Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2, 3: Tập đọc - Kể chuyện: Đất quý đất yêu

Gọi 3 HS nối tiếp kể lại câu chuyện “ Đất quý, đất yêu ï“

+ Vì sao người Ê - ti - ô - pi - a không cho khách mang đi những hạt cát nhỏ?

- Nhận xét ghi điểm.

 

docx29 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 3 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2, 3: Tập đọc - Kể chuyện: Đất quý đất yêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung
- Biết cách chơi và tham gia trò chơi.
 B/ Địa điểm, phương tiện : 
- Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ. 
- Chuẩn bị còi, khăn bịt mắt cho trò chơi.
 C/ Lên lớp :
Nội dung và phương pháp dạy học
Định lượng
Đội hình luyện tập
1/Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học. 
- Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động.
- Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong sân xoay các khớp 
- Chơi trò chơi : ( Bịt mắt bắt dê )
 2/Phần cơ bản:
* Ôn 4 động tác đã học:
- Giáo viên nêu tên động tác để học sinh nắm .
- Yêu cầu lớp ôn lần lượt từng động tác sau đó ôn liên hoàn cả 4 động tác . 
- Giáo viên theo dõi sửa chữa từng động tác học sinh làm sai rồi cho học sinh thực hiện lại. 
- Giáo viên hô cho học sinh thực hiện mỗi lần tập 2 x 8 nhịp 
*Giáo viên cho học sinh ôn hai động tác từ 4 – 5 lần .
* Học động tác Bụng :
- Giáo viên nêu tên động tác để học sinh nắm . 
- Làm mẫu vừa giải thích một lần học sinh làm theo . 
- Giáo viên theo dõi sửa chữa cho học sinh.
- Giáo viên mời 3 – 4 học sinh thực hiện tốt lên làm mẫu .
- Giáo viên hô cho học sinh thực hiện.
- Sau khi học sinh tập xong động tác thì giáo viên cho học sinh chia về các tổ để ôn luyện.
Động tác bụng:
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, hai tay đưa thẳng ra trước và vỗ tay vào nhau cao ngang ngực.
+ Nhịp 2: Gập thân về trước và xuống thấp, hai tay vung sang hai bên vỗ vào nhau phía dưới (sát bàn chân), hai chân thẳng.
+ Nhịp 3: Đứng thẳng, 2 tay dang ngang, bàn tay ngửa.
+ Nhịp 4: Về TTCB.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân phải sang ngang
* Tổ chức cho HS chơi trò chơi : “ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau “ (đã học ở lớp 2)
- Giáo viên nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi. 
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi :”Đổi chỗ vỗ tay nhau ”
* Giáo viên chia học sinh ra thành từng tổ hướng dẫn cách chơi thử sau đó cho chơi chính thức trò chơi “ Đổi chỗ vỗ tay nhau “
- Giáo viên giám sát cuộc chơi nhắc nhớ kịp thời các em tránh vi phạm luật chơi .
- Giáo viên nhắc nhớ học sinh đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi .
3/Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại các 
5phút
25 phút 
5 phút 
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV
GV
Tiết 4: Chính tả: TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG 
 A/ Mục tiêu : 
- Nghe viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức văn xuôi
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ong/oang BT2
- Làm đúng bài tập 3 a/b
 B/ Chuẩn bị : 
 C/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh viết một số tiếng dễ viết sai ở bài trước. 
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn nghe - viết L: 
 * Hướng dẫn chuẩn bị :
- Giáo viên đọc bài một lượt. 
- Yêu cầu 3 học sinh đọc lại bài văn. 
+ Bài chính tả có mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
* Đọc cho học sinh viết vào vở. 
Đọc lại để học sinh dò bài, soát lỗi.
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
- Mời 2 em lên bảng thi làm đúng, nhanh.
- Nhận xét tuyên dương. 
- Gọi HS đọc lại lời giải đúng và ghi nhớ chính tả.
Bài 3 :
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập 3b.
- Chia nhóm, các nhóm thi làm bài trên giấy, xong đại diện nhóm dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- Gọi 1HS đọc lại kết quả.
- Cho HS làm bài vào VBT.
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới.
- 2HS lên bảng viết các từ:
Trái sai , da dẻ , ngày xưa , quả ngọt , ruột thịt.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài 
- 3 học sinh đọc lại bài. 
+ Bài chính tả này có 4 câu.
+ Viết hoa chữ cái đầu đoạn văn và tên riêng (Gái, Thu Bồn).
 - Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con: sông, gió chiều, tiếng hò , chèo thuyền, chảy lại  
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở. 
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- 2HS nêu yêu cầu của bài, lớp đọc thầm.
- Học sinh làm vào vở
- 2HS lên bảng thi làm bài, cả lớp theo dõi bình chọn bạn làm đúng và nhanh.
- 2HS đọc lại lời giải đúng: Chuông xe đạp kêu kính coong ; vẽ đường cong ; làm xong việc , cái xoong. 
- 1HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.
- Các nhóm thi làm bài trên giấy.
- Đại diện nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả. Lớp bình chọn nhóm làm đúng nhất.
- 1HS đọc lại kết quả.
- Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng
Thứ tư, ngày 9 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Toán: BẢNG NHÂN 8 
 A/ Mục tiêu 
- Bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân 8 trong giải toán
- Làm được các bài tập 1, 2, 3
 B/ Chuẩn bị : 
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :
- Gọi 2 em lên bảng làm BT 3 và 4 tiết trước 
- KT vở ở nhà.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Khai thác:
* Lập bảng nhân 8:
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: Tìm trong các bảng nhân đã học xem có những phép nhân nào có thừa số 8?
- Mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Khi ta thay đổi thứ tự các TS trong một tích thì tích như thế nào?
- Yêu cầu các nhóm trở lại thảo luận: Dựa vào kiến thức đó, hãy thay đổi thứ tự các TS trong một tích của các phép nhân vừa tìm được.
- Mời HS nêu kết quả.
- Yêu cầu HS tính: 8 x 1 = ?
+ Vì sao em tính được kết quả bằng 1.
- GV ghi bảng: 8 x 1 = 8 
 8 x 2 = 16 
 8 x 3 = 24 
 ...............
 8 x 7 = 56
+ Em có nhận xét gì về tích của 2 phép tính liền nhau?
+ Muốn tính tích liền sau ta làm thế nào?
- yêu cầu HS làm việc cá nhân: Lập tiếp các phếp tính còn lại.
- Gọi HS nêu kết quả, GV ghi bảng để được bảng nhân 8.
- Tổ chức cho HS đọc và ghi nhớ bảng nhân 8 vừa lập được.
c) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài trên phiêu học tập. 1 em làm trên tờ phiếu to.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Mời HS nêu kết quả.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu bài toán.
- Gọi 1HS lên bảng ghi tóm tắt.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Mời một học sinh lên giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3 - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 3.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
d) Củng cố - Dặn dò:
- GV nêu từng phép tính, yêu cầu HS nêu kết quả tương ứng.
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 2HS lên bảnglàm bài, mỗi em làm 1 bài.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
-HS lắng nghe
- Từng cặp thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Đại diện từng cặp nêu kết quả thảo luận. Cả lớp nhận xét bổ sung.
2 x 8 = 16 ; 3 x 8 = 24 ; 7 x 8 = 56.
+ .... tích của nó không đổi.
- Các nhóm trở lại làm việc.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung: 
 8 x 2 = 16 ; 8 x 3 = 24 ; ....... 8 x 7 =56
- 8 x 1 = 8 vì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
+ Tích của 2 phép tính liền nhau hơn kém nhau 8 đơn vị.
+ ... lấy tích liền trước cộng thêm 8.
- Tương tự hình thành các công thức còn lại của bảng nhân 8.
- 1 số em nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung: 
 8 x 8 = 64 ; 8 x 9 = 72 ; 9 x 10 = 80.
- HS đọc và ghi nhớ bảng nhân 8.
- 1HS nêu yêu cầu của bài : Tính :
- HS làm bài trên phiếu.
- Nêu kết quả bài làm, lớp nhận xét bổ sung :
8 x 3 = 24 8 x 2 = 16 8 x 4 = 32
8 x 5 = 40 8 x 6 = 48 8 x 7 = 56 
8 x 8 = 64 8 x 10 = 80 8 x 9 = 72
 8 x 1 = 8 0 x 8 = 0 8 x 0 = 0.
- 2HS đọc bài toán, cả lớp theo dõi.
- 1HS lên tóm tắt bài toán :
 1 can : 8 lít
 6 can : .... lít ?
+ Mỗi can có 8 lít dầu.
+ 6 can có bao nhiêu lít dầu. 
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Một HS lên bảng giải bài, cả lớp nhận xét chữa bài. 
Giải :
Số lít dầu trong 6 can là :
8 x 6 = 48 (lít )
 Đ/ S : 48 lít dầu
- Một em nêu bài tập 3: Đếm thêm 8 rồi điền vào ô trống.
- Học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
- Học sinh nêu kết quả, lớp bổ sung.
Sau khi điền ta có dãy số sau :
8 , 16 , 24, 32, 40 , 48 , 56 , 64 , 72 , 80 
- Nêu kết quả của phép tính. 
- HS đọc lại bảng nhân 8. 
Tiết 2: Âm nhạc: 	ÔN BÀI HÁT LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT 
 A/ Mục tiêu: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ
 B/ Chuẩn bị: 
 C/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
- Tổ chức cho HS ôn luyện bài hát.
- Mời từng nhóm và cá nhân hát, GV theo dõi uốn nắn cho các em.
- Yêu cầu cả lớp hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách.
- Yêu cầu HS hát kết hợp vỗ tay đệm theo tiết tấu lời ca.
* Hoạt động 2: Ôn bài hát Hoa lá mùa xuân.
Tổ chức cho HS ôn luyện như bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
* Hoạt động 3: Tập biểu diễn bài hát.
- Mời từng nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- Nhận xét tuyên dương nhóm, cá nhân biểu diễn tốt.
* Dặn dò: Về nhà tiếp tục ôn luyện bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
- Cả lớp hát bài: Lớp chúng mình đoàn kết.
- Lần lượt từng nhóm và cá nhân hát.
- Cả lớp nhận xét.
- Hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách
 Lớp chúng mình rất rất vui
 x x x
Anh em ta chan hòa tình thân.
 x x x x
- Hát vỗ tay đệm theo tiết tấu lời ca
 Lớp chúng mình rất rất vui ...
 x x x x x x
- Hát bài Hoa lá mùa xuân.
- Lần lượt từng nhóm biếu diễn trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm biểu diễn tốt nhất.
Tiết 3: Tập đọc: 	VẼ QUÊ HƯƠNG	 
 A/ Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộ lộ niềm vui qua giọng đọc
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 B/Chuẩn bị: 
 C/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS nối tiếp kể lại câu chuyện “ Đất quý, đất yêu ï“
+ Vì sao người Ê - ti - ô - pi - a không cho khách mang đi những hạt cát nhỏ?
- Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc:
 * Đọc bài thơ.
 * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
- Yêu cầu HS đọc từng câu thơ. GV sửa sai.
- Gọi học sinh đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ, khổ thơ .
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từng từ ngữ mới trong bài ( sông máng , cây gạo )
- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Mời 1 em đọc bài , yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ trả lời câu hỏi :
+ Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ ?
-Yêu cầu lớp đọc thầm lại toàn bài thơ và TLCH 
+ Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể những màu sắc đó ?
- Yêu cầu thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi: 
+ Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp ? Hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất ? 
- Giáo viên kết luận .
 d) Học thuộc lòng bài thơ:
- Hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn và cả bài .
- Yêu cầu đọc thuộc lòng từng khổ rồi cả bài thơ 
- Yêu cầu HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ.
- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất. 
 đ) Củng cố - Dặn dò:
- Quê hương em có gì đẹp?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới.
- 3HS tiếp nối kể lại các đoạn của câu chuyện và TLCH.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi, giáo viên giới thiệu.
- Lắng nghe GV đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc mỗi em 2 dòng thơ. Luyện đọc các từ khó
- Nối tiếp đọc từng khổ thơ trước lớp. 
- Tìm hiểu nghĩa của từ theo hướng dẫn của giáo viên.
+ sông máng: SGK.
+ Cây gạo: cây bóng mát, thường có ở miền Bắc, ra hoa khoảng tháng 3 âm lịch, hoa có màu đỏ rất đẹp.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ .
-Một em đọc bài , cả lớp đọc thầm cả bài thơ .
+ Là : tre, lúa, sông máng, trời mây, ngói mới, trường học, mặt trời
- Cả lớp đọc thầm lại cả bài thơ .
+ Cảnh vật được miêu tả bằng những màu sắc tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, ngói mới đỏ tươi, mái trường đỏ thắm, mặt trời đỏ chót .
- HS thảo luận theo nhóm, sau đó đại diện từng nhóm nêu ý kiến chọn câu trả lời đúng nhất (Vì bạn nhỏ yêu quê hương)
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Đọc từng đoạn rồi cả bài theo hướng dẫn của giáo viên .
- 4 em đaị diện đọc tiếp nối 4 khổ thơ.
- Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. 
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay 
- HS tự liên hệ.
Tiết 4: Luyện từ và câu : TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG – ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ?
 A/ Mục tiêu : 
- Hiểu và xếp đúng vào hai nhóm một số từ ngữ về quê hương (BT1)
- Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ ngữ quê hương trong đoạn văn (BT2)
- Nhận biết các câu theo mẫu Ai làm gì? và tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? hoặc làm gì? (BT3)
- Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai làm gì? với 2-3 từ ngữ cho trước (BT4)
 B/ Chuẩn bị : 
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT 3 em làm miện BT2 - tuần 10, mỗi em làm một ý của bài.
- Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
 b)Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: -Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1 .
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
- Mời 3 em lên làm vào 3 tờ giấy to dán sẵn trên bảng.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 2 : - Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập 2. 
Cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT. 
- Gọi HS nêu kết quả.
- Mời 3HS đọc lại đoạn văn với sự thay thế của 3 từ được chọn.
- Cùng với HS nhận xét, tuyên dương. 
Bài 3: -Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 3
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Mời 2 em làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xétvà chốt lại lời giải đúng.
Bài 4: -Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 4
- Yêu cầu cả lớp đặt câu
c) Củng cố - Dặn dò
- Yêu cầu HS nêu lại 1số từ về quê hương.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. 
- Lần lượt 3 em lên bảng làm miệng bài tập số 2.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Cả lớp theo dõi GV giới thiệu bài.
- Một em đọc yêu cầu bài tập1. Cả lớp đọc thầm.
- Thực hành làm bài tập vào vở.
- 3HS lên bảng làm bài. Cả lớp bổ sung:
+ Từ chỉ sự vật ở quê hương: cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi.
+ Từ chỉ tình cảm đối với quê hương: gắn bó, nhớ thương, yêu quý, bùi ngùi, tự hào.
- Một em đọc bài tập 2. Lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Cả lớp làm bài.
- 3HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung:
 Các từ có thể thay thể cho từ quê hương trong bài là : Quê quán , quê hương đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn .
- 3HS lần lượt đọc lại đoạn văn đã thay thế từ được chọn.
- 2HS đọc nội dung bài tập 3.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- 2 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét bài làm trên bảng, chữa bài
-HS đọc yêu cầu
- Lần lượt từng HS đặt câu
- Nêu lại một số từ ngữ nóivề quê hương. 
Thứ năm, ngày 10 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Tập viết: ÔN CHỮ HOA G (tiếp theo)
 A/ Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng) chữ Gh), R, Đ (1 dòng); viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng (1 dòng) và câu ứng dụng: Ai về.....Loa Thành Thục Vương (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ
 B/ Chuẩn bị : 
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Gọi 2HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con: Gi, Ông Gióng. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn viết trên bảng con: 
 * Luyện viết chữ hoa :
- Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài. 
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ .
- Yêu cầu HS luyện viết vào bảng con chữ Gh, R, Đ. 
* Học sinh viết từ ứng dụng :
- Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng. 
- Giới thiệu về Ghềnh Ráng (còn gọi là Mộng Cầm) là một thắng cảnh ở Bình Định, là một bãi tắm đẹp của nước ta.
- Viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ:
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Yêu cầu 2HS đọc câu ứng dụng.
- Giúp HS hiểu ND câu ca dao: Bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành từ thời An Dương Vương, cách đây hàng nghìn năm.
- Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa (Ai , Ghé ) là chữ đầu dòng và ( Đông Anh , Loa Thành , Thụcc Vương ) tên riêng.
c) Hướng dẫn viết vào vở :
- Nêu yêu cầu: 
+ viết chữ Gh một dòng cỡ nhỏ .
+ R, Đ : 1 dòng .
+ Viết tên riêng Ghềnh Ráng 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết câu ca dao hai lần ( 4 dòng ).
- Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. 
 d/ Chấm chữa bài 
đ/ Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh lần lượt nhắc lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng 
- nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà luyện viết thêm.
- 2HS lên bảng viết bài. Lớp viết vào bảng con. 
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. 
- Các chữ hoa có trong bài: G ( Gh), R, A, Đ, L, T, V. 
- Lớp theo dõi.
- Cả lớp thực hiện viết vào bảng con.
- 1HS đọc từ ứng dụng: Ghềnh Ráng.
- Lắng nghe để hiểu thêm về một bãi biển là danh lam thắng cảnh của đất nước ta .
- Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con.
- 2HS đọc câu ứng dụng:
Ai về đến huyện Đông Anh .
Ghé xem phong cảnh Loa Thành ThụcVương
- Cả lớp luyện viết trên bảng con các từ: Ai, Ghé, Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương. 
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Nêu lại các yêu cầu tập viết chữ hoa và tên riêng. 
Tiết 2: Toán: LUYỆN TẬP 
 A/ Mục tiêu : 
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức trong giải toán
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể.
- Làm được các bài tập 1, 2 cột a, 3, 4
 B/ Lên lớp 
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ :
- Gọi 1HS lên bảng làm BT2 tiết trước.
- KT về bảng nhân 8.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
Bài 1a: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả tính nhẩm.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
1b/ - Yêu cầu học sinh làm bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét từng cột tính để nhận thấy việc đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
Bài 2 :- Yêu cầu học sinh nêu đề bài 2.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc bài 3.
- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu bài toán. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vơ.û 
- Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Yêu cầu 1 em lên bảng tính và điền kết quả.
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 1 số em đọc bảng nhân 8. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 1HS lên bảng làm bài.
- 3HS đọc bảng nhân 8.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài
- 1 em nêu đề bài 1.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- Nêu miệng kết quả nhẩm, cả lớp nhận xét. 
- Từng cặp đổi vở cheo để KT bài nhau.
1b: Thực hiện và rút ra nhận xét:
 2 x 8 = 16 và 8 x 2 = 16 ; 3 x 8 = 24 và 8 x 3 = 24 
- Vị trí các thừa số thay đổi nhưng kết quả không thay đổi.
- Đổi chéo vở để KT bài kết hợp tự sửa bài .
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 2. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
- 2HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét bổ sung. 
 8 x 3 + 8 = 24 + 8 8 x 4 + 8 = 32 + 8 
 = 32 = 40
 8 x 8 + 8 = 64 + 8 8 x 9 + 8 = 72 + 8 
 = 72 = 80 
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp đọc thầm, phân tích bài toán, tự làm bài vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải bài, cả lớp nhận xét chữa bài:
Giải :
Số mét dây điện cắt đi là :
8 x 4 = 32 ( m )
Số mét dây điện còn lại là:
50 – 32 = 18 ( m)
 Đ/S: 18m 
- Một em nêu bài toán bài tập 4.
- Cả lớp xem hình vẽ, tự làm bài vào vở.
- Một em lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét bổ sung:
a/ Số ô vuông hình chữ nhật là: 8 x 3 = 24 (ô)
b/ Số ô vuông hình chữ nhật là: 3 x 8 = 24 (ô)
 Nhận xét: 8 x 3 = 3 x 8
- HS dọc lại bảng nhân 8.
Tiết 3: Tự nhiên xã hội: Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ 
 mối quan hệ họ hàng 
 A/ Mục tiêu: 
- Biết mối quan hệ, biết cách xưng hô đúng với những người trong họ hàng
- Phân tích mối quan hệ h

File đính kèm:

  • docxtuan 11 lop 3 cac mon.docx
Giáo án liên quan