần 2, nhắc nhở tư thế ngồi viết
GV đọc, HS viết bài
GV đọc, HS soát lỗi
HS viết xong, GV thu vở chấm, nhận xét
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập (7')
Bài tập 2: gọi HS đọc yêu cầu. 
Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm 1 câu
Đại diện nhóm đọc kết quả
 + nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch, tuệch toạc, khuếch khoác, trống huếch trống hoác.
 + khuỷu tay, khuỷu chân, ngã khụyu, khúc khuỷu
bài tập 3: gọi HS đọc đọc yêu cầu.
GV treo bảng phụ, gọi 2 HS lên bảng, lớp làm VBT
HS làm xong đọc kết quả
Lớp nhận xét, GV nhận xét, sửa sai theo lời giải đúng:
 + Cây sấu, chữ xấu; san sẻ, xẻ gỗ; xắn tay áo, củ sắn
 + Kiêu căng, căn dặn; nhọc nhằn , lằng nhằng; vắng mặt, vắn tắt
 Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò ( 2') 
GV nhận xét tiết học
Dặn dò bài về nhà
Tự nhiên xã hội
Vệ sinh hô hấp
I. Mục tiêu:
 - Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- Kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp: Tự tin, giao tiếp hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em.
II . Chuẩn bị: Các hình SGK trang 8, 9.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài: (5’)
Gọi 2 hs lên bảng
HS1: Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng? (thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe, vì vậy ta nên thở bằng mũi).
HS2: Nêu ích lợi của việc thở không khí trong lành? 
Lớp nhận xét, gv nhận xét+ ghi điểm
- Giới thiệu bài + ghi bảng
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm(15’)
Cách tiến hành
Bước 1:Làm việc theo nhóm
HS quan sát hình1,2,3 /8sgk
H: Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì? (Có lợi cho sức khỏe)
H: Hằng ngày chúng ta phải làm gì để giữ sạch mũi họng? (Súc miệng bằng nước muối, cần lau sạch mũi).
 Bước 2 : làm việc cả lớp
Gọi1 số hs trả lời
GV: Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi vì:
Buổi sáng có không khí trong lành, ít khói bụi
 + Sau một đêm nằm ngủ, không vận động, cơ thể cần được vận động cho máu lưu thông, hít thở không khí trong lành và hô hàp sâu để tống được nhiều khí các-bo-níc ra ngoài, hít khí ô-xi vào phổi. Hằng ngày cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để tránh nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp trên
Gọi 2 - 3 hs nhắc lại
GV: Các em nên có thói quen tập thể dục buối sáng
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp (10’)
HS làm việc theo cặp, quan sát hình ở trang 9 sgk
H: chỉ và nói tên các việc nên là và không nên làm để giữ gìn bộ phận của cơ quan hô hấp?
HS đặt thêm câu hỏi như: Hình này vẽ gì?
Việc làm của các bạn trong hình có lợi hay có hại đối với cơ quan hô hấp, tại sao?
Gọi 1 số hs trình bày, hs khác bổ sung 
H: Liên hệ thực tế cuộc sống, kể ra những việc nên làm và có thể làm được xung quanh khu vực các em đang sống để giữ cho bầu không khí luôn trong sạch
	GV kết luận: Không nên thở ở trong phòng có nhiều người hút thuốc lá và chơi đùa nơi có nhiều khói bụi, khi quét dọn, giữ vệ sinh hà ở nơi lớp học cần đeo khẩu trang
	Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để đảm bảo cho không khí trong nhà luôn sạch đẹp.Tham gia vs đường đi, ngõ xóm, kông vút rác, khạc nhổ bừa bãi
Gọi nhiều hs nhắc lại kết luận
- HS vận động người xung quanh, người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò (5’)
Gọi nhiều hs nhắc lại kết luận
GV nhận xét tiết học
Dặn dò bài về nhà
HĐNGLL: Chúng em vẽ về: “máI trường thân yêu”
I.Mục tiêu:
-Qua những bức tranh tự vẽ HS thể hiện tình cảm của mình với trường ,lớp với thầy cô và bạn bè.
-Giáo dục HS tình cảm yêu quý,gắn bó với môi trường thân yêu của mình
-Phát huy năng khiếu vẽ và khả năng biểu cảm của HS qua tranh vẽ
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Các bức tranh vẽ về trường ,lớp , thầy cô và bạn bè của HS năm trước.
-Phần thưởng cho HS vẽ đẹp (Nếu có điều kiện)
-Bút chì,bút màu,giấy vẽ
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 1-2 tuần GV phổ biến yêu cầu vẽ tranh:Trong chương trình học lớp 2 các em đã tập vẽ vườn cây,sân trường trong giờ ra chơi,phong cảnh. Để phát huy khả năng quan sát,phát triển năng khiếu vẽ của các em,lớp ta sẽ tổ chức một cuộc triển lãm tranh với yêu cầu sau:
+Nội dung: Vẽ về chủ đề “ Mái trường” Bức tranh thể hiện khung cảnh trường ,lớp ;hoạt động của thầy cô và bạn bè trong trường
+Hình thức trình bày:Vẽ tranh màu trên khổ giấy A4 hoặc khổ giấy to hơn.Góc cuối phía bên phải ghi rõ họ tên người vẽ.Có thể đặt tên cho bức tranh
+Cả lớp đều tham gia vẽ tranh.Mỗi tổ sẽ được phân một khu vực triển lãm
-Mỗi tổ chuẩn bị 1-2 tiết mục văn nghệ
-Công bố danh sách Ban tổ chức(gồm GV CN, lớp trưởng,lớp phónên mời GV Mĩ thuật cố vấn cho triển lãm)
-Chọn người dẫn chương trình
Bước 2:Vẽ tranh
-HS lựa chon nội dung tiến hành vẽ (có thể xin ý kiến đóng góp của GV Mĩ thuật hoặc nguời thân)
-Nộp tranh cho tổ trưởng trước 2-3 ngày
-Mỗi tổ cử một đại diện thuyết minh cho các bức tranh của tổ mình.Tác giả của các bức tranh giới thiệu cho bạn biết nội dung tranh mình vẽ để bạn thay mặt cả tổ thuyết minh trong triển lãm
Bước 3:trưng bày tranh
-Bàn ghế kê thành hình chữ U.Trên bảng kẻ hàng chữ :Triển lãm tranh về chủ đề“ Mái trường thân yêu”
-Ban tổ chức bố trí khu vực trình bày tranh cho các tổ
-Các tổ trưng bày tranh vễ của tổ mình
Bước 4 :Triển lãm tranh 
-Các tiết mục văn nghệ chào mừng
-GV khai mạc giới thiệu ý nghĩa của cuộc triển lãm
-Đại biểu,Ban tổ chức và các tổ lần lượt tham quan từng khu vực triển lãm tranh.Đoàn đến tổ nào thành viên tổ đó đứng vòng quanh đón đoàn.Bạn thuyết minh sẽ giới thiêụ ngắn gọn từng tranh vẽ của tổ
-Cả lớp bình chọn những bức tranh đẹp treo lên phía bảng.GV ,Ban tổ chức cùng GV Mĩ thuật hội ý nhanh ,chọn và trao giả cho 1 số tranh xứng đáng đạt giải thưởng(nếu có)
Bước 5 : Nhận xét -Đánh giá
-GV phát biểu động viên ,khen ngợi ý thức tham gia và tinh thần cố gắng của cả lớp. Nhấn mạnh là qua tranh vẽ các em thể hiện tình cảm với mái trường,thầy cô và bạn bè....
-Tuyên bố kết thúc triển lãm
Thứ tư, ngày 27 tháng 8 năm 2014
Toán
ôn tập các bảng nhân
I . Mục tiêu:
- Thuộc các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
 - Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức. 
 - Vận dụng được vào việc tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn (có một phép nhân). 
II.Chuẩn bị: Vẽ hình BT4
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (5’)
- GV gọi lần lượt đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5.
 HS nhận xét, gv nhận xét + ghi điểm
- Giới thiệu bài + ghi bảng
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (27’)
Bài 1.a, Gọi hs nêu miệng
3 x 4 = 12 2 x 6 = 12
3 x 7 = 21 2 x 8 = 16
GVHDHS có thể liên hệ
3 x 4 = 12 4 x 3 = 12
 Vậy 3 x 4 = 12
b, GVHDHS tính nhẩm theo mẫu
Tính 2 trăm nhân 3 trăm: 2 x 3 = 6 
 Vậy 2 trăm x 3 trăm = 6 trăm, viết 200 x 3 = 600
Gọi 2 hs lên bảng, lớp làm vào vở
200 x 2 = 400 400 x 2 = 800
200 x 4 = 800	500 x 1 = 500
Bài 2: gv ghi bảng: 4 x 3 + 10
- GV hướng dẫn, HS theo dõi.
4 x 3 + 10 = 12 + 10 
	= 22
Gọi 3 hs lên bảng làm, lớp làm bảng con theo tổ
5 x 5 + 18 = 25 + 18 ; 5 x 7 - 26 = 35 -26 ; 2 x 2 x 9 = 4 x 9
	 	 = 43	 = 9 = 36
Bài 3: Gọi hs đọc đề
H: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?
HS tự làm vào vở
Bài giải
Số ghế trong phòng ăn là:
4 x 8 = 32 (ghế)
Đáp số:32 ghế
HS đổi chéo vở KTKQ
Bài 4: gọi hs đọc đề
H: Bài toán cho biết gì, Bài toán hỏi gì?
H: Nêu cách tính chu vi hình tam giác?
H: Hình tam giác ABC có đIểm gì đặc biệt?
cho học sinh trả lời miệng G V ghi bảng 
Bài giải
 C1: Chu vi hình tam giác ABC là;
100 x 3 = 300( cm)
Đáp số: 300 cm
 C2: Chu vi hình tam giác là:
100 + 100 + 100 = 300 ( cm) 
Đáp số: 300 cm
- Hs làm xong, gv thu vở chấm + nhận xét
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò (3’)
 - Một số HS đọc lại bảng nhân 2, 3, 4, 5
- GV nhận xét tiết học 
Luyện từ và câu
 Từ Ngữ về thiếu nhi. ôn tập câu: ai là gì?
I.Mục tiêu:
 - Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của BT1.
 - Tìm được các bộ phận câởctả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Là gì? (BT2).
 - Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT3).
II.Chuẩn bị:
- 2 tờ phiếu cở to kẻ bảng nội dung BT1. Bảng phụ viết theo hàng ngang 3 câu văn ở BT2.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (5').
Gọi 1 hs làm BT1, 1 hs khác làm BT2 (Tiết LTVC tuần trước)
GV nhận xét, cho điểm. 
- Giới thiệu bài + ghi bảng
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1: Gọi hs đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi SGK.
HS thảo luận nhóm đôi làm vào vở nháp
- GV treo bảng phụ, hs làm theo 2 nhóm, hình thức thi tiếp sức, mỗi em viết nhanh từ tìm được rồi chuyển bút cho bạn. Em cuối cùng của mỗi nhóm sẽ tự đếm số lượng từ nhóm mình tìm được viết vào dưới bài.
- Cả lớp đọc bảng từ mỗi nhóm tìm được, nhận xét. Kết luận nhóm thắng cuộc.
- Lấy bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn.
Hs đọc đồng thanh bài làm hoàn chỉnh,rồi chữa bài vào VBT.
Chỉ trẻ em
Thiếu nhi, nhi đồng, trẻ em, thiếu niên, trẻ con, trẻ nhỏ
Chỉ tính nết trẻ em
Ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiền lành, thật thà,
Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em
Thương yêu, yêu quý, quý mến, quan tâm, nâng đỡ, nâng niu, chăm sóc, lo lắng, chăm chút, chăm bẵm,
Bài tập 2: Gọi hs đọc yêu cầu bài.
Gọi 1 hs làm mẫu câu 1
H: thiếu nhi là gì?( là măng non của đất nước)
GV treo bảng phụ, gọi 3 hs lên bảng làm, cả lớp làm VBT
Ai (cái gì, con gì )
 là gì?
a, Thiếu nhi
là măng non của đất nước
b, Chúng em
là học sinh tiểu học
c, Chích bông
là bạn của bà con nông dân
Bài tập 3: Gọi hs đọc yêu cầu bài.
GV: Xác định bộ phạn TLCH( ai, cái gì,con gì) hoặc ( là gì) bằng cách in đậm các bộ phận đó trong câu
hs làm bài ra nháp
Nối tiếp nhau đọc kết quả
 + Cái gì là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam?
 + Ai là chủ nhân tương lai của đất nước?
 + Đội TNTP Hồ Chí Minh là gì?
Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò ( 2').
Gv nhận xét tiết học
Dặn ghi nhớ những từ vừa học.
Tập đọc
Cô giáo tí hon
I . Mục tiêu:
 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
 -Hiểu ND: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo.
II.Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (5').
- GV gọi 5 HS tiếp nối nhau, mỗi em kể 1 đoạn của câu chuyện Ai có lỗi? Bằng lời của mình. GV nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới 
Hoạt động 2: Luyện đọc (14') 
GV đọc mẫu lần 1, HDHS cách đọc
Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu
 + GV theo dõi, uốn nắn
Đọc từng đoạn trước lớp
Đoạn 1: Bé kẹp lại tóc... chào cô
Đoạn 2:Bé treo nón...đánh vần theo
Đoạn 3: Đoạn còn lại
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
+ GV giúp HS hiểu các từ ngữ mới trong bài. 1 HS đọc các từ ngữ được chú giải sau bài đọc.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc từng cặp và trao đổi với nhau về cách đọc. GV theo dõi.
- Các nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT từng đoạn.
Hoạt đông 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8').
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:	
+ Truyện có những nhân vật nào? (Bé và 3 đứa em là Hiển, Anh và Thanh).
+ Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì? (chơi trò chơi lớp học: Bé đóng vai cô giáo, các em của bé đóng vai học trò).
HS đọc thầm cả bài văn, trả lời câu hỏi:
+ Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú? (HS phát biểu: thích cử chỉ bé ra vẻ người lớn).
- HS đọc thầm đoạn văn (từ Đàn em ríu rítđến hết), và tìm nhỡng hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò. (làm y hệt các học trò thật. Mỗi người một vẻ trông rất ngộ nghĩnh, đáng yêu).
 Nội dung: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em.
Hoạt đông 4: Luyện đọc lại(6').
GV treo bảng phụ đoạn 1 HD cách đọc
- Cho 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
 - 2 HS thi đọc cả bài.
 - Cả lớp nhận xét, gv nhận xét bình chọn người đọc hay. 
Hoạt đông 5: Củng cố,dặn dò (2')
H: Các em có thích trò chơi lớp học không? Có thích trở thành cô giáo không?
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn dò bài về nhà
Tập đọc
Cô giáo tí hon
I . Mục tiêu:
 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
 -Hiểu ND: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo.
II.Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (5').
- GV gọi 5 HS tiếp nối nhau, mỗi em kể 1 đoạn của câu chuyện Ai có lỗi? Bằng lời của mình. GV nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới 
Hoạt động 2: Luyện đọc (14') 
GV đọc mẫu lần 1, HDHS cách đọc
Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu
 + GV theo dõi, uốn nắn
Đọc từng đoạn trước lớp
Đoạn 1: Bé kẹp lại tóc... chào cô
Đoạn 2:Bé treo nón...đánh vần theo
Đoạn 3: Đoạn còn lại
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
+ GV giúp HS hiểu các từ ngữ mới trong bài. 1 HS đọc các từ ngữ được chú giải sau bài đọc.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc từng cặp và trao đổi với nhau về cách đọc. GV theo dõi.
- Các nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT từng đoạn.
Hoạt đông 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8').
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:	
+ Truyện có những nhân vật nào? (Bé và 3 đứa em là Hiển, Anh và Thanh).
+ Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì? (chơi trò chơi lớp học: Bé đóng vai cô giáo, các em của bé đóng vai học trò).
HS đọc thầm cả bài văn, trả lời câu hỏi:
+ Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú? (HS phát biểu: thích cử chỉ bé ra vẻ người lớn).
- HS đọc thầm đoạn văn (từ Đàn em ríu rítđến hết), và tìm nhỡng hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò. (làm y hệt các học trò thật. Mỗi người một vẻ trông rất ngộ nghĩnh, đáng yêu).
 Nội dung: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em.
Hoạt đông 4: Luyện đọc lại(6').
GV treo bảng phụ đoạn 1 HD cách đọc
- Cho 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
 - 2 HS thi đọc cả bài.
 - Cả lớp nhận xét, gv nhận xét bình chọn người đọc hay. 
Hoạt đông 5: Củng cố,dặn dò (2')
H: Các em có thích trò chơi lớp học không? Có thích trở thành cô giáo không?
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn dò bài về nhà
Thứ năm, ngày 28 tháng 8 năm 2014
Chính tả (Nghe viết)
Cô giáo tí hon
I.Mục tiêu
 - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT(2) a/b. 
II.Chuẩn bị
GV: Bảng phụ viết sẵn BT2a.
HS: Vbt, sgk, bảng con
III.Hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (6')
- Gọi 2 hs lên bảng, lớp viết bảng con: khuỷu tay, xấu hổ, vắng mặt, cố gắng. GV nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài + ghi bảng
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả(20') 
Gv đọc mẫu đoạn viết lần 1,
Gọi 2 hs đọc lại
H: Đoạn văn có mấy câu, chữ đầu các câu viết ntn? (5 câu. Viết hoa chữ cái đầu).
H: Tìm tên riêng có trong bài, tên riêng viết ntn?( Bé. Viết hoa).
- Gọi 2 hs lên bảng. Lớp viết bảng con:
 Bé, bắt chước, khoan thai, khúc khích, thước
- GV đọc mẫu lần 2, nhắc nhở tư thế viết
- GV đọc cho HS viết vào vở chính tả.
- GV đọc, hs soát lỗi
- GV chấm 7 bài , nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập (7')
Bài tập 2a: Gọi hs đọc yêu cầu của bài
- GV giúp HS yêu cầu của bài: phải tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho, viết đúng chính tả những tiếng đó.
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm BCKQ
- HS chữa bài vào VBT
+ xét: xét xử, xem xét, xét duyệt, xét hỏi, xét lên lớp,
 sét: sấm sét, lưỡi tầm sét, đất sét,
 + xào: xào rau, rau xào, xào xáo,
 sào: sào phơi áo, một sào đất,
 + xinh: xinh đẹp, xinh tươI, xinh xắn, xinh xinh,..
 sinh: ngày sinh, sinh ra, sinh sống, sinh hoạt lớp,
 Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (3')
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò bài bài về nhà
Toán
ôn tập các bảng chia
I. Mục tiêu - Thuộc các bảng chia (chia cho 2, 3, 4, 5).
 - Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4 (phép chia hết).
II. Chuẩn bị: Viết 2 lần nội BT4 để HS nhóm thi tiếp sức.
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (5’)
- GV gọi 2 HS đọc bảng chia 2, 3, 4, 5 
- Giới thiệu bài + ghi bảng
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (27’)
Bài tập 1: hs nêu miệng 
3 x 4 = 12 	5 x 3 = 15
12 : 3 = 4 	15 : 3 = 5
3 tổ đọc bảng chia 2,3,4,5
Bài tập 2: GV hd hs tính nhẩm theo mẫu
	Tính 200 : 2 bằngcách chia nhẩm 2 : 1 = 2
Vậy 200 chia 2 bằng 1 trăm được viết là 200 : 2 = 100
	Gọi hs lên bảng, lớp làm bảng con
400 : 2 = 200	800 : 4 = 200
600 : 3 = 200	300 : 3 = 100
Bài tập 3: Gọi hs đọc đề
H: Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?
Bài giải
Số cốc trong mỗi hộp là:
24 : 4 = 6 ( cốc)
Đáp số: 6 cái cốc
Bài tập 4: Cho hs chơi trò chơi
	- GV Nêu tên trò chơi:Thi nối nhanh kết quả
	- HDHS cách chơi 
	- GV treo bảng phụ, hs 2 nhóm thi nhau
GV và cả lớp nhận xét, KL nhóm làm đúng và nhanh nhất
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (3’)
 	- 2 HS đọc lại các bảng chia 2, 3, 4, 5
	- GV nhận xét tiết học
Tự nhiên xã hội
Phòng bệnh đường hô hấp
I.Mục tiêu
 - Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
 - Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng.
- Kĩ năng sống: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc phòng bệnh đường hô hấp.
II.Chuẩn bị: Các hình SGK trang 10, 11.
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài: (5’)
- Gọi 2 hs lên bảng
H: Nêu những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp?
H: Hằng ngày chúng ta làm gì để giữ sạch mũi, họng?
- Lớp nhận xét, gv nhận xét + ghi điểm
- Giới thiệu bài + ghi bảng
Hoạt động 2 : Một số bệnh đường hô hấp thường gặp(10’)
 Cách tiến hành
H: Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào? (mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi).
H: kể tên một số biểu hiện của bệnh: sổ mũi, đau họng, ho, sốt,
GV: Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh . Những bệnh đường hô hấp thường gặp là: viêm mũi, viêm họng, viêm phổi
Hoạt động 3: Cách đề phòng bệnh đường hô hấp(12’)
 Cách tiến hành
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- Hs quan sát H1- 6 sgk và TLCH
Nam đã nói gì với bạn của Nam, em có nhận xét gì về cách ăn mặc của 2 bạn? Nguyên nhân nào khiến Nam bị viêm họng, bạn của Nam đã khuyên Nam điều gì?
Bác sĩ khuyên Nam điều gì, Bạn có thể khuyên Nam điều gì, Nam phải làm gì để khỏi bệnh?
Tại sao thầy giáo lại khuyên hs phải mặc thêm áo ấm, đội mũ, quàng khăn và đi bít tất?
Điều gì khiến một bác sĩ đi qua phải dừng lại khuyên 2 bạn nhỏ ngồi ăn kem?
Khi đã bị bệnh viêm phế quản nếu không chữa trị kịp thời sẻ bị bệnh gì, bệnh viêm phế quản và bệnh viêm phổi thường có biểu hiện gì? Nêu tác hại của bệnh viêm phổi và bệnh viêm phế quản?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm BCKQ
- Hs nhận xét, gv nhận xét, bổ sung
GV: Người bị viêm phổi và viêm phế quản thường bị ho, sốt đặc biệt trẻ em nếu không chữa trị kịp thời để quá nặng có thể bị chết do không thở được.
H: Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp? (chúng ta cần mặc đủ ấm, không để lạnh cổ, ngực, hai bàn chân; ăn đủ chất và không uống đồ uống quá lạnh). 
- GV ghi kết luận lên bảng:+ Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp là: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,
+ Nguyên nhân chính: do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm (cúm, sởi,). 
+ Cách đề phòng: giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng; giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh gió lùa; ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên.
- Gọi 2 hs nhắc lại kết luận 
Hoạt động 4:Trò chơi “Bác sĩ” (6’)
Cách tiến hành
Gv 

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP3 TUAN 2.doc