Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 11 - Tập đọc - Kể chuyện: Đất quí, đất yêu (2 tiết)

* Viết bảng.

- Yêu cầu học sinh viết các chữ hoa Gh, R vào bảng. Giáo viên theo dõi vàc chỉnh sửa lỗi cho từng em.

* Hướng dẫn viết từ ứng dụng:

* Giới thiệu từ ứng dụng:

- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng

GV: Đây là tên một địa danh nổi tiếng ở miền Trung nước ta.

 

docx34 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tuần 11 - Tập đọc - Kể chuyện: Đất quí, đất yêu (2 tiết), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cần làm: 1, 2, 3
II. Đồ dùng dạy học:
- 10 tấm bìa 8 chấm tròn.
- Bảng phụ viết sẵn bảng nhân 8 (không ghi kết quả của các phép tính nhân)
III Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài về nhà bài 3/52 vào BC
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn thành lập bảng nhân 
- Gắn một tấm bìa có 8 hình tròn lên bảng và hỏi: 
? Có mấy hình tròn
? 8 hình tròn được lấy mấy lần?
? 8 được lấy mấy lần?
- 8 được lấy một lần nên ta lập được phép nhân: 8 x 1 = 8 (ghi lên bảng phép nhân này)
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 8 hình tròn, vậy hình tròn được lấy mấy lần?
? Vậy 8 được lấy mấy lần?
- Hãy lập phép tính tương ứng.
? 8 nhân 2 bằng mấy?
? Vì sao em biết 8 nhân 2 bằng 16?
(Hãy chuyển phép nhân 8 x 2 thành phép cộng tương ứng rồi tìm kết quả)
- Viết lên bảng phép nhân: 8 x 2 = 16 và yêu cầu HS đọc phép nhân này 
- Hướng dẫn HS lập phép nhân 8 x 3 = 24 tương tự như phép nhân: 8 x 2 = 16.
Hỏi: Em nào có thể tìm được kết quả của phép tính 8 x 4.
- Yêu cầu cả lớp tìm kết quả của các phép nhân còn lại trong bảng nhân 8.
* GV: Đây là bảng nhân 8. 
- Yêu cầu HS nêu nhận xét về bảng nhân 8.
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 8 vừa lập được, sau đó cho học sinh thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này.
- Xoá dần bảng nhân cho học sinh học thuộc lòng.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng.
c. Luyện tập - thực hành
Bài 1/53. Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2/53. Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Có tất cả mấy can dầu?
- MỗI can dầu có bao nhiêu lít dầu?
- Vậy để biết 6 can dầu có tất cả bao nhiêu lít ta làm thế nào?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở 
- Chữa bài nhận xét 
Bài 3/53. Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì?
? Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
? Tiếp sau số 8 là số nào?
? 8 cộng thêm mấy thì bằng 16?
?Tiếp sau số 16 là số nào?
? Làm như thế nào để tìm được số 24?
* GV: Trong dãy số này mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 8. Hoặc bằng số đứng ngay sau nó trừ đi 8.
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài, sau đó chữa bài rồi cho học sinh đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 8 vừa học.
- Nhận xét tiết học yêu cầu học sinh về nhà học thuộc bảng nhân 8
- 2 em lên bảng làm bài 3/52 :
- Nghe và giới thiệu
- Quan sát hoạt động của GV và trả lời: Có 8 hình tròn
- 8 hình tròn được lấy 1 lần
- 8 được lấy 1 lần
- HS đọc phép nhân: 8 nhân 1 bằng 8.
- Quan sát thao tác của giáo viên và trả lời: 8 hình tròn được lấy 2 lần
- 8 hình tròn được lấy 2 lần
- Đó là phép tính 8 x 2
- 8 nhân 2 bằng 16
- Vì 8 x 2 bằng 8 + 8 mà 8 + 8 = 16 nên 8 x 2 = 16.
- 8 nhân 2 bằng 16
- 8 x 4 = 8 + 8 + 8 + 8 = 32
- 8 x 4 = 24 + 8 (vì 8 x 4 = 8 x 3 + 8)
- 8 HS lần lượt lên bảng viết kết quả các phép nhân còn lại trong bảng nhân 8.
- Nêu nhận xét về các thừa số và tích của bảng nhân.
- Cả lớp đọc thầm bảng nhân 2 lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân.
- Đọc bảng nhân
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm
- Làm bài vào SGk và kiểm tra bài làm của bạn.
- HS: Mỗi can dầu có 8l dầu. Hỏi 6 can như thế có tất cả bao nhiêu lít dầu?
- Có tất cả 6 can dầu
- Mỗi can dầu có 8 lít dầu
- Ta tính tính 8 x 6 
- 1 học sinh làm bài trên bảng
 Bài giải:
 Cả 8 can dầu có số lít là:
 8 x 6 = 48 (l)
 Đáp số: 48l dầu.
- Đếm thêm 8 rồi viết số thích hợp...
- Tiếp sau số 8 là số 16
- 8 cộng thêm 8 bằng 16
- Tiếp sau số 18 là số 24
- Em lấy 16 cộng với 8
- Nghe giảng
- Làm bài tập
- Một số học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
TUẦN 11
Thứ tư / 05 /11 /2014
TẬP ĐỌC: VẼ QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu: 
1. Đọc đúng: lượn quanh, bức tranh, xanh ngắt
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cuối các dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Bước đầu biết đọc bài với giọng vui tươi, hồn nhiên.
2. Đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Sông máng, cây gạo, chói ngời.
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp rực rỡ, tươi thắm của phong cảnh quê hương qua bức vẽ của bạn nhỏ. Từ đó nói lên tình yêu quê hương tha thiết của bạn nhỏ và chỉ có người yêu quê mới vẽ đựơc bức tranh về quê mình đẹp đến thế.
- GDMT: Giúp các em trực tiếp cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ của quê hương thôn dã, thêm yêu quý đất nước ta.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to)
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. Bảng phụ viết sẵn bài thơ để hướng dẫn học thuộc lòng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Đất quí, đất yêu.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 Hỏi: Nếu vẽ tranh về đề tài quê hương, em sẽ vẽ những gì?
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những cảnh gì?
- Giáo viên tóm tắt các ý: Đây là bức tranh vẽ quê hương của một bạn nhỏ. Khi vẽ quê hương mình, bạn nhỏ đã vẽ những gì thân quen nhất như làng xóm, tre, lúa, trường học,..và tô những màu sắc tươi thắm nhất. Vì sao bạn nhỏ lại vẽ đựơc một bức tranh quê hương đẹp đến thế, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thơ: Vẽ quê hương
b. Luyện đọc: 
Giáo viên đọc mẫu 
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn: tre xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt, chói ngời, trời xanh.
- Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn học sinh đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Giải nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Tổ chức cho học sinh đọc đồng thanh
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Kể tên các cảnh vật được miêu tả trong bài thơ.
- Trong bức tranh của mình bạn nhỏ đã vẽ rất nhiều cảnh đẹp và gần gũi với quê hương mình, không những vậy bạn còn sử dụng nhiều màu sắc. Em hãy tìm những màu sắc mà bạn nhỏ đã sử dụng để vẽ quê hương.
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi để tìm câu trả lời.
Kết luận: Cả ba ý trả lời đều đúng, nhưng ý trả lời đúng nhất là ý c. Vì bạn nhỏ yêu quê hương. Chỉ có ngưòi yêu quê hương mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của quê hương và dùng tài năng của mình để vẽ phong cảnh quê hương thành một bức tranh đẹp và sinh động như thế. 
GDMT: Quê hương là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nơi đó rất đẹp với bao cảnh nên thơ của quê hương thôn dã, em càng thêm yêu quê hương, đất nước ta.
d. Học thuộc lòng: Giáo viên treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. Sau đó cho học sinh thời gian để tự học thuộc lòng. Giáo viên xoá dần bài thơ chỉ để lại hai tiếng đầu hoặc hai tiếng cuối.
- Tổ chức cho hai học sinh thi viết lại bài theo hình thức tiếp nối.
- Gọi HS xung phong học thuộc lòng một đoạn hoặc cả bài thơ. Tuyên dương.
3. Củng cố - dặn dò: về nhà đọc thuộc bài và chuẩn bị bài: Nắng phương Nam
- 3 học sinh lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 2 đến 3 học sinh trả lời theo cách nghĩ của từng em.
- Học sinh trao đổi trong nhóm, sau đó mỗi nhóm cử một đại diện trả lời.
- Nghe giáo viên giới thiệu bài
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu
- Mỗi học sinh đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng
- Đọc từng khổ thơ trong bài theo hướng dẫn của giáo viên.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở cuối mỗi dòng thơ, giữa các khổ thơ và các câu thơ:
Xanh tươi,/ đỏ thắm./
Tre xanh,/ lúa xanh./
A,/ nắng lên rồi./
- Học sinh đọc chú giải
- 4 học sinh tiếp nối 
- Mỗi nhóm 4 học sinh 
- 3 nhóm thi đọc đồng thanh bài thơ
- Cả lớp đọc đồng thanh
- 1 học sinh đọc cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Học sinh tiếp nối kể, mỗi học sinh chỉ cần kể một cảnh vật: Tre, lúa, sông máng, trời, mây, mùa thu, nhà, trường học, cây gạo, nắng, mặt trời, lá cờ Tổ quốc.
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến mỗi học sinh chỉ cần nêu một màu: Tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, nhà ngói đỏ tươi, trường học đỏ thắm, mặt trời đỏ chói.
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Đại diện học sinh trả lời, các học sinh khác theo dõi và nhận xét.
- Nghe giáo viên kết luận
- Tự học thuộc lòng bài thơ
(Học sinh tự nhẩm đọc thuộc bài)
- Viết lại các phần thiếu của bài thơ 
(nối tiếp nhau viết từng câu)
- 1 số em đọc thuộc lòng cả bài
TUẦN 11
Thứ tư / 05 /11 /2014
TIẾNG VIỆT(TC): LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mục tiêu: Ôn luyện từ ngữ về quê hương. Ôn tập câu Ai?, Làm gì?, Ở đâu?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1. Chon các từ ngữ điền vào chỗ trống thích hợp:
( Đất nước, Tổ quốc, quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn)
a) Ai sinh ra và lớn lên mà chẳng có một.
b) Việt nam - của những con người không bao giờ chịu khuất – luôn tự hào về truyền thống bốn nghìn năm lịch sử vẻ vang của mình.
c) Hà Nội là.. của tôi.
d) Lá cờ. đang phất phới tung bay trong gió.
- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi làm vào BC. Yêu HS chỉ ghi từ cần chọn cho từng ý vào BC theo a, b, c, d
- HS thảo luận nhóm đôi và làm:
 (Đất nước, tổ quốc, quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn)
a) Ai sinh ra và lớn lên mà chẳng có một quê hương
b) Việt nam – Đất nước của những con người không bao giờ chịu khuất – luôn tự hào về truyền thống bốn nghìn năm lịch sử vẻ vang của mình.
c) Hà Nội là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi.
d) Lá cờ Tổ quốc đang phất phới tung bay trong gió.
Bài 2. Hãy gạch dưới từ ngữ miêu tả phong cảnh quê hương:
 Quê tôi là một vùng quê đẹp, có con sông hiền hòa, có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Rồi lại có cả những chiều hè sáo diều vi vu trong gió và những đêm trăng vằng vặc giữa trời.
- Cho HS thảo luận theo cặp và ghi vào vở rồi gạch dưới các từ đó.
- HS thảo luận và làm:
Quê tôi là một vùng quê đẹp, có con sông hiền hòa, có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Rồi lại có cả những chiều hè sáo diều vi vu trong gió và những đêm trăng vằng vặc giữa trời.
Bài 2. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai?, Làm gì?, Ở đâu? Rồi ghi vào bảng dưới đây;
a) Bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm.
b) Chim sẻ làm tổ, để trứng, ấp con ngay trên mái rạ căn bếp.
c) Những con nai vàng bước rón rén trên các thảm lá khô.
d) Những đàn bướm bay rập rờn trên ruộng cà chua.
Ai?
Làm gì?
Ở đâu?
a)
b)
c)
d)
- Cho HS thảo luận nhóm đôi và làm
-HS thảo luận và làm:
Ai?
Làm gì?
Ở đâu?
a) Bọn trẻ con
chạy nhảy
trên những con đường rơm, sân rơm.
b) Chim sẻ
làm tổ, để trứng, ấp con
ngay trên mái rạ căn bếp.
c) Những con nai vàng
bước rón rén
trên các thảm lá khô.
d) Những đàn bướm
bay rập rờn
trên ruộng cà chua.
TUẦN 11
Thứ tư/ 05 /11 /2014
TOÁN (TC): LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Ôn luyện các phép tính có liên quan đến tê đơn vị đo đọ dài đã học.
Ôn các phép tính nhân, chia 7 và cách đặt tính. Ôn luyện các bài toán giải bằng hai phép tính.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1. Điền dấu >, < , = vào chỗ chấm cho thích hợp.
a. 9m 8cm. 18m; 5cm 9cm..7m
 5m 6cm..547cm; 6hm ...80 dam.
b. 8m 6dm. 7m; 9m 4dm.8m 
 9m 6dm. 99m; 5hm..45dam
- HS làm BC:
a. 9m 8cm. 18m; 5cm 9cm..7m
 5m 6cm..547cm; 6hm ...80 dam.
b. 8m 6dm. 7m; 9m 4dm.8m 
 9m 6dm. 99m; 5hm..45dam
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
 75 x 4; 96 x 3
: 3; 63 : 7; 
- HS đặt tính rồi tính:
 75 96 45 3 63 7
 X 4 X 3 15 15 0 9
 300 288 0
Bài 3. Gọi 1-2 HS đọc đề bài
Có 4 bao gạo, mỗi bao đựng được 175kg. Đã bán hết 259 kg. Hỏi còn lại bao nhiêu kg gạo?
Hướng dẫn HS giải theo 2 bước
- Bước 1: Tìm số gạo đựng trong 3 bao 
- Bước 2: Tìm số gạo còn lại 
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Chữa bài, nhận xét
- HS theo dõi và làm:
 Bước 1: 
Số gạo trong 3 bao có là:
175 x 4 = 700 (kg) 
 Bước 2: 
Số gạo còn lại eau khi bán là:
700 – 259 = 441 (kg) 
Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề 
- Xe đạp thồ chở 227 kg hàng. Xe tắc xi chở gấp 5 lần số hàng của xe đạp thồ. Hỏi xe đạp thồ chở ít hơn xe tắc xi bao nhiêu kg hàng?
? Bài toán hỏi gì?
? Bài toán cho biết gì?
? Muốn tìm số hàng xe đạp thồ chở ít hơn số hàng của xe tắc xi, trước tiên, em phải tìm gì?
- Yêu cầu HS nêu các bước giải và làm bài
- Chấm chữa bài, nhận xét 
- HS thảo luận và làm:
Số hàng xe tắc xi chở là:
227 x 5 =11 35(kg)
Xe đạp thồ chở ít hơn xe tăc xi là:
1135 – 227 = 908 (kg)
Đáp số: 908 kg
TUẦN 11
Thứ năm / 06 /11 /2014
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA G (TT)
I. Mục tiêu:
	- Củng cố cách viết chữ hoa G (Gh )
	- Viết đúng, đẹp các chữ hoa G (Gh) R, A, Đ, L, T, V.
- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ghềnh Ráng và câu ứng dụng:
- Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa ác chữ trong từng cụm từ.
Môi trường: GD cho HS tình cảm yêu quê hương qua câu ca dao 
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu chữ viết hoa G, R
	- Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn mẫu trên bảng lớp.
	- Vở tập viết 3 tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thu vở của một số học sinh để chấm bài về nhà.
- Gọi học sinh đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- Gọi học sinh lên bảng viết Ông Gióng, Gió Trấn Vũ, Thọ Xương.
* Nhận xét cho điểm học sinh.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn viết chữ hoa.
* Quan sát và nêu quy trình viết chữ Gh, R.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Treo bảng các chữ hoa G, R và gọi học sinh nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2
- Viết lại mẫu chữ cho học sinh quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết
* Viết bảng. 
- Yêu cầu học sinh viết các chữ hoa Gh, R vào bảng. Giáo viên theo dõi vàc chỉnh sửa lỗi cho từng em.
* Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
* Giới thiệu từ ứng dụng:
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
GV: Đây là tên một địa danh nổi tiếng ở miền Trung nước ta.
* Quan sát và nhận xét
- Các chữ trong từ ứng dụng có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
c. Viết bảng
- Yêu cầu học sinh viết từ ứng dụng; Ghềnh Ráng. Giáo viên theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
d. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
* Giới thiệu câu ứng dụng:
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng:
* Giải thích: Câu ca dao bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành được xây dựng thành hình vòng xoắn như trôn ốc, từ thời An Dương Vương (Thục Phán).
GV giáo dục và liên hệ thực tế.
* Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
* Viết bảng
- Yêu cầu học sinh viết: Ai, Đông Anh, Ghé, Loa Thành, Thục Vương vào bảng.
e. Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho từng học sinh.
- Thu và chấm 1 số bài
3. Củng cố - dặn dò:
* Nhận xét tiết học chữ viết của học sinh.
- Dặn học sinh về nhà luyện viết học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau. 
- 3 học sinh lên bảng viết
- Học sinh dưới lớp viết vào bảng con
- Có các chữ hoa G, R, A, Đ, L, T, V.
- 2 học sinh nhắc lại cả lớp theo dõi
+ Chữ G viết 1 nét cong trên nối liền với 1 nét cong phải và 1 nét khuyết dưới.
+ Chữ R viết 1 nét móc trái rồi lia bút viết nét cong dưới nối liền với nét móc phải tạo thành vòng xoăn nhỏ ở giữa thân chữ.
- 3 học sinh lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con.
- 3 học sinh đọc: Ghềnh Ráng
- Chữ G cao 4 li, các chữ h, R, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li
- Bằng 1 con chữ o.
- 3 học sinh lên bảng viết. Học sinh dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 học sinh đọc:
 Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
- Các chữ G, A, h, đ, y, Đ, p, L, T, V, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li
- 4 học sinh lên bảng viết. Học sinh dưới lớp viết vào vở nháp.
- Học sinh viết;
TUẦN 11
Thứ năm / 06 /11 /2014
TOÁN: LUYỆN TẬP (T54)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể.
- Bài tập cần làm: 1, 2 (cột a), 3, 4
II. Đồ dùng dạy học: Viết sẵn nội dung bài tập 4 lên bảng
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- GọI 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 8. Hỏi học sinh về kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng.
* Nhận xét cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới:
a) GiớI thiệu bài: 
b) Luyện tập - thực hành
Bài 1/54. Bài tập yêu cầu chúng ta là gì ? Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả của phép tính trong bảng phần a.
- Yêu cầu học sinh cả lớp làm phần a vào vở, sau đó 2 học sinh ngồI cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Yêu cầu học sinh tiếp tục làm phần b
? Các em có nhận xét gì về kết quả, các thừa số, thứ tự của các thừa số trong hai phép tính nhân 8 x 2 và 2 x 8 
- Vậy ta có 8 x 2 = 2 x 8.
- Tiến hành tương tự để học sinh rút ra 4 x 8 = 8 x 4 ; 8 x 6 = 6 x 8 ; 8 x 7 = 7 x 8.
* Kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.
Bài 2/54. (cột a) Hs khá giỏi có thể làm hết bài.
- Hướng dẫn : Khi thực tính giá trị của một biểu thức có cả phép nhân và phép cộng, ta thực hiện phép nhân trước, sau đó lấy kết quả cộng với số kia.
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 3/54. Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
 Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó đưa kết luận bài làm và cho điểm học sinh.
Bài 4/54 Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì?
*GV: Một hình chữ nhật có 3 hàng, mỗi hàng có 8 ô vuông. Tính số ô vuông trong hình chữ nhật?
* GV: Một hình chữ nhật được chia thành 8 cột, mỗi cột có 3 ô vuông. Hỏi trong hình chữ nhật có tất cả bao nhiêu ô vuông?
* Nhận xét để rút ra kết luận: 
 8 x 3 = 3 x 8
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh ôn bảng nhân
- Nhận xét tiết học
- 2 học sinh lên bảng trả lờI, cả lớp theo dõi và nhận xét xem hai bạn đã học thuộc bảng nhân chưa.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
- 11 học sinh nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào SGK
- Hai phép tính này có cùng kết quả bằng 16. Có các thừa số giống nhau nhưng thứ tự khác nhau.
- Lớp theo dõi.
- 3 hs làm bài bảng lớp, lớp làm bài vào vở.
+ Nhận xét, sửa bài.
+ Cuộn dây điện dài 50m. Cắt lấy 4 đoạn, mỗi đoạn dài 8m. Hỏi cuộn dây điện còn lại mấy m?
- 1 học sinh làm bài trên bảng - cả lớp làm vào vở
* Nhận xét bài làm của bạn và kiểm tra bài làm của mình
- Bài yêu cầu viết phép nhân thích hợp vào ô trống 
- Học sinh tính và nêu:
Số ô vuông trong hình chữ nhật là:
8 x 3 = 24 (ô vuông )
- Số ô vuông trong hình chữ nhật là:
3 x 8 = 24 (ô vuông )
 TUẦN 11
Thứ năm / 06 /11 /2014
CHÍNH TẢ ( NV): TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe, viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ong/oong
- Làm đúng bài tập 3
GDMT: Giáo dục hs yêu cảnh đẹp đất nước ta, từ đó thêm yêu môi trường xung quanh,có ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm phù hợp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết, viết các từ ngữ ở bài tập
- 5 hoặc 6 tờ giấy to để học sinh các nhóm thi tìm nhanh, viết đúng bài tập 3 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Cho cả lớp viết lời giải của câu đố 3a, 3b vào bảng con.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: "Tiếng hò trên sông" 
2. Hướng dẫn viết chính tả:
 Hoạt động 1: 
- Giáo viên đọc toàn bài 1 lượt, nêu:
? Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những gì?
? Bài chính tả có mấy câu?
? Nêu tên riêng trong bài?
 Hoạt động 2:
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả:
- Đọc lần 2,yêu cầu HS chú ý từ khó.
 Hoạt động 3:
- Luyện viết tiếng khó:
- Giáo viên chọn và phân tích từ rồi cho học sinh viết bảng con từng từ hoặc 2 từ 1 lần: Điệu hò, chèo thuyền, chị Gái, gió chiều, lơ lửng, Thu Bồn. 
 Hoạt động 4: 
- Viết chính tả
- Giáo viên đọc lại 1 lần

File đính kèm:

  • docxBang nhan 8.docx